Giáo án lớp 5 môn Kể chuyện: Mở bài trong bài văn kể chuyện

Bài cũ: Theo em cốt truyện là gì? Cốt truyện gồm những phần nào?

- Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện

- Cốt truyện thường có ba phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc

2) Một bài văn kể chuyện gồm có mấy phần đó là những phần nào?

( Mở bài , thân bài, kết bài)

 

doc4 trang | Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 3746 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Kể chuyện: Mở bài trong bài văn kể chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở bài trong bài văn kể chuyện Bài cũ: Theo em cốt truyện là gì? Cốt truyện gồm những phần nào? - Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện - Cốt truyện thường có ba phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc 2) Một bài văn kể chuyện gồm có mấy phần đó là những phần nào? ( Mở bài , thân bài, kết bài) II. Bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết học hôm trước các em đã được luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện Trong bài văn .có nhiều cách mở bài. Mở bài hay hấp dẫn sẽ lôi cuốn người đọc vào truyện. để biết thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện thì bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó - Các em giở SGK trang 112, 113 - Ghi bảng: Mở bài trong bài văn kể chuyện - GV đưa tranh: Các em hãy quan sát tranh và cho cô biết: Bức tranh vẽ gì? + Bức tranh vẽ cảnh trên bờ sông có một con rùa đang cố sức tập chạy và hình ảnh đối lập với con rùa là một con thỏ đang nhởn nhơ, nhìn trời mây cây cỏ, trong sự chứng kiến của nhiều muông thú. Vậy các em thử đoán xem đây là câu chuyện gì? ( Rùa và thỏ) đúng rồi đấy các em ạ! Để biết được câu chuyện diễn ra như thế nào và kết thúc ra sao thì chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện ( Rùa và thỏ) - Cô mời bạn Thảo Ngọc đọc Để đọc phân vai câu chuyện này cần mấy Bạn : ba bạn - bây giờ cô mời ba bạn đọc câu chuyện theo cách phân vai( ...) - Các em vừa được nghe bạn Thảo Ngọc đọc câu chuyện rùa và thỏ bạn nào cho cô biết câu chuyện kể về điều gì? Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và thỏ. + Kết quả cuộc thi chạy giữa rùa và thỏ như thế nào? Kết quả rùa đã về đích trước thỏ trong sự chứng kiến của rất nhiều muông thú - GV nhắc lại: đúng rồi đấy các em ạ Liên hệ : Biết mình chậm chạp nên rùa cố sức tập chạy và đã về đích trước thỏ , còn thỏ thì như thế nào nhờ ? cậy tài chủ quan nên đã thua rùa - Qua câu chuyện này chúng ta học tập được gì qua nhân vật rùa .Không được chủ quan, phải cố gắng rèn luyện và quyết tâm cao thì mới thành công được .Cũng như trong học tập biết mình học kém thì phải cố gắng quyết tâm thì mới học tập tiến bộ. Các em vừa được tìm hiểu câu chuyện Rùa và thỏ rất là hay phải không Bài 2: Cô mời bạn đọc nội dung bài tập 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?( Tìm đoạn mở bài trong câu chuyện) - Bây giờ các em đọc thầm lại câu chuyện một lần nữa và tìm đoạn mở bài trong câu chuyện + Cô mời bạn Chương: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. - Cô mời bạn Sơn nhận xét, 2,3 HS nhắc lại + đúng rồi đấy các em ạ: đoạn Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.là đoạn mở bài trong câu chuyên rùa và thỏ để biết ngoài cách mở bài trong câu chuyện và Thỏ còn có cách mở bài nào khác nữa không thì chúng ta sẽ tìm hiểu bài tập 3 Bài 3: Cô mời bạn Phước đọc nội dung bài tập 3, cả lớp theo dõi SGK ( 1) - Bây giờ các em sẽ thảo luận bài tập này theo nhóm đôi (2) - các em sẽ đọc cho nhau nghe đoạn mở bài trong câu chuyện Rùa và thỏ và đoạn mở bài trong bài tập 3 và thảo luận xem hai cách mở bài đó có gì khác nhau? Các em sẽ thảo luân bài tập này trong thời gian 3 phút - T hời gian thảo luân đã hết Các em dừng lại + Cô mời bạn Nhung đọc lại hai đoạn mở bài trên bảng - Theo em cách mở bài ở bài 1 có gì khác với cách mở bài ở bài tập 3 + Cách mở bài thứ nhất kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện (đó là rùa đang tập chạy) cô mời em , em làm thế nào ? em bổ sung thêm + cách mở bài thứ hai không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể Cô mời nhóm của bạn Phương , nhóm em có thống nhất với nhóm các bạn không ? đúng rồi đấy các em ạ + Cách mở bài thứ nhất kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện (đó là rùa đang tập chạy) chỉ hai câu ngắn gọn , tác giả đã nêu được hoàn cảnh của câu chuyện và nhân vật chính của câu chuyện , đây là cách mở bài trực tiếp + Cách mở bài thứ hai không kể ngay vào sự việc rùa đang tập chạy mà nói chuyện rùa thắng thỏ khi nó vốn là một con vật chậm chạp hơn thỏ rất nhiều Cách mở bài này là mở bài gián tiếp + Vậy thì thế nào là mở bài trực , mở bài gián tiếp ? - Mở bài trực tiếp là kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện - Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện Đó chính là phần ghi nhớ trong SGK cô mời bạn đọc lại ( Bảng phụ ghi nhớ) - GV nhắc lại : Có hai cách mở bài đó là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp... Để giúp các em củng cố khắc sâu hơn nữa về cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện thì cô cùng các em sẽ tìm hiểu sang phần luyện tập II) Luyện tập : ( ghi bảng) Bài 1: ( Cả lớp làm vào bảng con) - 4 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1( GV kết hợp ghi bảng)( Thảo luận theo nhóm bàn) - Mở bài trực tiếp : Cách a - Mở bài gián tiếp : cách b, c, d - Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì? ( Đọc các mở bài và cho biết đó là cách mở bài nào) - HS thảo luận theo nhóm bàn và ghi kết quả vào bảng con( TG 3 phút) - cô mời 2 em lên bảng làm bài - Cả lớp giơ bản con Hỏi: Theo em thì vì sao cách mở bài a là cách mở trực tiếp ? Vì cách mở bài này đã kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện rùa đang tập chạy trên bờ sông - cách b ,c, d là mở bài gián tiếp vì kg kể ngay vào sự việc mà nêu ý nghĩa , hay những chuyện khác để vào truyện GV: Ngoài cách mở bài trong bài tập ra bạn nào có viết thêm VD cách mở bài khác + Một buổi sáng sớm, trên bờ sông, có một chú rùa mải miết tập chạy - vậy em mở bài theo cách nào? MB trực tiếp + Mở bài gián tiếp bằng lời của rùa + Xưa nay, loài rùa chúng tôi vốn nổi tiếng là chậm chạp. ấy vậy mà tôi đã từng thắng thỏ trong một cuộc đua chạy đường dài. Các bạn có tin không? Xin các bạn theo dõi câu chuyện sau đây sẽ rõ + Mở bài gián tiếp bằng lời của thỏ + Thưa các bạn, tôi là thỏ, nổi tiếng chạy nhanh . thế mà có lần tôi đã phải chịu thua anh Rùa chậm chạp. Từ cuộc đua đó, tôi đã được bài học nhớ đời. Câu chuyện xảy ra như sau: + Cách mở bài thứ hai không kể ngay vào sự việc rùa đang tập chạy mà nói chuyện rùa thắng thỏ khi nó vốn là một con vật chậm chạp hơn thỏ rất nhiều Cách mở bài này là mở bài gián tiếp - GV chốt lại : Đa số các em đã nắm được thế nào là Mở bài trong bài văn kể chuyện và làm bài rất tốt cô khen cả lớp nào - Có rất nhiều cách mở bài chúng ta có thể mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện, mở bài gián tiếp bằng lời của thỏ, rồi bằng lời của Rùa .Mở bài hay hấp dẫn sẽ lôi cuốn người đọc vào truyện vì vậy. Khi làm bài văn chúng ta có thể vận dụng cách mở bài này để cho bài văn thêm sinh động hấp dẫn Có rất nhiều cách mở bài ; Mở bài hay sẽ hấp dẫn lôi cuốn người đọc vì vậy khi làm văn các em nên sử dụng cách mở bài gián trong bài văn của mình tiếp để câu chuyện thêm sinh động hấp dẫn Để giúp các em nắm vững hơn nữa về cách mở bài thì cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu cách mở bài trong câu chuyện hai bàn tay Bài 2: 1 HS đọc bài tập 2 - Cả lớp đọc thầm truyện hai bàn tay và xác định phần mở bài . từ đó đối chiếu với kiến thức đã học để xét xem đấy là cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp - cô mời em(...) nêu phần mở bài trong câu chuyện : Câu chuyện hai bàn tay mở bài theo cách nào? Mở bài tực tiếp - kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện . Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê Bài 3: 1 HS đọc bài 3 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Kể lại phần mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp + Bạn có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của những ai? Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của người kể chuyện hoặc lời của bác Lê - Các em thảo luận theo nhóm bàn để làm bài tập này Bây giờ cô mời đại diện nhóm bạnThảo Ngọc : Nhóm em mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện: + Bác Hồ là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam và là danh nhân của thế giới . Sự nghiệp của Bác thật là vĩ đại . Nhưng sự nghiệp vĩ đại ấy lại bắt đầu từ một suy nghĩ rất giản dị, một quyết định rất táo bạo từ thời thanh niên của Bác. Câu chuyên thế này. - Đại diện nhóm bạn Vân nhận xét . Em thấy nhốm bạn Thảo Ngọc viết có hay không? cách dùng từ như vậy đã chính xác chưa? Cô thấy nhóm bạn viết phần mở bài rất là hay và dùng từ khá chính xác cả lớp vỗ tay khen bạn nào? - Đại diện nhóm bạn Sơn: Mở bài gián tiếp bằng lời của bác Lê: Từ hai bàn tay, một người (yêu nước( và dũng cảm) có thể làm nên tất cả. Điều đó làm tôi thấm thía mỗi khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa tôi và bác Hồ ngày chúng tôi ở Sài Gòn (3) - Nhóm bạn Sơn viết : Từ hai bàn tay, một người có thể làm nên tất cả.em thấy câu văn như thế đã được chưa? Câu văn vẫn chưa đủ ý? Từ hai bàn tay, một người như thế nào nhờ? Em bổ sung thêm một người yêu nước và dũng cảm . đúng rồi đấy các em ạ, một người dũng cảm và yêu nước có thể làm nên tất cả - Nhóm bạn Huy: Mở bài gián tiếp bằng lời người kể chuyện + Sự nghiệp của Chủ tịch HCM vô cùng vĩ đại . Sự nghiệp vĩ đại ấy bắt đầu từ một suy nghĩ giản dị nhưng tràn đầy nhiệt huyết cứu dân cứu nước từ thời thanh niên của Bác. Câu chuyện là thế này + Mở bài gián tiếp bằng lời của bác Lê:Với hai bàn tay cần cù lao động , một người yêu nước và dũng cảm vẫn có thể ra đi tìm đường cứu nước. Tôi rất thấm thía điều đó mỗi khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa Bac Hồ và tôi, ở Sài gòn. Câu chuyện như sau - Em có bổ sung gì không ? - Cô thấy cả bốn nhóm đều làm rất tốt các em đã biết vận dụng cách mở bài gián tiếp để viết mở bài rất tốt cả lớp vỗ tay khen 4 nhóm nào * Qua tiết học này các em đã nắm được cách viết mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện và nếu chúng ta sử dụng cách mở bài gián tiếp vào bài văn thì bài văn rất hấp dẫn . gây sự chú ý cho người đọc vì vậy khi làm văn các em cần viết mở bài theo cách gián tiếp - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau (4)

File đính kèm:

  • docgiao an van lop 5.doc