Bài : Ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
2. Nâng cao kỹ năng sử dụng 3 loại dấu câu nói trên.
II. Đồ dùng dạy - học :
- 2 bảng phụ làm bài tập 1.
- 2 bảng phụ làm bài tập 2.
- 2 bảng phụ làm bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học :
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8213 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 5 bài: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 31/3/2008
Lớp: Năm KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Người dạy: Võ Nhựt Tân Môn: Luyện từ và Câu
Bài : Ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
I. Mục đích, yêu cầu :
Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
Nâng cao kỹ năng sử dụng 3 loại dấu câu nói trên.
II. Đồ dùng dạy - học :
2 bảng phụ làm bài tập 1.
2 bảng phụ làm bài tập 2.
2 bảng phụ làm bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ :
Giáo viên nhận xét kết quả bài kiểm tra giữa học kì 2 (phần Luyện từ và câu).
Học sinh lắng nghe.
2. Bài mới :
a/ Giới thiệu bài :
Giáo viên giới thiệu bài – ghi tựa.
b/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập : (VBT67)
Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung BT1
1 học sinh đọc, lớp đọc thầm.
Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu BT1
Giáo viên nhắc lại yêu cầu BT1
Giáo viên cho học sinh làm bài (làm cá nhân).
2 học sinh làm bảng phụ, mỗi HS 1 yêu cầu, lớp làm VBT
Thời gian 4’
Hết thời gian, giáo viên cho học sinh trình bày.
Học sinh đính bảng phụ à lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét chốt kết quả đúng.
+ Dấu chấm đặt cuối các câu 1, 2, 9 ; dùng để kết thúc các câu kể.
+ Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu 7, 11 ; dùng để kết thúc các câu hỏi.
+ Dấu chấm than đặt cuối câu 4, 5 ; dùng để kết thúc câu cảm, câu khiến.
Nêu tính khôi hài của mẫu chuyện vui “Kỉ lục thế giới”.
Học sinh trả lời.
Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung BT2
1 học sinh đọc, lớp đọc thầm.
Giáo viên hỏi: Bài văn nói điều gì? (Kể chuyện thành phố Giu-chi-tan ở Mê-hi-cô là nơi phụ nữ được đề cao, được hưởng những đặc quyền, đặc lợi).
Học sinh trả lời.
Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu BT2
Giáo viên nhắc lại yêu cầu BT2
Giáo viên cho học sinh làm bài (làm cá nhân).
2 học sinh làm bảng phụ, lớp làm VBT.
Thời gian 4’
Hết thời gian, giáo viên cho học sinh trình bày.
2 Học sinh đính bảng phụ à lớp nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài văn có 8 câu như sau:
Thành phố Giu-chi-tan …. của phụ nữ.
Ở đây ……….. mạnh mẽ.
Trong mỗi gia đình ……….. đấng tối cao.
Nhưng điều đáng nói ….. của phụ nữ.
Trong bậc thang ……. đàn ông.
Điều này …….. của xã hội.
Chẳng hạn, …. 70 pê-xô.
Nhiều chàng trai …. con gái.
Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung BT3
1 học sinh đọc, lớp đọc thầm.
Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu BT3
Giáo viên nhắc lại yêu cầu BT3
Giáo viên cho học sinh làm bài (làm cá nhân).
2 học sinh làm bảng phụ, lớp làm VBT.
Thời gian 5’
Hết thời gian, giáo viên cho học sinh trình bày.
2 Học sinh đính bảng phụ à lớp nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét - chốt kết quả đúng.
Câu 1 là câu hỏi à phải sửa dấu chấm thành dấu chấm hỏi.
Câu 2 là câu kể à dấu chấm dùng đúng.
Câu 3 là câu hỏi à phải sửa dấu chấm than thành dấu chấm hỏi.
Câu 4 là câu kể à phải sửa dấu chấm hỏi thành dấu chấm.
Hai dấu ? ! dùng đúng. Dấu ? diễn tả thắc mắc của Nam, dấu ! cảm xúc của Nam.
GV hỏi: Em hiểu câu trả lời của Hùng trong mẫu chuyện vui Tỉ số chưa được mở như thế nào? (Câu trả lời của Hùng cho biết : Hùng được 0 điểm cả hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán)
Học sinh trả lời câu.
Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn về nhà kể mẩu chuyện vui cho người thân nghe.
Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)”.
File đính kèm:
- On tap dau cau.doc