Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 4, Tiết 7+8 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bài. (Lưu ý: Kiến thức về các mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy không phải là kiến thức bắt buộc đối với HS lớp 4. SGK đưa các kiến thức này dưới dạng bài tập chỉ để giúp HS dễ nhận ra từ ghép, từ láy trong câu, trong bài).

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ trên.

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia hoạt động học.

II. Đồ dùng dạy - học:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giấy khổ A3, phấn màu.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- SGK, vở, bảng con.

III. Các hoạt động chủ yếu:

 

docx6 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 4, Tiết 7+8 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : 4 Thứ ngày tháng năm 2018 Môn : Luyện từ và câu Tiết : 7 Tuần: 4 TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY Mục tiêu: Kiến thức: Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy). Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó. Thái độ: Giáo dục óc sáng tạo, linh hoạt. Đồ dùng dạy - học: Chuẩn bị của giáo viên: Giấy khổ A3, từ điển Tiếng Việt, phấn màu. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, vở, 1 vài trang từ điển phô tô. Các hoạt động chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1' 1. Ổn định tổ chức: - Hát tập thể. 3’ 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS chữa BT4 tiết trước. - Hỏi: Từ phức khác từ đơn ở điểm nào ? Nêu VD. - Nhận xét, đánh giá. - 1 HS chữa miệng. - 2 HS trả lời. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. 2’ 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài - Qua tiết LTVC tuần trước, các con đã biết thế nào là từ đơn và từ phức. Từ phức có hai loại là từ ghép và từ láy. Bài học hôm nay sẽ giúp các con nắm được cách cấu tạo hai loại từ này. - HS ghi vở tên bài. 10’ b) Phần nhận xét Cấu tạo của từ phức được in đậm trong các câu thơ sau có gì khác nhau? Gợi ý: - Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành? - Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo thành ? - Gọi HS đọc ND phần nhận xét. - Gọi HS đọc câu thơ thứ nhất. - Gọi HS đọc to các từ phức được in đậm. - GV hỏi: + Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành ? + Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo thành ? - Tương tự với khổ thơ tiếp theo. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - 1 HS đọc. - 1 HS đọc. - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm. - 2 HS: truyện cổ, ông cha. - 2 HS: thầm thì. 3’ c) Phần Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. - Giúp HS hiểu phần Ghi nhớ: + Các tiếng “tình, thương, mến” đứng độc lập đều có nghĩa. Ghép chúng lại với nhau, chúng bổ sung nghĩa cho nhau. + Từ láy “săn sóc” lặp lại âm đầu. + Từ láy “khéo léo” lặp lại vần. + Từ láy “luôn luôn” lặp lại cả âm đầu và vần. - 2 - 3 HS đọc. Cả lớp đọc thầm. 10’ d) Phần Luyện tập * BT 1: Xếp những từ phức được in nghiêng thành 2 loại: từ ghép và từ láy. Biết rằng những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa. - GV nhắc HS: + Chú ý những chữ in nghiêng, những chữ vừa in nghiêng vừa in đậm. + Muốn làm đúng BT, cần xác định các tiếng trong các từ phức (in nghiêng) có nghĩa hay không. Nếu cả hai tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghéo, mặc dù chúng có thể giống nhau ở âm đầu hay vần (VD: dẻo dai) - YC HS suy nghĩ và ghi các từ vào vở theo 2 cột: từ ghép và từ láy. - Chữa bài. - Nhận xét. - 1 HS đọc YC. - HS viết vở. - 2 - 3 HS đọc bài làm. - Nhận xét. 8' * Bài tập 2: Tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau đây: Ngay Thẳng Thật - Phát phiếu cho HS thi làm bài theo nhóm 4. Nhắc HS có thể tra từ điển nếu không tự nghĩ ra từ. - Chữa bài. - GV + HS nhận xét, bình chọn nhóm tìm đúng và nhanh nhất. - 1 HS đọc YC. - HS làm việc nhóm 4. Làm xong dán bài lên bảng. - Đại diện nhóm trình bày. 3’ 4. Củng cố - Dặn dò: - Hỏi: Thế nào là từ ghép? Thế nào là từ láy ? - Nhận xét tiết học. - YC HS về nhà tìm 5 từ láy và 5 từ ghép chỉ màu sắc. - 1 HS - HSLN Lớp : 4 Thứ ngày tháng năm 2018 Môn : Luyện từ và câu Tiết : 8 Tuần: 4 LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY Mục tiêu: Kiến thức: Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bài. (Lưu ý: Kiến thức về các mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy không phải là kiến thức bắt buộc đối với HS lớp 4. SGK đưa các kiến thức này dưới dạng bài tập chỉ để giúp HS dễ nhận ra từ ghép, từ láy trong câu, trong bài). Kĩ năng: Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ trên. Thái độ: Tích cực tham gia hoạt động học. Đồ dùng dạy - học: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giấy khổ A3, phấn màu. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở, bảng con. Các hoạt động chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1' 1. Ổn định tổ chức: - Hát tập thể. 3’ 2. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi: + Thế nào là từ ghép ? Cho VD + Thế nào là từ láy ? Cho VD - Nhận xét, đánh giá. - 1 HS TL - 1 HS TL 2’ 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài - Hôm nay các con sẽ làm các bài luyện tập để nắm chắc hơn về từ ghép và từ láy. - HS ghi vở tên bài. 9’ 10’ b) Phần Luyện tập * Bài tập 1: So sánh 2 từ ghép: “bánh trái” và “bánh rán” - YC HS đọc thầm, dựa vào nghĩa của từ đã cho trong ngoặc đơn để phân loại - Chốt lời giải đúng: + Từ “bánh trái” có nghĩa tổng hợp. + Từ“bánh rán” có nghĩa phân loại. - GVKL. - 1 HS đọc YC. - HS đọc thầm, suy nghĩ. - 3 HS phát biểu. * Bài tập 2: Viết các từ ghép được in đậm trong các câu vào ô thích hợp trong bảng phân loại từ ghép. - Phát giấy khổ A3, cho HS thảo luận nhóm 4, tìm và điền vào phiếu theo 2 cột: từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại. - Chữa bài. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - Hỏi lại: Thế nào là từ ghép có nghĩa tổng hợp? Từ ghép có nghĩa phân loại ? - 1 HS đọc ND BT. - HS trao đổi nh.4 Nhóm nào xong đính bài lên bảng. - HSLN - Đại diện nhóm trình bày. 12’ * Bài tập 3: Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp. - GV: Muốn làm đúng BT này, cần xác định từ láy lặp lại bộ phận nào (lặp âm đầu, lặp phần vần hay lặp cả âm đầu và vần). - Cho HS làm bài vào vở theo nhóm. + Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu. + Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần. + Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần. - Chữa bài. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - 1 HS đọc ND BT. - HS suy nghĩ, viết từ vào vở theo nhóm thích hợp. - 3 HS chữa. 3’ 4. Củng cố - Dặn dò: - Hỏi: + Có mấy loại từ ghép ? Cho VD từng loại. + Từ láy có mấy loại ? Cho VD - Nhận xét tiết học. - YC HS chuẩn bị bài sau. - 1 HS - 1 HS - HSLN

File đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_4_tuan_4_tiet_78_nam_hoc_2018.docx
Giáo án liên quan