Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Toán - Bài 6: Dạy trẻ phân biệt tay phải, tay trái. ôn tập phân biệt to hơn, nhỏ hơn

1. Yêu cầu:

 - Trẻ phân biệt tay phải, tay trái của mình. Ôn tập phân biệt to hơn - nhỏ hơn.

2. Chuẩn bị:

 - Mỗi trẻ 2 đồ chơi (1 to, 1 nhỏ).

3. Hướng dẫn:

 + Phần 1: Dạy trẻ xác định tay phải, tay trái qua hoạt động thường ngày của trẻ.

 - Cô và trẻ cùng làm các động tác mô phỏng những công việc chính từ lúc ngủ dậy (vừa làm, cô vừa nhắc trẻ cách làm đúng, trẻ làm động tác một vài lần), qua đó trẻ xác định đúng vai trò của tay phải, tay trái khi làm những công việc đó.

 - Ví dụ:

 + Đánh răng: tay phải cầm bàn chải, tay trái cầm cốc nước.

 + Ăn sáng: tay phải cầm thìa, tay trái cầm bát cơm.

 + Khi vẽ: tay phải cầm bút, tay trái giữ giấy vẽ. Sau đó cô hỏi trẻ cầm bàn chải, bút, thìa bằng tay nào, trẻ giơ tay đó lên và cho trẻ nói đó là tay phải hay tay trái,. Nếu trẻ không trả lời được, cô nói cho trẻ biết và cho trẻ nhắc lại.

 - Cô làm tương tự với những công việc sử dụng tay trái.

 - Cô cho trẻ làm theo hiệu lệnh: cô nói tay nào, trẻ giơ tay đó lên.

 + Phần 2: Phát cho trẻ 2 đồ chơi đã chuẩn bị, có thể sử dụng trò chơi: "Thi xem ai nhanh hơn".

 - Cô nói tay nào, trẻ cầm đồ chơi ở tay đó và giơ lên theo hiệu lệnh: "To" hoặc "nhỏ" (Cô nói: "to" trẻ giơ đồ chơi có kích thước to hơn).

 - Tiếp theo, cô có thể ra hiệu lệnh cùng một lúc, ví dụ: "Tay phải cầm đồ chơi to"- Trẻ cầm đồ chơi to ở tay phải và giơ lên.

 

doc1 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 20678 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Toán - Bài 6: Dạy trẻ phân biệt tay phải, tay trái. ôn tập phân biệt to hơn, nhỏ hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6 DẠY TRẺ PHÂN BIỆT TAY PHẢI, TAY TRÁI. ÔN TẬP PHÂN BIỆT TO HƠN, NHỎ HƠN 1. Yêu cầu:     - Trẻ phân biệt tay phải, tay trái của mình. Ôn tập phân biệt to hơn - nhỏ hơn. 2. Chuẩn bị:     - Mỗi trẻ 2 đồ chơi (1 to, 1 nhỏ). 3. Hướng dẫn:     + Phần 1: Dạy trẻ xác định tay phải, tay trái qua hoạt động thường ngày của trẻ.         - Cô và trẻ cùng làm các động tác mô phỏng những công việc chính từ lúc ngủ dậy (vừa làm, cô vừa nhắc trẻ cách làm đúng, trẻ làm động tác một vài lần), qua đó trẻ xác định đúng vai trò của tay phải, tay trái khi làm những công việc đó.         - Ví dụ:             + Đánh răng: tay phải cầm bàn chải, tay trái cầm cốc nước.             + Ăn sáng: tay phải cầm thìa, tay trái cầm bát cơm.             + Khi vẽ: tay phải cầm bút, tay trái giữ giấy vẽ. Sau đó cô hỏi trẻ cầm bàn chải, bút, thìa bằng tay nào, trẻ giơ tay đó lên và cho trẻ nói đó là tay phải hay tay trái,... Nếu trẻ không trả lời được, cô nói cho trẻ biết và cho trẻ nhắc lại.         - Cô làm tương tự với những công việc sử dụng tay trái.         - Cô cho trẻ làm theo hiệu lệnh: cô nói tay nào, trẻ giơ tay đó lên.     + Phần 2: Phát cho trẻ 2 đồ chơi đã chuẩn bị, có thể sử dụng trò chơi: "Thi xem ai nhanh hơn".         - Cô nói tay nào, trẻ cầm đồ chơi ở tay đó và giơ lên theo hiệu lệnh: "To" hoặc "nhỏ" (Cô nói: "to" trẻ giơ đồ chơi có kích thước to hơn).         - Tiếp theo, cô có thể ra hiệu lệnh cùng một lúc, ví dụ: "Tay phải cầm đồ chơi to"- Trẻ cầm đồ chơi to ở tay phải và giơ lên...

File đính kèm:

  • doc5.doc