Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Tuần 16 - Chủ đề: chim

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề " Chim"

 - Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi. Thể hiện được vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Biết tạo mô hình chơi.

 - Giáo dục trẻ biết đoàn kết với nhau trong khi chơi.

II. Chuẩn bị:

 - Các loại đồ dùng, đồ chơi về các loài chim, khối hộp, giấy cứng, giấy màu, hồ dán

III. Hướng dẫn:

1. Góc: Âm nhạc:

 - Thầy cho trẻ nghe nhạc dân ca, luyện nghe các dụng cụ âm nhạc khác nhau, biểu diễn hát múa các bài hát trong chủ đề.

2. Góc: Thư viện:

 - Trẻ xem tranh, chuyện về các loài chim.

 - Dán và làm sách, tranh về cac loài chim.

 - Kể chuyện về chim.

3. Góc: Tạo hình:

 -Trẻ vẽ, nặn xé dán một số loài chim.

 - Thầy hướng dẫn trẻ sử dụng kỹ năng tạo hình: cắt, xé, dán để tạo hình dáng các con vật./.

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10256 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Tuần 16 - Chủ đề: chim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16. Chủ đề: "Chim " ----o0o--- Kế hoạch hoạt động góc I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề " Chim" - Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi. Thể hiện được vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Biết tạo mô hình chơi. - Giáo dục trẻ biết đoàn kết với nhau trong khi chơi. II. Chuẩn bị: - Các loại đồ dùng, đồ chơi về các loài chim, khối hộp, giấy cứng, giấy màu, hồ dán… III. Hướng dẫn: 1. Góc: Âm nhạc: - Thầy cho trẻ nghe nhạc dân ca, luyện nghe các dụng cụ âm nhạc khác nhau, biểu diễn hát múa các bài hát trong chủ đề. 2. Góc: Thư viện: - Trẻ xem tranh, chuyện về các loài chim. - Dán và làm sách, tranh về cac loài chim. - Kể chuyện về chim. 3. Góc: Tạo hình: -Trẻ vẽ, nặn xé dán một số loài chim. - Thầy hướng dẫn trẻ sử dụng kỹ năng tạo hình: cắt, xé, dán để tạo hình dáng các con vật./. Ngày dạy:Thứ hai ngày 29 tháng 12 năm 2008. Môn dạy: Trò chơi. Bài dạy: Chim bay, cò bay I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm rèn luyện cho trẻ khả năng phản xạ nhanh nhẹn. Biết làm theo thầy nói. - Trẻ chơi trò chơi đúng cách chơi, chơi tự giác. - Giáo dục trẻ ý thức biết tham gia luyện tập cho cơ thể khoẻ mạnh. II. Chuẩn bị: - Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ. III. Hướng dẫn: - Thầy giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. * Luật chơi: - Trẻ nào làm sai theo yêu cầu của cô thì phải nhảy lò cò. * Cách chơi: - Cho trẻ đứng thành vòng tròn, khi thầy nói "Chim bay", "Cò bay" thì trẻ dang tay sang hai bên giả làm cánh chim bay và thầy nói " Nhà bay", trẻ đứng yên và nói " Nhà không bay"…Cứ như vậy cho trẻ chơi vài lượt. - Thầy gọi 3 - 5 trẻ khá nhắc lại cách chơi, luật chơi, chơi mẫu. * Trẻ chơi trò chơi. - Thầy khuyến khích động viên trẻ chơi. - Kết thúc, thầy nhận xét chơi./. Môn dạy: MTXQ. Bài dạy: Quan sát, trò chuyện về một số loài chim Nội dung tích hợp: Âm nhạc. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ nhận biết, gọi đúng tên của một số loài chim thường gặp. - Trẻ nói đúng tên một số bộ phận chính của con chim( lông, cánh, mỏ…) - Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ loài chim… II. Chuẩn bị: - Chuẩn bị tranh , ảnh về các loài chim: Chim bồ câu, chim cò, chim bói cá… - Lô tô các loài chim để trẻ chơi trò chơi. III. Hướng dẫn: Phương pháp của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức: - Trẻ hát bài hát " Chim chích bông" * Trò chuyện: - Các con vừa hát bài hát gì ? Ai sáng tác ? - Bài hát nói đến loài chim gì ? * Giới thiệu bài: …Quan sát , trò chuyện về một số loài chim. 1. Quan sát, đàm thoại: - Thầy cho trẻ quan sát tranh con chim bồ câu: + Đây là loài chim gì đây ? Màu gì ? + Con chim có mấy phần ? + Phần đầu con chim có những bộ phận gì? + Mỏ của nó thế nào? Dùng để làm gì? + Chim có mấy mắt? Mắt dùng để làm gì ? + Phần mình chim có những gì ? + Cánh chim có tác dụng gì ? + Đuôi dài hay ngắn ? + Thức ăn của nó là gì? + Con chim di chuyển bằng gì ? + Chim đẻ con hay đẻ trứng? + Nó có ích lợi như thế nào ? - Thầy mời một trẻ nêu lại đặc điểm của chim. Thầy chính xác hoá. - Thầy tiếp tục hướng dẫn trẻ quan sát loài chim khác theo trình tự trên. * So sánh - phân biệt: -Thầy cho trẻ so sánh Chim bồ câu - chim bói cá: + Chim bồ câu và chim bói cá giống nhau ở điểm nào ? + Chim bồ câu và chim bói cá khác nhau ở điểm nào ? - Thầy chính xác hoá nội dung trẻ nêu. * Mở rộng: + Ngoài những loài chim thầy đã nêu các con còn biết những loài chim nào nữa? Con hãy kể tên những loài chim đó! * Củng cố- giáo dục: - Củng cố: Thầy nhắc lại tên bài dạy. - Giáo dục: Có rất nhiều loài chim, mỗi loài chim đều có ích lợi riêng như: chim chích bông bắt sâu cho cây, chim hoạ mi hót hay… vì thế chúng mình phải biết chăm sóc, bảo vệ chúng. * Trò chơi:"Chim gì biến mất"- " Chim bay cò bay" - Thầy giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ nhắc lại cách chơi. - Trẻ chơi trò chơi. - Thầy khuyến khích, động viên trẻ chơi hứng thú, tự giác. - Thầy nhận xét chơi .* Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Hát, múa các bài hát trong chủ đề. + Góc: Sách: Quan sát sách, tranh về những loài chim./. - Trẻ hát. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát - trả lời câu hỏi của thầy. -Trẻ so sánh từng cặp - Trẻ kể tên những những loài cá trẻ biết. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./. Ngày dạy: Thứ ba ngày 30 tháng 12 năm 2008. Môn dạy: Tạo hình. Bài dạy: Vẽ con chim ( Mẫu) Nội dung tích hợp: Văn học. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng vẽ, tô màu, hoàn thiện bức tranh về con chim. Phát triển óc thẩm mĩ, sáng tạo ở trẻ. - Trẻ vẽ, tô màu, bố cục bức tranh cân đối, hài hoà, đúng với yêu cầu của thầy. - Giáo dục trẻ ý thức học tập, yêu cái đẹp. II. Chuẩn bị: - Bút màu, vở cho trẻ. - Bài mẫu của thầy. III. Hướng dẫn: Phương pháp của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức. - Thầy đọc câu đố về chim cú mèo: " Trông xa tưởng là mèo Lại gần hoá ra chim Ban ngày ngủ lim dim Ban đêm tìm bắt chuột" (Là con gì ?) * Trò chuyện: - Thầy đố các con biết đó là con gì ? - Chim cú mèo sống ở đâu? * Giới thiệu bài:…Vẽ con chim. 1. Quan sát đàm thoại mẫu: - Thầy đưa ra tranh mẫu và đàm thoại: + Đây là bức tranh vẽ con gì ? + Bức tranh thầy bố cục như thế nào? + Đầu con chim thầy vẽ bằng nét gì ? Mỏ, mắt con chim vẽ như thế nào? + Phần mình con chim thầy vẽ như thế nào? Bằng nét gì? + Cánh chim thầy vẽ thế nào? + Chân con chim vẽ bằng nét gì? + Đuôi con chim thầy vẽ dạng hình gì? + Vẽ xong con chim con phải làm gì ? Tô màu như thế nào cho đẹp ? - Thầy tiếp tục đưa ra mẫu 2 - 3 và đàm thoại theo trình tự trên. 2. Thầy làm mẫu: + Lần 1: Không phân tích. + Lần 2: Phân tích. Thầy dùng bút màu đen vẽ 1 hình bầu dục nhỏ làm đầu, rồi vẽ tiếp 1 hình bầu dục nữa (to hơn), sát vào nhau để làm thân con chim, sau đó vẽ mỏ, mắt, chân, cánh. + Lần 3: Không phân tích. - 1 trẻ khá nhắc lại kỹ năng thực hiện. - Thầy chính xác hoá. 3.Trẻ thực hiện: - Thầy đi đến từng trẻ, giúp những trẻ chưa thực hiện được, khuyến khích, động viên trẻ thi đua vẽ đẹp. 4. Nhận xét sản phẩm: - Thầy trưng bày sản phẩm của trẻ lên giá. - Gọi trẻ nhận xét. + Con thích bài của bạn nào ? + Bài của bạn vẽ có đẹp không ? Vì sao? + Bạn bố cục đã cân đối chưa? + Bạn tô màu có đẹp không ? Vì sao? - Thầy nhận xét chung. * Củng cố - Giáo dục: - Thầy cho trẻ quan sát 1 - 2 bài đẹp nhất. - Giáo dục trẻ biết quý trọng sản phẩm làm ra. * Hoạt động góc: + Góc Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề. + Góc Thư viện: Trẻ kể chuyện về các loài chim./. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ quan sát mẫu - trả lời câu hỏi. - Trẻ quan sát thầy làm mẫu. - Trẻ nhắc lại. - Trẻ thực hiện. - Trẻ nhận xét. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./. Ngày dạy: Thứ tư ngày 31 tháng 12 năm 2008. Môn dạy: Văn học. Bài dạy: Thơ: Chim chích bông Nội dung tích hợp: Âm nhạc+ MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ đọc đúng nhịp điệu của thơ, cảm nhận được nội dung bài thơ Chim chích bông. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả. - Giáo dục trẻ ý thức tự học hỏi, tìm hiểu về cái đẹp trong thế giới thiên nhiên. II. Chuẩn bị: - Tranh thơ chữ to. - Thầy thuộc bài thơ. III. Hướng dẫn: Phương pháp của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức: - Trẻ hát bài hát "Chim chích bông" * Trò chuyện: - Các con vừa hát bài hát gì ? - Bài hát nói đến loài chim gì ? * Giới thiệu bài:...Chim chích bông - Nguyễn Viết Bình. - Thầy đọc lần 1 ( Không tranh) * Giảng nội dung: Bài thơ nói lên vẻ đẹp hình dáng - sự giúp ích của chim chích bông đối với cây xanh và con người. + Bài thơ nói đến con gì ? - Thầy đọc lần 2 + tranh thơ chữ to. ( Thầy giới thiệu cách đọc…) + Tác giả đã miêu tả hình dáng của chim chích bông như thế nào ? * Giảng nội dung trích dẫn + Từ khó: - Thầy đọc khổ thơ đầu: " Chim chích bông … Chích bông ơi" => Vẻ đẹp, sự nhỏ nhắn nhanh nhẹn của chim chích bông và sự yêu thích loài chim này của con người. " tẻo teo" ý nói về hình dáng nhỏ- gọn của chim chích bông ... + Chim chích bông đã giúp được gì cho con người ? - Thầy đọc khổ thơ cuối: " Luống rau tươi … Thích! Thích ! Thích!" => Sự thích thú được hoà cùng với con người bảo vệ, chăm sóc cây xanh của chim chích bông * Trẻ đọc thơ: - Trẻ đọc đồng thanh cùng thầy 2 lần. Thầy chỉ chữ 1 lần. - Trẻ đọc thơ theo tổ- nhóm- cá nhân. Thầy sửa sai, khuyến khích động viên trẻ đọc thơ hay. *. Đàm thoại: + Các con vừa học bài thơ gì ? Của nhà thơ nào ? + Chim chích bông có hình dáng như thế nào ? + Chim chích bông đã giúp ích gì cho con người ? * Củng cố: - 1 trẻ đọc thơ tặng cả lớp. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ loài chim… * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề. + Góc Tạo hình: Vẽ loài chim yêu thích./. - Trẻ hát. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ đđọc thơ. - Trẻ trả lời câu hỏi của thầy - 1 trẻ đọc thơ - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./. Ngày dạy: Thứ năm ngày 01 tháng 01 năm 2009. Môn dạy: Thể dục. Bài dạy: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục Nội dung tích hợp: Âm nhạc + MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu. - Nhằm giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, động tác chính xác. Phát triển thể lực cho trẻ. - Trẻ thực hiện đúng kỹ thuật, kỹ năng động tác của bài tập. Tập luyện hứng thú, tự giác. - Giáo dục trẻ ý thức tập luyện thể dục thường xuyên. II. Chuẩn bị: - Chiếu mành, ghế thể dục. - Sân bãi bằng phẳng. - Điểm danh, kiểm tra sức khoẻ, trang phục của trẻ. III. Hướng dẫn: * ổn định tổ chức: - Thầy đọc câu đố về con chim cò.( SGK) * Trò chuyện: - Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề " Chim". + ở xã chúng ta các con thường thấy có những loài chim nào ? + Con hãy kể tên những loài chim con biết ? 1. Khởi động: - Thầy cho trẻ giả làm đoàn tàu đi theo đội hình vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, chạy rồi trở về đội hình hai hàng ngang. 2. Trọng động: a/ Bài tập phát triển chung: -Trẻ tập bài thể dục nhịp điệu với bài: "Chim chích bông" (2 lần) b/ Vận động cơ bản: - Thầy giới thiệu tên bài tập: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục. - Thầy tập mẫu. + Lần 1: Làm mẫu - Không phân tích. + Lần 2: Làm mẫu - Phân tích. Tư thế chuẩn bị ; Trẻ nằm sấp trước vạch chuẩn, tay không đè lên vạch chuẩn . Khi có hiệu lệnh của thầy trẻ trườn bằng cẳng tay, má trong bàn chân kết hợp lực giữa tay và chân đẩy thân về phía trước. Đến ghế thể dục trẻ dùng 2 tay ôm lấy ghế rồi đưa từng chân sang và đứng dậy đi về cuối hàng. + Lần 3: GV làm mẫu - Không phân tích. * Trẻ thực hiện: - Trẻ tập theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân. - Thầy quan sát, sửa sai, khuyến khích động viên trẻ tập luyện hứng thú, tự giác, và thi đua lẫn nhau. * Củng cố - giáo dục: - 1 trẻ khá lên thực hiện bài tập cho cả lớp quan sát. - Giáo dục: Trẻ thường xuyên tập luyện để cơ thể khoẻ mạnh, vận động khéo léo. 3. Hồi tĩnh: - Thầy cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng quanh sân vừa đi vừa hít thở sâu. * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ đề. +Góc: Thư viện: Quan sát tranh về các loài chim./. Môn dạy: Toán. Bài dạy: Đếm các con chim Nội dung tích hợp: MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng đếm đến 4. - Trẻ biết đếm đúng số lượng đối tượng, xác định đúng số, đúng với số lượng chim trong phạm vi 4. - Giáo dục trẻ lòng yêu thích toán học. II. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 4 con chim màu vàng, 4 con chim màu đỏ ( lô tô)… - Các nhóm đồ dùng, đò chơi có số lượng 3, 4 để ở xung quanh lớp. - Đồ dùng của thầy như của trẻ, kích thước hợp lý. III. Hướng dẫn: Phương pháp của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức: - Thầy hát bài hát:" Con chim vành khuyên" (1 lần) * Trò chuyện: - Thầy vừa hát bài hát gì các con ? - Bài hát nói đến mấy loài chim? * Giới thiệu bài:…Đếm các con chim. 1. Phần I: Ôn tập. - Thầy cho trẻ đếm các nhóm chim để ở xung quanh lớp có số lượng 3, các nhóm khác nhau về màu sắc, kích thước, chủng loại… - Cho trẻ tìm, đếm xác định các nhóm cá; đếm số âm thanh, các vận động… - Thầy nhận xét, chính xác hoá. 2. Phần II. Đếm các con chim. - Thầy cho trẻ làm cùng thầy lấy 3 lô tô con chim màu đỏ xếp thành 1 hàng ngang trên mặt bàn, đồng thời đếm xuôi " Một - hai - ba ; tất cả là ba con chim màu đỏ " - Thầy gắn tiếp 1 con chim màu đỏ nữa; cho trẻ đếm (4) và cho trẻ tìm chữ số chỉ số lượng chim - đọc số. - Thầy cho trẻ xếp tiếp 4 con chim màu vàng -> đếm -> gắn số. Sau đó cho trẻ đếm ngược (cất dần) từng cặp đối tượng trong phạm vi 4. -Thầy tiếp tục cho trẻ tập đếm với nhóm đối tượng khác và thực hiện theo trình tự trên.( 2-3 lượt). - Thầy quan sát, nhận xét, chính xác cho cho những trẻ làm chưa đúng. 3. Phần III: Luyện tập: - Thầy cho trẻ chơi trò chơi: " Tìm đúng nhà " - Chia trẻ thành 2 nhóm , với cách chơi, số nhà có số lượng chim bằng số con chim trên thẻ lô tô của trẻ. ( Trẻ đổi thẻ cho nhau, chơi vài lượt) - Thầy nhận xét. * Hoạt động góc. + Góc: Tạo hình. Cho trẻ nặn con chim. + Góc: Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ đề./. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ làm theo hướng dẫn của thầy. - Trẻ làm theo yêu cầu của thầy. - Trẻ luyện tập. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./. Ngày dạy: Thứ sáu ngày 02 tháng 01 năm 2009. Môn dạy: Âm nhạc. Bài dạy: Dạy hát + Vỗ tay theo nhịp. Thật là hay Nghe hát:" Con chim vành khuyên" Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. Nội dung tích hợp: Văn học+ MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ hát đúng, cảm nhận được nội dung bài hát " Thật là hay". - Trẻ hát đúng cao độ, trường độ, giai điệu, hát rõ lời, vui tươi. Chú ý nghe, nghe trọn vẹn tác phẩm biết thể hiện cảm xúc khi nghe. Chơi trò chơi thành thạo. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ, đầu đĩa, tăng âm, loa đài, đàn. - Thầy thuộc bài hát dạy hát, nghe hát. III. Hướng dẫn: Phương pháp của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức: - Trẻ đọc bài thơ: " Chim chích bông" * Trò chuyện: - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Chim chích bông là loài chim có lợi hay có hại các con ? * Giới thiệu bài:... Thật là hay- Hoàng Lân. 1. Dạy hát: (15 phút) - Thầy hát mẫu lần 1. + Giảng nội dung: ( Theo tranh ). Bài hát diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên, sự rộn ràng, vui nhộn qua tiếng hót của các loài chim. - Thầy hát lần 2,3 + điệu bộ. + Các con vừa hat bài hát gì ? * Dạy trẻ hát: - Trẻ hát theo lớp ( 2 lần). + Các con vừa hát bài hát gì ? Của nhạc sĩ nào sáng tác? - Trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - Thầy chú ý lắng nghe sửa sai, khuyến khích động viên trẻ thi đua hát hay. * Củng cố: - 01 trẻ hát hay nhất lên biểu diễn cho cả lớp cùng thưởng thức. * Giáo dục: Thiên nhiên thật là đẹp, các con cần biết bảo vệ không nên bẻ phá cây, bắt chim non… + Nhạc sĩ nào sáng tác bài hát Thật là hay ? Bài hát nói đến con gì? * Dạy trẻ vận động; - Thầy làm mẫu lần 1: Không phân tích. - Thầy làm mẫu lần 2: Phân tích. " Nghe véo von trong vòm cây hoạ my với sơn ca ..." x x x … ( Vỗ tay vào tiếng có dấu x ). - Thầy làm mẫu lần 3. + Trẻ tập vỗ tay theo nhịp: Lớp - tổ - nhóm - cá nhân. - Thầy chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ thi đua tập luyện. + Các con vừa học vỗ tay theo nhịp bài hát gì ? 2. Nghe hát: ( 6 phút) - Giới thiệu bài:… "Con chim vành khuyên" - Nhạc và lời Hoàng Vân. - Thầy hát lần 1. + Giới thiệu xuất xứ làn điệu. Bài hát được viết với tiết tấu vừa phải - vui, thể hiện sự lễ phép của chim vành khuyên với các loài khác… - Thầy hát lần 2 +3 ( Nghe đĩa hát ). + Các con vừa nghe thầy hát bài hát gì? 3. Trò chơi: (4 phút) " Nghe tiếng hát tìm đồ vật ". - Thầy giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. - Trẻ nhắc lại cách chơi , luật chơi. - Thầy cùng trẻ khá chơi mẫu 1- 2 lần. + Trẻ chơi trò chơi, thầy khuyến khích động viên trẻ chơi hứng thú. *Kết thúc: Thầy nhận xét quá trình chơi, giáo dục trẻ. * Hoạt động góc: + Góc: Sách tranh: Quan sát tranh, ảnh về các loài chim. + Góc: Tạo hình: Xé dán loài chim trẻ yêu thích./. - Trẻ hát. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ học hát. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát. - Trẻ học vận động. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./.

File đính kèm:

  • docTuan 16.doc