Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Động vật - Tuần 2

I. MỤC TIÊU:

- Trẻ biết được đặc điểm nổi bật: tên gọi, đặc điểm cấu tạo, môi trường sống, ích lợi/tác hại của con vật sống dưới nước: con cá.

- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, phân biệt, suy đoán ở trẻ.

- Trẻ biết được ích lợi & tác hại của một số động vật sống dưới nước.

- Biết yêu quí động vật,chăm sóc và bảo vệ động vật.

- Trẻ chú ý tham gia học cùng bạn.

- Thể hiện tốt vai chủ cửa hàng bán hải sản, phục vụ khách hàng tận tình.

- Sưu tầm hình ảnh các con vật sống dưới nước để tạo nên album các con vật.

- Xây được những ao cá, ao cua, tôm, .

II. CHUẨN BỊ:

- Đồ chơi ở các góc.

- Đoạn phim hình ảnh các con vật có ở “dưới lòng đại dương”.

- Giáo án điện tử.

- Tranh các con vật sống dưới nước.

- Các con vật ở góc phân vai.

- Đàn nhạc, trống lắc,

III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9719 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Động vật - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ BA: Văn học Nàng tiên ốc -Quan sát và trò chuyện về đặc điểm của con Ốc. -Vận động làm con Ốc sên. -Đọc thơ “Nàng tiên Ốc”. -Nặn con Ốc. -Chơi xếp hột hạt con vật. -Trò chuyện về món ăn dinh dưỡng chế biến từ Ốc. -Làm album con vật sống dưới nước. -Đóng kịch “Nàng tiên Ốc”. THỨ HAI: MTXQ Những loại cá cháu biết -Xem phim “Dưới long đại dương”. -Khám phá đại dương. -Nhận biết đặc điểm một số loại cá. -Chế biến món ăn từ cá. -Phân loại cá nước ngọt – mặn. -Vận động “Cá vàng bơi”. -Xây doing ao thả cá. -Chăm sóc bể cá. -Chơi vận động “Xỉa cá mè”. -Nhặt lá xếp hình con cá. -Vận động “Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục. THỨ NĂM: Cá nào to – cá nào nhỏ ? -Xem phim các con vật sống dưới nước. -Giáo dục món ăn chế biến từ cá. -Tập đếm, phân loại cá to – nhỏ. -Chơi trò chơi “Câu cá”. -Đóng vai “Nấu ăn”. -In khuôn các con vật. -Chơi trò chơi với các ngón tay “con cua”. -Giáo dục an toàn khi đến hồ cá – ao cá. , THỨ TƯ: Âm nhạc. Bà còng đi chợ -Trò chuyện về món ăn chế biến từ Tôm, tép (Bánh canh cua). -Hát “Bà còng đi chợ”. -Nghe :Tôm, cá, cua thi tài. -TC: Hãy gõ đúng tiết tấu. -Cửa hàng bán con vật sống dưới nước. -Kể chuyện các con vật. -Chế biến thức ăn cho cá, tôm, tép,… -Nhặt lá rơi tạo hình con vật sống dưới nước. -Làm con Tôm bằng lá dừa. THỨ SÁU: Tạo hình. Rùa con đáng yêu -Xem phim hình ảnh hoạt động của Rùa con đang bơi dưới nước. -Trò chuyện về đặc điểm của Rùa. -Quan sát và trò chuyện về đặc điểm của Rùa cô làm từ phế vật liệu. -Tạo hình con Rùa. -Vẽ Rùa con trên sân. -Kể chuyện “Nhanh như Thỏ – chậm như Rùa”. -Chơi vận động “Rùa – Thỏ thi đua chạy”. Thứ hai, ngày 16 tháng 03 năm 2009. NHỮNG LOẠI CÁ CHÁU BIẾT... MỤC TIÊU: Trẻ biết được đặc điểm nổi bật: tên gọi, đặc điểm cấu tạo, môi trường sống, ích lợi/tác hại của con vật sống dưới nước: con cá. Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, phân biệt, suy đoán ở trẻ. Trẻ biết được ích lợi & tác hại của một số động vật sống dưới nước. Biết yêu quí động vật,chăm sĩc và bảo vệ động vật. - Trẻ chú ý tham gia học cùng bạn. Thể hiện tốt vai chủ cửa hàng bán hải sản, phục vụ khách hàng tận tình. Sưu tầm hình ảnh các con vật sống dưới nước để tạo nên album các con vật. Xây được những ao cá, ao cua, tôm,…. CHUẨN BỊ: Đồ chơi ở các góc. Đoạn phim hình ảnh các con vật có ở “dưới lòng đại dương”. Giáo án điện tử. Tranh các con vật sống dưới nước. Các con vật ở góc phân vai. Đàn nhạc, trống lắc,… MẠNG HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC * Hoạt động 1: ( Đón trẻ ) -Trò chuyện với cháu về tình hình sức khoẻ của cháu trong 2 ngày nghỉ ở nhà: + Con phụ giúp ba mẹ làm những việc gì? + Ba mẹ nấu những món gì cho con ăn? + Để nấu món canh chua cần có những gì nào? + Mẹ nấu món kho là món gì? -Cá, tép, ốc,….là những con vật sống ở đâu?. -Cho cháu kể tự do những con vật sống dưới nước. * Hoạt động 2: ( TDBS ) -Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng”. -Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang. * Hoạt động 3: ( HĐCCĐ ) Nhận biết đặc điểm một số loại cá . Dưới lòng đại dương. -Cô cho cháu xem đoạn phim “dưới lòng đại dương”. -Trò chuyện với cháu: + Con vừa xem phim nói về gì thế? + Những con vật con vừa xem sống ở đâu vậy? + Ngoài những con vật đó, ở dưới lòng đại dương còn có rất nhiều con vật nữa, hôm nay cô cháu mình cùng khám phá đại dương nhe! Bé đoán xem nào? * Cô dẫn chuyện dắt cháu lặn xuống nước để tìm những con vật sống ở dưới + giáo án điện tử cô chuẩn bị: -Chúng ta cần chuẩn bị những gì để lặn xuống nước nè? -Bắt đầu cuộc hành trình nhe! -Cô cháu cùng làm động tác bơi lội xuống nước rồi lặn xuống dưới nước. * Con gì xuất hiện kìa các con? ( Con cá lóc ). -Sao con biết đó là con cá lóc? ( con thấy mẹ mua về nhà,…..) -Mẹ mua về nhà để làm gì? -Cá lóc chế biến được những món gì nào? -Các con nhìn xem thân con cá lóc nó thế nào? -Cá lóc bơi bằng gì? -Cá thở bằng gì? -Cá lóc sống ở đâu? -Nước ngọt hay nước mặn? -Con nhìn xem cá lóc đang ăn con gì vậy? -Theo con thì cá đẻ ra gì? (Cho cháu quan sát bọt cá, trong bọt có nhiều trứng cá. Cô nói quá trình phát triển của trứng cá cho cháu biết…) -Xung quanh cá lóc là con gì vậy? ( những chú cá con). -Các chú cá con theo mẹ đi đâu vậy con? -Chúng ta chào chị cá lóc rồi bơi tiếp nhe! * Với hình thức đó cô cho cháu quan sát lần lượt từng loại cá, nhưng giáo dục cháu biết là có nhiều loại cá có môi trường sống và dinh dưỡng,…khác nhau: + Cá vàng: Để nuôi làm kiểng chứ không có ăn, chăm sóc cá như thế nào? + Cá mập: sống ở nước mặn, là con vật nguy hiểm,… * Cho cháu quan sát và kể nhanh những con vật khác mà cháu thấy: tôm, cua, rùa, rắn, ốc,… * Gợi ý cho cháu kể thêm những con vật khác mà cháu biết: lươn, hến, mực, sao biển,…. Thử tài của bé! -Lần 1: Cho cháu đi chợ mua cho mình một con cá. -Cho cháu quan sát con vật mình mua được và kể đặc điểm, tên gọi cho cô và bạn cùng biết. -Lần 2: Cho cháu chia thành 3 nhóm để thể hiện khả năng sáng tạo. ( Cô gợi ý: Tạo hình bức tranh đàn cá đang bơi, Chế biến món cá,…) -Cô cho cháu phân loại con vật theo môi trường nước ngọt – nước mặn. Nhanh nào bé ơi ! -Cho cháu chia 2 nhóm thi đua chơi “Tam sao thất bản”. -Lần lượt 2 cháu lên diễn tả bằng hành động rồi lấy tranh đem về dán lên bảng, đội nào có số tranh giống nhau nhiều nhất là thắng cuộc. -Cùng nhau vận động theo nhạc bài hát: Cá vàng bơi. * Hoạt động 4: ( HĐG ) -Phân vai: Cửa hàng bán hải sản. -Xây dựng : Xây ao thả cá. -Học tập : Làm sách tranh về các con vật sống dưới nước. -Thư viện : Đọc câu đố về các con vật. Nghe cô kể chuyện theo tranh: Cá chép con. -Nghệ thuật tạo hình : Nặn các con vật sống dưới nước, múa - hát các bài về chủ đề. -TNKH: Chăm sóc bể cá cảnh. Quan sát sự lớn lên của các con vật. * Hoạt động 5: ( HĐNg.trời ) - Chơi vận động “Xỉa cá mè”. - Nhặt lá rơi, xếp hình con cá. - Vui chơi tự do. * Hoạt động 6: ( HĐC ) -Nêu gương cuối ngày. -Tổ chức cho cháu vận động: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục. -Sinh hoạt lớp. Vệ sinh lớp, ra về. * Nhận xét: --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba, ngày 17 tháng 03 năm 2009. Nàng tiên ốc. MỤC TIÊU: Dạy trẻ thuộc thơ, đọc diễn cảm và hiểu yêu thích đọc thơ. Dạy trẻ biết “Ở hiền gặp lành” chăm làm tốt bụng sẽ được hạnh phúc. Đọc diễn cảm, đọc đối đáp, trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc. Thể hiện được âm điệu & nhịp điệu từng câu. Thích xung phong đọc thơ cho cô và bạn nghe. Nghe câu đố và đoán xem đó là con gì. Chú ý lắng nghe cô kể chuyện: Con cá chép. Sử dụng các kỹ năng đã học để tạo nên những con vật bé thích. Cho cá ăn và quan sát sự lớn lên của con vật. CHUẨN BỊ: Đồ chơi ở các góc. Đàn, trống lắc, … Một số vỏ ốc, Ốc mẫu, Cái hủ nhỏ. MẠNG HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC * Hoạt động 1: ( Đón trẻ ) -Đón trẻ vào lớp. Cho cháu ăn sáng. -Gợi ý cho cháu kể những loại ốc mà cháu biết : + Ốc sống ở đâu? + Ăn ốc cung cấp chất dinh dưỡng gì cho cơ thể mình con biết không? ( nếu cháu không biết thì nói cho cháu biết ). + Mình chế biến Ốc thành những món ăn gì? . * Hoạt động 2: ( TDBS ) -Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng”. -Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang. * Hoạt động 3: ( HĐCCĐ ) Thơ: Nàng tiên ốc. Đố biết Ốc gì? -Cô và cháu hát : “Cháu yêu bà”. -Trò chuyện về bà. -Cô dẫn chuyện về quê bà và cùng bà bắt được rất nhiều ốc. -Cô đưa rổ ốc và hỏi trẻ có những ốc gì? -Cô đưa vỏ ốc lạ rồi giới thiệu bài: “Nàng tiên ốc” tác giả Phan Thị Thanh Nhàn. Nàng tiên ốc. -Cô đọc kể lần 1 + diễn cảm. -Cô hỏi lại tên bài thơ. -Bài thơ nói về ai? -Để thấy được hình ảnh Nàng Tiên Ốc và Bà Cụ thì lớp mình cùng đến nhà Bà Cụ với cô nha. -Cô kể lần 2 + Giáo án điện tử + giảng từ khó: + Biêng biếc xanh: Màu xanh của nước pha lẫn màu xanh của lá. + Cái chum: Là cái lu hủ nhỏ. + Tinh tươm: Đầy đủ và gọn gàng. + Bí mật: Không cho ai biết. Bé đọc cùng cô. -Cô dạy trẻ đọc từng câu đến khi thuộc. Cô chú ý sửa sai giọng đọc và phát âm của trẻ. -Cô cho hai nhóm thi đua. -Cô dẫn chuyện về quê bà phải đi qua các cánh cửa. -Cô mời trẻ lên mở tranh và đọc đoạn thơ theo nội dung tranh đó. Cháu hiểu thế nào về bài thơ: * Đàm thoại + giáo dục: -Bài thơ nói về? -Bà cụ trong bài thơ làm gì? -Nàng tiên Ốc giúp bà làm những việc gì? -Nếu con là Nàng Tiên Ốc con sẽ làm gì? -Con thích đoạn nào nhất trong bài thơ ? -Qua bài thơ dạy con điều gì? -Cô mong các con cũng ngoan và hiêú thảo với bà giống như Nàng Tiên Ốc nhé. Ốc nhỏ bé xinh: -Trẻ vận động làm những chú Ốc nhỏ đi tìm thức ăn. * Hoạt động 4: ( HĐG ) -Phân vai: Cửa hàng bán hải sản. -Xây dựng : Xây ao thả cá. -Học tập : Làm sách tranh về các con vật sống dưới nước. -Thư viện : Đọc câu đố về các con vật. Nghe cô kể chuyện theo tranh: Cá chép con. -Nghệ thuật tạo hình : Nặn các con vật sống dưới nước (ốc, cua,…), múa - hát các bài về chủ đề. -TNKH: Chăm sóc bể cá cảnh. Quan sát sự lớn lên của các con vật. * Hoạt động 5: ( HĐNg.trời ) - Chơi trò chơi: Thả đĩa BaBa. - Chơi xếp hột hạt hình con vật. -Tham quan nhà bếp, các món ăn chế biến từ con vật sống dưới nước ( cá, cua, tôm,…) mà cô cấp dưỡng lên lịch chế biến. -Trò chuyện về món ăn dinh dưỡng chế biến từ Ốc. * Hoạt động 6: ( HĐC ) -Nêu gương cuối ngày. -Tập cho cháu đóng kịch “Nàng tiên Ốc ”. -Cho cháu làm quen giai điệu bài hát “Bà Còng”. -Sinh hoạt lớp. Vệ sinh lớp, ra về. * Nhận xét: --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư, ngày 18 tháng 03 năm 2009. BÀ CÒNG ĐI CHỢ MỤC TIÊU: Biết lắng nghe và cảm thụ giai điệu khi nghe bài “Bà Còng đi chợ”. Thuộc lời và hát đúng giọng – cao độ, hát nhịp nhàng và diễn cảm bài hát “Bà Còng đi chợ”. Cảm nhận giai điệu và thích nghe cô hát qua bài hát có làn điệu dân ca Nam Bộ cô hát cháu nghe “Tôm, cá, cua thi tài ”. Hứng thú khi tham gia trò chơi và mạnh dạn xung phong biểu diễn. Bán các con vật sống dưới nước. Xây và lắp ghép các chi tiết rời thành hồ – ao để nuôi cá. Kể chuyện theo tranh về các con vật sống dưới nước. Thoả thuận vai chơi và chơi cùng bạn. CHUẨN BỊ: Đồ chơi ở các góc. Đàn, trống lắc, … MẠNG HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC * Hoạt động 1: ( Đón trẻ ) -Cho cháu vui chơi tự do. -Trò chuyện , trao đổi với bạn về “Những con vật bơi dưới nước cháu biết ”. * Hoạt động 2: ( TDBS ) -Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng”. -Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang. * Hoạt động 3: ( HĐCCĐ ) Dạy hát “Bà còng đi chợ “ Tép , tôm,… -Cô cháu trò chuyện về món ăn sáng nay ( bánh canh tôm ). -Gợi ý hỏi để cháu trả lời: + Sáng nay con ăn món gì? + Để có món bánh canh tôm ngon như vậy cô can có những gì? + Tôm cung cấp chất gì cho cơ thể của mình? -Con có biết bài thơ hay bài hát nào nói về con tôm không? -Có 1 bài hát nói về 2 chú tép và tôm rất tốt bụng, hôm nay cô sẽ dạy các con hát nhe! Tép, tôm làm gì? -Cô đàn giai điệu bài hát “Bà còng đi chợ”. -Cô đàn + hát cho cháu nghe. -Cô giới thiệu bài hát “Bà còng đi chợ” nhạc và lời Phạm Tuyên. -Cô dạy cháu hát theo cô từng câu cho đến khi thuộc hết bài hát. -Luyện tập: từng tổ, nhóm thi đua hát đối đáp, cá nhân xung phong biểu diễn. -Trong bài hát Tép – Tôm đã giúp bà việc gì? -Tép , Tôm là con vật sống ở đâu? Hãy gõ đúng tiết tấu. -Giải thích cách chơi: Cháu sẽ thực hiện các tiết tấu vỗ theo nhịp, phách trên giai điệu bài hát “Bà còng đi chợ”. -Lần 1: Hát cả bài vỗ theo nhịp hoặc phách. -Lần 2: kết hợp cả hai hình thức. -Tiến hành chơi 2 – 3 lần. Tôm, cá, cua thi tài. -Cô đàn giai điệu bài hát “Tôm, cá, cua thi tài”. -Cô đàn và hát cho cháu nghe. -Giới thiệu giai điệu dân ca Nam Bộ “Tôm, cá, cua thi tài ”. -Bài hát nói cho chúng ta biết: Tôm, cá, cua mỗi con vật đều có một đặc điểm riêng của con vật đó. Cả 3 con vật cùng nhau thi tài. -Cô hát + 1 loại nhạc cụ khác cho cháu nghe. -Cô múa minh hoạ + vài cháu khác cho cháu xem. * Hoạt động 4: ( HĐG ) -Phân vai: Cửa hàng bán con vật sống dưới nước. -Xây dựng : Xây ao thả cá. Ghép hình con vật. -Học tập : Tạo tranh con vật. Ghép tương ứng con vật và chữ số. -Thư viện : Kể chuyện các con vật sống dưới nước. -Nghệ thuật tạo hình : Nặn các con vật sống dưới nước, múa - hát các bài về chủ đề. -TNKH: Chăm sóc bể cá cảnh. Chế biến thức ăn cho cá. * Hoạt động 5: ( HĐNg.trời ) - Nhặt lá rơi tạo hình con vật sống dưới nước. -Làm con Tôm bằng lá dừa cho cháu xem. - Vui chơi tự do. * Hoạt động 6: ( HĐC ) -Nêu gương cuối ngày. -Ôn lại bài hát “Bà còng đi chợ ”. -Hỏi cháu ý thích vận động cho bài hát “Bà còng đi chợ” được hay hơn. Cho cháu vận động tự do theo ý thích. -Sinh hoạt lớp. Vệ sinh lớp, ra về. * Nhận xét: --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm, ngày 19 tháng 03 năm 2009. CÁ NÀO TO – CÁ NÀO NHỎ ? MỤC TIÊU: Nhận biết được các nhóm có số lượng. Biết phân loại theo đúng nhóm cá to – nhỏ. Đếm chính xác nhóm có số lượng. Phân loại đúng theo nhóm cá to – nhỏ. Luyện kỹ năng quan sát, nhận biết, phân biệt. Tham gia trò chơi tích cực theo yêu cầu của cô. Cháu kể được thành câu chuyện theo nội dung tranh, kể theo suy nghĩ của cháu. Dùng các kỹ năng đã học: vẽ, cắt dán, tô,…với tinh thần tập thể cùng nhau tạo bức tranh khung cảnh “Dưới lòng Đại Dương”. Thể hiện khả năng âm nhạc :Múa - hát các bài về động vật và đọc thơ, ca dao về chủ đề. Biết trộn cát và lượn nước vừa đủ với nhau để in khuôn các con vật. CHUẨN BỊ: Đồ chơi ở các góc. Đàn, trống lắc, … Lưới cá cho cô. Một số con vật bằng phế vật liệu: tôm, mực, ốc, cua,… Hộp giấy cattong to – nhỏ. 1 rổ đựng nhãn dán, keo. Khăn rằn cho cô. Nhạc : “ Chèo thuyền” Ao cá các loại to – nhỏ, can câu,… MẠNG HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC * Hoạt động 1: ( Đón trẻ ) -Đón trẻ vào lớp. -Cho cháu xem ti vi về các con vật sống dưới nước. -Giáo dục dinh dưỡng của các món ăn chế biến từ cá. -Giáo dục cháu đảm bảo an toàn cho bản thân khi đến hồ – ao cá. * Hoạt động 2: ( TDBS ) -Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng”. -Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang. * Hoạt động 3: ( HĐCCĐ ) Tập đếm. Phân loại cá to – cá nhỏ. Đánh bắt cá: - Chào các bạn nhỏ! Mời các bạn lên thuyền đi, chúng ta sẽ chèo thuyền ra khơi đánh bắt cá nhé!( mỡ nhạc) - Cô làm động tác kéo lưới vào - Ồ ! sao mà nhiều cá quá, mình coi xem con gì name trong lưới nhé ! - Cho trẻ tự gỡ tôm, cua, ốc, mực,.. ra. - Để bán được mình phải phân loại nào ra loại đó. Những con cùng loại thì xếp chung với nhau thành một nhóm nhé ! Đếm số tôm, cua, cá,… - Có bao nhiêu tôm? Sao con biết là 4 ? Con đếm thử xem? - Còn con cua có bao nhiêu con? - Bao nhiêu con ốc? - Bao nhiêu con mực? Phân loại cá to – cá nhỏ đi nào ! - Có bao nhiêu con cá? Ồ! Nhiều cá quá. Để dễ đếm hơn mình sẽ phân cá ra thành 2 loại nhé ! - Mình sẽ phân theo loại cá to và loại cá nhỏ nhé. -Cùng đếm xem có bao nhiêu con cá to? Cùng đếm. -Bao nhiêu con cá nhỏ? Đếm nhe. - Các bạn biết không? Bắt cá đã khó rồi, đưa cá còn tươi vào đất liền càng khó hơn. Vì vậy, mình phải đem số cá này đóng thùng thôi ! - Cô đem thùng cho cháu đặt cá vào: Thùng to để cá to, thùng nhỏ để cá nhỏ. -Cho cháu tiến hành bỏ cá vào thùng. - Sau cùng mình cùng dán nhãn cá to vào hộp to, cá nhỏ vào hộp nhỏ nhé ! - Nào bây giờ chúng ta cùng chèo thuyền vào chợ để kịp bán nhé ! - Giờ chúng ta hãy vận động một chút cho khỏe nhé! Câu cá: -Chia 2 nhóm nam và nhóm nữ thi đua câu cá. -Nhóm nữ sẽ câu những con cá to, nhóm nam sẽ câu những con cá nhỏ. Trong vòng 1 phút 30 giây xem đội nào có số cá nhiều nhất là chiến thắng. -Tiến hành thi đua. -Lần 2, câu tự do. Nhóm nào câu nhiều cá to và nhiều cá nhỏ nhất là chiến thắng. Chế biến thức ăn. -Cho cháu cùng nhau bàn tính và chế biến món ăn từ cá để đãi cô và các bạn. * Hoạt động 4: ( HĐG ) -Phân vai: Nấu ăn. -Xây dựng : Ghép hình con vật sống dưới nước. -Học tập : Tô tượng thạch cao các con vật. -Thư viện : Tập cho cháu kể chuyện theo tranh: Bể cá cảnh nhà em. -Nghệ thuật tạo hình : Tạo bức tranh khung cảnh “Dưới lòng Đại Dương”. Múa - hát các bài về chủ đề. -TNKH: Chơi với cát – nước. In khuôn các con vật.. * Hoạt động 5: ( HĐNg.trời ) -Vận động “Cá vàng bơi”. - Bắt chước tạo dáng, tiếng kêu các con vật. - Vui chơi tự do. * Hoạt động 6: ( HĐC ) -Nêu gương cuối ngày. -Chơi trò chơi với các ngón tay: Con cua. -Vui chơi các góc tự do. -Sinh hoạt lớp. Vệ sinh lớp, ra về. * Nhận xét: --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 20 tháng 03 năm 2009. RÙA CON ĐÁNG YÊU ! MỤC TIÊU: Củng cố lại các kỹ năng đã học : vẽ, nặn, cắt – xé dán, làm ,… để tạo thành hình con rùa với những đặc điểm khác nhau ở hình dáng, màu sắc, chất liệu,… Sắp xếp bố cục tranh sáng đẹp, màu sắc phù hợp. Sáng tạo thêm cảnh vật cho tranh thêm phong phú. Hứng thú cùng bạn tham gia tạo sản phẩm, yêu thích sản phẩm mình làm ra. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết, phân biệt, sáng tạo,………. Thể hiện được vai người nội trợ chế biến những món ăn ngon cho gia đình. Dùng những hình học: hình vuông, hình tròn, tam giác để ghép hình con vật sống dưới nước. Luyện kỹ năng tô, vẽ khéo léo tạo nên khuôn mặt những con vật cháu thích. Chơi xong thu dọn đồ chơi ngăn nắp. CHUẨN BỊ: Đồ chơi ở các góc. Đàn, trống lắc, … Đoạn phim hình ảnh Rùa đang bơi dưới nước. Phế vật liệu: trái bàng, hột gất, nắp chai, vỏ sò, ngêu,…cháu đem vào. Giấy A0, giấy báo, bút màu, màu nước, keo,… MẠNG HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC * Hoạt động 1: ( Đón trẻ ) -Đón trẻ vào lớp. -Trao đổi với phụ huynh tình hình sức khoẻ, học tập của cháu trong tuần vừa qua. -Cháu chơi tự do với bạn. * Hoạt động 2: ( TDBS ) -Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng”. -Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang. * Hoạt động 3: ( HĐCCĐ ) Tạo hình con Rùa. Nhìn kỹ nói nhanh. -Cô cho cháu xem đoạn phim có hình ảnh dưới lòng Đại dương có con Rùa đang bơi + trò chuyện với cháu: + Con thấy con vật gì? + Rùa đang bơi ở đâu? + Rùa bơi bằng gì? + Rùa ăn gì con biết không? + Rùa đẻ ra gì? + Ngoài ra con còn thấy gì nữa ? Rùa con đáng yêu? - Cho cháu tham quan triển lãm tranh, cho cháu quan sát từng tranh với nhiều cách làm: nặn, vẽ, làm từ phế liệu,… và gợi ý cháu trả lời: + Đây là con gì ? + Vì sao con biết ? + Cô làm con Rùa này bằng cách nào? + Để nặn được thân và chân Rùa cô phải nặn viên đất như thế nào? Cô làm Rùa từ vật liệu gì?,… + Rùa có mấy chân ? Đếm…. + Mai Rùa thế nào? Đầu ? Đuôi ?,… -Gợi hỏi ý thích cháu muốn tạo Con Rùa bằng cách nào? Cùng nhau tạo sản phẩm… - Cho cháu về nhóm và tạo hình Rùa theo ý thích. - Cô quan sát & gợi ý giúp cháu hoàn thành. Bé chọn Rùa nào? - Cho cháu mang sản phẩm của nhóm lên trưng bày. - Nhận xét đánh giá sản phẩm nhóm mình và nhóm bạn. * Hoạt động 4: ( HĐG ) -Phân vai: Nấu ăn. -Xây dựng : Ghép hình con vật sống dưới nước. -Học tập : Tô tượng thạch cao các con vật. -Thư viện : Tập cho cháu kể chuyện theo tranh: Bể cá cảnh nhà em. -Nghệ thuật tạo hình : Tạo bức tranh khung cảnh “Dưới lòng Đại Dương”. Múa - hát các bài về chủ đề. -TNKH: Chơi với cát – nước. In khuôn các con vật.. * Hoạt động 5: ( HĐNg.trời ) -Vẽ con Rùa trên sân. -Kể chuyện “Nhanh như Thỏ – chậm như Rùa”. - Chơi vận động : Làm Thỏ – Rùa thi đua chạy. * Hoạt động 6: ( HĐC ) -Nêu gương cuối tuần. -Ôn lại các con vật sống dưới nước. -Bạn nào có thể kể cô và bạn nghe con biết những con vật nào sống dưới nước? -Cho cháu phân loại và kể nhanh những con vật thuộc nhóm nước mặn – nước ngọt. -Trao đổi với PH hỗ trợ băng đĩa nhạc có hình ảnh các con vật sống trong rừng. -Vệ sinh lớp, ra về. * Nhận xét: --------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTUAN 2 DONG VAT 08-09.doc