I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
- Có kỹ năng thực hiện một số vận động đi trong đường hẹp: bật vào vòng liên tục, tung bóng lên cao bắt, ném trúng đích: bò bằng bàn tay, bàn chân, phối hợp nhịp nhàng, đi khụy gối, bật xa, đi chạy theo hiệu lệnh, bò vượt chướng ngại vật, ném xa bằng 2 tay.
- Thực hiện được các vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay. Tự rót nước không bị đổ ra ngoài.
- Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày (bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt .).
- Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn sức khỏe của bản thân. Biết lựa chọn các thực phẩm theo sở thích của gia đình, kể tên 1 số món ăn ở nhà và cách chế biến đơn giản.
- Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, mệt, ốm đau.
- Nhận biết và biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân.
- Biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình. Có thói quen và thực hiện được các thao tác rửa tay bằng xà phòng, đánh răng rửa mặt.
- Biết mặc trang phục phù hợp theo thời tiết. Biết tự thay quần áo, tất khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định.
2. Phát triển nhận thức
- Phân biệt được một số đặc điểm giống và khác nhau của bản thân so với người khác qua họ tên, giới tính, sở thích và một số đặc điểm hình dạng bên ngoài.
- Biết sử dụng các giác quan tìm hiểu thế giới xung quanh.
- Có khả năng : Phân loại đồ dùng cá nhân, đồ chơi theo hai dấu hiệu, nhận biết được số lượng trong phạm vi 6, biết được một số điểm giống và khác nhau của các hình.
- Biết họ tên, một số đặc điểm và sở thích, công việc, nghề nghiệp của bố mẹ và các thành viên trong gia đình.
- Biết được sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ.
- Phân biệt được đồ dùng gia đình theo 2-3 dấu hiệu. Biết so sánh các, đồ dùng, vật dụng trong gia đình và sử dụng các từ to nhất - to hơn - thấp hơn - thấp nhất .
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3048 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Chủ điểm II: Bản thân và gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM II: BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH
TH từ: 24/9 - 2/11/2012 (6 tuần)
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
- Có kỹ năng thực hiện một số vận động đi trong đường hẹp: bật vào vòng liên tục, tung bóng lên cao bắt, ném trúng đích: bò bằng bàn tay, bàn chân, phối hợp nhịp nhàng, đi khụy gối, bật xa, đi chạy theo hiệu lệnh, bò vượt chướng ngại vật, ném xa bằng 2 tay.
- Thực hiện được các vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay. Tự rót nước không bị đổ ra ngoài.
- Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày (bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt ...).
- Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn sức khỏe của bản thân. Biết lựa chọn các thực phẩm theo sở thích của gia đình, kể tên 1 số món ăn ở nhà và cách chế biến đơn giản.
- Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, mệt, ốm đau.
- Nhận biết và biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân.
- Biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình. Có thói quen và thực hiện được các thao tác rửa tay bằng xà phòng, đánh răng rửa mặt.
- Biết mặc trang phục phù hợp theo thời tiết. Biết tự thay quần áo, tất khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định.
2. Phát triển nhận thức
- Phân biệt được một số đặc điểm giống và khác nhau của bản thân so với người khác qua họ tên, giới tính, sở thích và một số đặc điểm hình dạng bên ngoài.
- Biết sử dụng các giác quan tìm hiểu thế giới xung quanh.
- Có khả năng : Phân loại đồ dùng cá nhân, đồ chơi theo hai dấu hiệu, nhận biết được số lượng trong phạm vi 6, biết được một số điểm giống và khác nhau của các hình.
- Biết họ tên, một số đặc điểm và sở thích, công việc, nghề nghiệp của bố mẹ và các thành viên trong gia đình.
- Biết được sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ.
- Phân biệt được đồ dùng gia đình theo 2-3 dấu hiệu. Biết so sánh các, đồ dùng, vật dụng trong gia đình và sử dụng các từ to nhất - to hơn - thấp hơn - thấp nhất ...
3. Phát triển ngôn ngữ
- Biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp kể về bản thân, về những người thân, biết biểu đạt những suy nghĩ, ấn tượng của mình với người khác một cách rõ ràng bằng những câu đơn giản và câu ghép.
- Biết một số chữ cái trong các từ, chỉ họ tên riêng của trẻ, của một số bạn trong lớp và gọi tên của một số bộ phận trên cơ thể.
- Mạnh dạn tự tin, lịch sự trong giao tiếp bằng lời nói với mọi người xung quanh. Thích giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh.
- Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói. Biết lắng nghe và đặt câu hỏi, kể lại 1 số sự kiện của gia đình theo trình tự , có lôgíc, có thể mêu tả mạch lạc về đồ dùng đồ chơi của gia đình.
- Thích sách và chọn sách theo ý thích về chủ đề, thích nghe đọc thơ, đọc sách và kể chuyện diễn cảm về gia đình.
- Nhận biết kí hiệu chữ viết.
4. Phát triển thẩm mĩ
- Biết sử dụng một số dụng cụ vật liệu để tạo ra một số sản phẩm mô tả hình dáng về bản thân, về các đồ dùng trong gia đình, các kiểu nhà, các thành viên trong gia đình có bố cục và mầu sắc hài hòa.
- Thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc, với tác phẩm có liên quan đến chủ đề.
- Nhận ra cái đẹp của nhà cửa qua việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
5. Phát triển tình cảm - xã hội
- Cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động.
- Tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của bạn, của người khác, chơi hòa đồng với bạn.
- Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường sạch đẹp, thực hiện các nề nếp quy định ở trường lớp, ở nhà và nơi công cộng.
- Thực hiện một số quy tắc trong gia đình : cảm ơn, xin lỗi, xin phép,cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ, bổ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi.
- Biết cách cư xử với các thành viên trong gia đình: lễ phép, tôn trọng , quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ khi cần thiết.
- Có ý thức về những điều nên làm như khóa nước khi rủa tay xong, tắt điện khi ra khỏi phòng, cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
- Mạnh dạn tự tin trong sinh hoạt hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU
- Tranh vẽ người, các loại hoa quả, các hiện tượng sự việc liên quan đến chủ đề.
- Lựa chọn một số đồ chơi, bài hát, câu chuyện ... liên quan đến chủ đề và gắn với địa phương.
- Kéo, bút chì, bút mầu, sáp, đất nặn, giấy vẽ, giấy mầu, hồ dán, giấy báo, hộp bìa cáttông các loại.
- Một số đồ dùng đã qua sử dụng đảm bảo an toàn, sạch sẽ cho trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi trong gia đình. Búp bê, con rối, hột hạt các loại.
IV. MẠNG NỘI DUNG
Tôi là ai ?
TH từ: 24/9-28/9/2012
- Trẻ được sinh ra và lớn lên, quan hệ, cảm xúc với mọi người xung quanh.
- Trẻ có thể phân biệt được với các bạn qua một số đặc điểm cá nhân: họ tên, ngày sinh, giới tính và những người thân trong gia đình.
- Đặc điểm bề ngoài, hình dáng, trang phục.
- Đồ dùng cá nhân và đồ chơi của bản thân.
- Khả năng, sở thích riêng và tình cảm của bản thân.
- Những công việc hàng ngày của bản thân.
Cơ thể của tôi
TH từ: 1/10-5/10/2012
- Cơ thể do nhiều bộ phận khác nhau hợp thành và không thể thiếu một bộ phận nào.
- Biết có 5 giác quan, mỗi giác quan có 5 chức năng riêng và sử dụng phối hợp các giác quan để nhận biết mọi thứ xung quanh.
- Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể và các giác quan.
Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
TH từ: 8/10-12/10/2012
- Trẻ được sinh ra và được bố mẹ, người thân chăm sóc, lớn lên (trong bụng mẹ, sơ sinh, biết ngồi, biết đi, đi học trường MN.
- Sự yêu thương chăm sóc cưa người thân trong gia đình và ở trường.
- Dinh dưỡng hợp lí, giữ gìn sức khỏe và cơ thể khỏe mạnh.
- Môi trường xanh sạch đẹp và an toàn.
- Có đồ dùng, đồ chơi và hòa đồng với bạn bè.
BẢN THÂN và
GIA ĐÌNH
Ngôi nhà của bé
TH từ 15/10-19/10/2012
- Địa chỉ gia đình.
- Nhà là nơi gia đình cùng chung sống. Dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.
- Có nhiều kiểu nhà khác nhau (nhà cấp 4, nhiều tầng, khu tập thể, nhà ngói, nhà tranh ...)
- Có nhiều vật liệu khác nhau để làm nhà.
- Những người kĩ sư, thợ xây, thợ mộc ... là những người làm nên ngôi nhà.
Đồ dùng gia đình bé
TH từ: 22/10-26/10/2012
- Đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại của gia đình và nhu cầu trong gia đình.
- Chất liệu làm ra đồ dùng trong gia đình.
- Các loại thực phẩm cần trong gia đình. Cần ăn thức ăn hợp vệ sinh.
- Cách giữ gìn quần áo sạch sẽ.
Nhu cầu gia đình bé
TH từ: 29/10-2/10/2012
- Họ hàng bên nội, bên ngoại.
- Những ngày họ hàng thường tập trung (ngày giỗ, ngày lễ).
- Gia đình là nơi vui vẻ, hạnh phúc.
- Tình cảm của bé với các thành viên trong gia đình, bé tham gia các hoạt động cùng mọi người trong gia đình vào các ngày kỉ niệm của gia đình, cách đón tiếp khách ...
- Những thay đổi trong gia đình (có người chuyển đi, chuyển đến, sinh ra, mất đi).
II. MẠNG HOẠT ĐỘNG
Phát triển thể chất
T1: Đi trên ghế thể dục.
TCVĐ: Nhẩy tiếp sức.
T2: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát.
TCVĐ: Nhẩy tiếp sức.
T3: Bật xa 45cm, bật xa bằng 1 tay.
T4: Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm.
TCVĐ: Chuyền bóng.
T5: Đi bước dồn trước (dồn ngang) trên ghế TD.
TCVĐ: Nhẩy tiếp sức.
T6: Ném xa bằng 1 tay, bật xa 50cm.
Phát triển ngôn ngữ
T1: Truyện: "Tay trái và tay phải" (T1)
LQCC: "Tập tô chữ cái a, ă, â".
Truyện: "Tay trái và tay phải" (T2)
T2: Thơ: "Tay ngoan"
LQCC: " e, ê ".
Thơ: "Chiếc bóng"
T3: Truyện: "Hai anh em" (T1)
LQCC: "Tập tô e, ê"
Tuyện:"Hai anh em"(T2)
T4: Thơ: "Làm anh"
LQCC: " u, ư ".
Thơ: "Em yêu nhà em".
T5: Truyện: "Ba cô gái"(T1)
LQCC: "Tập tô u, ư"
Truyện: "Ba cô gái"(T2)
T6: Thơ: "Ông bà"
LQCC: " i, t, c "
Thơ: " Cháu yêu bà"
Phát triển nhận thức
T1: MTXQ: "TC về bản thân trẻ"
Toán: "Ôn số lượng trong phạm vi 5. Nhận biết số 5"
T2: MTXQ: " trên cơ Các bộ phận thể trẻ và các giác quan"
Toán: "Xác định vị trí phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng(có sự định hướng).
T3:MTXQ: "Quá trình lớn lên của bé"
Toán: "Số 6" (T1).
T4:MTXQ: "Ngôi nhà của bé"
Toán: " Số 6 " (T2)
T5: MTXQ: "Đồ dùng trong gia đình"
Toán: "Số 6" (T3)
T6: MTXQ: "Gia đình của bé"
Toán: "Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ".
BẢN THÂN và
GIA ĐÌNH
Phát triển thẩm mỹ
T1: TH: "Vẽ chân dung của tôi"(ĐT)
ÂN: "Bạn có biết tên tôi"
T2:TH: " Nặn bạn thân"
ÂN: "Tay thơm, tay ngoan".
T3:TH: "Vẽ theo ý thích"
ÂN: "Em là bông hồng nhỏ"
T4: TH: "Xé dán ngôi nhà của bé" (ĐT).
ÂN: "Nhà của tôi"
T5: TH: "Vẽ đồ dùng gia đình"(ĐT).
ÂN: "Ba ngọn nến lung linh"
T6: TH: "Cắt dán đồ dùng gia đình".
ÂN: " Cả nhà thương nhau ".
Phát triển TC _ XH
- XD LG: Xây nhà của bé, Xây công viên ... LG nhà, vườn hoa ...- PV: Gia đình, lớp học, phòng khám, bán hàng, nấu ăn.
- HT: Xếp hình người, xếp nhà, tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình ...
- NT: Nặn người, nặn đồ dùng của bé, xé, cắt dán ngôi nhà ... Hát múa theo chủ đề.
- TN: Chăm sóc vườn hoa.
File đính kèm:
- giao an man non 5t cac chu de.doc