Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề "cây và những bông hoa đẹp" thời gian thực hiện: 5 tuần

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất:

* Phát triển vận động:

- Rèn luyện thể lực cho trẻ.

- Thực hiện được một số vận động cơ bản( đi, bò, nhún, bật.).

- Biết phối hợp các vận động tay, chân cơ thể, luyện tập phối hợp các giác quan với vận động.

- Có kĩ năng vận động cơ bản: Ném trúng đích, bật nhảy tại chỗ, trườn, bò.

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:

- Thích nghi với chế độ ăn cơm cùng các loại thức ăn khác nhau.

- Làm được một số việc tự phục vụ với sự giúp đữ của người lớn: Lấy nước uống, xúc cơm ăn chuẩn bị chỗ ngủ, cởi quần áo khi bị ướt, bẩn.

- Nhận biết một số vật dụng và nơi nguy cơ không an toàn (các vật sắc nhọn.)

2. Phát triển nhận thức:

- Biết tên gọi và một vài đặc điểm của một số loại cây, hoa, quả quen thuộc.

- Chỉ hoặc lấy cất đúng đồ chơi, đồ vật kích thước to - nhỏ theo yêu cầu.

- Nhận biết được màu đỏ, màu xanh.

3. Phát triển ngôn ngữ:

 

doc59 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9800 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề "cây và những bông hoa đẹp" thời gian thực hiện: 5 tuần, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ "CÂY VÀ NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP" THỜI GIAN THỰC HIỆN: 5 TUẦN ( Từ ngày 19/11 -> Ngày 21/12 ) I. MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất: * Phát triển vận động: - Rèn luyện thể lực cho trẻ. - Thực hiện được một số vận động cơ bản( đi, bò, nhún, bật...). - Biết phối hợp các vận động tay, chân cơ thể, luyện tập phối hợp các giác quan với vận động. - Có kĩ năng vận động cơ bản: Ném trúng đích, bật nhảy tại chỗ, trườn, bò. * Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: - Thích nghi với chế độ ăn cơm cùng các loại thức ăn khác nhau. - Làm được một số việc tự phục vụ với sự giúp đữ của người lớn: Lấy nước uống, xúc cơm ăn chuẩn bị chỗ ngủ, cởi quần áo khi bị ướt, bẩn... - Nhận biết một số vật dụng và nơi nguy cơ không an toàn (các vật sắc nhọn...) 2. Phát triển nhận thức: - Biết tên gọi và một vài đặc điểm của một số loại cây, hoa, quả quen thuộc. - Chỉ hoặc lấy cất đúng đồ chơi, đồ vật kích thước to - nhỏ theo yêu cầu. - Nhận biết được màu đỏ, màu xanh. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Phát triển khả năng hiểu và trả lời một số các câu hỏi đơn giản, đọc đúng và rõ ràng tên các loại rau, hoa, quả. - Trả lời được các câu hỏi về cây, hoa, quả quen thuộc. - Mạnh dạn, hồn nhiên lễ phép trong giao tiếp. - Đọc được thơ, ca dao với sự giúp đỡ của người lớn. 4. Phát triển tình cảm,kĩ năng xã hội và thẩm mĩ: - Hình thành ở trẻ sở thích ăn các loại rau, quả. Yêu thích các loài hoa. - Biết chơi với bạn, không tranh giành đồ chơi, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi... - Thể hiện cảm xúc qua hoạt động: Đọc thơ, kể chuyện, xem tranh. - Thích thực hiện một số hoạt động đơn giản trong ngày. - Phát huy tính tự tin, tự lực trong thực hiện một số hoạt động trong ngày. - Biết giao tiếp với người khác bằng lời nói. - Thích xem tranh, tô màu, xếp hình, nặn... I. MẠNG NỘI DUNG: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc của một số loài quả. - Nhận biết mùi vị của các loài quả. - Cách ăn một số loại quả (bóc vỏ, bỏ hạt. - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc của một số loài hoa. - Biết lợi ích của các loài hoa. - Biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các loài hoa. Các loại quả bé thích Bông hoa đẹp tặng cô ngày 20/11 CÂY VÀ NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP Quà tặng chú bộ đội nhân ngày 22/12 Một số loại rau, củ Em yêu cây xanh - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc của một số loài cây. - Biết lợi ích của các loài cây. - Biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây. - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc của một số loài rau, củ. - Biết lợi ích của các loài rau, củ. - Biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các loại rau, củ. - Tên gọi. - Đặc điểm nổi bật (trang phục, đồ dùng, dụng cụ). - Công việc. III. MẠNG HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - Biết cảm ơn, xin lỗi. - Trẻ phân biệt được hình tròn, hình vuông to - nhỏ. - Làm quen với đất nặn: Nặn cánh hoa, nặn quả táo. - Biết yêu quí thiên nhiên và chăn sóc cây trồng. - Biết được tên gọi và hiểu được phần nào giá trị dinh dưỡng của rau, hoa, quả. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT * Phát triển vận động : - Thể dục: Tập với cành lá, cây cao, cây thấp, gieo hạt. - Vận động cơ bản: Trườn dưới vật, nhảy bật tai chỗ, nhảy xa, ném trúng đích. - Hoạt động ngoài trời: Quan sát rau, hoa, cây ăn quả. * Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe : - Tập rửa tay, tự xúc cơm ăn, ăn xong cất bát thìa vào đúng nơi qui định, không nói chuyện khi ăn, biết mời mọi người xung quanh ăn cơm, tự cầm cốc uống nước gọn gàng. CÂY VÀ NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Trò chuyện về các loại rau, hoa, quả. - Xem tranh ảnh về các loại rau, hoa, quả. - Đọc thơ: "Cây bắp cải","Quả thị". - Kể chuyện: "Quả thị", "Cây táo". PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MĨ - Âm nhạc: Nghe hát: "Ra vườn hoa em chơi", "Cò lả", "Lí cây xanh". - Hát: "Sắp đến tết rồi","Con chim hót trên cành cây". - Vận động theo nhạc: "Cùng múa vui", "Chim mẹ chim con". - Xâu vòng màu đỏ tặng búp bê. IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN TUẦN THỨ 11 CHỦ ĐỀ: CÂY VÀ NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP. CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: BÔNG HOA ĐẸP TẶNG CÔ 20/11 THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1 TUẦN : Từ ngày 19/11 -> 23/11/2012 A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết tập các bài tập phát triển cùng cùng cô. - Biết Trườn dưới vật, nhảy bật tai chỗ, nhảy xa, ném trúng đích, biết làm theo hướng dẫn của cô. - Biết tên gọi các loài cây, hoa, quả quen thuộc. - Biết một số đặc điểm nổi bật của một số loại cây, hoa, quen thuộc, gần gũi với trẻ. - Biết lợi ích của một số loài cây, hoa, quả, rau, củ.... - Tiếp tục làm quen với chế độ sinh hoạt ở lớp. - Khả năng nhận biết sự vật hiện tượng bằng các giác quan. - Biết tự kéo quần khi đi vệ sinh, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định... - Trẻ tìm hiểu khám phá về cây, hoa, quả quen thuộc, gần gũi với trẻ. - Biết giao tiếp bằng lời nói với cô trong sinh hoạt, vui chơi, học tập. - Trẻ nghe và hiểu lời nói những câu đơn giản. - Nghe các ngữ điệu, nhịp điệu khác nhau thông qua : Thơ, chuyện, lời nói trong giao tiếp. - Trẻ nói được những câu đơn giản- Biết đọc thơ và hát cùng cô. - Nói được tên bài thơ bài hát, câu chuyện. - Trẻ biết xâu vòng theo màu cùng cô, xâu theo màu ( Hai màu : Xanh, đỏ ) - Biết làm theo hướng dẫn của cô. - Nhận biết mùi vị của các loài quả, cách ăn một số loại quả (bóc vỏ, bỏ hạt. - Biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây. - Biết lễ phép chào hỏi. B. KẾ HOẠCH TUẦN THỨ THỜI ĐIỂM THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6 ĐÓN TRẺ THỂ DỤC SÁNG - Cô ân cần niềm nở đón trẻ vào lớp, trẻ chào cô, chào các bạn, chào bố, mẹ khi bố mẹ ra về. - Hướng trẻ chơi theo ý thích. - Trò chuyện với trẻ về các loài hoa quen thuộc, gần gũi với trẻ: Đây là gì ? Hoa gì ? Màu gì? Con thích hoa gì ?... - Xem tranh ảnh về các loài hoa. Tập với cành hoa HOẠT ĐỘNG HỌC LVPTTC: - Nhảy bật tại chỗ. LVPTNT: - Hoa hồng, hoa cúc. LVPTNN: - Thơ : Hoa nở. LVPTTC,KN XH VÀ TM: - Nghe hát : Ra vườn hoa em chơi. - VĐTN: Cùng múa vui. LVPTTC,KN XH VÀ TM: - Nặn cánh hoa. - NDKH: Chọn hoa xanh - đỏ. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TIẾP - Nu na nu nống -Dung dăng dung dẻ - Kéo cưa lừa xẻ - Chi chi chành chành - Dung dăng dung dẻ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát : Bông hoa - TCVĐ: Dung dăng dung dẻ. - Chơi tự do. - Quan sát : Vườn trường - Trò chơi : Bong bóng xà phòng. - Chơi tự do. - Quan sát : Thời tiết trong ngày. - Trò chơi : Trời nắng trời mưa. - Chơi tự do - Quan sát : Quan sát vườn trường - Trò chơi : Bong bóng xà phòng. - Chơi tự do : . - Quan sát : Thời tiết trong ngày. - Trò chơi : Trời nắng trời mưa. - Chơi tự do HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc đóng vai: Chơi với búp bê, bế em, cho em ăn nấu bột cho em. - Góc hoạt động với đồ vật : Xây vườn hoa, xâu hoa quả. - Góc nghệ thuật : Chơi dán dính, chơi với bóng, chơi với hình khối. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Ôn : Đi trong đường hẹp - TC : Bóng tròn to. - Xâu vòng màu xanh, đỏ. - Chơi : Tay đẹp. - Đọc thơ : Hoa kết trái cùng cô. - Chơi : Gieo hạt. - Nghe hát : Ra vườn hoa em chơi. - Đọc thơ: Mẹ và cô. TRẢ TRẺ - Vệ sinh cuối ngày : Rửa mặt, rửa tay cho trẻ. - Chơi tự do ở các góc nhẹ nhàng. - Trao đổi với phụ huynh hoạt động của trẻ trong ngày và một số công việc khác cần trao đổi. - Cô lấy đồ dùng cá nhân cho trẻ, trẻ chào cô, chào bạn ra về. C. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THỂ DỤC SÁNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Tập cho trẻ thở sâu, phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng thực hiện các bài tập theo yêu cầu của cô. II. CHUẨN BỊ: - Sân sạch phẳng, vòng, gậy thể dục, quần áo trang phục cô và trẻ gọn gàng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Khởi động : - Hôm nay trời nắng đẹp, chúng mình cùng ra vườn hoa chơi nhé. - Đi 1 - 2 vòng xung quanh lớp kết hợp các kiểu đi : Đi nhanh - chậm, đi bằng mũi chân, gót chân... - Đội hình vòng tròn. 2. Trọng động : Bài tập phát triển chung : "Tập với cành hoa" * Động tác 1: Tay: Vẫy hoa ( Tập 3 - 4 lần). - TTCB: ĐTN, 2 tay cần 2 cành hoa, thả xuôi. + Giơ hoa lên vẫy vẫy. + Trở lại tư thế chuẩn bị. * Động tác 2 : Động tác lưng, bụng (Tập 3-4 lần). - TTCB : Trẻ đứng tự nhiên, hai tay cầm 2 cành hoa, thả xuôi. - Cúi đặt chạm cành hoa xuống sàn. - Về tư thế chuẩn bị. * Động tác 3 : Động tác chân: "Trồng hoa" (Tập 2 - 3 lần) - TTCB : Trẻ đứng tự nhiên, hai tay cầm 2 cành hoa, thả xuôi. - Ngồi xổm gõ cành hoa xuống sàn. - Về tư thế chuẩn bị. 3. Hồi tĩnh : Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh lớp. - Trò chơi : Gieo hạt. D. HOẠT ĐỘNG GÓC: TRÒ CHƠI : CHƠI VỚI BÚP BÊ, BẾ EM, NẤU ĂN. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1.Góc phân vai: - Kiến thức : Biết yêu quí em, biết cách bế em, biết một số công dụng của đồ dùng. - Kĩ năng : Trẻ biết chơi với búp bê, biết cách bế em, xúc cho em ăn, lau miệng cho em. 2. Góc hoạt động với đồ vật : - Kiến thức : Nhận biết màu xanh, đỏ qua đồ chơi, xâu dây theo màu và gọi tên sản phẩm. - Kĩ năng : Biết xếp chồng xếp cạnh, trẻ biết cầm dây xâu thành vòng hoa. 3. Góc nghệ thuật : - Kiến thức : Trẻ biết chơi với vòng, bóng, chui qua cổng. II. CHUẨN BỊ: 1. Góc phân vai : - Búp bê, gường nôi cho búp bê, cốc, thìa, bát, khăn lau miệng. 2. Góc hoạt động với đồ vật : - Khối gỗ hình vuông, chữ nhật, tam giác đủ 3 màu, cây hoa, cây ăn quả, bộ xâu hoa. - Sách tranh truyện về đồ dùng gia đình. 3. Góc nghệ thuật : - Bóng nhựa, khối xốp. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Đăng kí góc chơi : + Cô đàm thoại với trẻ về chủ đề : - Trong lớp mình có những góc chơi nào ? - Con thích chơi ở góc chơi nào ? - Con rủ bạn nào cùng chơi ? - Con chơi trò chơi gì ? - Con lấy những đồ chơi nào ? ... + Cô chia trẻ về góc chơi. 2. Trải nghiệm thực tiễn : - Cô gợi ý cho trẻ tự nhận vai chơi. - Cô hướng dẫn trẻ các thao tác của vai chơi : Cách chăm sóc em bé, cho em bé ăn, nấu bột... - Với góc hoạt động với đồ vật : Cô quan sát đặt câu hỏi trẻ về màu sắc, tên gọi của sản phẩm trẻ vừa tạo ra. Đối với trẻ còn lúng túng, cô hướng dẫn cách thức hoạt động - Góc nghệ thuật : Cô hỏi trẻ về sản phẩm tạo hình của trẻ : Tên gọi, màu sắc,... - Góc vận động cô quan sát giúp đỡ trẻ lúc cần. 3. Đánh giá hoạt động chơi của trẻ : - Cô nhận xét từng nhóm chơi : Nhận xét trẻ trong quá trình chơi (Chơi chỗ nào được, chỗ nào chưa được, tuyên dương những trẻ chơi ngoan, tốt, nhắc nhở, động viên những trẻ chơi chưa được tốt. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ ĐỀ: CÂY VÀ NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP. CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: BÔNG HOA ĐẸP TẶNG CÔ 20/11 THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1 TUẦN : Từ ngày 19/11 -> 23/11/2012 THỨ HAI NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 2012 A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: Lĩnh vực phát triển thể chất : Thể dục: - BTPTC: Tập với cành hoa - VĐCB: Nhảy bật tại chỗ - TCVĐ: Con bọ dừa I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ được tên vận động "nhảy bật tại chỗ", "tập với cành hoa", trò chơi "con bọ dừa". - Biết làm theo hiệu lệnh của cô. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết nhún bật 2 chân và bật cao tại chỗ. - Rèn kỹ năng bò bằng 2 bàn tay và 2 đầu gối. - Phát triển ngôn ngữ phản xạ theo hiệu lệnh. 3. Thái độ: trẻ tích cực tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng cô: 1 con bướm bằng giấy. - Đồ dùng trẻ: Mỗi trẻ 2 cành hoa. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ đi thăm quan vườn hoa công viên. 2. Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm. 2.1. Khởi động: - Đi chạy nhẹ nhàng vòng quanh 1-2 vòng, các kiểu đi. Đến vườn hoa hái mỗi trẻ 2 bông hoa. 2.2. Trọng động: 2.2.1. Bài tập phát triển chung: "Tập với cành hoa". - ĐT tay: vẫy hoa (4 lần) + 2 tay cầm cành hoa, thả xuôi, giơ lên vẫy - ĐT lưng, bụng: (3-4 lần) + 2 tay cầm cành hoa thả xuôi cúi đặt chạm cành hoa xuóng sàn. - Động tác chân: trồng hoa (3 lần) + Ngồi xổm, gõ cành hoa xuống sàn. 2.2.2. Vận động cơ bản: "Nhảy bật tại chỗ" - Chúng mình vừa trồng được rất nhiều hoa nên có nhiều chú bướm bay lượn, chúng ta cùng chơi "Bắt bướm" nào! - Cô làm mẫu: + Lần 1:không phân tích. + Lần 2:vừa làm vừa phân tích giảng giải. - Khi nhảy lên bắt bướm 2 chân cô nhún xuống để lấy đà và bật thật cao lên để bắt bướm. + Cô làm lại lần 3 và cho 2 trẻ lên làm thử. + Cho trẻ thực hiện: - Cô mời từng tốp, 3 - 4 trẻ 1 lần, sau đó cho cả lớp cùng làm, cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Sau đó cô tặng cờ cho trẻ nào làm tốt. 2.2.3. Trò chơi "con bọ dừa": - Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi. - Cô con mình cùng làm con bọ dừa, vừa bò vừa đọc thơ "con bọ dừa", khi có hiệu lệnh thì nằm ngửa và kêu "ối, ối, ối". - Cho trẻ chơi vài lần sau đó cô nhận xét. 2.3. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng. 3. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động: - Chuyển tiếp hoạt động. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung: - Quan sát bông hoa - Trò chơi vận động: Gieo hạt - Chơi tự chọn: Nhặt lá I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ gọi tên và nhận biết được màu sắc của bông hoa. - Luyện tập vận động và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Yêu quí, chăm sóc và bảo vệ hoa. II. CHUẨN BỊ: - Hoa để trẻ quan sát. - Quần áo trang phục trẻ phù hợp với thời tiết. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Quan sát: - Cô và trẻ cùng hát "Màu hoa" - Chúng mình nhìn xem ở đây có gì ? - Đây là bông hoa gì - Hoa cúc màu gì ? - Ngửi xem có mùi gì ? - Sờ vào xem cánh nó như thế nào? - Còn đây là hoa gì ? - Hoa dâng giềng màu gì ? (màu đỏ có đẹp không...?) - Muốn có được nhiều hoa hàng ngày chúng mình phải làm gì? - Phải thường xuyên tưới hoa,không bẻ cành,ngắt lá... 2. Trò chơi: Cho trẻ chơi trò chơi: "Gieo hạt" thực hiện mỗi động tác kết hợp với lời ca: (Gieo hạt-nảy mầm-cây bật lá-cây nở hoa-cây ra quả-gió thổi cây nghiêng...) Chơi 2-3 lần sau đó nhận xét. 3. Chơi tự do: "Nhặt lá vàng bỏ vào thùng rác"... - Cô hướng dẫn và cùng chơi với trẻ. * Cô vệ sinh rửa mặt, rửa tay cho trẻ và chuyển tiếp hoạt động. C. NHẬT KÍ TRONG NGÀY 1. Tình trạng sức khỏe trẻ : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Thái độ, cảm xúc và hành vi của trẻ : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... THỨ BA NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2012 A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: Lĩnh vực phát triển nhận thức Tên bài : Hoa hồng, hoa cúc Nội dung kết hợp: Nghe đọc thơ "Hoa kết trái" I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Kiến thức: - Trẻ gọi tên và nhận biết được một số đặc điểm, đặc trưng của hoa hồng, hoa cúc. 2. Kỹ năng: - Luyện phát âm từ "Hoa hồng, Hoa cúc". - Phân biệt được một vài đặc điểm giống và khác nhau của hoa hồng và hoa cúc. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết yêu quí và bảo vệ các loại hoa. II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng cô và trẻ: 2 lọ hoa 1 cắm hoa hồng, 1 cắm hoa cúc. - 1 bó hoa gồm hoa đồng tiền và hoa mào gà. - 2 lẵng hoa:1 có gắn nơ đỏ và 1 gắn nơ vàng. - 2 bồn hoa có cắm sẵn các bông hoa:hoa hồng,cúc, đồng tiền,mào gà... - Cho trẻ ngồi ghế theo hình chữ u. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cả lớp cùng hát bài "Màu hoa", cô và trẻ cùng trò chuyện: - Các con ạ! Hôm nay là ngày sinh nhật của bạn Trang đấy, cô có một món quà để tặng bạn Trang đây này, các con có muốn biết đó là món quà gì không? - Cô mở hộp ra cho trẻ xem và hỏi trẻ: - Cô có quà gì đây? (lọ hoa) 2. Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm. * Quan sát Hoa cúc: - Các con xem lọ hoa này cắm những loại hoa gì ? - Đây là Hoa cúc, cùng phát âm "Hoa cúc", vài lần. - Hoa cúc có màu gì ? - Cô chỉ vào từng đặc điểm và hỏi trẻ: đâylà gì của hoa? (cuống, lá, cánh hoa, đài hoa...) - Hoa cúc rất đẹp,lá hoa màu gì? - Cánh hoa như thế nào? (cánh dài và cong, ở giữa có nhị hoa...) - Quan sát Hoa hồng: - Các con xem lọ hoa này có hoa gì đây? (Hoa hồng) - Hoa hồng màu gì? - Đây là phần gì của hoa?(cuống,lá, đài,cánh...) cuống, lá và đài hoa như thế nào? có màu gì? (có gai, xanh) - Cánh hoa như thế nào ? (to, tròn, cong ở giữa có nhụy...) - Ngửi xem hoa hồng có mùi gì? (mùi thơm) - So sánh Hoa cúc và Hoa hồng: - Cô có những hoa gì đây? (Hoa cúc, Hoa hồng) - Các con thấy hoa cúc và hoa hồng có điểm nào giống nhau ? (đều có cuống, lá, đài hoa, cánh hoa...đều là hoa rất đẹp). - Thế hoa cúc và hoa hồng khác nhau như thế nào ? (Hoa hồng màu đỏ, cánh to, thân có gai, hoa cúc màu vàng, cánh nhỏ,...) - Ngoài hoa hồng và hoa cúc ra, cô còn có rất nhiều hoa khác để tặng bạn Trang đấy, chúng mình xem có những hoa gì ? (Cô giới thiệu: đây là hoa đồng tiền, còn đây là hoa mào gà...chỉ vào từng loại hoa) - Trẻ quan sát và gọi tên cùng cô. - Ngoài những hoa này bạn nào còn biết những loại hoa gì nữa kể cô nghe nào! - Muốn có nhiều loài hoa để trang trí và làm cảnh chúng mình phải làm gì? (không bẻ cành, ngắt lá, hái hoa tươi, biết bảo vệ và chăm sóc hoa...) - Hôm nay cô mang tặng bạn Hương lọ hoa này chắc chắn bạn hương sẽ rất vui, thế các con có muốn tặng hoa mừng sinh nhật bạn Hương không ? Ta cùng ra vườn để hái nào! - Ôn luyện, củng cố: * Trò chơi: "Thi hái hoa" - Cô và trẻ ra vườn hái 1 bông hoa cúc,1 bông hoa hồng cô lần lượt hỏi trẻ: - Con hái được hoa gì?có màu gì?... (chơi vài lần rồi nhận xét). * Trò chơi: "Cắm hoa mừng cô" - Cô yêu cầu trẻ cắm hoa màu vàng hay màu đỏ vào lọ sau nhận xét. 3. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động. Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ: "Hoa kết trái" 1 lượt, sau đó nhận xét giờ học. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung: - Quan sát vườn trường. - Trò chơi vận động: "Bóng bóng xà phòng" - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời - vẽ phấn. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ nhận biết tên gọi của một số loại hoa trong vườn trường. - Biết trả lời đúng các câu hỏi của cô, làm theo hiệu lệnh của cô. - Trẻ đuợc vận động ngoài trời và hít thở không khí trong lành. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ - Sân sạch, phẳng. - Mô hình vườn hoa. - Dụng cụ thổi bong bóng. - Quần áo trang phục của trẻ phù hợp với thời tiết. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 1. Quan sát vườn trường : - Cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Dạo chơi" đi ra đến địa điểm quan sát và cô đàm thoại vơi trẻ : + Đây là cây hoa gì ? + Hoa có màu gì ? + Đây là gì ? Lá hoa có màu gì ? - Cây và hoa trong vườn trường có đẹp không ? - Ai là người chăm sóc cho hoa trong vườn trường ? - Vậy khi muốn có nhiều hoa đẹp chúng mình phải làm gì ? 2. Trò chơi vận động: "Bóng bóng xà phòng" - Cô thổi bong bóng trẻ nhảy lên bắt và đuổi bong bóng. - Nhận xét - Khen trẻ. 3. Chơi tự do : Chơi với đồ chơi ngoài trời - vẽ phấn. - Cô gợi mở để trẻ chọn trò chơi, cho trẻ chơi theo nhóm, cô gợi mở hướng dẫn trẻ cách chơi. - Cô quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ. * Cô cho trẻ về lớp vệ sinh rửa tay, mặt và chuyển tiếp hoạt động. C. NHẬT KÍ TRONG NGÀY 1. Tình trạng sức khỏe trẻ : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Thái độ, cảm xúc và hành vi của trẻ : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... THỨ TƯ NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2012 A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Tên bài :Thơ : Hoa nở I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Kiến thức : - Trẻ biết tên bài thơ "Hoa nở" - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên loài hoa có trong bài thơ. 2. Kĩ năng : - Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô to, rõ ràng. 3. Thái độ : - Trẻ yêu quí, chăm sóc, bảo vệ hoa. II. CHUẨN BỊ : - Tranh vẽ nội dung bài thơ "Hoa nở". - Hoa ®· t« mµu vµ hoa ch­a t« mµu. - Bót vµ c¸c tranh vÏ vÒ hoa ch­a t« mµu cho trÎ. III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài : "Màu hoa" - Các con vừa hát bài gì ? - Hoa có những màu gì ? Có những loại hoa hoa gì ? Con biết những loại hoa nào ? - Các con lắng nghe cô đọc bài thơ : "Hoa nở", các con lắng nghe xem là những hoa gì có trong bài thơ nhé. 2. Hoạt động 2 : Hoạt động trọng tâm. * Đọc thơ + Cô đọc bài thơ lần 1 : Đọc diễn cảm, kết hợp cử chỉ, điệu bộ. - Hỏi trẻ tên bài thơ. + Cô đọc lần 2 : Kết hợp tranh minh họa. * Đàm thoại với trẻ : - Cô vừa đọc bài thơ gì ? - Hoa cà màu gì ? - Hoa huệ màu ? - Hoa nhài như thế nào ? - Các loài hoa đua nhau làm gì ? + Cho trẻ đọc cùng cô : - Cả lớp đọc vài lần. - Tổ, nhóm, cá nhân đọc luân phiên nhau. - Cô động viên, khuyến khích, chú ý sửa sai cho trẻ. - Cả lớp đọc lần nữa. * Chúng mình vừa đọc bài thơ gì ? Các loài hoa nở có đẹp không ? - Các con có yêu hoa không ? Vì sao nào ? Vậy yêu hoa và để có nhiều hoa đẹp chúng mình phải làm gì ? - Giáo dục trẻ trồng, chăm sóc, bảo vệ hoa. * Nghe đọc thơ : "Hoa kết trái" 3. Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động. - Về góc tô màu bông hoa. chuyển tiếp hoạt động. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung : - Quan sát thời tiết trong ngày - Trò chơi vận động : "Trời nắng trời mưa" - Chơi tự do : Nhặt lá làm đồ chơi, vẽ phấn. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ được ra ngoài trời và hít thở không khí trong lành. - Trẻ nhận biết được trời nắng, mưa, dâm. - Ra nắng biết đội mũ, che ô... - Hứng thú chơi trò chơi. II. CHUẨN BỊ : - Quần áo, trang phục của trẻ phù hợp với thời tiết. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 1. Quan sát thời tiết trong ngày: - Cô cho trẻ đi thành hàng ra sân vừa đi vừa hát bài "Dạo chơi". - Các con ơi ông mặt trời đâu nhỉ ? - Con nhìn thấy ông mặt trời không ? - Thế ông mặt trời màu gì nào ? - Thế trời nắng hay trời mưa nào ? - Thế khi ra ngoài trời nắng chúng mình phải làm gì nhỉ ? - Vì sao nào ? - Nhắc trẻ ra nắng, mưa phải đội mũ, che ô... 2. Trò chơi vận động : "Trời nắng trời mưa" - Cô và trẻ vừa hát vừa chơi trò chơi "Trời nắng trời mưa" - Cô cùng chơi động viên, khuyến khích trẻ. - Chơi 2-3 lần. 3. Chơi tự do: - Cô gợi mở để trẻ chọn trò chơi, cô cho trẻ chơi theo nhóm, cô hướng dẫn, bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chơi. * Cô cho trẻ về lớp vệ sinh rửa tay cho trẻ và chuyển tiếp hoạt động. C. NHẬT KÍ HÀNG NGÀY 1. Tình trạng sức khỏe trẻ : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Thái độ, cảm xúc và hành vi của trẻ : ..............................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docchu de nhom 2436 thang.doc