I. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận và nêu lên một số nghề phổ biển, truyền thống của địa phương.
- Có thể nói được câu dài và kể chuyện về một số nghề gần gũi quen thuộc.
II. Phát triển nhận thức:
- Biết được trong xã hội có nhiều nghề và ích lợi của các nghề trong cuộc sống.
- Phân biệt được một số nghề phổ biến; nghề truyền thống của địa phương qua một số đặt điểm nỗi bật.
- Phân loại dụng cụ và sản phẩm của một số nghề .
- Nhân biết số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5.
III. Phát triển thẩm mỹ:
- Biết hát và vận động theo nhạc và một số nghề nghiệp.
- Biết phối hợp đường nét,màu sắc hình dáng: vẽ, nặn ,xé dán,xếp hình tạo thành sản phẩm về các nghề.
IV. Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội:
- Biết yêu quý người lao động.
- Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm sản phẩm của người lao động.
- Biết được mọi người trong xã hội đều có lợi và đáng trân trọng.
64 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8105 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ điểm: “ước mơ của bé” (thưc hiện trong 05 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm:
“ƯỚC MƠ CỦA BÉ”
(Thưc hiện trong 05 tuần từ 08/11 đến ngày 10/12/ 2010)
MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐIỂM:
“ƯỚC MƠ CỦA BÉ”
@&?
I. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận và nêu lên một số nghề phổ biển, truyền thống của địa phương.
- Có thể nói được câu dài và kể chuyện về một số nghề gần gũi quen thuộc.
II. Phát triển nhận thức:
- Biết được trong xã hội có nhiều nghề và ích lợi của các nghề trong cuộc sống.
- Phân biệt được một số nghề phổ biến; nghề truyền thống của địa phương qua một số đặt điểm nỗi bật.
- Phân loại dụng cụ và sản phẩm của một số nghề .
- Nhân biết số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5.
III. Phát triển thẩm mỹ:
- Biết hát và vận động theo nhạc và một số nghề nghiệp.
- Biết phối hợp đường nét,màu sắc hình dáng: vẽ, nặn ,xé dán,xếp hình tạo thành sản phẩm về các nghề.
IV. Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội:
- Biết yêu quý người lao động.
- Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm sản phẩm của người lao động.
- Biết được mọi người trong xã hội đều có lợi và đáng trân trọng.
V. Phát triển thể chất:
- Biết được lợi ích của việc ăn uống đầy đủ chất.
- Làm tốt 1 số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.
- Có kỹ năng và giữ thăng bằng trong 1 số vận động: đi khụy gối, chạy nhanh, bật nhảy, bò, trườn hoặc mô phỏng một số nghề trong lao động.
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG VÀ HỌC LIỆU
@&?
- Tranh ảnh về 1 số nghề.
- Giấy, kéo, bút chì, bút màu, đất nặn, hồ.
- Góc tranh chủ điểm: ”lớn lê bé làm gì?”.
- Một số trò chơi, bài hát, thơ, truyện,... liên quan đến chủ điểm quen thuộc.
KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề: ”LỚN LÊN BÉ THÍCH LÀM GÌ?” Tuần 1: từ ngày 08/11 đến ngày 12/11/2010
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
ĐOÁN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC SÁNG
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LVPTTM:
Dạy vận động: “Làm chú bộ đội”.
LVPTNN:
Thơ: “Chú giải phóng quân”.
LVPTTC -KNXH:
Tìm hiểu về một số nghề phổ biến.
LVPTNT:
Nhận biết số 3
LVPTTC:
- Bò theo đường ziczắc.
HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Góc phân vai: Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân.
- Góc xây dựng: Xây cửa hàng ăn uống.
- Góc tạo hình: Làm tranh chủ đề và tô màu tranh.
- Góc phân vai: Y tá phát thuốc cho bệnh nhân nghèo.
- Góc xây dựng: Xếp hình doanh trại.
- Góc thư viện: Làm sách tranh truyện về nghề.
- Góc thư viện: Xem tranh kể chuyện về một số nghề.
- Góc tạo hình: Tô màu một số đồ dung, dụng cụ của nghề.
- Góc toán tin: Làm quen với máy tính.
- Góc nghệ thuật: Hát múa biểu diễn nhữnh bài hát về một số ngành nghề.
- Góc tạo hình: Vẽ chú bộ đội.
- Góc phân vai: Bé đóng vai cô giáo, các bạn làm học trò.
- Góc nghệ thuật: Chơi với các dụng cụ âm nhạc.
- Góc toán: TCHT: Làm quen với toán.
- Góc thiên nhiên: Xếp sản phẩm theo đúng nghề.
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Dạy trẻ hát Chú bộ đội.
- Nêu gương
- Ôn thơ: ”Chú giải phóng quân”.
- Nêu gương
- Chơi tự do.
- Nêu gương
- Ôn số 3
- Nêu gương
- Cô kể chuyện trẻ nghe: Thần sắt.
- Nêu gương
Vệ sinh, trả trẻ
Nhận xét
Thứ hai ngày 03 tháng 11 năm 2010
* ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN
- Đón trẻ, hướng dẫn trẻ cất dọn đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện với trẻ về một số nghề thông dụng.
Chơi tự do, cô bao quát trẻ.
* THỂ DỤC SÁNG
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ biết được các động tác cơ bản theo dự hướng dẫn của giáo viên.
2. Kỹ năng: Thao tác đúng các động tác và phối hợp tay chân một cách nhịp nhàng.
3. Giáo dục: Phải thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh,các cơ được mềm dẻo.
II. Chuẩn bị:
Sân rộng và nhạc để tập.
III. Tiến hành:
1. Khởi động: Cho trẻ đi bộ kết hợp kiễng gót chân,đi bằng gót chân,đi kết hợp chạy,..., cho trẻ về tổ đứng thành hàng ngang.
2. Trọng động:
A. Hô hấp: “Ngửi hoa”.
Đưa hai tay ra trước làm động tác hái hoa, sau đó đưa tay lên mũi và nói thơm quá, đưa hai tay dang ngang.
B. Tay: “Xoay bả vai”.
Đưa chân rộng bằng vai, gập khủy tay(ngón tay chạm bả vai) xoay vòng từ trước ra sau rồi trở lại.
C. Chân: “Ngồi khụy gối”
Hai chân sang ngang bằng vai, hai tay đưa sang ngang(lòng bàn tay ngửa), ngồi khụy gối, hai tay đưa ra trước(lòng bàn tay sấp).
D. Bụng: “Ngồi duỗi chân, quay người sang bên 900”.
Ngồi duỗi chân quay người sang trái thì bàn tay phải chạm vào bàn tay trái, quay sang phải thì bàn tay trái chạm vào tay phải, chân duỗi thẳng.
E. Bật: “Tiến về trước”.
Đứng tay chống hông, bật tiến về trước và quay người lại bật trở lại vị trí củ.
III. Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi thành vòng tròn nhẹ nhàng, thả lỏng hay tay và hít thở nhẹ nhàng.
Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ:
ĐỀ TÀI: Vận động “LÀM CHÚ BỘ ĐỘI”
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức: m- Trẻ thuộc bài hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả “Hoàng Long”.
- Trẻ hiểu và thích thú khi nghe cô hát bài “Màu áo chú bộ đội”.
2. Kỹ năng:- Múa nhịp nhàng theo lời bài hát, thể hiện tính chất hành khúc.
- Phát triển tai nghe âm nhạc và rèn luyện trí nhớ âm nhạc cho trẻ
3. Giáo dục: Giáo dục trẻ biết kính yêu và biết ơn chú bộ đội.
III/ CHUẨN BỊ:
* CÔ: - Máy cát-sét, đĩa bài hát Màu áo chú bộ đội.
- Tranh ảnh chú bộ đội.
- Mũ, áo bộ đội làm trang phục.
* TRẺ: - Cô vẽ một số vòng tròn tùy vào số lượng trẻ của lớp, mỗi vòng cách xa nhau.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
1. Hoạt động 1: ÔN BÀI HÁT “LÀM CHÚ BỘ ĐỘI”
- Cô có bức tranh gì đây? Chú bộ đội làm nhiệm vụ gì?
- Hôm nay cô và các con cùng hát lại bài hát Làm chú bộ đội” để ca ngợi các chú bộ đội, những người làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
- Cô hát lần 1.
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Bài hát nói về ai?
- Chú bộ đội làm nhiệm vụ gì?
- Tóm nội dung: Bài hát nói về một em bé thích làm chú bộ độ cầm sung, chân bước 1,2 để bảo vệ Tổ quốc.
- Cả lớp hát cùng cô.
- Để bài hát hay hơn, cô sẽ dạy cho các con múa bài hát Làm chún bộ đội.
2. Hoạt động 2: DẠY VẬN ĐỘNG “LÀM CHÚ BỘ ĐỘI”
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
- Lần 2 giải thích:
+ Động tác 1: “Em thích làm chú bộ đội” Hai tay vung tự nhiên, chân giậm đều theo nhịp bài hát.
+ Động tác 2: “Bước 1,2…,1,2…”: Chân giậm đều, hay tay giả làm động tác bồng sung trên vai.
- Cả lớp vận động theo cô 2-3 lần.
- Mời từng tổ hát múa.
- Mời nhóm hát, múa.
- Cô quan sát, sửa sai cho trẻ và giúp đỡ những trẻ gặp khó khăn.
- Cô mời 1 vài cá nhân hát, múa.
- Hôm nay lớp mình ai cũng học giỏi, nên cô sẽ thưởng cho các con bài hát Màu áo chú bộ đội.
3. Hoạt động 3: NGHE HÁT
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe lần 1.
- Cô vừa cho các con nghe bài hát gì?
- Nghe lần 2 cô giải thích:
* Màu xanh trong lời ca bài hát là màu áo truyền thống của các chú bộ đội, đồng thời là màu xanh của sự sống, của tương lai. Các con hãy xem cô đội mũ, mặc áo bộ đội làm động tác đi
hành quân.
* GD: Các con phải biết ơn và kính trọng chú bộ đội bằng cách học thật giỏi, chơi thật ngoan
và biết nghe lời ba me, cô giáo.
4. Hoạt động 4: TRÒ CHƠI ÂM NHẠC ”Ai nhanh nhất”
- Luật chơi:
+Khi nào cô hát to và nhanh thì trẻ mới được chạy vào vòng, nếu cô chưa hát to mà trẻ tự chạy vào vòng trước hiệu lệnh sẽ bị phạt.
+ Mỗi trẻ chỉ được vào một vòng tròn.
- Cách chơi:
+ Cô vừa hát vừa gõ trống lắc nhỏ mà chậm thì tất cả trẻ đi ngoài vòng tròn. Khi nào cô hát lớn và to hơn thì tất cả trẻ phải chạy nhanh vào vòng tròn.
+ Trẻ nào chạy chậm không có vòng tròn thì lần sau phải cố gắng chạy nhanh hơn.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
5. Hoạt động 5: KẾT THÚC
Cho trẻ vào hoạt động góc.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, y tá phát thuốc cho bệnh nhân nghèo, bé đóng vai cô giáo, các bạn làm học trò.
- Góc xây dựng: Xây cửa hàng ăn uống, xếp hình doanh trại.
- Góc tạo hình: Làm tranh chủ đề và tô màu tranh, tô màu một số đồ dung, dụng cụ của nghề, vẽ chú bộ đội.
- Góc thư viện: Làm sách tranh truyện về nghề, xem tranh kể chuyện về một số nghề.
- Góc toán tin: Làm quen với máy tính, làm quen với toán.
- Góc thiên nhiên: Xếp sản phẩm theo đúng nghề.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Sinh hoạt đầu tuần.
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
- Trò chơi Thả đĩa ba ba .
+ Luật chơi: Cháu làm đĩa tìm cách bắt người qua sông, chỉ bắt khi người đó chưa tới bờ.
+ Cách chơi: Các con đĩa đứng giũa sông, các trẻ khác đứng ngoài vạch và tìm cách để lội qua sông, sao cho các con đĩ không bắt được mình. Khi qua sông đọc: Qua sông – về sông – trồng cây – ăn quả - nhả hột.
- Trò chơi Cảnh sát giao thông.
- Chơi với thiết bị chơi ngoài trời.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Dạy trẻ hát Chú bộ đội.
- Cô kể chuyện trẻ nghe: Thần sắt.
- Ôn số 3.
- Ôn thơ: ”Bé làm bao nhiêu nghề?”.
- Chơi tự do.
- Nêu gương.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ ba ngày 09 tháng 11 năm 2010
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
ĐỀ TÀI: “CHÚ GIẢI PHÓNG QUÂN”
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CÂU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ Chú giải phóng quân của tác giả Cẩm Thơ
- Thể hiện qua cử chỉ, nét mặt, điệu bộ khi đọc thơ.
- Trẻ biết ngồi đúng tư thế.
2. Kỹ năng:
- Phát triển trí nhớ có chủ đích của trẻ.
- Trẻ biết đọc thơ diễn cảm.
- Trẻ dùng kỹ năng quan sát, lắng nghe để thuộc bài thơ.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết kính trọng và yêu thương các chú giải phóng quân.
II/ CHUẨN BỊ:
* CÔ: - Tranh bài thơ “Chú giải phóng quân”.
- Một số dụng cụ của chú giải phóng quân.
* TRẺ: - Bút màu.
- Tranh chữ còn thiếu.
- Một số tranh tương ứng với tranh chữ còn thiếu.
- Một số dụng cụ của chú giải phóng quân.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
1. Hoạt động 1: TRÒ CHUYỆN
- Hát Chú bộ đội.
- Chúng ta vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát mói về ai?
- Chú bộ đội có nhiệm vụ làm gì?
- Bạn nào biết chú giải phóng quân gồm có những dụng cụ nào?
- Cô cho trẻ xem một số đồ dụng và dụng cụ của chú giải phóng quân.
- Các con có yêu quý chú bộ đội không?
- Cô có bài thơ nói đến một chú cũng có nhiệm vụ giống chú bộ đội nhưng bài thơ cô nói đến là Chú giải phóng quân.
2. Hoạt động 2: DẠY TRẺ ĐỌC THƠ
- Cô đọc lần 1 diễn cảm không giải thích.
- Hỏi trẻ: Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Lần 2 cho trẻ xem tranh thơ Chú giải phóng quân
- Giải thích từ:
+ Đi tuyền tuyến là chú đi giữ biên giới không giặc xâm lắng vào nước, giữ cho nước ta hòa bình.
+ Ba lô con cóc là ba lô nhỏ chú quải ở phía sau lưng để quần áo.
+ Mũ là nón; nón tai bèo là nón có vành rộng giống nón bo của chúng ta thường đội.
- Cả lớp đọc theo cô từ 3-4 lần.
* Giáo dục: Các con phải biết yêu quý các cô chú đã giữ cho chúng ta được hòa bình, nhờ các chú mà các con được đến trường. Vì vậy các con phải cố gắng học thật giỏi mới đáp lại công ơn của các cô chú ngoài biên cương.
- Cho trẻ đọc từ khó.
- Cho từng nhóm, tổ đọc thơ.
- Cô cho từng tổ thay phiên nhau đọc.
- Cả lớp đọc lại.
- Nhóm bạn trai đọc, bạn gái vỗ tay theo nhịp.
- Nhóm bạn gái đọc thơ.
- Mời cá nhân đọc.
3. Hoạt động 3: Trò chơi
* Trò chơi: “Gắn tranh theo trình tự nội dung bài thơ”.
* Luật chơi: Gắn tranh theo trình tự từ trên xuống, không được gắn từ dưới lên trên. Đội nào gắn sai thì phải làm lại.
- Bạn đầu hang lên gắn xong về cuối hang đứng, nếu bạn nào gắn rồi lên gắn nửa trong khi bạn chưa lên thì đội đó sẽ thua.
* Cách chơi: Cô cho trẻ chia lớp thành 4 tổ đứng thành 4 hàng dọc:
- Cô đã chuẩn bị tranh nội dung của bài thơ treo trên bảng.
- Lần lượt từng trẻ của từng đội thay phiên nhau lên gắn tranh.
- Đội nào gắn đúng trình tự nội dung bài thơ sẽ thắng cuộc.
- Cô quan sát trẻ. Khi trẻ gắn xong cô và trẻ cùng kiểm tra xem trong quá trình bạn thực hiện có đúng như luật chơi không?
* Trò chơi: “Thi xem ai đúng mà nhanh”.
- Luật chơi: Mỗi trẻ chỉ được lấy một đồ dùng, khi nào bạn về đến hàng mình thì bạn kế tiếp mới được chạy lên.
- Cách chơi: Cô để trong rổ một số đồ dùng của chú giải phóng quân và một số đồ dùng khác.
Chia lớp thành 2 đội:
+ Hai bạn ở đầu hàng của hai đội chạy thật nhanh lên lấy một đồ dùng của chú giải phóng quân và đem về để vào rổ của mình.
+ Khi nào bạn đầu hàng lấy được một đồ dùng thì bạn ở phía dưới mới được chạy lên tiếp. cứ như vậy cho đến khi hết thì thôi.
+ Cô và trẻ cùng nhận xét xem đội nào nhanh và đúng. Cô tuyên dương trẻ.
- Cho cả lớp đọc lại bài thơ “Chú bộ đội”.
4. Hoạt động 4: KẾT THÚC
Hát Làm chú bộ đội.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Y tá phát thuốc cho bệnh nhân nghèo.
- Góc xây dựng: Xếp hình doanh trại.
- Góc thư viện: Làm sách tranh truyện về nghề.
BJB
F
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2010
Lĩnh vực phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội:
ĐỀ TÀI: “TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN”
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức: - Trẻ biết một số nghề phổ biến trong xã hội như: Nghề bác sĩ, bộ đội, nghề lái xe,….
- Biết được trong xã hội có nhiêu nghề khác nhau.
- Biết được những dụng cụ và sản phẩm mà nghề đó tạo ra.
2. Kỹ năng: - Trả lời được các câu hỏi của cô một cách rõ, ràng, mạch lạc.
- Rèn khả năng quan sát và chú ý có chủ định.
3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ biết yêu quí và tôn trọng những người lao động, yêu lao động. Nghề nào cũng có ích cho con người.
II. CHUẨN BỊ:
CÔ: + Tranh một số nghề: Nghề y, bộ đội, công an, lái xe,…..trên vi tính.
+ Một số hình ảnh về dụng cụ của nghề.
TRẺ: + Mỗi trẻ có lô tô về sản phẩm của các nghề: Nghề y, bộ đội, lái xe,…..
+ Một số đồ dùng đồ chơi về 1 số nghề.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1. Hoạt động 1: TRÒ CHUYỆN
- Hát “Ba em là công nhân lái xe”
- Bài hát nói về ai? Ba làm nghề gì? Ba lái xe đưa ai?
- Chú công nhân, bác thợ xây, anh bộ đội đi đâu?
- Vậy bác, chú, anh làm nghề gì?
- Ngoài các nghề vừa kể, các con còn biết nghề gì nửa?
- Cô tóm lại ý trẻ.
2. Hoạt động 2: GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGHỀ
* NGHỀ Y: còn gọi là Bác sĩ, y tá, hộ lí
- Các con có biết khi mọi người bị bệnh, bị ốm thì người ta phải đi đến đâu để khám và điều trị?
- Ai sẽ là người khám bệnh cho bênh nhân?
- Xem đây là hình ảnh của nghề gì?
- Tại sao con biết đây là nghề y? Bác sĩ thường làm những công việc gì?
- Để khám chữa bệnh thì Bác sĩ cần có những dụng cụ gì?
- Các con thấy nghề bác sĩ như thế nào? Vì sao lại cần thiết?
- Xem tranh về y tá, hộ lí.
* GD: Đúng rồi, nghề Bác sĩ rất cần thiết cho chúng ta, giúp chúng ta khỏi bệnh, đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình. Vì vậy, các con phải yêu mến và biết ơn các Bác sĩ, y tá đã chữa khỏi bệnh cho mọi người.
* NGHỀ CÔNG AN: còn gọi là cảng sát
- Ai giữ cho chúng ta luôn được an toàn về giao thông và bắt trộm cướp?
- Chú công an thì làm nghề gì?
- Gồm có những công an nào?(công an đường phố, cảnh sát giao thông, công an cứu hỏa,…).
- Xem đây là ai? Trang phục của chú công an có màu gì?
- Chú công an có những dụng cụ nào?
- Chú công an có giúp chúng ta điều gì không?
* CHÚ BỘ ĐỘI: - Cô đọc câu đố: Ai nơi hải đảo biên cương
Giệt thù giữ nước, coi thường khó khăn?
- Chú bộ đội làm nhiệm vụ gì?
- Các con xem đây là ai? Trang phục của chú bộ đội màu gì? Dụng cụ của chú bộ đội là gì?
* Các con được ngồi ở đây học là nhờ vào ai? Các con có yêu quý chú bộ đội không? Để đáp đền chú bộ đội các con phải học thật giỏi, phải ngoan, biết nghe lời.
- Nảy giờ cô cho các con xem về nghề gì?
- Ngoài những nghề mình vừa xem, các con còn biết nghề gì nửa?
- Cô mở rộng cho trẻ xem một số nghề: Nghề lái xe, thợ điện, thợ hàn, sữa xe,….
3. Hoạt động 3: TRÒ CHƠI
* Trò chơi 1: “Tìm dụng cụ theo nghề”:
- Luật chơi: Mỗi trẻ chỉ được lấy một dụng cụ, chơi theo luật tiếp sức.
- Cách chơi: Cô chuẩn bị ba băng giấy trên mỗi băng giấy có hình ảnh của hai nghề và 1 số dụng cụ của nghề: Nhiệm vụ của mỗi đội là tìm đúng dụng cụ của nghề và dán vào đúng cột của mình,sau đó chạy nhanh về đập tay vào bạn kế tiếp.
Đội 1
Công an Bộ đội
Đội 2
Nghề y Bộ đội
Đội 3
Công an Nghề y
- Trò chơi được bắt đầu và kết thúc bằng bài hát. Đội nào dán trước thì đội đó thắng.
- Cô bao quát và quan sát trẻ, khi trẻ thực hiện xong cô cùng cả lớp nhận xét trẻ.
* Trò chơi 2: “Tam sao thất bản”
- Luật chơi: Mỗi trẻ chỉ được lấy một đồ chơi để vào rổ đội mình, ai để sai sẽ thuộc về đội bạn.
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội, cô nói nhỏ với ba bạn đầu hàng lấy 1 đồ dùng của 1 nghề, thì trẻ về nói với bạn của đội mình và truyền tin đến hết bạn.
+ Bạn cuối cùng, lên lấy 1 đồ dùng mà cô đã nói như lúc đầu, rồi về đầu hàng đứng.
+ Bạn cuối hàng tiếp tục chạy lên để lấy tin từ cô là đội mình lấy đồ chơi gì?
+ Khi nào cô nói hết giờ thì tất cả dừng lại.
+ Cô và trẻ cùng kiểm tra xem đội nào lấy đúng và nhanh thì đội đó thắng.
4. Hoạt động 4: KẾT THÚC
Cô và trẻ cùng đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề?”.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc thư viện: Xem tranh kể chuyện về một số nghề.
- Góc tạo hình: Tô màu một số đồ dung, dụng cụ của nghề.
- Góc toán tin: Làm quen với máy tính.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2010
Lĩnh vực phát triển nhận thức:
ĐỀ TÀI: LÀM QUEN SỐ 3
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết nhóm đồ vật có số lượng là 3.
- Nhận biết số 3.
- Luyện tập so sánh chiều rộng.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho kỹ năng đếm, tạo nhóm có 3 đối tượng.
- Rèn kỹ năng so sánh chiều rộng hai đối tượng.
- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Ngôn ngữ: Nói to, rõ rang, nói đủ câu, biết diễn đạt theo ý mình.
- Thuộc một số bài hát về chủ đề.
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú học tập cùng cô, có ý thức học tập tốt.
II. CHUẨN BỊ:
* CÔ:
- Một số nhóm đồ chơi có số lượng 2, 3, 4 được bày xung quanh lớp.
- Đồ dùng của cô giống trẻ nhưng lớn hơn.
* TRẺ:
- Mỗi trẻ 1 băng giấy màu đỏ, 3 băng giấy màu vàng bằng nhau.
- Một băng giấy màu vàng hẹp hơn.
- Một bộ thẻ số gồm các chữ số 1, 2, 3, 4.
- Thẻ chấm tròn từ 1 đến 3.
- Thẻ đồ dùng, đò chơi có số lượng từ 1 đến 3.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1. Hoạt động 1: ỔN ĐỊNH, LUYỆN TẬP NHẬN BIẾT SỐ 3
- Các con thích đồ chơi nào nhất trong lớp? Đồ chơi đó được để ở góc nào?
- Khi các con chơi sử dụng đồ chơi như thế nào?
- Khi chơi có được chơi một mình không hay chơi cùng bạn?
- Giáo dục: Khi các con chơi phải giữ gìn đồ chơi, nhường nhịn bạn và biết chia sẻ đồ chơi cho bạn, không được chơi một mình.
- Các con hãy tìm cho cô 3 đồ dùng của nghề bác sĩ, 3 đồ dùng của nghề nông, 3 đồ dùng của chú công an.
- Ngoài ra, còn có những đồ dùng nào có số lượng là 3 nửa?
- Bây giờ các con chơi trò chơi “Xem ai đếm đúng?”.
+ Cô để đồ dùng vào trong cái túi và cho trẻ sờ vào túi đếm xem có bao nhiêu đồ chơi trong túi?
+ Bạn nào đếm đúng và nhanh là thắng.
2. Hoạt động 2: NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 3, SO SÁNH CHIỀU RỘNG
- Các con thấy trong rổ của mình có gì? Băng giấy màu gì?
- Có mấy băng giấy màu vàng, mấy băng giấy màu đỏ?
- Giữa băng giấy màu vàng và màu đỏ như thế nào với nhau?
- Hãy tìm cho cô những băng giấy màu vàng rộng bằng băng giấy màu đỏ, đặt sang bên phải của con.
- Có mấy băng giấy màu vàng hẹp hơn băng giấy đỏ?
- Con lấy băng giấy màu vàng đặt sang bên trái của con.
- Đếm xem có mấy băng giấy màu vàng rộng bằng băng giấy màu đỏ?
- Hãy tìm xem các nhóm đồ dùng, đồ chơi có số lượng bằng với số lượng băng giấy bên phải con.
- Những nhóm này như thế nào với nhau? Có bằng nhau không? Bằng mấy?
- Tương ứng với số mấy?
- Con hãy tìm số tương ứng đặt vào nhóm có số lượng là 3.
- Cô giơ chữ số từ 1 đến 3 lên và trẻ giơ ngón tay tương ứng của mình.
- Cô giơ bất kì 1 số từ 1 đến 3 trẻ cũng làm như trên.
3. Hoạt động: LUYỆN TẬP
- Chơi trò chơi “Tìm nhà”.
* LUẬT CHƠI: Trẻ về đúng nhà có số chấm tròn giống với số thẻ mình cầm trên tay và thực hiện theo yêu cầu của cô.
* CÁCH CHƠI:
- Phát cho mỗi trẻ một chấm tròn có số lượng từ 1 đến 3 tương ứng với những ngôi nhà.
- Xung quanh lớp cô treo bốn ngôi nhà có số tương ứng từ 1 đến 3.
- Cho trẻ vừa đi vừa hát bất kì một bài hát nào, khi có hiệu lệnh của cô Tìm nhà thì trẻ tìm về đúng ngôi nhà có số tương ứng với số thẻ trẻ cầm trên tay.
- Cô lại từng nhóm xem trẻ có về đúng ngôi nhà của mình không?
- Cô hỏi trẻ trên tay con cầm thẻ số mấy? Vậy ngôi nhà của con có mấy chấm tròn?
- Con về đúng chưa?
- Trẻ nào chưa về đúng nhà cô gợi ý cho trẻ về đúng ngôi nhà của mình.
4. Hoạt động 4: KẾT THÚC
Cho trẻ vào chơi ở các góc.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc nghệ thuật: Hát múa biểu diễn nhữnh bài hát về một số ngành nghề.
- Góc tạo hình: Vẽ chú bộ đội.
- Góc phân vai: Bé đóng vai cô giáo, các bạn làm học trò.
BJB
F
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010
Lĩnh vực phát triển thể chất:
ĐỀ TÀI: “BÒ THEO ĐƯỜNG ZÍC - ZẮC”
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kến thức:
- Dạt trẻ biết bò theo đường zíc - zắc.
- Biết lấy đồ chơi theo yêu cầu để vào trong rổ.
2. Kỹ năng:
- Bò nhanh mà không chạm vào đường zíc – zắc.
- Thuộc thơ Đồ chơi
3. Giáo dục:
- Đoàn kết, không tranh giành đồ chơi với bạn, mạnh dạn, tự tin.
II. CHUẨN BỊ:
* CÔ:
Sân rộng, sạch và nhạc.
* TRẺ:
- Vật chuẩn làm hai đường zíc zắc(cô có thể vẽ hoặc dùng bất kì cái gì có thể suwr dụng được).
- Một số đồ chơi về chủ điểm.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Cho trẻ đi bộ kết hợp kiễng gót chân,đi bằng gót chân,đi kết hợp chạy,..., cho trẻ về tổ đứng thành hàng ngang.
2. Hoạt động 2: TRỌNG ĐỘNG
2.1 BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG:
E. Bật: “Tiến về trước”.
D. Bụng: “Ngồi duỗi chân, quay người sang bên 900”.
C. Chân: “Ngồi khụy gối
B. Tay: “Xoay bả vai”.
A. Hô hấp: “Ngửi hoa”.
2.2 VẬN ĐỘNG CƠ BẢN: “Bò theo đường zíc zắc”
- Cho lớp đứng thành hai hàng dọc ngồi đối diện nhau:
X X X X X X X X X X X X X
Về đích
Xuất phát
X X X X X X X X X X X X X
- Cô mời một trẻ lên thực hiện mẫu theo lời hướng dẫn của cô cho cả lớp xem.
- Cô giải thích cách bò: Khi các con bò không được chạm vào đường zíc zắc hoặc vạch mà cô đã vẽ, phải bò theo đường mà cô đã vẽ.
- Lần lượt cô cho từng trẻ của hai hàng lên thực hiện.
- Cô quan sát trẻ bò nếu trẻ nào bò sai cho trẻ thực hiện bò lại.
- Trẻ thực hiện hết, cô cho trẻ bò thi đua với nhau.
- Hai đội thi đú bò xem đội nào bò nhanh và không chạm vào đường zíc zắc thì đội đó thắng.
- Cho trẻ thi đú với nhau 1-2 lần.
* GD: Khi các con bò không được ăn dang, nếu mình bò sai phải quay lại bò từ đầu.
2.3 TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG:
- Bây giờ để biết rõ hơn đội nào nhanh, cô để rổ đồ chơi trong rổ.
- Luật chơi: Mỗi lần bò theo đường zíc zắc mỗi bạn chỉ lấy được một đồ chơi và không được chạm vào đường zíc zắc. Nếu đội nào phạm luật đội sẽ thua.
- Cách chơi:
+ Mỗi bạn đầu hàng bò lên lấy đồ chơi xong về cuối hàng ngồi, khi nào đội mình hết bạn mới đến lượt mình cho đến khi nào cô ói hết thời gian.
+ Hai đội thi nhau lên lấy đồ chơi về để vào trong rổ của mình, đội nào lấy được nhiều hơn thì đội đó sẽ thắng.
- Cô và trẻ cùng dẹp đồ chơi, vừa dọn vừa đọc bài Đồ chơi.
3. Hoạt động 3: HỒI TĨNH
Cho trẻ đi thành vòng tròn nhẹ nhàng, thả lỏng hay tay và hít thở nhẹ nhàng.
X X X
X X
X X
X X
X X X
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc nghệ thuật: Chơi với các dụng cụ âm nhạc.
- Góc toán: TCHT: Làm quen với toán.
- Góc thiên nhiên: Xếp sản phẩm theo đúng nghề.
BJB
I
KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề: ”NGÀY TẾT CỦA CÔ” Tuần 2: từ ngày 15/11 đến ngày 19/11/2010
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
ĐOÁN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC SÁNG
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LVPTNN:
-Truyện: “Món quà của cô giáo”.
LVPTNT:
“Làm quen với nghề dạy học”.
LVPTTM:
“Vẽ hoa tặng cô”.
LVPTTC - KNXH
-Trò chuyện về ngày Tết của cô.
LVPTTC:
“Ném trúng đích thẳng đứng”.
HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Góc phân vai: Cô giáo dạy các cháu múa, hát, đọc thơ, kể chuyện.
- Góc xây dựng: Xây trường mầm non.
- Góc tạo hình: Làm sách tranh truyện về một ngày của bé.
- Góc phân vai: Bán đồ dùng học tập phục vụ cho GV và HS.
- Góc xây dựng: Lắp ghép các dụng cụ của nghề GV(bàn, ghế, bảng,….).
- Góc thư viện: Tô màu các hình ảnh về hoạt động của cô giáo.
- Góc thư viện: Xem tranh kể chuyện về một số nghề.
- Góc tạo hình: Xé, dán hoa tặng cô.
- Góc toán: Tô màu số 2.
- Góc nghệ thuật: Hát múa tặng cô ngày 20/11.
- Góc tạo hình: Nặn đồ dùng của cô giáo.
- Góc phân vai: Mẹ đưa bé đến trường.
- Góc nghệ thuật: Vẽ đồ dùng học tập.
- Góc toán: Làm quen với toán.
- Góc thiên nhiên: Chơi bán bánh mì với lục bình.
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Kể lại chuyện “Món quà của cô giáo”.
- Nêu gương.
- Thu dọn đồ dùng, đồ chơi.
- Nêu gương.
- Dạy trẻ đọc thơ: “Em cũng là cô giáo”.
- Nêu gương.
- Chơi tự do.
- Nêu gương.
- Kể chuyện trẻ nghe: Người bạn tốt”.
- Nêu gương
Vệ sinh, trả trẻ
Nhận xét
F
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
* Đón trẻ - trò chuyện:
- Đón trẻ, hướng dẫn trẻ cất dọn đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện với trẻ về một số nghề thông dụng.
- Chơi tự do, cô bao quát trẻ.
* Điểm danh:
- Cô điểm danh từng cháu.
* Thể dục sáng:
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ biết được các động tác cơ bản theo dự hướng dẫn của giáo viên.
2. Kỹ năng: Thao tác đúng các động tác và phối hợp tay chân một cách nhịp nhàng.
3. Giáo dục: Phải thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh,các cơ được mềm dẻo.
II. Chuẩn bị:
Sân rộng và nhạc để tập.
III. Tiến hành:
1. Khởi động: Cho trẻ đi bộ kết hợp
File đính kèm:
- chu diem nghe nghiep hay.doc