Giáo án mẫu giáo lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật

I/ Thời gian thực hiện: 4 Tuần

II/ Mục tiêu

 1/ Phát triển thể chất

 - Trẻ biết tự làm một số công việc đơn giản để phục vụ bản thân trong sinh hoạt hàng ngày.

 - Thực hiện tự tin và khéo léo một số vận động cơ bản: Bò, trườn, chạy nhảy tung bắt. Bát chứoc tạo dáng các con vật

 - Có thói quen hành vi vệ sinh trong ăn uống và giử gìn an toàn khi tiếp xúc vơi các con vật

 - Biết lợi ích của các món ăn chế biến từ thịt, cá đối với sức khoẻ con người

 2/ Phát triển nhận thức

 - Biết so sánh để thấy được sự giống nhau khác nhau của các con vật quen thuộc gần gủi qua một số đặc điểm của chúng.

 - Biết lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với sức khoẻ con người. Biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống (thức ăn, sinh sản, vận động) của các con vật. Biết một số kỹ năng đơn giản về cách chăm sóc một số con vật.

 

 - Biết so sánh kích thước của 3 đối tượng (dài nhất, nhắn hơn, ngắn nhất),

 - Nhận biết số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 9.

 - Biết đếm, tách, gộp nhóm theo dấu hiệu chung trong phạm vi 9

 3/ Phát triển ngôn ngữ

 - Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận nêu những nhận xét về một đặc điểm của các con vật, nhận biết các chữ cái qua tên gọi của các con vật.

 - Biết kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao, câu đố, về một số con vật, biết xem sách tranh về các con vật

 4/ Phát triển tình cảm - xã hội

 - Biết yêu quý các con vật nuôi, có ý thức bảo vệ môi trường sống của các con vật quý hiếm.

 - Quý trọng người chăn nuôi.

 

doc46 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4051 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT I/ Thời gian thực hiện: 4 Tuần II/ Mục tiêu 1/ Phát triển thể chất - Trẻ biết tự làm một số công việc đơn giản để phục vụ bản thân trong sinh hoạt hàng ngày. - Thực hiện tự tin và khéo léo một số vận động cơ bản: Bò, trườn, chạy nhảy tung bắt. Bát chứoc tạo dáng các con vật - Có thói quen hành vi vệ sinh trong ăn uống và giử gìn an toàn khi tiếp xúc vơi các con vật - Biết lợi ích của các món ăn chế biến từ thịt, cá đối với sức khoẻ con người 2/ Phát triển nhận thức - Biết so sánh để thấy được sự giống nhau khác nhau của các con vật quen thuộc gần gủi qua một số đặc điểm của chúng. - Biết lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với sức khoẻ con người. Biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống (thức ăn, sinh sản, vận động) của các con vật. Biết một số kỹ năng đơn giản về cách chăm sóc một số con vật. - Biết so sánh kích thước của 3 đối tượng (dài nhất, nhắn hơn, ngắn nhất), - Nhận biết số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 9. - Biết đếm, tách, gộp nhóm theo dấu hiệu chung trong phạm vi 9 3/ Phát triển ngôn ngữ - Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận nêu những nhận xét về một đặc điểm của các con vật, nhận biết các chữ cái qua tên gọi của các con vật. - Biết kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao, câu đố, về một số con vật, biết xem sách tranh về các con vật 4/ Phát triển tình cảm - xã hội - Biết yêu quý các con vật nuôi, có ý thức bảo vệ môi trường sống của các con vật quý hiếm. - Quý trọng người chăn nuôi. 5/ Phát triển thẩm mỷ - Biết hát và vận động theo nhạc một số bài hát về các con vật. - Biết phối hợp các đường nét, màu sắc, hình dạng qua vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm đa dạng có nội dung hình ảnh về các con vật MẠNG NỘI DUNG MỘT SỐ CON VẬT TRONG RỪNG - Tên gọi của các con vật khác nhau, đặc điểm nổi bật, sự giống nhau, khác nhau của một số con vật - Lợi ích tác hại của một số con vật, mói quan hệ của cá côn vật đối với môi trường sinh thái - Cần bảo vệ những con vật quý hiếm ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC - Tên gọi, đặc điểm nổi bật, sự giống nhau và khác nhau. - Mối quan hệ giữa cấu tạo với vận động và môi trường sống - Lợi ích của chúng ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH - Tên gọi, đặc điểm nổi bật, sự giống nhau, khác nhau của một số con vật - Mối quan hệ giữa các con vật với môi trường. - Qúa trình sinh sản phát triển của chúng Cách chăm sóc các con vật CÔN TRÙNG VÀ CHIM Tên gọi,đặc điểm, sự giống và khác nhau, lợi ích, tác hại, bảo vệ hay diệt trừ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT MẠNG HOẠT ĐỘNG THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT * DDVSK:Luyện tập một số kỹ năng vệ sinh tự phục vụ bản thân. * Vận động cơ bản: Đi trên ván dốc, nhảy như sóc con, nhảy qua sóng, chạy nhanh.Cũng cố vận động, luyện tập các vận động củ, chơi các trò chơi vận động PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC * Làm quen với toán: - Nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 9, so sánh số lượng trong phạm vi 9, chia nhóm đối tượng có số lượng 9 thành 2 phần.Tìm nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 9. So sánh kích thước to nhỏ của 3 con vật * Khám phá khoa học: - Làm quen với một số con vật nuôi trong gia đình, con vật sống dưới nước, con vật trong rừng, côn trùng và chim. Quan sát so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa các con vật, đặc điểm cấu tạo vận đông thức ăn, sinh sản, lợi ích tác hại - Chơi trò chơi về các con vật PHÁT TRIỂN TC – XH Dạo chơi vườn hoa quan sát ong và bướm, chơi cửa hàng bán các con vật, làm sách tranh về các con vật, biết cách chăm, bảo vệ sóc các con vật, chơi các trò chơi vận động về các con vật. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ *AN Hát và vận động theo nhạc bài hát về các con vật, nghe hát bài hát về các con vật, trò chơi âm nhạc Nghe tiếng kêu tìm con vật, đoán con vật, cá ơi, ai nhanh nhất. * Tạo hình: Vẽ những con vật đáng yêu, nặn con vật trong rừng, xé dán con cá, vẽ các con côn trùng-chim PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Trẻ biết dùng lời để môt tả hình dáng đặc điểm của các con vật, đọc thơ kể chuyện về con vật, nhận biết chữ cái m,n,l qua tên của các con vật - Biết diển đạt mạch lạc nhu cầu mong muốn của mình trong sinhhoạt hàng ngày KẾ HOẠCH CHỦ ĐÊ: MỘT SỐ NGHỀ Tuần Hoạt động Tuần I Động vật nuôi trong gia đình Tuần II Động vật sống trong rừng Tuần III Động vật sống dưới nước Tuần IV Côn trùng và chim Đón trẻ Hoạt động tự chọn- trò chuyện- thể dục sáng điểm danh Hoạt động có chủ đích TD: Đi trên ván dốc, trò chơi: Đoán con vật qua dáng đi ÂN: - Hát và vận động minh hoạ bài hát: Chú mèo con - Nghe hát bài Cò lã TC: Nghe tiếng kêu tìm con vật TD: Nhảy như sóc con Trò chơi: Bịt mát bát dê. AN: - Hát vận động minh hoạ bài hát: Chú voi con, Nghe hát bài: Em như chim bồ câu trắng, Trò chơi: Nghe tiếng kêu đoán con vật TD: Nhảy qua sóng. Trò chơi, Về đúng nhà các con vật AN: - Hát vận động minh hoạ bài hát: Cá vàng bơi Nghe hát bài: Tôm cua cá thi tài -Trò chơi: cá ơi TD: Thi ai chạy nhanh. Trò chơi: Kéo co. AN: - Hát vận động vổ tay theo tiết tấu kết hợp bài hát: Con chuồn chuồn. Nghe hát bài: Chim bay -Trò chơi: Ai nhanh nhất KPKH: Một số con vật nuôi trong gi đình KPKH: Một số con vật sống trong rừng KPKH: Một số con vật sống dưới nước KPKH: Một số loài côn trùng và chim LQVT: Đếm đến 9, nhận biết nhóm có 9 đối tượng, nhận biết số LQVT: So sánh 3 con vật về kích thước to nhỏ. LQVT: : Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 9. LQVT: Chia nhóm đối tượng có số lượng 9 thành 2 phần Thơ : Mèo đi câu cá. Làm quen với chữ cái m, n, l Thơ: Hổ trong vườn thú Tập tô chữ cái m, n, l Chuyện: Cá diếc con LQVCC: h, k. Thơ: Con chim chiền chiện Tập tô chữ h, k Tạo hình: Vẽ các con vật đáng yêu Tạo hình: Nặn con vật sống trong rừng Tạo hình: xé dán con cá Tạo hình:Vẽ côn trùng và chim Hoạt động ngoài trời -Quan sát thời tiết, quan sát con vật nuôi trong gia đình, …. - Trò chơi: Mèo bắt chuột, mèo và chim sẻ, bắt vịt con - Chơi tự do -Quan sát thời tiết, xem tranh nhận xét về các con vật trong rừng, - Trò chơi: Cáo và thỏ, cáo ơi ngủ à, con thỏ, bát chước dáng đi của các con vật. -Chơi tự do. - Quan sát thời tiết, quan sát tranh và trò chuyện về con vật dưới nước. Đọc đồng dao về con vật dưới nước - Trò chơi: Ếch ộp, bắt vịt con, Mèo bắt chuột. -Chơi tự do. - Quan sát thời tiết, xem tranh kể chuyện về côn trùng, chim - Trò chơi: Chim bay cò bay, bắt bướm, mèo và chim sẻ. -Chơi tự do. Haọat động góc - Góc phân vai: Phân vai Bác sỹ thú y, bán thức ăn chăn nuôi - Góc xây dựng: Xây chuồng nuôi các con vật - Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn các con vật nuôi trong nhà. Hát múa những bài hát về con vật nuôi trong nhà. - Góc học tập: Tìm chữ cái mà trẻ đã học có trong tên của tranh lô tô về con vật, xem sách tranh về con vật nuôi trong nhà, ôn số lượng 9. - Góc phân vai: bác sỷ thú y - Góc xây dựng: xây vườn bách thú - Góc nghệ thuật: Vẽ, nựn con vật trong rừng. Hát múa những bài hát về con vật trong rừng. - Góc học tập: Tìm chữ cái mà trẻ đã học có trong tên của tranh lô tô về con vật, làm sách tranh về con vật trong rừng, ôn số lượng 7, ôn chữ cái m, n l. - Góc phân vai: Cửa hàng bán các con vật dưới nước. - Góc xây dựng: xây ao cá. - Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt, xé con vật dưới nước. Hát múa những bài hát về con vật dưới nước. - Góc học tập: Xem sách tranh về con vật dưới nước - Góc phân vai: Nấu ăn, bán thức ăn từ các con vật - Góc nghệ thuật: Vẽ các con côn trùng và chim. Hát múa những bài hát về côn trùng và chim. - Góc học tập: Làm sách về côn trùng, ôn số lượng trong phạm vi 9 Hoạt động chiều - Vận động nhẹ, ăn quà chiều - Cho trẻ hoạt động KIDSMAT( Hoạt động mọi lúc mọi nơi) - Hoạt động ở phòng âm nhạc - Làm quen bài thơ “Mèo đi câu cá” - Cho trẻ sử dụng vở làm quen với chữ cái nhóm chữ m, n,l. - Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần. - Vệ sinh, vận động nhẹ, ăn quà chiều - Khám phá chương trình IBM ( Hoạt động mọi lúc mọi nơi) - Hoạt động ở phòng âm nhạc. - Làm quen bài thơ “Hổ trong vườn thú” - Cho trẻ làm bài tập trong vở toán về số lượng 9. - Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần. - Vệ sinh, vận động nhẹ, ăn quà chiều. - Khám phá chương trình IBM ( Hoạt động mọi lúc mọi nơi) - Hoạt động ở phòng âm nhạc - Làm quen chuyên “Cá diếc con” - Đọc đồng dao, ca dao nói về các con vật dưới nước - Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần. - Vệ sinh, vận động nhẹ, ăn quà chiều. - Khám phá chương trình IBM ( Hoạt động mọi lúc mọi nơi) - Hoạt động ở phòng âm nhạc - Làm quen thơ “con chim chiền chiện” - Cho trẻ ôn chữ cái m, n, l, h, k. Sinh hoạt văn nghệ cuối chủ đề, đóng chủ đề KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH (Thực hiện từ ngày 9 đến 13 / 2 /2009) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi và mô tả được một vài đặc điểm nổi bật, rõ nét của các con vật quen thuộc, gần gũi với trẻ. - Cung cấp cho trẻ những kiến thức về các hoạt động liên quan đến chủ đề 2. Kỷ năng : - Trẻ biết quan sát và tìm hiểu về các con vật, biết so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa các con vật - Biết vận dụng các kỹ năng đã học để tạo ra các sản phẩm liên quan đến con vật. 3. Thái độ: - Yêu quý các con vật, biết chăm sóc các con vật gần gũi. - Tích cực tham gia vào các hoạt động. II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN : Thứ Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thể dục sáng + Hô hấp: Làm gà gáy -+ Tay: Hai tay đưa ra trước gập khuỷu tay + Chân: Đứng đưa chân ra trước đưa lên cao + Bụng: Cúi người về phía trước + Bật: Bật tách chân khép chân Hoạt động có chủ đích T.D và Â.N KPKH Toán V.H và C.V T.H TD: Đi trên ván dốc, trò chơi: Đoán con vật qua dáng đi ÂN: - Hát và vận động minh hoạ bài hát: Chú mèo con - Nghe hát bài Cò lả TC: Nghe tiếng kêu tìm con vật KPKH: Một số con vật nuôi trong gi đình LQVT: Đếm đến 9, nhận biết nhóm có 9 đối tượng, nhận biết số Thơ : Mèo đi câu cá. Làm quen với chữ cái m, n, l Tạo hình: Vẽ các con vật đáng yêu Hoạt động ngoài trời -Quan sát thời tiết, quan sát con vật nuôi trong gia đình, …. - Trò chơi: Mèo đuổi chuột, mèo và chim sẻ, bắt vịt con,gà gáy vịt kêu - Chơi tự do Hoạt động góc - Góc phân vai: Phân vai Bác sỹ thú y, bán thức ăn chăn nuôi - Góc xây dựng: Xây chuồng nuôi các con vật - Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn các con vật nuôi trong nhà. Hát múa những bài hát về con vật nuôi trong nhà. - Góc học tập: Tìm chữ cái mà trẻ đã học có trong tên của tranh lô tô về con vật, xem sách tranh về con vật nuôi trong nhà, ôn số lượng 9. Hoạt động chiều Dạy tiết âm nhạc -Hoạt động phòng âm nhạc. Làm quen thơ: Mèo đi câu cá - Dạy tiết văn học - Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần. Chủ đề nhánh: Một số con vật nuôi trong gia đình * Thể dục buổi sáng : (Thứ 2, 4, 6 cho trẻ tập theo nhạc, các ngày còn lạ cho trẻ tập các động tác sau) - Khởi động: cho trẻ hát bài “một con vịt” kết hợp các kiểu chân đi chạy khác nhau sau đó cho trẻ chuyển đội hình thành ba hàng ngang - Bài tập phát triển chung: Cô hô cho trẻ tập các động tác: + H« hÊp: gà gay + Tay: Hai tay đưa ra trước gập khuỷu tay + Chân: Đứng đưa chân ra trước đưa lên cao + Bụng: Cúi người về phía trước + Bật: Bật tách chân khép chân - Hồi tĩnh: cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng Hoạt động góc: Cho trẻ chơi các góc: - Góc phân vai: Phân vai Bác sỹ thú y, bán thức ăn chăn nuôi - Góc xây dựng: Xây chuồng nuôi các con vật - Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn các con vật nuôi trong nhà. Hát múa những bài hát về con vật nuôi trong nhà. - Góc học tập: Tìm chữ cái mà trẻ đã học có trong tên của tranh lô tô về con vật, xem sách tranh về con vật nuôi trong nhà, ôn số lượng 9. * Cho trẻ nhận ký hiệu, chọn góc chơi, cô gợi ý cho trẻ thỏa thuận để trẻ tự phân nhóm phân vai chơi * Quá trình chơi: cô cho trẻ chơi theo vai mà mình đã chọn, cô đến tận từng góc chơi để hướng dẫn trẻ chơi, cô tạo tình huống để giúp trẻ thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các góc chơi. * Nhận xét sau khi chơi: Tùy theo tình hình của từng buổi chơi để cô gợi ý cho trẻ nhận xét về vai chơi hành động chơi. Cho trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ 2 ngày 9 tháng 2 năm 2009 Chủ đề nhánh: Một số con vật nuôi trong gia đình I/ Hoạt động có chủ đích: thể dục đi trên ván dốc, trò chơi đoán con vậy qua dáng đi. 1. Mục đích yêu cầu: Cháu biết phối hợp chân tay nhịp nhàng để đi trên ván dốc, mạnh dạn tự tin khi đi, chơi thành thạo trò chơi theo đúng luật chơi, giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỹ luật trong giờ học. 2. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức: Tổ chức ngoài sân. - Điều kiện phương tiện: sân sạch sẽ, ván đặt trên bậc cho trẻ đi. 3. Phương pháp: Quan sát, làm mẫu, thực hành, trò chơi. 4. Tiến trình tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Khởi động: Cho trẻ đi chạy kết hợp các kiểu chân đii chạy khác nhau Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung: Hô cho trẻ tập các động tác sau + Tay: Hai tay đưa ra trước gập khuỷu tay (tập 2 lần 8 nhịp) + Chân: Đứng đưa chân ra trước đưa lên cao (tập 3 lần 8 nhịp) + Bụng: Cúi người về phía trước (tập 2 lần 8 nhịp) + Bật: Bật tách chân khép chân (tập 2 lần 8 nhịp) Hoạt động 3: Vận động cơ bản: Đi trên ván dốc - Giới thiệu vận động - Làm mẫu: Cô làm mẫu 2 lần kết hợp miêu tả vận động lần 2: TTCB đúng trước vạch xuất phát, khi nghe hiệu lệnh đi tự nhiên phối hợp chân tay nhịp nhàng, đi đến cuối dốc thì bước xuống và về đứng cuối hàng. - Cho trẻ thực hiện: Cả lớp thực hiện 3 lần, lầ 3 cho trẻ thi đua theo tổ. Hoạt động 4: Trò chơi vận động “Đoán con vật qua dáng đi”: Đàm thoại để trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi sau đó cho trẻ chơi. Hoạt động 5: Hồi tĩnh: cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng II/ Hoạt động ngoài trời: Quan sát thời tiết, trò chơi “Mèo đuổi chuột”, “gà gáy vịt kêu”, chơi tự do 1. Mục đích yêu cầu: Thực hiện được các yêu cầu khi ra sân. Cháu quan sát và nêu nhận xét của mình về thời tiết trong ngày, biết ăn mặc phù hợp với thời tiết. Chơi thành thạo trò chơi, trẻ đoàn kết với nhau khi ra sân 2. Chuẩn bị: Sân sạch sẻ, địa điểm cho trẻ quan sát cho trẻ quan sát, mủ mèo, mủ chuột cho trẻ chơi trò chơi. 3. Tiến trình tổ chức: Hoạt đông 1: Dặn dò trẻ trước lúc ra sân: Cô dặn dò trẻ đưa ra yêu cầu, giới thiệu địa điểm hoạt động sau đó dẫn trẻ ra hạot động ngoài trời. Hoạt động 2: Quan sát thời tiết: Cô cho trẻ đứng giữa sân, cô đàm thoại để trẻ quan sát và nêu nhận xét của mình về thời tiết... Hoạt động 3: Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”, “Gà gáy vịt”: Cô đàm thoại để trẻ nhắc lại cách chơi sau đó cho trẻ chơi. Hoạt động 4: Chơi tự do: cho trẻ chơi tự do theo ý thích của trẻ, cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi. Chơi xong cô cho trẻ vào lớp. I/ Hoạt động chiều: giáo dục âm nhạc: dạy hát bài “Chú mèo con”, nghe hát bài “Cò lã”, trò chơi “Nghe tiếng hát tìm con vật” 1. Mục đích yêu cầu: Cháu hát đúng nhạc và hát thuộc bài hát “Chú mèo con” chú ý lắng nghe cô hát, thông qua bài nghe hát trẻ cảm nhận được giai điệu bài hát cò lã, chơi thành thạo trò chơi theo sự hướng dẫn của cô. 2. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức: Tổ chức trong lớp học - Điều kiện phương tiện: Đàn, tranh con mèo, lớp học sạch sẻ. 3. Phương pháp: dùng lời, trò chơi thực hành. 4. Tiến trình tổ chức hoạt động. Hoạt động 1: Cho trẻ quan sát tranh con mèo, nghe cô giới thiệu tên bài hát tên tác giả. Hoạt động 2: Dạy hát bài hát “Chú mèo con”: Cô đệm đàn bài hát và hát cho trẻ nghe 1 lần sau đó cô dạy trẻ hát duới nhiều hình thức khác nhau. Hoạt đông 3: Nghe hát: Cô trò chuyện với trẻ về giai điệu bài hát “Cò lã” sau đó cô hát cho trẻ nghe bài hát “Cò lã”.Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. Lần 1 cô vừa đệm đàn vừa hát, lần 2 cô hát kết hợp minh họa một số đông tác, khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô.Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát. Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “Nghe tiếng kêu tìm con vật” cô đàm thoại để trẻ nhắc lại cách chơi sau đó cho trẻ chơi. Kết thúc: Cho trẻ hát lại bài hát “Chú mèo con” IV/ Đánh giá : 1. Những kết quả đạt được............................................................................................................................................................ ...................................................................................................................................................................................................... 2. Hạn chế..................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................... 3. Kế hoạch điều chỉnh................................................................................................................................................................. ...................................................................................................................................................................................................... Ý kiến của ban giám hiệu Giáo viên lập kế hoạch Lê Thị Thuỷ Tiên KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ 3 ngày 10 tháng 2 năm 2009 Chủ đề nhánh: một số con vật nuôi trong gia đình I/ Hoạt động có chủ đích: Khám phá khoa học: Một số con vật nuôi trong gia đình 1.Mục đích yêu cầu: Cháu nhận biết và phân biệt được các con vật khác nhau qua các đặc điểm của chúng, Biết lợị ích của các con vật, biết cách chăm sóc các con vật. 2. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức: Tổ chức trong lớp học - Điều kiện phương tiện: Tranh vẽ các con vật, các con vật bằng đồ chơi, tanh lô tô về các con vật. 3. Phương pháp: Quan sát, dùng lời, trò chơi 4. Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài hát “Gà trống mèo con cún con” trò chuyện với trẻ về các con vật nuôi trong gia đình. Hoạt động 2: Cho trẻ ngồi theo nhóm quan sát thảo luận về các con vật: Cho trẻ quan sát sau đó mời đại diện của các nhóm đứng lên nêu nhận xét về các con vật: đặc điểm cấu tạo vận động thức ăn, sinh sản... Hoạt động 3: Cho trẻ chơi trò chơi hãy kể nhanh theo yêu cầu của cô: Cô con vật trẻ nói đặc điểm, cô nói đặc điểm trẻ nói con vật...) Hoạt động 4: cho trẻ so sánh phân loại các con vật theo nhóm gia cầm, gia súc Cho trẻ chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật Hoạt động 5: Cho trẻ chơi trò chơi đưa các con vật về đúng chuồng Kết thúc cho trẻ chơi bắt chước tạo dáng các con vật. II/ Hoạt động ngoài trời: Quan sát so sánh sự khác nhau của thời tiết so với hom qua, trò chơi “Mèo đuổi chuột” “gà gáy vịt kêu”, chơi tự do 1. Mục đích yêu cầu: Thực hiện được các yêu cầu khi ra sân. Cháu quan sát và nêu nhận xét của mình về thời tiết ngày hôm nay so với hôm qua, biết ăn mặc phù hợp với thời tiết. Chơi thành thạo trò chơi, trẻ đoàn kết với nhau khi ra sân 2. Chuẩn bị: Sân sạch sẻ, địa điểm cho trẻ quan sát cho trẻ quan sát, mủ mèo, mủ chuột cho trẻ chơi trò chơi. 3. Tiến trình tổ chức: Hoạt đông 1: Dặn dò trẻ trước lúc ra sân: Cô dặn dò trẻ đưa ra yêu cầu, giới thiệu địa điểm hoạt động sau đó dẫn trẻ ra hạot động ngoài trời. Hoạt động 2: Quan sát thời tiết: Cô cho trẻ đứng giữa sân, cô đàm thoại để trẻ quan sát và nêu nhận xét của mình sự khác biệt giữa thời tiết hôm nay so với hôm qua... Hoạt động 3: Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”, “Gà gáy vịt”: Cô đàm thoại để trẻ nhắc lại cách chơi sau đó cho trẻ chơi. Hoạt động 4: Chơi tự do: cho trẻ chơi tự do theo ý thích của trẻ, cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi. Chơi xong cô cho trẻ vào lớp. I/ Hoạt động chiều: Cho trẻ hoạt động ở phòng âm nhạc (giáo viên phòng âm nhác soạn bài) IV/ đánh giá : 1. Những kết quả đạt được............................................................................................................................................................ ...................................................................................................................................................................................................... 2. Hạn chế..................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................... 3. Kế hoạch điều chỉnh................................................................................................................................................................. ...................................................................................................................................................................................................... Ý kiến của ban giám hiệu Giáo viên lập kế hoạch Lê Thị Thuỷ Tiên KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ 4 ngày 11 tháng 2 năm 2009 Chủ đề nhánh: một số con vật nuôi trong gia đình I/ Hoạt đục động có chủ đích: Làm quen với toán: Đếm đến 9 nhận biết nhóm có 9 đối tượng nhận biết số 9 1. Mục đích yêu cầu: - Cháu biết đếm đến 9, nhận biết nhóm đối tượng co số lượng 9, nhận biết chữ số 9 - Cháu có ý thức tổ chức trong giờ học. 2. Chuẩn bị * Địa điểm tổ chức hoạt động: Tổ chức trong lớp học * Điều kiện phương tiện: Mỗi trẻ 9 con mèo, 9 cái dù, các thẻ số từ 1- 9, các nhóm đồ dùng đồ chơi về con vật có số lượng 9 để xung quanh lớp, giấy bút cho trẻ vẽ 3. Phương pháp:Dùng lời, quan sát, thực hành, trò chơi. 4. Tiến trình tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Ôn số lượng trong phạm vi 8: Cho trẻ bát chước tiếng kêu của các 8 con vật và chọn số 8, tìm nhóm con vật có số lượng 8 chọn số tương ứng. Hoạt động 2: Đếm đến 9, nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 9 nhận biết chữ số - Cho trẻ xếp tất cả 9 con mèo thành 1 hàng ngang sau đó cho trẻ xếp tương ứng một một 8 cái dù, cho trẻ so sánh 2 nhóm: Nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn, nhiều hơn mấy ít hơn mấy - Cho trẻ tạo nhóm bằng nhau và đều bằng 9 - Cho trẻ nhận xét 2 nhóm và nghe cô giới thiệu số 9, cho trẻ đọc số 9. Hoạt động 3: Cho trẻ tìm nhóm các con vật có số lượng 9 xung quanh lớp, đếm và chọn số tương ứng. Hoạt động 4: Cho trẻ vẽ các nhóm đồ dùng về ngành nghề có số lượng 9 II. Hoạt động ngoài trời: Quan sát con mèo, trò chơi gà gáy vịt kêu, mèo và chim sẽ, chơi tự do 1. Mục đích yêu cầu: Thực hiện được các yêu cầu khi ra sân. Cháu quan sát và nêu nhận xét của mình về con mèo, biết ích lợi của của việc nuôi mèo, biết chăm sóc mèo. Chơi thành thạo trò chơi, trẻ đoàn kết với nhau khi ra sân 2. Chuẩn bị: Sân sạch sẻ, con mèo thật cho trẻ quan sát, mủ mèo cho trẻ chơi trò chơi. 3. Tiến trình tổ chức: Hoạt đông 1: Dặn dò trẻ trước lúc ra sân: Cô dặn dò trẻ đưa ra yêu cầu, giới thiệu địa điểm hoạt động sau đó dẫn trẻ ra hạot động ngoài trời. Hoạt động 2: Quan sát con mèo: Cô cho trẻ đứng xung quanh con mèo, cô đàm thoại để trẻ quan sát và nêu nhận xét của mình về con mèo, cách chăm sóc mèo... Hoạt động 3: Trò chơi vận động: “mèo và chim sẽ”, “gà gáy vịt kêu”: Cô đàm thoại để trẻ nhắc lại cách chơi sau đó cho trẻ chơi. Hoạt động 4: Chơi tự do: cho trẻ chơi tự do theo ý thích của trẻ, cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi. Chơi xong cô cho trẻ vào lớp vệ sinh. III. Hoạt động chỉều: Làm quen thơ: Mèo đi câu cá Yêu cầu: Cháu chú ý lắng nghe cô đọc thơ, cảm nhận sơ bộ về nhịp điệu và nội dung bài thơ Chuẩn bị: Lớp học sạch sẽ Tiến trình tổ chức: Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ hai lần, giới thiệu với trẻ nhịp thơ 2 – 2. Cho trẻ đọc cùng cô bài thơ 2 đến 3 lần IV. đánh giá : 1. Những kết quả đạt được............................................................................................................................................................ ...................................................................................................................................................................................................... 2. Hạn chế..................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................... 3. Kế hoạch điều chỉnh................................................................................................................................................................. ...................................................................................................................................................................................................... Ý kiến của ban giám hiệu Giáo viên lập kế hoạch

File đính kèm:

  • docchu de dông vat.doc
Giáo án liên quan