Giáo án Mĩ thuật Khối 1 đến Khối 5 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Châu

I. MỤC TIÊU:

- HS nhận ra và nêu được vẻ đẹp của màu sắc trong thiên nhiên.

- Vẽ được tranh phong cảnh đơn giản và vẽ màu theo ý thích.

- HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

- Phương pháp: - Trực quan, gợi mở, luyện tập thực hành.

- Hình thức tổ chức: - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

* Giáo viên:

- Sách học mĩ thuật lớp 2.

- Tranh, ảnh phong cảnh thiên nhiên.

- Tranh vẽ phong cảnh thiên nhiên.

- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ tranh phong cảnh đơn giản.

- Hình minh hoạ các bài vẽ cả HS về phong cảnh thiên nhiên.

* Học sinh:

- Sách học mĩ thuật lớp 2.

- Giấy vẽ, tẩy, bút chì,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc9 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Khối 1 đến Khối 5 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỐI 1: BÀI 10: ĐÀN GÀ CỦA EM . ( 5 tiết ) I. MỤC TIÊU: *HS cần nắm được: - Nhận ra và nêu được đặc điểm hình dáng của gà mái, gà trống, gà con. - Vẽ được con gà theo ý thích, tạo hình được con gà bằng các vật liệu khác. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về SP của nhóm mình, nhóm bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: 1. Phương pháp: - Trực quan, gợi mở, luyện tập thực hành. 2. Hình thức: + Hoạt động cá nhân. + Hoạt động nhóm III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên: - Sách dạy mĩ thuật lớp 1. - Hình ảnh gà trống, gà mái, gà con. - Hình minh hoạ các sản phẩm của học sinh. - Hình hướng dẫn cách vẽ và cách tạo hình đàn gà bằng các vật liệu khác nhau. 2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 1. - Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, hồ dán. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 3 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra đồ dùng của HS. * Hoạt động động 3: Hướng dẫn thực hành. 3.1 Vẽ tranh đàn gà: + Hoạt động cá nhân: -Yêu cầu HS vẽ gà theo ý thích rồi cắt rời ra khỏi tờ giấy để tạo kho hình ảnh của nhóm. * Giáo viên lưu ý HS vẽ rõ đặc điểm của gà mái, gà trống, gà con. + Hoạt động nhóm: - Nêu câu hỏi để HS thảo luận nhóm, tìm hiểu về cách sắp xếp những con gà trong kho hình ảnh và hình thành ý tưởng tạo bức tranh tập thể về đàn gà. + Em và các bạn sẽ chọn những con gà nào để sắp xếp vào các hình ảnh chính? + Sắp xếp con gà to ở vị trí nào, gà nhỏ ở vị trí nào của tờ giấy? + Em và các bạn sẽ tạo thêm hình ảnh gì cho bức tranh sinh động? Bằng hình thức vẽ, xé dán hay cắt dán? + Nhóm em sẽ vẽ màu cho bức tranh thế nào? - GV cho HS quan sát hình 10.5 SHMTL1 để có thêm ý tưởng thể hiện bức tranh của nhóm. GV tóm tắt: * Cách thực hiện bức tranh tập thể: + Lựa chọn các con gà từ kho hình ảnh rồi sắp xếp vào tờ giấy to sao cho cân đối và đẹp mắt. ( Chọn các con gà trống, gà mái, gà con, to nhỏ khác nhau để có bức tranh sinh động, lôi cuốn. Chú ý hình ảnh chính ở trung tâm của bức tranh) + Vẽ hoặc cắt dán các hình ảnh phụ, tạo không gian cho bức tranh (Hình ảnh phụ có thể à cây, hoa Mặt Trời, đống rơm, nhà, bờ tường,...) * Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - HS vẽ gà theo ý thích rồi cắt rời ra khỏi tờ giấy để tạo kho hình ảnh của nhóm. - HS thảo luận nhóm, tìm hiểu về cách sắp xếp những con gà trong kho hình ảnh và hình thành ý tưởng tạo bức tranh tập thể về đàn gà. - HS lựa chọn những con gà để sắp xếp các hình ảnh chính vào trang giấy cho hợp lí. - HS lựa chọn hình ảnh để tạo cho bức tranh sinh động. - HS nêu cách vẽ màu cho tranh của nhóm mình. - HS quan sát hình 10.5 SHMTL1 để có thêm ý tưởng thể hiện bức tranh của nhóm. - HS đọc lại ghi nhớ. KHỐI 2 BÀI 9: SẮC MÀU THIÊN NHIÊN ( 2 tiết ) I. MỤC TIÊU: - HS nhận ra và nêu được vẻ đẹp của màu sắc trong thiên nhiên. - Vẽ được tranh phong cảnh đơn giản và vẽ màu theo ý thích. - HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: - Trực quan, gợi mở, luyện tập thực hành. - Hình thức tổ chức: - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: * Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Tranh, ảnh phong cảnh thiên nhiên. - Tranh vẽ phong cảnh thiên nhiên. - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ tranh phong cảnh đơn giản. - Hình minh hoạ các bài vẽ cả HS về phong cảnh thiên nhiên. * Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Giấy vẽ, tẩy, bút chì, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra đồ dùng của HS. *Hoạt đông 3: Hướng dẫn thực hành. - GV nhắc lại các bước vẽ một bức tranh phong cảnh. - Yêu cầu HS vẽ một bức tranh phong cảnh theo ý thích vào giấy A4. - Trong quá trình làm việc GV cho khuyến khích các e tham quan trao đổi giữa các bạn để sản phẩm của mình đa dạng và phong phú hơn. -Vừa quan sát vừa giúp đỡ thêm cho những em còn lúng túng. - Lưu ý khuyến khích HS sử dụng các màu sắc đậm, nhạt và diễn tả không gian: xa, gần. Thời gian: sáng, chiều tối, bình minh, hoàng hôn. Thời tiết: nắng, mưa,.. * Hoạt động 4. Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm. - GV chia nhóm và cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - Cho các nhóm thảo luận 5 đến 7 phút để chuẩn bị thuyết trình. + Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tự đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. + Khuyến khích các nhóm thuyết trình theo phương pháp kể chuyện và minh họa. - Trong quá trình thuyết trình có thể cho các thành viên khác trong nhóm bổ sung. - GV và các thành viên nhóm khác có thể đặt câu hỏi thêm. Có thể dùng phương pháp phỏng vấn. - Nhận xét khen ngợi các nhóm : Giáo dục HS thông qua các bức tranh. - YC học sinh tự đánh giá bài học của mình vào sách HMT (Tr 43) - GV đánh giá, chốt lại kiến thức chung của chủ đề. Tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài. * Vận dụng sáng tạo: - GV hướng dẫn HS dùng giấy xé dán phong cảnh thiên nhiên đơn giản như vườn cây, vườn hoa và diễn tả màu sắc của thiên nhiên theo cảm xúc của riêng bản thân. * Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau “ Tìm hiểu tranh dân gian Đông Hồ”. Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - HS thực hành, vẽ bức tranh theo ý thích của mình vào giấy A4. - HS trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của GV. - Các nhóm thảo luận 5 đến 7 phút để chuẩn bị thuyết trình. - Lần lượt đại diện thành viên của mỗi nhóm lên thuyết trình về các sản phẩm trong nhóm mình theo các hình thức khác nhau, các nhóm khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho nhóm, bạn. - HS thực hiện đánh giá. HS tích vào ô hoàn thành tốt, hoàn thành hoặc chưa hoàn thành theo đánh giá riêng của bản thân. KHỐI 3 Bài 9: BƯU THIẾP TẶNG MẸ VÀ CÔ . (2 tiết). I. MỤC TIÊU: - Nêu được ý nghĩa của bưu thiếp. - Làm được bưu thiếp đơn giản tặng mẹ, cô giáo hoặc người phụ nữ mà mình yêu quí. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Trực quan, gợi mở, luyện tập thực hành. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN * Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 3. - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ * Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Giấy vẽ, giấy màu, keo, chì, tẩy, bút, đất nặn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra đồ dùng của HS. *Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. - GV nêu yêu cầu: Em hãy làm một bưu thiếp dành tặng mẹ hoặc cô giáo nhân dịp lễ nào đó và viết nội dung tặng vào bưu thiếp, cho học sinh chia sẻ trong nhóm chọn nội dung cho bưu thiếp. Vd: ngày 20-11, ngày 8-3, ngày sinh nhật, chúc mừng năm mới,... * GV lưu ý HS: + Sử dụng chữ số đã được trang trí trên bưu thiếp. + Kết hợp vẽ màu và xé/cắt dán các hình trang trí cho bưu thiếp. + Kết hợp các chất liệu khác nhau để trang trí, làm bưu thiếp đẹp và độc đáo hơn. - GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hành. * Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm và đánh giá. - GV cho các nhóm trưng bày sản phẩm và đại diện nhóm lên trình bày, giới thiệu . + Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tự đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. - Trong quá trình thuyết trình có thể cho các thành viên khác trong nhóm bổ sung. - GV và các thành viên nhóm khác có thể đặt câu hỏi thêm. Có thể dùng phương pháp phỏng vấn. - GV đưa ra câu hỏi gợi ý để HS giới thiệu thuyết trình sản phẩm: + Em làm bưu thiếp này tặng ai? Nhân dịp gì? Tại sao em lại tặng bưu thiếp này cho họ (mẹ, bà, cô giáo...) mà không phải người khác? Em hãy chia sẻ một ỉ niệm đáng nhớ nhất về họ. + Em đã làm tấm bưu thiếp này từ vật liệu gì? Làm như thế nào? + Trong số bưu thiếp của các bạn em ấn tượng nhất với chiếc bưu thiếp nào? Hã mời tác giả chia sẻ về cách làm và những suy nghĩ khi làm bưu thiếp này? + Em sẽ tặng bưu thiếp này cho mẹ (cô giáo, bà,...) của mình như thế nào? Em sẽ nói gì khi tặng mẹ (cô giáo, bà,...) món quà ý nghĩa này? - GV nhận xét, đánh giá từng nhóm. - GV cho HS tích vào phần tự đánh giá ở SHMTL3 ở 3 mức: + Hoàn thành tốt + Hoàn thành + Chưa hoàn thành - Sau đó GV cho HS ghi lời nhận xét và đánh gia của GV vào SHMTL3. * Vận dụng, sáng tạo: - GV cho HS tham khảo hình 9.5 SHMTL3 để có thêm ý tưởng mới về cách tạo hình trang trí. - Gv hướng dẫn hs có thể sử dụng các chất liệu khác để trang trí bưu thiếp như: hạt đậu, nút áo để gắn thành hình ảnh hay gấp giấy, cuộn giấy,... * Củng cố, dặn dò: - GV củng cố lại kiến thức đã học. - Dặn dò: Chuẩn bị cho bài sau. - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - HS thảo luận, chia sẻ nội dung. - Học sinh thực hành làm bưu thiếp theo nhóm. - Các nhóm trưng bày và đại diện lên trình bày, chia sẻ sản phẩm của mình. - Lần lượt đại diện thành viên của mỗi nhóm lên thuyết trình về các sản phẩm trong nhóm mình theo các hình thức khác nhau, các nhóm khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho nhóm, bạn. - HS tích vào phần tự đánh giá. - HS ghi lời nhận xét, đánh giá của GV và tích vào ô đánh giá: hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. KHỐI 4: BÀI 9: SÁNG TẠO HỌA TIẾT, TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ ĐỒ VẬT ( 4 tiết ) . I. MỤC TIÊU: - HS hiểu sơ lược về họa tiết trang trí . - HS vẽ được họa tiết theo ý thích . - HS tạo dáng được đồ vật và sử dụng họa tiết để trang trí. - HS phát huy trí tưởng tượng để phát triển sản phẩm . - HS giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình ,của bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: 1. Phương pháp: -Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau. 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên : - Sách học mĩ thuật lớp 4 + GV : Tranh (ảnh ) một số họa tiết hoa lá, con vật. Hình minh họa cách vẽ họa tiết Một số đồ vật có trang trí họa tiết . Bài vẽ của HS năm trước . Học sinh : + Sách học mĩ thuật 4. + HS:Màu vẽ, giấy vẽ, bìa, giấy màu, kéo, hồ dán ... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra đồ dùng của HS. HĐ1: Tìm hiểu : - GV giới thiệu H9.1SGKvà một số ảnh chụp về hoa lá, con vật để HS quan sát . Hỏi: + Em hãy cho biết đây là những hình ảnh gì? + Các cánh hoa ,lá , con vật được sắp xếp như thế nào ?có cân đối không? + Màu sắc của chúng như thế nào? - GV nhận xét chốt ý. - GV giới thiệu một số họa tiết trang trí ở hình 9.2. Hỏi :Đây là những họa tiết gì? + Em hiểu thế nào là họa tiết trang trí?/ + Có thể sáng tạo các họa tiết trang trí dựa vào các hình ảnh trong tự nhiên không? Vì sao? + Các họa tiết trang trí có điểm gì giống và khác so với các hình ảnh trong tự nhiên ? - GV nhận xét chốt ý . - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. HĐ2:Cách thể hiện : - GV giới thiệu H9.3 yêu cầu HS thảo luận để tìm ra các đường trục và tìm hiểu cách vẽ họa tiết . - GV giới thiệu hình minh họa cách vẽ họa tiết trang trí. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. - Gv giới thiệu một số họa tiết trang trí để HS tham khảo . - GV gợi ý :có thể tạo họa tiết đối xứng hoặc họa tiết tự do. - GV nhận xét và tuyên dương. - Nhận xét tiết học. Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - Nhóm thảo luận và cho biết: + Đây là hình ảnh về ...... + Được sắp xếp.... + Màu sắc ..... - Nhóm quan sát ,thảo luận trả lời : + Họa tiết .... + Họa tiết trang trí là...... - HS trả lời . - HS thảo luận tìm ra các trục đối xứng . - HS quan sát - HS tham khảo họa tiết . - HS lắng nghe. KHỐI 5 Bài 9: TRANG PHỤC YÊU THÍCH (3 tiết). I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được đặc điểm của một số trang phục quen thuộc. - Biết cách tạo hình trang phục bằng hình thức vẽ, xé/ cắt dán, kết hợp với những chất liệu khác theo ý thích. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II- PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC - Phương pháp : Có thể vận dụng các quy trình: + Vẽ cùng nhau. + Tạo hình từ vật tìm được. + Vẽ theo âm nhạc. - Hình thức tổ chức : Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị : Sách học sinh mĩ thuật lớp 5. - Hình ảnh các trang phục có kiểu dáng và trang trí đẹp. - Hình minh hoạ cách thực hiện trang phục. 2.HS chuẩn bị : Sách học sinh mĩ thuật lớp 5. - Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo dán, kéo, các vật liệu tìm được (giấy báo, giấy gói quà, giấy gói hoa, vải vụn,sợi len)... III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra đồ dùng của HS. Hoạt động 1: Tìm hiểu - GV yêu cầu HS ngồi theo nhóm - GV cho HS quan sát hình 9.1 SGK để tìm hiểu về kiểu dáng, họa tiết TT, màu sắc, chất liệu của một số trang phục trẻ em. - GV cho HS quan sát hình 9.2 SGK để tìm hiểu về hình thức thể hiện và chất liệu tạo hình sản phẩm trang phục. - GV nhận xét, chốt ý - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK trang 45 Hoạt động 2: Cách thực hiện - Yêu cầu HS quan sát hình 9.3 và 9.4 SGK để biết cách thực hiện tạo hình trang phục. - GV cho HS đọc ghi nhớ SGK trang 46 - GV cho HS quan sát hình 9.5 SGK để các em tự tin hơn khi làm bài. - GV nhận xét và tuyên dương. - Nhận xét tiết học. Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - HS ngồi theo nhóm - HS quan sát hình 9.1 SGK đặt câu hỏi và trả lời + Mỗi vùng miền có trang phục khác nhau về kiểu dáng, màu sắc và họa tiết trang trí. - Sản phẩm trang phục: Áo, quần, váy, mũ, - Trang phục dành cho đối tượng thiếu nhi - Trang phục có họa tiết: hoa, hình tròn, - Màu sắc phong phú. - Trang phục được thể hiện bằng nhiều hình thức, chất liệu khác nhau. - Lắng nghe - HS đọc ghi nhớ - HS quan sát hình SGK và nêu cách thực hiện. + Vẽ dáng người + Dựa vào dáng người để tạo dáng trang phục. + Trang trí trang phục bằng màu sắc và họa tiết. - HS đọc ghi nhớ. - Tham khảo các trang phục ở hình 9.5 để có thêm ý tưởng sáng tạo sản phẩm. - HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_khoi_1_den_khoi_5_tuan_23_nam_hoc_2017_2018.doc