I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- Học sinh biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết.
- Vẽ được cái cốc và quả gần giống mẫu.
- Hiểu được vẻ đẹp của bố cục và tương quan tỷ lệ ở mẫu.
II. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN.
1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
a. Giáo viên.
- Mẫu vẽ: Khoảng 2 hoặc 3 bộ để học sinh vẽ theo nhóm.
- Một vài bài vẽ của học sinh năm trước.
- Hình minh hoạ các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu (vẽ hình).
b. Học sinh.
- Giấy vẽ A4.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
2. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp luyện tập.
- Phương pháp đánh giá.
- Phương pháp vấn đáp.
124 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 1-35 - Nguyễn Thị Bắc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:............................. Tuần:
Ngày giảng:............................
tiết 1 - Bài 1
Thường thức mĩ thuật
sơ lược về mĩ thuật thời trần(1226-1400)
i. mục tiêu bài học.
- Học sinh hiểu được một số kiến thức về mĩ thuật thời Trần.
- Học sinh nắm được những nét cơ bản của mĩ thuật thời Trần..
- Nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng và yêu quý vốn cổ của cha ông để lại.
ii. những thông tin cơ bản.
1. tài liệu tham khảo.
- Nguyễn Quốc Toản: Phương pháp giảng dạy mĩ thuật.
- Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai: Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học.
- Lê Thanh Đức: Nét đình làng, NXB Văn Hoá năm 2001.
- Mĩ thuật thời Trần, NXB Văn Hoá, năm 1977.
- Các bài nghiên cứu giới thiệu về mĩ thuật thời Trần đăng trên báo chí và tạp chí mĩ thuật hoặc các bài nghiên cứu về mĩ thuật thời Trần của viện bảo tàng mĩ thuật.
2. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên.
- Một số công trình kiến trúc, tác phẩm mĩ thuật thời Trần.
- Một số tranh ảnh sưu tầm thuộc mĩ thuật thời trần đã in trong sách, báo, tạp chí........ .
b. Học sinh.
- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết trên báo chí có liên quan đến mĩ thuật thời Trần.
- Đọc trước bài giới thiệu trong sách giáo khoa.
3. phương pháp dạy - học.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp tích hợp.
- Phương pháp gợi mở.
- Phương pháp đánh giá.
- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ (thảo luận nhóm).
iii. tiến trình dạy học
*. ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra sĩ số: 7A
7B
7C
*. kiểm tra đầu giờ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.
*. khởi động vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
học sinh ghi vở
I. Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét khái quát về bối cảnh xã hội thời Trần.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK).
? Xã hội thời Trần có những biến động như thế nào?
- Việt Nam vào thế kỉ XVIII có nhiều biến động, quyền trị vì đất nước từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần.
- Đất nước xây dựng được duy trì và phát huy.
I. Vài nét về bối cảnh xã hội.
- Việt Nam vào thế kỉ XVIII có nhiều biến động, quyền trị vì đất nước từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần.
- Đất nước xây dựng được duy trì và phát huy.
- Thời Trần với 3 lần đánh thắng quân Mông- Nguyên.
- Thời Trần với 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông, tinh thần thượng võ nâng cao, là yếu tố cho sức bật của văn học nghệ thuật trong đó mĩ thuật.
II. Hoạt động 2: Tìm hiểu vài nét khái quát về mĩ thuật thời Trần.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK).
- Giáo viên giới thiệu: Mĩ Thuật thời Trần là sự nối tiếp của mĩ thuật thời Lý.
? Mĩ thuật thời Trần phát triển như thế nào?
- Phát triển trong điều kiện thuận lợi, mối quan hệ quần chúng được cởi mở hơn và có sự giao lưu văn hoá với các nước lân cận.
? Mĩ thuật thời Trần có đặc điểm gì?
- Giàu chất hiện thực hơn mĩ thuật thời Lý, cách tạo hình khoẻ khoắn, gần gũi với nhân dân lao động.
? Em hãy kể tên những loại hình nghệ thuật thời Trần?
- Kiến trúc.
- Điêu khắc và trang trí.
- Đồ gốm.
1. Nghệ thuật kiến trúc.
- Gồm:
+ Kiến trúc cung đình.
+ Kiến trúc phật giáo.
a, Kiến trúc cung đình.
- Tiếp thu toàn bộ di sản kiến trúc cung đình của triều Lý, đó là kinh thành Thăng Long.
- Nền kinh tế, văn hoá, quân sự phát triển => Nghệ thuật phát triển.
II. Vài nét về mĩ thuật thời Trần.
- Phát triển trong điều kiện thuận lợi, mối quan hệ quần chúng được cởi mở hơn và có sự giao lưu văn hoá với các nước lân cận.
- Mĩ thuật thời Trần giàu chất hiện thực hơn mĩ thuật thời Lý.
- Có 3 loại hình nghệ thuật:
+ Kiến trúc.
+ Điêu khắc và trang trí.
+ Đồ gốm.
1. Kiến trúc.
a, Kiến trúc cung đình.
- Tiếp thu toàn bộ di sản kiến trúc
- Thăng Long được xây dựng lại nhưng đơn giản hơn.
- Một số kiến trúc cung đình khác:
+ Cung điện Thiên Trường (Nam Định).
+ Khu lăng mộ An Sinh (Quảng Ninh).
+ Thành Tây Đô (Thanh Hoá).
b, Kiến trúc phật giáo.
- Kiến trúc phật giáo thể hiện ở những ngôi chùa tháp được xây dựng uy nghi, bề thế.
- VD: + Tháp chùa Phổ Minh (Nam Định).
+ Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc).
- Kiến trúc chùa làng.
2. Nghệ thuật điêu khắc và trang trí.
- Tượng tròn: Pho tượng tạc nhiều chất liệu đá, gỗ để thờ cúng, dựng ở lăng mộ như: Tượng quan hầu, tượng thú hoặc những bệ rồng, một số di tích chùa Dâu.
- Chạm khắc: Chủ yếu dùng trang trí làm đẹp cho công trình kiến trúc và phục vụ phật giáo.
3. Nghệ thuật gốm.
- Gốm thời Trần thô, nặng, dày hơn gốm thời Lý.
- Gốm gia dụng phát triển mạnh, chế tác được gốm hoa nâu và hoa lam, hoạ tiết chủ
cung đình của triều Lý, đó là kinh thành Thăng Long
- Thăng Long được xây dựng lại nhưng đơn giản hơn.
- Một số kiến trúc cung đình
khác:
+ Cung điện Thiên Trường (Nam Định).
+ Khu lăng mộ An Sinh (Quảng Ninh).
+ Thành Tây Đô (Thanh Hoá).
b, Kiến trúc phật giáo.
- Kiến trúc phật giáo thể hiện ở những ngôi chùa tháp được xây dựng uy nghi, bề thế.
- VD: + Tháp chùa Phổ Minh (Nam Định).
+ Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc).
- Kiến trúc chùa làng.
2. Nghệ thuật điêu khắc và trang trí.
- Tượng tròn: Pho tượng tạc nhiều chất liệu đá, gỗ để thờ cúng.
- Chạm khắc: Chủ yếu dùng trang trí làm đẹp cho công trình kiến trúc và phục vụ phật giáo.
3. Đồ gốm.
- Gốm thời Trần thô, nặng, dày hơn gốm thời Lý.
yếu là hoa sen, hoa cúc cách điệu.
III. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm mĩ thuật thời Trần.
? Mĩ thuật thời Trần có đặc điểm gì?
- Có vẻ đẹp khoẻ khoắn, phóng khoáng.
- Được thừa kế những tinh hoa của mĩ thuật thời Lý nhưng mĩ thuật thời Trần gần với hiện thực, giản dị và đôn hậu hơn.
IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
? Kiến trúc thời Trần được thể hiện ở những loại hình nào?
? Hãy kể tên một số tác phẩm điêu khắc và chạm khắc trang trí thời Trần?
? Hãy kể một vài đặc điểm của gốm thời Trần?
*. dặn dò.
III. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần.
- Giàu chất hiện thực hơn mĩ thuật thời Lý. Cách tạo hình khoẻ khoắn và gần gũi với nhân dân lao động hơn.
* về nhà:
- Xem trước bài 2 - SGK trang 82.
- Chuẩn bị:
+ Cốc và quả.
+ Bút chì, tẩy, giấy vẽ
Duyệt giáo án :
Ngày tháng năm
Ngày soạn:............................. Tuần:2
Ngày giảng:............................
tiết 2- Bài 2: vẽ theo mẫu
vẽ quả(trái) và cốc
i. mục tiêu bài học.
- Học sinh biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết.
- Vẽ được cái cốc và quả gần giống mẫu.
- Hiểu được vẻ đẹp của bố cục và tương quan tỷ lệ ở mẫu.
ii. những thông tin cơ bản.
1. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên.
- Mẫu vẽ: Khoảng 2 hoặc 3 bộ để học sinh vẽ theo nhóm.
- Một vài bài vẽ của học sinh năm trước.
- Hình minh hoạ các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu (vẽ hình).
b. Học sinh.
- Giấy vẽ A4.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
2. phương pháp dạy - học.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp luyện tập.
- Phương pháp đánh giá.
- Phương pháp vấn đáp.
iii. tiến trình dạy - học.
*. ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra sĩ số: 7A
7B
7C
*. kiểm tra đầu giờ.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
*. khởi động vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
học sinh ghi vở
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đặt mẫu.
? Mẫu vẽ trước hết phải đảm bảo yêu cầu gì?
(Cốc phải lành lặn, quả phải tròn trịa...).
? Vậy đặt mẫu vẽ như thế nào để bài vẽ có bố cục đẹp và hợp lý?
+ Đặt mẫu không đẹp: Cốc và quả lệch lên phía trên, lệch xuống phía dưới tờ giấy hoặc cốc so với quả to quá, nhỏ quá hay dàn hàng ngang.
+ Đặt mẫu đẹp: Cốc và quả được sắp xếp cân đối trên tờ giấy (hình 1a - SGK).
- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bày mẫu theo gọi ý của giáo viên.
? Bạn bày mẫu như vậy đã đẹp chưa?
? Mẫu vẽ thường đặt trên hay dưới tầm mắt?
(Đặt ngang tầm mắt).
? Quan sát hình dáng của cốc rồi so sánh
tỷ lệ giữa chiều cao, ngang, miệng cốc, đáy cốc? Cốc có dạng hình gì? (Hình chữ nhật).
? So sánh độ đậm nhạt giữa cốc và quả?
? Quả có hình dạng gì?
(Hình cầu).
I. Quan sát, nhận xét.
? So sánh chiều cao và ngang của quả?
? So sánh chiều cao của quả với chiều cao
của cốc?
(Học sinh quan sát mẫu => Trả lời).
? Trên mẫu, ánh sáng từ đâu chiếu được tới? ánh sáng mạnh hay yếu?
(Học sinh quan sát thực tế mẫu => Trả lời).
? Quan sát mẫu tìm ra độ đậm nhạt chính trên mẫu?
- Giáo viên gợi ý học sinh ước lượng tỉ lệ khung hình chung và tỉ lệ của cốc và quả.
II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK).
- Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ:
+ Ước lượng tỉ lệ và vẽ khung hình chung của cốc và quả.
+ Ước lượng tỉ lệ của cốc và quả rồi vẽ khung hình của từng vật mẫu.
+ Ước lượng tỉ lệ của miệng cốc, thân cốc, đáy cốc và hình của quả.
+ Nhìn mẫu vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình.
+ Vẽ đậm nhạt.
III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Giáo viên giao bài tập cho học sinh và nhắc nhở học sinh lưu ý:
+ So sánh tỉ lệ mẫu vẽ: Ngang, dọc của cốc và quả.
+ Vẽ nét cần có độ đậm, nhạt.
+ Bài yêu cầu vẽ hình là chủ yếu.
- Giáo viên theo dõi và quan sát học sinh làm bài.
+ Uốn nắn học sinh.
+ Chỉ ra chỗ hợp lý và chưa hợp lý ở bài vẽ của học sinh để các em khắc phục sửa chữa.
IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Cuối giờ giáo viên cho học sinh treo bài lên bảng và gợi ý cho học sinh nhận xét bài của bạn về:
+ Bố cục bài vẽ, tỷ lệ hình vẽ.
+ So sánh tỷ lệ của hình vẽ với mẫu vẽ.
+ Nét vẽ có đậm, có nhạt.
- Giáo viên nhận xét bổ sung và củng cố cách vẽ hình cho học sinh.
*. dặn dò.
II. Cách vẽ.
- Vẽ khung hình chung.
- Vẽ khung hình của từng vật mẫu.
- Ước lượng tỉ lệ của miệng cốc, thân cốc, đáy cốc và hình của quả.
- Vẽ chi tiết
- Vẽ đậm nhạt.
III. Bài tập.
- Vẽ quả và cốc.
- Trên giấy A4.
* về nhà:
- Xem trước bài 3.
- Quan sát độ đậm, nhạt ở chai, lọ.
Duyệt giáo án :
Ngày tháng năm
Ngày soạn:............................. Tuần: 3
Ngày giảng:............................
tiết 3 - Bài 3: vẽ trang trí
tạo hoạ tiết trang trí
i. mục tiêu bài học.
- Học sinh hiểu được thế nào là hoạ tiết trang trí và hoạ tiết là yếu tố cơ bản của nghệ thuật trang trí.
- Biết tạo hoạ tiết đơn giản và áp dụng làm các bài tập trang trí.
- Học sinh yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc.
ii. những thông tin cơ bản.
1. tài liệu tham khảo.
- Chạm khắc dân gian Việt Nam, NXB Văn Hoá.
- Bản rập hoa văn trang trí, NXB Mĩ Thuật 2000.
- Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Nhung, Phạm Ngọc Tới: Trang trí (giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP) NXB Giáo Dục 2000.
2. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên.
- Phóng to một số hoạ tiết trang trí: Hoa lá, chim thú, côn trùng, mặt trời, sóng nước.....
- Phóng to hình minh hoạ các bước đơn giản và cách điệu hoạ tiết.
- Một số hình ảnh, tranh về hoa lá, chim, thú.....
b. Học sinh.
- Sưu tầm một số hoạ tiết trang trí.
- Ghi chép một số mẫu thật hoặc sưu tầm tranh, ảnh về hoa lá, chim, thú.....
3. phương pháp dạy - học.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập.
- Phương pháp đánh giá.
iii. tiến trình dạy - học.
*. ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra sĩ số: 7A
7B
7C
*. kiểm tra đầu giờ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
chấm bài vẽ theo mẫu 3-5 em hs.
*. khởi động vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
học sinh ghi vở
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
? Hoạ tiết trang trí thường là những gì?
(Hình hoa, lá, con vật, đám mây, sóng nước, Mặt Trời....).
? Vậy làm thế nào để các hình ảnh của thiên nhiên, cuộc sống trở thành hoạ tiết trang trí?
(Phải dựa trên hình dáng, đường nét, màu sắc các hình ảnh tự nhiên để sắp xếp lại, tạo nên hình dáng cân đối, hài hoà. Có thể lược bỏ những chi tiết không cần thiết hoặc làm phong phú thêm các chi tiết để có hình trang trí đẹp hơn. Đó gọi là đơn giản và cách điệu hoạ tiết trang trí hoặc là tạo hoạ tiết trang trí).
- Giáo viên giới thiệu một số bài trang trí: Hình vuông, tròn, chữ nhật, đường diềm và
I. Quan sát, nhận xét.
trang trí trên các đồ vật...
- Giáo viên phân tích các bài trang trí trên về: Hoạ tiết, cách sắp xếp, màu sắc (giới thiệu kĩ về hoạ tiết).
- Yêu cầu học sinh nhận xét tìm ra đặc điểm của các hoạ tiết.
? Ta có nên dùng các hoạ tiết quá quen thuộc vào trang trí không? Vì sao?
(Không nên dùng hoạ tiết quá quen thuộc như: Bông hoa 4 cánh, 6 cánh, 8 cánh hoặc hình các con vật quen thuộc như: Bướm, chim, cá...... vì nó sẽ gây cho ta cảm giác nhàm chán, do vậy ta nên tìm nhiều hoạ tiết mới để bài vẽ sinh động, hấp dẫn)
? Vậy hình dáng các hoạ tiết có giống nguyên như hình ảnh thật không? So sánh giữa hình chép mẫu thật với hoạ tiết sử dụng để trang trí?
(Các đường nét, hình dáng của hoạ tiết thường đơn giản cân đối, hài hoà hơn so với hình dáng thật).
- Giáo viên nêu ví dụ trong SGK - trang 84.
II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách tạo hoạ tiết trang trí.
1. Lựa chọn nội dung hoạ tiết.
? Việc lựa chọn nội dung hoạ tiết như thế nào để có hoạ tiết đẹp và sinh động?
- Chọn những loại hoa lá, chim thú có hình
- Hoạ tiết trang trí rất phong phú và có hình thức đa dạng, bắt nguồn từ các hình ảnh trong thiên nhiên, trong cuộc sống. Khi đưa các hình ảnh đó vào trang trí cần phải đơn giản và cách điệu sao cho đẹp và phù hợp hài hoà hơn.
II. Cách tạo hoạ tiết trang trí.
1. Lựa chọn nội dung hoạ tiết.
- Chọn những loại hoa lá, chim
dáng đẹp đường nét rõ ràng hài hoà cân đối.
2. Quan sát mẫu thật.
- Quan sát, chọn mẫu đẹp rồi ghi chép lại.
3. Tạo hoạ tiết trang trí.
a, Đơn giản hoạ tiết.
b, Cách điệu hoạ tiết
III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài,
- Yêu cầu: Học sinh phải nắm vững kiến thức trọng tâm bài và cách làm bài tập.
- Giáo viên cho học sinh vẽ phác 3 hoạ tiết trên giấy, kích thước mỗi hoạ tiết khoảng 5 - 8 cm, không nên vẽ to, nhỏ quá.
- Vẽ phác bằng bút chì hoàn chỉnh rồi vẽ màu. Học sinh làm bài => Giáo viên quan sát gợi ý cho những học sinh vẽ yếu.
IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Căn cứ hai yếu tố để đánh giá: Nhận thức và kĩ năng (nhận thức về cách tạo hoạ tiết là quan trong hơn).
- Yêu cầu học sinh phải thể hiện hết khả năng của mình.
- Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị và ý thức của học sinh.
*. dặn dò.
thú có hình dáng đẹp đường nét rõ ràng hài hoà cân đối
2. Quan sát mẫu thật.
- Quan sát, chọn mẫu đẹp rồi ghi chép lại.
3. Tạo hoạ tiết trang trí.
a, Đơn giản hoạ tiết.
b, Cách điệu hoạ tiết.
III. Bài tập.
- Chọn và chép một vài mẫu hoa, lá sau đó đơn giản và cách điệu thành hoạ tiết trang trí.
* về nhà: Tạo 3 hoạ tiết trang trí khác nhau.
- Chuẩn bị: Giấy vẽ A4, màu vẽ, chì, tẩy và xem trước bài 4
Duyệt giáo án :
Ngày tháng năm
Ngày soạn:............................. Tuần: 4
Ngày giảng:............................
tiết 4 - Bài 4: vẽ tranh
đề tài tranh phong cảnh
i. mục tiêu bài học.
- Học sinh hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ.
- Biết chọn góc cảnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản, có bố cục, màu sắc hài hoà.
- Thêm yêu mến cảnh đẹp của quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
ii. những thông tin cơ bản.
1. tài liệu tham khảo:
- Tranh phong cảnh của các hoạ sĩ Việt Nam như bức tranh: Thuyền trên sông Hương của Tô Ngọc Vân, tre của Trần Đình Thọ, nhớ một chiều Tây Bắc của Phan Kế An; các tranh phong cảnh phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái; đồi cọ của Lương Xuân Nhi; những bức tranh lụa phong cảnh miền núi của Nguyễn Thụ và tranh của các hoạ sĩ khác.
- Phạm Viết Song: Tự học vẽ, NXB Giáo Dục 2000 (phần phương pháp vẽ tranh phong cảnh).
- Nguyễn Văn Tỵ: Tự học vẽ, NXB Văn Hoá 1993.
2. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên.
- Bộ tranh ĐDDH, bài vẽ tranh về quê hương (MT 6) và vẽ tranh phong cảnh (MT7).
- Sưu tầm, một số tranh phong cảnh của các hoạ sĩ thế giới như: Mônê, Van - gốc, Lê - vi - tan.......
- Một số bài vẽ tranh phong cảnh của học sinh năm trước.
b. Học sinh.
- Bảng vẽ bằng gỗ hoặc bìa cá tông cứng, bút chì, giấy vẽ, màu vẽ.
- Một miếng bìa hình chữ nhật nhỏ (9x12 cm) khoét lỗ thủng ở giữa (6x9 cm) để tập ngắm và cắt cảnh khi vẽ ở ngoài trời.
3. phương pháp dạy - học.
- Phương pháp quan sát - trực quan.
- Phương pháp gợi mở.
- Phương pháp luyện trí nhớ.
- Phương pháp luyện tập.
- Phương pháp đánh giá.
iii. tiến trình dạy - học.
*. ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra sĩ số: 7A
7B
7C
*. kiểm tra đầu giờ.
- Gv chấmbài tạo hoạ tiết trang trí 3-5 em HS.
*. khởi động vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
học sinh ghi vở
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài.
? Như thế nào là tranh phong cảnh?
(Tranh phong cảnh là thể hiện vẻ dẹp của thiên nhiên bằng cảm xúc và tài năng của người vẽ. Xem tranh phong cảnh, người thưởng thức thấy mình được gắn bó với thiên nhiên hơn).
?Tranh phong cảnh thường vẽ về cảnh vật gì là chủ yếu?
(Núi, sông, biển, nhà cửa, cây cối, loài vật...)
? Vì sao tranh phong cảnh lại tạo nhiều cảm hứng cho người xem?
I. Quan sát, nhận xét.
(Vì nó diễn tả vẻ đẹp đa dạng, phong phú của thiên nhiên).
- Giáo viên cho học sinh xem một số tranh phong cảnh của các hoạ sĩ trong nước => Giáo viên gới thiệu và phân tích hình ảnh trong tranh.
-Giáo viên cho học sinh xem tranh phong cảnh của thiếu nhi và phân tích cái đẹp, cái chưa đẹp về bố cục, hình vẽ, mầu sắc...
II. Hoat động 2 . Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh phong cảnh.
-Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phầnII-SGK)
? Vẽ tranh phong cảnh cần phải tuân theo những nguyên tắc nào?
(Có thể vẽ trực tiếp hoặc vẽ từ những kí hoạ ghi chép cảnh thật).
? Vậy khi vẽ tranh phong cảnh cần tiến hành theo trình tự nào?
- Tìm, chọn nội dung đề tài (chọn cảnh, cắt cảnh).
- Vẽ phác hình toàn cảnh (vẽ từ bao quát đến chi tiết, có mảng chính, mảng phụ).
- Vẽ màu (lựa chọn màu sắc theo thiên nhiên để vẽ).
III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Giáo viên kèm cặp học sinh làm bài, góp ý cho học sinh cắt cảnh, chọn bố cục, màu sắc...
- Chú ý đặc biệt hơn đối với học sinh yếu kém.
IV. Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập.
- Giáo viên cho học sinh tự trưng bày kết quả học tập và nhận xét theo gợi ý của giáo viên:
+ Biết chọn góc cảnh đẹp để vẽ.
+ Nêu lên được các hình ảnh đặc trưng của địa phương.
+ Tranh có bố cục hợp lý, hình vẽ, màu sắc hài hoà phong phú.
+ Học sinh tự xếp bài vẽ theo cảm nhận riêng.
- Sau khi học sinh nhận xét => Giáo viên tóm tắt nội dung cơ bản và bổ sung cho hoàn chỉnh.
*. dặn dò.
II. Cách vẽ.
- Tìm, chọn nội dung đề tài (chọn cảnh, cắt cảnh).
- Vẽ phác hình toàn cảnh.
- Vẽ màu.
III. Bài tập
- Vẽ một bức tranh phong cảnh theo ý thích
* về nhà:
- Vẽ một tranh phong cảnh lên khổ giấy A4.
- Chuẩn bị:Giấy vẽ A4,Bút chì,Màu vẽ, Mẫu vẽ (một số lọ hoa).
Duyệt giáo án :
Ngày tháng năm
Ngày soạn:............................. Tuần: 5
Ngày giảng:............................
tiết 5 - Bài 5: vẽ trang trí
tạo dáng , trang trí lọ hoa
i. mục tiêu bài học.
- Học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí được một lọ hoa theo ý thích.
- Có thói quen quan sát, nhận xét vẻ đẹp của các đồ vật trong cuộc sống.
- Hiểu thêm vai trò của mĩ thuật trong đời sống hàng ngày.
ii. những thông tin cơ bản.
1. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên.
- ảnh chụp hình dáng và các kiểu trang trí một số loại lọ hoa khác nhau.
- Hai hoặc ba lọ hoa có hình dáng khác nhau và trang trí đẹp.
- Một số bài vẽ của học sinh những năm trước.
b. Học sinh.
- Mẫu một số lọ hoa.
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy.
2. phương pháp dạy - học.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp gợi mở.
- Phương pháp sáng tạo.
- Phương pháp luyện tập.
- Phương pháp đánh giá.
iii. tiến trình dạy - học.
*. ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra sĩ số: 7A
7B
7C
*. kiểm tra đầu giờ.
- GV chấm bài vẽ tranh phong cảnh: 3-5 HS.
*. khởi động vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
học sinh ghi vở
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu hình minh hoạ trong SGK.
? Đây là loại bài trang trí cơ bản hay ứng dụng?
(Trang trí ứng dụng) => Các đồ vật trong cuộc sống, ngoài việc sử dụng còn có chức năng thẩm mĩ.
? Vậy những yếu tố chính tạo nên vẻ đẹp của mỗi đồ vật là gì?
(Là hình dáng của nó, cách bố cục hình mảng, hoạ tiết trang trí, màu sắc và sự hài hoà giữa hoạ tiết với hình dáng).
- Giáo viên giới thiệu các loại lọ hoa và gợi ý cho học sinh quan sát, nhận xét về hình dáng, màu sắc, cách trang trí khác nhau trên từng lọ hoa.
? Lọ hoa có hình dáng như thế nào?
- Cấu tạo gồm: Miệng, cổ, vai, thân, đáy lọ.
- Kích thước: Có nhiều kích thước khác nhau.
? Hoạ tiết trên lọ hoa được sắp xếp như thế nào?
(ở cổ, vai, thân, đáy lọ) .
? Hoạ tiết được vẽ theo lối tả thực hay trang trí?
(Cả tả thực và trang trí)
? Hoạ tiết trang trí trên lọ hoa chủ yếu là hình gì? (Hoa, lá, chim, thú, cảnh thiên nhiên, hoạ
I. Quan sát, nhận xét.
tiết thổ cẩm, con người hoặc nét màu, mảng màu).
II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách tạo dáng và trang trí lọ hoa.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK).
- Giáo viên phác nhanh lên bảng một số lọ hoa về cách vẽ chung để tạo dáng lọ hoa.
1. Tạo dáng lọ hoa.
? Muốn tạo dáng được lọ hoa ta làm như thế nào?
- Chọn kích thước của lọ (cao, ngang) rồi vẽ khung hình chung.
- Vẽ phác trục giữa.
- Xác định tỷ lệ chiều cao, ngang của cổ, vai, thân và đáy lọ.
- Vẽ các nét tạo thành hình dáng lọ.
2. Trang trí lọ hoa.
- Chọn chủ đề trang trí (phong cảnh, hoa lá, mây, sóng nước......).
- Sắp xếp hoạ tiết (hoạ tiết to, nhỏ, đặt xen kẽ hoặc nhắc lại...).
- Vẽ màu (nên hạn chế về màu sắc, dùng 3 - 4 màu)
III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Giáo viên nhắc học sinh bố cục hình vẽ cho phù hợp với khổ giấy của mình (không quá to hoặc quá nhỏ).
- Giáo viên theo dõi, gợi ý, uốn nắn và động viên để học sinh suy nghĩ và mạnh dạn thể hiện bài vẽ.
(Học sinh làm theo cách nghĩ, cách nhìn và
II. Cách tạo dáng và trang trí lọ hoa.
1. Tạo dáng lọ hoa.
- Vẽ khung hình chung.
- Vẽ phác trục giữa.
- Xác định tỷ lệ chiều cao, ngang của cổ, vai, thân và đáy lọ.
- Vẽ các nét tạo thành hình dáng lọ.
2. Trang trí lọ hoa.
- Chọn chủ đề trang trí.
- Sắp xếp hoạ tiết.
- Vẽ màu.
III. Bài tập.
- Tạo dáng và trang trí một lọ hoa theo ý thích.
cách cảm thụ của mình mà không bị áp đặt).
IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Giáo viên cho học sinh trưng bày kết quả học tập theo nhóm.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét, đánh giá bài của bạn về:
+ Hình dáng.
+ Hoạ tiết.
+ Màu sắc.
*. dặn dò.
* về nhà:
- Hoàn thành bài tập (nếu chưa xong).
- Tạo dáng và trang trí lọ hoa bằng xé dán giấy màu.
- Chuẩn bị: Màu vẽ, giấy vẽ, bút chì, tẩy...
Duyệt giáo án :
Ngày tháng năm
Ngày soạn:............................. Tuần: 6
Ngày giảng:............................
tiết 6 - Bài 6 :vẽ theo mẫu
lọ hoa và quả
(vẽ hình)
i. mục tiêu bài học.
- Học sinh biết cách vẽ lọ hoa và quả (dạng hình cầu).
- Vẽ được hình gần giống mẫu.
- Nhận ra vẻ đẹp của mẫu qua bố cục, nét vẽ hình.
ii. những thông tin cơ bản.
1. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên.
- Mẫu vẽ: Một số lọ hoa và quả (dạng hình cầu) khác nhau về hình và màu (để học sinh vẽ theo nhóm).
- Một số tranh tĩnh vật vẽ bằng bút chì hoặc than.
- Một số bài vẽ của học sinh những năm trước.
- Hình minh hoạ các bước tiến hành vẽ lọ hoa và quả (tự vẽ hoặc ở bộ ĐDDH MT7).
b. Học sinh.
- Mẫu vẽ một số lọ hoa và quả dạng hình cầu.
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy.
2. phương pháp dạy - học.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp sáng tạo.
- Phương pháp luyện tập.
- Phương pháp đánh giá.
iii. tiến trình dạy - học.
*. ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra sĩ số: 7A
7B
7C
*. kiểm tra đầu giờ.
- Nêu cách tạo dáng và trang trí lọ hoa?
*. khởiđộng vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
học sinh ghi vở
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK).
- Giáo viên cho học sinh tập bày mẫu theo nhiều tư thế khác nhau và yêu cầu học sinh quan sát nhận xét ở mỗi góc nhìn khác nhau.
? ở cách nhìn chính diện em thấy mẫu như thế nào?
(Nhìn thấy cả lọ hoa và quả)
- Giáo viên cho học sinh tự bày mẫu theo nhóm để các nhóm tự bàn bạc, thảo luận và điều chỉnh để tìm ra bố cục hợp lý.
? Mẫu vẽ phải được đặt như thế nào là cân đối và hợp lý?
(Đặt mẫu trước, mẫu sau, có xa, có gần, có đậm, có nhạt, có sáng tối và đặt mẫu ngang tầm mắt người vẽ).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu về:
* Đặc điểm của mẫu:
? Em thấy lọ hoa gồm những bộ phận nào?
I. Quan sát, nhận xét.
(Miệng, cổ, vai, thân và đáy lọ).
? Quả có cấu trúc như thế nào?
(Dạng hình cầu, gồm: Cuống, quả).
* Độ đậm nhạt của mẫu:
? Quan sát mẫu, em thấy lọ đậm hơn hay quả đậm hơn?
(Học sinh quan sát mẫu => Trả lời).
* Bố cục bài vẽ:
? Khung hình chung của mẫu là gì?
(Hình chữ nhật đứng).
=> Học sinh nhận xét mẫu ở góc nhìn của mình.
II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_7_tiet_1_35_nguyen_thi_bac.doc