Giáo án môn Công nghệ Lớp 6 - Tiết 42: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn (Tiết 1) - Hoàng Thị Thương

I- MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Biết được cách bảo quản các chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến món ăn.

 2. Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào chế biến món ăn tại gia đình.

 3. Thái độ: Có ý thức bảo quản chất dinh dưỡng trong món ăn.

II- ĐỒ DÙNG:

 1. Giáo viên: Tranh vẽ H3.17->H3.19 SGK.

 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.

III- PHƯƠNG PHÁP:Thuyết trình, đàm thoại.

IV- TỔ CHỨC GIỜ HỌC:

1. Khởi động Kiểm tra đầu giờ:

GV nêu câu hỏi.- Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào?

- Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?

2. Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến thịt, cá.

- Mục tiêu: HS biết được cách bảo quản các chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến thịt, cá.

- Thời gian: 15 phút.

- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H3.17 SGK.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 6 - Tiết 42: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn (Tiết 1) - Hoàng Thị Thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :28/01/2012 Ngày day ://2012 Tiết 42 BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN (Tiết 1) I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được cách bảo quản các chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến món ăn. 2. Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào chế biến món ăn tại gia đình. 3. Thái độ: Có ý thức bảo quản chất dinh dưỡng trong món ăn. II- ĐỒ DÙNG: 1. Giáo viên: Tranh vẽ H3.17->H3.19 SGK. 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà. III- PHƯƠNG PHÁP:Thuyết trình, đàm thoại. IV- TỔ CHỨC GIỜ HỌC: 1. Khởi động Kiểm tra đầu giờ: GV nêu câu hỏi.- Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào? - Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? 2. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến thịt, cá. - Mục tiêu: HS biết được cách bảo quản các chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến thịt, cá. - Thời gian: 15 phút. - Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H3.17 SGK. - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV cho HS quan sát tranh vẽ H3.17 SGK. - H: Trong thịt, cá có các chất dinh dưỡng nào? - H: Vậy cần phải làm gì khi chuẩn bị chế biến thịt, cá? Tại sao? - GV nhận xét, kết luận. - H: Vậy cần phải bảo quản thịt, cá như thế nào? - GV nhận xét, kết luận. * Kết luận: Cần phải bảo quản các chất dinh dưỡng của thực phẩm chu đáo trong quá trình chế biến -> HS quan sát, tìm hiểu. -> HS dựa vào hình vẽ trả lời. -> HS trả lời cá nhân. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - Không ngâm, rửa thịt, cá sau khi cắt thái vì khoáng chất dễ bị mất. -> HS trả lời cá nhân. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - Cần bảo quản thực phẩm chu đáo, không để ruồi bọ bâu vào, giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến rau, củ, quả tươi - Mục tiêu: HS biết được cách bảo quản các chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến rau, củ, quả tươi. - Thời gian: 10 phút. - Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H3.18 SGK. - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV cho HS quan sát tranh vẽ H3.18 SGK. - H: Rau, củ, quả trước khi chế biến hoặc sử dụng phải như thế nào? - H: Cắt, rửa, gọt, thái có ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng không? - GV nêu: Sinh tố và các khoáng chất dễ bị tiêu huỷ nếu không thực hiện đúng cách. Cần để nguyên trạng thái, rửa sạch trước khi cắt gọt. - H: Theo em nếu không thực hiện như vậy sẽ gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ con người? - GV nhận xét, kết luận. * Kết luận: Cần phải bảo quản các chất dinh dưỡng của thực phẩm chu đáo trong quá trình chế biến -> HS quan sát, tìm hiểu. -> TL: Cắt, gọt, thái. -> TL: Có. -> HS lắng nghe, tiếp thu. -> HS trả lời cá nhân. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - Rửa thật sạch, nên cắt, thái sau khi rửa và không để rau khô héo. - Rau, củ, quả ăn sống nên rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến đậu hạt khô, gạo. - Mục tiêu: HS biết được cách bảo quản các chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến đậu hạt khô, gạo. - Thời gian: 10 phút. - Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H3.19 SGK. - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV cho HS quan sát tranh vẽ H3.19 SGK. - H: Em hãy nêu tên các loại đậu hạt, ngũ cốc thường dùng? - H: Em hãy cho biết đối với những loại này thì cần bảo quản chất dinh dưỡng như thế nào trước khi chế biến? - GV nhận xét, kết luận. * Kết luận: Cần phải bảo quản các chất dinh dưỡng của thực phẩm chu đáo trong quá trình chế biến -> HS quan sát, tìm hiểu. -> TL: Đậu, lạc, vừng, gạo, đỗ xanh, gạo tẻ, gạo nếp. -> HS trả lời cá nhân. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - Đậu hạt khô bảo quản chu đáo khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt. - Gạo tẻ, gạo nếp không vo kĩ. 3. Tổng kết. * Củng cố- GV hệ thống lại nội dung kiến thức đã học, nhấn mạnh nội dung chính. * Hướng dẫn về nhà- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu nội dung còn lại của bài 17 SGK. Duyêt của tổ trưởng Ngày 30 tháng 01 năm 2012 Nguyễn Thái Hoàng

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_cong_nghe_lop_6_tiet_42_bao_quan_chat_dinh_duong.doc