Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 22

I . MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Biết được khái niệm bệnh. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh. Biết được cách phòng , trị bệnh cho vật nuôi.

 2. Kỹ năng : Có những hiểu biết về cách phòng trị bệnh cho vật nuôi .

 3.Thái độ: Có ý thức trong việc phòng trị bệnh cho vật nuôi.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sơ đồ 14- SGK trang 122: Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi.

 2. Học sinh: Xem trước bài 46 : Phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

III. TIẾN TRÌNH:

 1. Ổn định tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới :

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Tiết: 39 BÀI 46 : PHÒNG,TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI Ngày dạy: 30/01/2012 I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được khái niệm bệnh. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh. Biết được cách phòng , trị bệnh cho vật nuôi. 2. Kỹ năng : Có những hiểu biết về cách phòng trị bệnh cho vật nuôi . 3.Thái độ: Có ý thức trong việc phòng trị bệnh cho vật nuôi. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Sơ đồ 14- SGK trang 122: Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi. 2. Học sinh: Xem trước bài 46 : Phòng, trị bệnh cho vật nuôi. III. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : * Hoạt động 1: Khái niệm về bệnh Hoạt động của GV- HS Nội dung - GV: Con vật bị bệnh thường có những đặc điểm gì khác so với vật nuôi khỏe mạnh ? àHS: Bỏ ăn, nằm im, phân loãng, mệt mỏi . - GV: Nếu như chúng ta không chữa trị kịp thời thì vật nuôi sẽ như thế nào ? àHS: Gầy yếu, sụt cân hoặc có thể chết nếu không chữa trị kịp thời . - GV: Vật nuôi bị bệnh thì ảnh hưởng như thế nào trong chăn nuôi ? àHS: Vật nuôi bị bệnh thì hạn chế khả năng thích nghi , làm giảm khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi . - GV: Vậy bệnh là gì ? Hãy nêu 1 số ví dụ về bệnh . àHS: Bệnh là sự rối loạn các chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động các yếu tố gây bệnh.Cho ví dụ _ Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức, ghi bảng. I.Khái niệm về bệnh Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn các chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh . * Hoạt động 2 : Nguyên nhân sinh ra bệnh. - GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ 14- SGK trang 122: Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi. àHS: Quan sát. - GV: Chia thành 3 nhóm tiến hành thảo luận: Có mấy nguyên nhân sinh ra bệnh ? àHS: Cử đại diện trả lời nhóm và bổ sung: àHS: Có 2 nguyên nhân gây bệnh nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài - GV: Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài gồm những yếu tố nào? àHS: + Nguyên nhân bên trong là những yếu tố di truyền. + Nguyên nhân bên ngoài liên quan đến: Môi trường sống; Hóa học; Cơ học; Sinh học; Lý học. - GV: Cho ví dụ về nguyên nhân bên trong gây bệnh. àHS: Bệnh bạch tạng , dị tật bẩm sinh - GV: Lấy ví dụ về nguyên nhân bên ngoài gây bệnh cho vật nuôi: Về cơ học,về hóa học,về sinh học ? àHS: Suy nghĩ cho ví dụ. - GV: Yêu cầu HS đọc thông tin phần II- SGK trang 122. àHS: Đọc thông tin. - GV: Dựa vào đâu mà người ta chia thành bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm ? àHS: Bệnh truyền nhiễm( Do các vi sinh vật gây ra lây lan nhanh thành dịch). - GV: Hãy nêu ví dụ về bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm? àHS: Suy nghĩ cho ví dụ. - GV: Qua việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi, cần nâng cao nhận thức về vai trò của vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, có ý thức bảo vệ vật nuôi, bảo vệ môi trường. Nâng cao ý thức tự giác phòng bệnh trong chăn nuôi gia đình cũng nhu trong cộng đồng. - GV: Chỉnh sữa, bổ sung, chốt lại kiến thức, ghi bảng. II.Nguyên nhân sinh ra bệnh . - Bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài - Bệnh có 2 loại : + Bệnh truyền nhiễm . + Bệnh không truyền nhiễm . * Hoạt động 3 : Phòng trị bệnh cho vật nuôi - GV: Yêu cầu HS đọc phần thông tin mục III- SGK trang 122 và tìm ra các biện pháp đúng . àHS: Đọc phần thông tin và đánh dấu.Tất cả các biện pháp đều đúng trừ biện pháp bán mổ thịt vật nuôi ốm. - GV: Tại sao lại không được bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm? àHS: Vì sẽ lây bệnh. - GV: Tất cả các biện pháp còn lại chỉ thực hiện một biện pháp được không? àHS: Không vì tất cả các biện pháp có mối liên hệ với nhau - GV: Chỉnh sữa, bổ sung, chốt lại kiến thức, ghi bảng. III.Phòng trị bệnh cho vật nuôi . Phải thực hiện đúng, đủ các biện pháp, kỉ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. 4.Củng cố: - Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài. + Em cho biết thế nào là vật nuôi bị bệnh ? + Những nguyên nhân nào gây bệnh cho vật nuôi ? + Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi ? 5. Nhận xét dặn dò: - Nhận xét thái độ học tập của HS. - Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, xem trước bài 47 “Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi” TRẦN PHÁN,..// 2012 KÝ DUYỆT Tuần:22 Ngày dạy: Tiết:21 31/01/2012 - Nhạc lí: Nhịp 3/4 - Cách đánh nhịp 3/4. - Âm nhạc thờng thức: Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. I/ Mục tiêu: Cho HS có khái niệm về nhịp ắ, sự khác nhau giữa nhịp 2/4 và ắ. Biết thể hiện phách mạnh, nhẹ trong nhịp 3/4 = gõ phách hoặc đánh nhịp Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN Biết nhạc sĩ Phong Nhã là một tác giả âm nhạc có nhiều bài hát nổi tiếng cho thiếu nhi. II/ Chuẩn bị: Đàn Oorgan. Ảnh nhạc sĩ Phong Nhã ( phóng to) Tham khảo một số bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Phong Nhã( Cùng nhau ta đi lên, Kim Đồng, Đi ta đi lên, Nhanh bước hanh nhi đồng...) III/ Tiến trình: 1.Bài cũ: Đọc bài TĐN số 6 theo nhịp đàn. 2.Bài mới: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Nhạc lí: Nhịp 3/4- Cách đánh nhịp 3/4: a.Nhịp 3/4 -Tổ chức cho HS hoạt động sau: - GV hát bài Trời đã sáng rồi(nhịp 2/4) và Cho con( nhịp 3/4) - GV đặt câu hỏi: + Nhịp 2/4 và 3/4 khác nhau ở điểm nào? + Nhịp 3/4 là gì? - Đánh phách mạnh, nhẹ câu nhạc (SGK) b.Cách đánh nhịp 3/4 - Hướng dẫn cách đánh nhịp - Kết hợp đánh nhịp 3/4 với bài hát Cho con. Bật tiết tấu Waltz (113) - Kể tên một số bài hát nhịp 3/4? Nhận xét tính chất? 2.Âm nhạc thường thức: a.Nhạc sĩ Phong Nhã: - HS quan sát ảnh. - Em biết gì về nhạc sĩ? - Vì sao gọi Phong Nhã là nhạc sĩ của tuổi thơ? - GV minh hoạ trích đoạn 1 số bài. b.Bài hát: Ai yêu Bác hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. - Ra đời cuối 1945. - Đàn và hát. - Gõ phách mạnh, nhẹ nhịp 2/4 - Gõ phách mạnh, nhẹ nhịp 3/4 - Lắng nghe và nhận xét: *Nhịp 2/4 + Có 2 phách + Có 1 phách mạnh 1 phách nhẹ *Nhịp 3/4 + Có 3 phách + Có 1 phách mạnh 2 phách nhẹ *Nhịp 3/4 là nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen, có 1 phách mạnh đầu và 2 phách nhẹ sau. -Tính chất: Uyển chuyển, nhịp nhàng. -Sinh: 4- 4- 1924 - Quê: Hà Nam. - Sáng tác nhiều bài hát cho thiếu nhi: Cùng nhau ta đi lên, Kim Đồng, Đi ta đi lên, Nhanh bước nhanh nhi đồng... - Lắng nghe, tự rút ra nội dung và cảm nhận về bài hát. IV/ Củng cố: Đánh nhịp 3/4 HS hát bài Cho con. V/ Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TRẦN PHÁN,../../2012 KÝ DUYỆT

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_cong_nghe_lop_7_tuan_22.doc