Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 26

I. MỤC TIÊU:

 Học sinh hiểu và trình bày được trong bài kiểm tra của mình những kiến thức đã học từ: chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi, nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi, cách phòng và trị bệnh cho vật nuôi, vắcxin phong bệnh cho vật nuôi.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Đề kiểm tra.

 2. Học sinh: Ôn tập kĩ các bài.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới: Giáo viên phát đề kiểm tra cho học sinh.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 Tiết :43 KIỂM TRA 1 TIẾT Ngày dạy 27/02/2012 I. MỤC TIÊU: Học sinh hiểu và trình bày được trong bài kiểm tra của mình những kiến thức đã học từ: chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi, nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi, cách phòng và trị bệnh cho vật nuôi, vắcxin phong bệnh cho vật nuôi. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đề kiểm tra. 2. Học sinh: Ôn tập kĩ các bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Giáo viên phát đề kiểm tra cho học sinh. ĐỀ: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM. (3 điểm) * Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1/ Trong chăn nuôi, chuồng nuôi có vai trò: A.Giúp mầm bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể của vật nuôi. B. Khó thực hiện các biện pháp kĩ thuật vào chăn nuôi. C. Góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. D. Công tác quản lí vật nuôi, xử lí chất thải không đạt hiệu quả cao. Câu 2/ Cho vật nuôi tiếp xúc nhiều với ánh sáng( nhất là với nắng buổi sớm) sẽ giúp vật nuôi tổng hợp được: A. Chất đường bột. C. Vitamin A. B. Vitamin D. D. Chất béo. Câu 3/ Yếu tố bên trong cơ thể gây bệnh cho vật nuôi bao gồm yếu tố nào? A. Miễn dịch. C. Miễn dịch, nuôi dưỡng, di truyền. B. Di truyền. D. Nuôi dưỡng, chăm sóc. Câu 4/ Bệnh nào sau đây đều là bệnh truyền nhiễm? A. Bệnh dịch tả lợn, gà thiếu sinh tố A. C. Bệnh toi gà, dịch tả lợn. B. Bệnh gà ăn lông, bướu cổ vịt.. D. Bệnh gà ăn lông, bướu cổ vịt. Câu 5/ Biện pháp nào sau đây không dùng để phòng, trị bệnh cho vật nuôi? A. Chủng ngừa đầy đủ các loại vắcxin. B. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. C. Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe. D. Mổ và bán thịt những vật nuôi bệnh. Câu 6/ Khi đưa vắcxin vào cơ thể vật nuôi, cơ thể sẽ tiết ra: A. Kháng thể.. C. Bạch cầu B. Huyết thanh. D. Chất nhờn. PHẦN II: TỰ LUẬN. (7 điểm) Câu 7/ (1,5 điểm) Hãy nêu một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non? Câu 8/ (2,5 điểm) Vắcxin là gì? Có mấy loại vắcxin? Nêu tác dụng của vắcxin đối với cơ thể vật nuôi? Câu 9/ (2 điểm) Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? Có mấy yếu tố cấu thành nên chuồng nuôi hợp vệ sinh? Câu 10/ (1 điểm) Hãy giải thích phương châm:” phòng bệnh hơn chữa bệnh” ĐÁP ÁN: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM. (3 điểm) Học sinh trả lời mỗi ý đúng được 0,5 điểm. Câu 1- C Câu 4- C Câu 2- B Câu 5- D Câu 3- B Câu 6- A PHẦN II: TỰ LUẬN. (7 điểm) Câu 7/ (1,5 điểm) * Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non(có 3 đặc diểm) - Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh. (0,5đ) - Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.(0,5đ) - Chức năng miễn dịch chưa tốt.(0,5đ) Câu 8/ (2,5 điểm) * Vắc xin là chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm. (0,5đ) * Có 2 loại vắc xin (1đ) + Vắc xin nhược độc: Là mầm bệnh bị làm yếu đi. +Vắc xin chết: Là mầm bệnh bị giết chết. * Tác dụng của vắc xin: (1đ) Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi khoẻ, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh. Câu 9/ (2 điểm) *Chuồng nuôi là “ nhà ở” của vật nuôi. Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất vật nuôi.(1đ) * Có 5 yếu tố cấu thành nên chuồng nuôi hợp vệ sinh: (1đ) - Nhiệt độ thích hợp. - Độ ẩm trong chuồng: 60-75%. - Độ thông thoáng tốt. - Độ chiếu sáng thích hợp. - Không khí: ít khí độc. Câu 10/ (1 điểm) Giải thích phương châm “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” : Phải phòng ngừa bệnh trước khi bệnh dịch xảy ra.Nếu để bệnh dịch xảy ra rồi mình mới can thiệp vào sẽ tốt nhiều tiền, công sức và thời gian ,hiệu quả kinh tế lại thấp. TRẦN PHÁN, .. / .. / 2012 KÝ DUYỆT Tuần:26 Ngày dạy: Tiết:25 28/02/2012 Ôn tập I/ Mục tiêu: HS nắm vững va fhát được 2 bài hát đã học: Niềm vui của em và ngày đầu tiên đi học. Nắm vững khái niệm nhịp 3/4 Đọc đúng bài TĐN số 6 & 7. Biết cách thể hiện các âm hình tiết tấu ở các bài TĐN. II/ Chuẩn bị: Đàn Oorgan Băng đĩa casset III/ Tiến trình: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ôn hát: - Cho HS nghe băng 2 bài hát đã học +Niềm vui của em +Ngày đầu tiên đi học 2.Ôn tập TĐ: - Đàn 2 bài TĐN đã học: TĐN số 6 & 7 - Đệm đàn 3.Ôn Nhạc lí: -Kẻ khuông nhạc, tập viết 1 đoạn nhạc ( 8 ô nhịp) với số chỉ nhịp 3/4. Yêu cầu có dùng nốt trắng, nốt đen, móc đơn, dấu lặng Cả lớp hát 2 bài hát đã học kết hợp gõ phách. - Lắng nghe - Cả lớp đọc nhạc theo giai điệu ở trên đàn. - Chia dãy: 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy hát lời ca( đổi lại) - Cả lớp đọc nhạc + hát lời. - HS tự viết vào vở. IV/ Củng cố: HS về nhà ôn lại các bài hát đã được học để chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết. V/ Rút kinh mghiệm: ... ... ... ... TRẦN PHÁN, . / . / 2012 KÝ DUYỆT Tuần 26 Tiết 13 CHỦ ĐIỂM TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG CỦA ĐOÀN Ngày dạy: 03/03/2012 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhaän thức được ý nghĩa ngày thành lập đoàn 26 – 3. Những mốc lịch sử lớn của Đoàn, những gương đoàn viên tiêu biểu. - Tự hào và yêu mến tổ chức Đoàn. 2. Thái độ: - Học tập, rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG. 1. Nội dung: - Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26 – 3. - Các mốc truyền thống vẽ vang của Đoàn. - Các gương sáng Đoàn viên tiêu biểu. - Những bài thơ, bài hát về Ñoaøn. 2. Hình thức hoạt động: - Thi tìm hiểu về truyền thống của Đoàn giữa các đội III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG. 1. Phương tiện hoạt động: - Các tư liệu sưu tầm được về truyền thống của Đoàn. - Các câu hỏi và đáp án. 2. Tổ chức: - GVCN nêu nội dung, yêu cầu hoạt động . Hướng dẫn hs sưu tầm tư liệu cho hoạt động. + Mỗi tổ cử 2 đội thi, mỗi đội 3 hs, các tổ viên còn lại là cổ động viên cho đội nhà. + Chuẩn bị câu hỏi, câu đố, tranh ảnh . . . và đáp án ? Đoàn thành lập từ khi nào, lúc đó Đoàn mang tên gì? Từ ngày thành lập Đoàn đổi tên mấy lần? Bạn hãy kể ề người Đoàn viên thanh niên công sản đầu tiên của Đoàn ta. + cử người dẫn chương trình. + Cử ban giám khảo. + Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ + Phân công trang trí + Dự kiến mời đại biểu. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Khởi động: - Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát một bài. - Phân công HS dẫn chương trình tiến hành làm việc. 2- Cuộc thi giữa các tổ: - Mời các đội về vị trí chẩn bị thi. - Người điều khiển lần lượt ra các câu hỏi, câu đố hoặc tranh ảnh . . . cho các đội thi. Thời gian suy nghĩ là 10 giây, đội nào có tín hiệu (cắm cờ) sẽ được trả lời trước. - Nếu có đội nào trả lời không đúng hoặc không trả lời được thì cổ động viên đội nhà có quyền trả lời, sau đó mới đến cổ động viên cácc dội khác. Điểm của cổ động viên được cộng vào điểm của đội nhà. - Ban giám khảo chấm điểm và ghi lên bảng để cả lớp cùng theo dõi. 3- Chương trình văn nghệ: - Đơn ca - Tốp ca 4- Kết thúc: Nhận xét kết quả cuộc thi. Mời GVCN lên nhận xét phát biểu ý kiến. Tuyên bố kết thúc hoạt động. - Cả lớp hát. - Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, giám khảo. - Các đội thi tự giới thiệu tên đội mình. - Các đội về vị trí của đội mình. - Đại diện tổ lên trả lời. - HS lắng nghe và quan sát. - HS lắng nghe - HS: Đơn ca, tốp ca - HS lắng nghe V- Kết thúc hoạt động: Dẫn chương trình công bố kết quả thi đua giữa các tổ và tuyên bố kết thúc hoạt động. VI- Gợi ý đánh giá hoạt động: GVCN nhận xét kết quả hoạt động và biểu dương tinh thần tham gia tích cực của các cá nhân. VII- Rút kinh nghiệm: ... ... ... ... TRẦN PHÁN, . / . / 2012 KÝ DUYỆT

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_cong_nghe_lop_7_tuan_26.doc