I - Mục tiêu.
? Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập phân tích đa thức thành nhân tử.
? Học sinh giải thành thạo các dạng bài tập phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phương pháp đã học.
? Thực hiện nghiêm túc, chính xác, vận dụng linh hoạt các phương pháp đã học vào từng loại bài tập.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số 8 (chuẩn) - Trường THCS Bắc Sơn - Tiết 12: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT an Dương
Trường THCS Đại Bản
Tổ khoa học tự nhiên - Nhóm Toán 8
Tiết thứ 12 Ngày soạn : 13/10/2006
Tuần thứ 07 Ngày dạy : 16/10/2006
Luyện tập
I - Mục tiêu.
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập phân tích đa thức thành nhân tử.
Học sinh giải thành thạo các dạng bài tập phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phương pháp đã học.
Thực hiện nghiêm túc, chính xác, vận dụng linh hoạt các phương pháp đã học vào từng loại bài tập.
II - Chuẩn bị.
1. Giáo viên: + Nghiên cứu bài dạy & các tài liệu liên quan.
+ Bảng phụ.
2. Học sinh: + Nghiên cứu bài học.
+ Ôn tập kiến thức về các phương pháp phân tích đa thức đã học.
III - Thực hiện tiết dạy.
1. ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra vệ sinh, sỹ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
HS1: Nêu các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã được học.
3. Bài giảng.
* Giáo viên đặt vấn đề vào bài.
H.động của thầy
H.động của trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt Động 1 - Gợi nhớ kiến thức
Yêu cầu: Nhắc lại các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học.
GV tổng hợp lại các phương pháp bằng biểu thức.
HS: …
Phân tích đa thức thành nhân tử:
- Đạt nhân tử chung.
AB + AC = A(B + C)
- Dùng HĐT.
- Nhóm các hạng tử.
AC + DB + BC + AD
= (AC + BC) + (AD + DB)
= C(A + B) + D(A + B)
= (A + B)(A + D)
Hoạt động 2 - Luyện tập
Yêu cầu: Nghiên cứu và thực hiện bài tập 47-SGK.
Yêu cầu: Dự đoán các hạng tử có nhân tử chung để nhóm.
Yêu cầu: Thực hiện và trình bày.
Câu hỏi: Sẽ nhóm các hạng tử nào?
Yêu cầu: Nhận xét.
Yêu cầu: Trình bày cách nhóm khác.
Yêu cầu: Trình bày lời giải.
Yêu cầu: Nghiên cứu và thực hiện bài tập 48-SGK.
Yêu cầu: Dự đoán và nhận định các hạng tử có thể nhóm được với nhau.
Câu hỏi: Sau khi nhóm sử dụng phương pháp phân tích nào để thực hiện.
Yêu cầu: Trình bày kết quả.
Yêu cầu: Nhận xét và đánh gái KQ thực hiện.
Yêu cầu: Nghiên cứu và thực hiện bài tập 49-SGK.
Câu hỏi: Với bài toán này sử dụng phương pháp nào?
Yêu cầu: Nhóm các hạng tử thích hợp sau đó phân tích.
Yêu cầu: Trình bày kết quả bài toán.
GV cần hướng dẫn HS tính nhẩm thông qua cách thực hiện theo lôgic trên trình bày trên.
GV nêu ró tính thực tiễn của việc phân tích thành nhân tử.
Yêu cầu: Nghiên cứu và thực hiện bài tập 50-SGK.
GV với bài tập loại này cần đưa về nhân tử và áp dụng quy tắc:
A.B = 0 Û A = 0 or B = 0
Yêu cầu:
- Phân tích về trái thành nhân tử.
- áp dụng quy tắc trên để thực hiện.
Yêu cầu: Trình bày kết quả thực hiện bài toán.
Yêu cầu: Nhận xét.
GV đánh giá và nhận xét.
HS: …
HS: …
HS: …
HS: …
HS: …
HS: …
HS: …
HS: …
HS: …
HS: …
HS: …
Bài tập 47-SGK/tr 22.
P.tích các đa thức sau thành nhân tử.
a) x2 – xy + x – y
= x(x – y) + (x – y) = (x – y)(x + 1)
b) xz + yz – 5(x + y)
= z(x + y) – 5(x + y)
= (x + y)(z – 5)
c) 3x2 – 3xy – 5x + 5y
= 3x(x – y) – 5(x – y)
= (x – y)(3x – 5)
Bài tập 48-SGK/tr 22.
Phân tích các đa thức thành nhân tử.
a) x2 + 4x – y2 + 4
= (x2 + 4x + 4) – y2
= (x +2)2 – y2
= (x + 2 – y)(x + 2 + y)
b) 3x2 + 6xy + 3y2 – 3z2
= 3(x2 + 6xy + y2 – z2)
= 3[(x + y)2 – z2]
= 3(x + y – z)(x + y + z)
c) x2 – 2xy + y2 – z2 + 2zt – t2
= (x2 – 2xy + y2) – (z2 – 2zt + t2)
= (x – y)2 – (z – t)2
= (x – y – z + t)(x – y + z – t)
Bài tập 49-SGK/tr 22.
Tính nhanh.
a) 37,5.6,5– 7,5.3,4 – 6,6.7,5 + 3,5.37,5
=(37,5.6,5+3,5.37,5) – (7,5.3,4+6,6.7,5)
= 37,5(6,5 + 3,5) – 7,5(3,4 + 6,6)
= 37,5.10 – 7,5.10
= 10(37,5 – 7,5)
= 10.30
= 300
b) 452 + 402 – 152 + 80.45
= 452 + 80.45 + 402 – 155
= (45 + 40)2 – 152
= (45 + 40 – 15)(45 + 40 + 15)
= 70.100
= 7000
Bài tập 50-SGK/tr 23.
Tìm x, biết:
a) x(x – 2) + x – 2 = 0
Û x(x – 2) + (x – 2) = 0
Û (x – 2)(x + 1) = 0
Û x – 2 = 0 hoặc x + 1 = 0
Û x = 2 hoặc x = -1
b) 5x(x – 3) – x + 3 = 0
Û 5x(x – 3) – 9x – 3) = 0
Û (x – 3)(5x – 1) = 0
Û x – 3 = 0 hoặc 5x – 1 = 0
Û x = 3 hoặc x =
4. Củng cố:
Câu hỏi: Cần chú ý gì về quá trình phân tích thành nhân tử?
GV tổng hợp lại một số dạng bài toán cơ bản áp dụng phân tích thành nhân tử.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Ôn tập lại các kiến thức về chia luỹ thừa cùng cơ số.
- Chuẩn bị bài học Chia đơn thức cho đơn thức.
File đính kèm:
- Tiet12.doc