Giáo án môn Đại số khối 9 - Tiết 39: Luyện tập

A. MỤC TIÊU

ã HS tiếp tục được củng cố cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế, phương pháp cộng đại số và phương pháp đặt ẩn phụ.

ã Rèn kĩ năng giải hệ phương trình, kĩ năng tính toán.

ã Kiểm tra 15 các kiến thức về giải hệ phương trình.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

 GV : – Hệ thống bài tập.

– Đề kiểm tra 15.

 HS : – Giấy trong, bút dạ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 868 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số khối 9 - Tiết 39: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện tập A. Mục tiêu HS tiếp tục được củng cố cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế, phương pháp cộng đại số và phương pháp đặt ẩn phụ. Rèn kĩ năng giải hệ phương trình, kĩ năng tính toán. Kiểm tra 15’ các kiến thức về giải hệ phương trình. B. Chuẩn bị của GV và HS ã GV : – Hệ thống bài tập. – Đề kiểm tra 15’. ã HS : – Giấy trong, bút dạ. C. Tiến trình dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Luyện tập Bài 27 (b) Tr 20 SGK. Giải hệ phương trình bằng cách đặt ẩn số phụ. Nêu điều kiện của x, y. Đặt u = ; v = Hãy đưa hệ phương trình về ẩn phụ rồi giải hệ phương trình. HS : Điều kiện x ạ 2 ; y ạ 1. Û Û Vậy Bài 27 (b) Tr 8 SBT Giải hpt: b) GV : Em làm như thế nào để giải bài tập trên. HS : Biến đổi 2 vế của hai phương trình, thu gọn để đưa về hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. GV gọi một HS lên bảng biến đổi và giải hệ phương trình. b) Û GV : cũng có thể thấy ngay hệ vô nghiệm vì Vì phương trình 0x + 0y = 39 vô nghiệm nên hệ phương trình đã cho vô nghiệm. Bài 19 Tr 16 SGK Biết rằng đa thức P(x) chia hết cho đa thức x - a khi và chỉ khi P(a) = 0. Hãy tìm m và n sao cho đa thức sau đồng thời chia hết cho x + 1 và x - 3 P(x) = mx3 + (m – 2)x2 – (3n – 5)x – 4n GV hỏi : Đa thức P(x) chia hết cho x + 1 khi nào ? Đa thức P(x) chia hết cho x - 3 khi nào ? Hãy tính P(-1), P(3) rồi giải hệ phương trình HS : Đa thức P(x) chia hết cho x + 1 Û P(–1) = 0. Đa thức P(x) chia hết cho x – 3 Û P(3) = 0. P(–1) = m(–1)3 + (m – 2)(–1)2 – – (3n – 5)(–1) – 4n P(–1) = –m + m – 2 + 3n – 5 – 4n P(–1) = –n – 7. P(3) = m.33 + (m –2).32 – – (3n – 5).3 – 4n P(3) = 27m + 9m – 18 – 9n + + 15 – 4n P(3) = 36m – 13n – 3 Ta có hệ phương trình : Kết quả Bài 31 tr 9 SBT. GV đưa đề bài lên màn hình và hỏi. Để nghiệm của hệ phương trình đã cho cũng là nghiệm của phương trình 3mx – 5y = 2m + 1 trước tiên em phải làm gì ? HS : Trước tiên phải giải hệ phương trình. GV yêu cầu HS giải hệ phương trình và đưa bài làm của em làm nhanh nhất lên màn hình máy chiếu. Kết quả : Nghiệm của hệ phương trình là (x ; y) = (11 ; 6) GV : Vậy để (x ; y) = (11 ; 6) cũng là nghiệm của phương trình : 3mx – 5y = 2m + 1 em làm như thế nào ? GV : Ta đã biết một số cách giải hệ phương trình, thấy hệ phương trình có thể có một nghiệm duy nhất, có thể vô nghiệm, có thể vô số nghiệm. Sau đây sẽ kiểm tra nhanh 10 phút để đánh giá việc tiếp thu kiến thức của các em HS : Thay x = 11 và y = 6 vào phương trình 3mx – 5y = 2m + 1. Ta có : 33m – 30 = 2m + 1 31m = 31 m = 1 Vậy với m = 1 thì nghiệm của hệ phương trình cũng là nghiệm của phương trình 3mx – 5y = 2m + 1 Hoạt động 2: Kiểm tra 10’ GV phát đề kiểm tra 10’ cho HS. Câu 1. (3 điểm) 1. Số nghiệm của hệ phương trình A. Vô số nghiệm. B. Vô nghiệm. C. Có nghiệm duy nhất. D. Một kết quả khác. 2. Số nghiệm của hệ phương trình A. Vô số nghiệm. B. Vô nghiệm. C. Có nghiệm duy nhất. D. Một kết quả khác. Câu 2 : (7 điểm) Giải hệ phương trình sau : a) b) Hướng dẫn về nhà Học bài, xem lại các bài tập đã chữa. Nghiên cứu trước Đ5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

File đính kèm:

  • docTiet 39-Loan-sua-ok.doc