Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Khái niệm về bản đồ và phép chiếu hình bản đồ.

- Biết được sơ nét về một số phép chiếu hình bản đồ. Phân loại từng phép chiếu để biết được ưu, nhược điểm nổi bật.

2. Kĩ năng:

- So sánh các loại phép chiếu hình bản đồ.

- Giải thích tại sao phải sử dụng nhiều loại phép chiếu khác nhau.

3. Thái độ:

Sử dụng bản đồ đúng đắn và tầm quan trọng của bản đồ.

II- THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Quả địa cầu

- Phóng to một số hình trong SGK (nếu có)

III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1 Tiết : 1 Ngày: 22-7-09 PHẦN I: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ Bài 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Khái niệm về bản đồ và phép chiếu hình bản đồ. - Biết được sơ nét về một số phép chiếu hình bản đồ. Phân loại từng phép chiếu để biết được ưu, nhược điểm nổi bật. 2. Kĩ năng: - So sánh các loại phép chiếu hình bản đồ. - Giải thích tại sao phải sử dụng nhiều loại phép chiếu khác nhau. 3. Thái độ: Sử dụng bản đồ đúng đắn và tầm quan trọng của bản đồ. II- THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Quả địa cầu - Phóng to một số hình trong SGK (nếu có) III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: - Ổn định lớp: (1’) - Vào bài mới: (2’) Địa hình bề mặt Trái Đất chúng ta lồi, lõm khác nhau. Có nơi là đồng bằng, có nơi là đồi núi, biển hồ. . .Để thể hiện từng khu vực, từng vị trí khác nhau của Trái Đất lên mặt phẳng một cách chính xác thì cần sử dụng nhiều loại phép chiếu khác nhau. Ở bài học hôm nay, chúng ta sẽ làm quan với những phép chiếu hình bản đồ khá thông dụng trên thế giới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: ĐVĐ, diễn giảng. Bước 1: ĐVĐ, trực quan GV treo bản đồ thế giới CH: Nêu khái niệm bản đồ dựa vào việc quan sát bản đồ thế giới? GV: Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu, học tập và đời sống. Bản đồ cho chúng ta nhiều thông tin: vị trí, đặc điểm, sự phân bố các đối tượng địa lí và mối quan hệ giữa chúng. Bước 2: Diễn giảng, ĐVĐ GV: Trong thực tế chúng ta gặp nhiều bản đồ có mạng lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau. Vì sao có sự khác nhau như vậy? CH: Vì sao phải dùng các phép chiếu khác nhau? Chuyển ý: Vậy phép chiếu hình bản đồ có những dạng nào? Đặc điểm của từng dạng ra sao? Chúng ta sang phần II Hoạt động 2: ĐVĐ, nhóm, diễn giảng. Bước 1: ĐVĐ, nhóm CH: Trình bày đặc điểm của từng phép chiếu hình bản đồ (khái niệm, phân loại, kết quả) Chia lớp thành 3 nhóm Nhóm 1: Phép chiếu phương vị Nhóm 2: Phép chiếu hình nón Nhóm 3: Phép chiếu hình trụ Thời gian thảo luận: 5 phút Bước 2: Đại diện nhóm trinhg bày nội dung, bổ sung Bước 3: GV nhận xét và đúc kết nội dung. GV trang bị một tấm bìa cứng cỡ khổ giấy A3 và quả địa cầu. GV yêu cầu từng nhóm xác định vị trí chính xác, khu vực kém chính xác của từng phép chiếu HS quan sát bản đồ thế giới kết hợp với nội dung SGK nêu khái niệm bản đồ HS dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết của mình trả lời: Do sử dụng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau à HS trình bày định nghĩa Do Trái Đất hình cầu, bệ mặt Trái Đất cong nên tùy vào vị trí, yêu cầu mà sử dụng các phép chiếu cho phù hợp. HS thảo luận nhóm, trinhg bày nội dung lên bảng phụ của nhóm Đại diện mỗi nhóm là hai HS, thực hành và trả lời CH yêu cầu Nhóm 1: Phép chiếu phương vị - Khái niệm: - Có 3 loại phép chiếu phương vị: đứng, ngang, nghiêng. - Kết quả: Khu vực gần cực chính xác hơn (phương vị đứng) Càng xa cực càng kém chính xác Nhóm 2: Phép chiếu hình nón - Khái niệm: - Có 3 loại phép chiếu hình nón: đứng, ngang, nghiêng - Kết quả: Khu vực ở vĩ tuyến tiếp xúc tương đối chính xác. Nhóm 3: Phép chiếu hình trụ - Khái niệm - Có 3 loại phép chiếu hình trụ: đứng, ngang, nghiêng. - Kết quả: Khu vực xích đạo chính xác nhất I- Bản đồ: (15’) 1. Khái niệm bản đồ: - Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng. 2. Khái niệm phép chiếu hình bản đồ: - Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của trái Đất lên mặt phẳng để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng. II- Một số phép chiếu hình bản đồ: (21’) 1. Phép chiếu phương vị: là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng. - Vị trí chính xác: trung tâm bản đồ - Phân loại: Có 3 loại: + Phép chiếu phương vị đứng + Phép chiếu phương vị ngang + Phép chiếu phương vị nghiêng 2. Phép chiếu hình nón: là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt chiếu là mặt hình nón, sau đố triển khai mặt nón ra mặt phẳng. - Vị trí chính xác: vĩ tuyến tiếp xúc giữa mặt cầu và hình nón - Phân loại: Có 3 loại: + Phép chiếu hình nón đứng + Phép chiếu hình nón ngang + Phép chiếu hình nón nghiêng 3. Phép chiếu hình trụ: là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt chiếu là mặt hình trụ, sau đố triển khai mặt nón ra mặt phẳng. - Vị trí chính xác: đường xích đạo - Phân loại: Có 3 loại: + Phép chiếu hình trụ đứng + Phép chiếu hình trụ ngang + Phép chiếu hình trụ nghiêng IV- Đánh giá: (4’) - Trình bày đặc điểm từng loại phép chiếu hình bản đồ? - Hướng dẫn HS quan sát hình, hiểu từng phép chiếu để tìm ra khu vực chính xác và khu vực kém chính xác. V- Dặn dò: (1’) - Học bài và làm bài tập trong tập bản đồ. - Kẻ bảng giống trang 8 SGK và điền thông tin vào - Chuẩn bị bài mới

File đính kèm:

  • docbai 110CB.doc