I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
1. Về kiến thức:
- Hiểu đặc điểm phân bố dân cư trên Thế giới và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
- Phân biệt được các loại hình quần cư, đặc điểm và chức năng của chúng.
- Hiểu được bản chất và đặc điểm của quá trình đô thị hóa.
- Biết cách tính mật độ dân số, xác định vị trí các thành phố lớn trên bản đồ.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luỵên kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, sơ đồ, lược đồ và bảng số liệu về tình hình phân bố dân số, các hình thái quần cư và dân cư thành thị.
II. Thiết bi dạy học:
- Bản đồ giáo khoa treo tường Phân bố dân cư và đô thị lớn trên Thế giới.
- Hình 24.1 trong SGK (phóng lớn)
- Một số hình ảnh về nông thôn và thành phố lớn trên Thế giới.
III. Hoạt động dạy và học:
GV. Vào bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 24: Phân bố dân cư. các loại hình quần cư và đô thị hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát 27 Ngaøy soaïn:8/12/2007
Ngaøy daïy:13/12/2007
Bài 24. PHÂN BỐ DÂN CƯ.
CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
1. Về kiến thức:
- Hiểu đặc điểm phân bố dân cư trên Thế giới và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
- Phân biệt được các loại hình quần cư, đặc điểm và chức năng của chúng.
- Hiểu được bản chất và đặc điểm của quá trình đô thị hóa.
- Biết cách tính mật độ dân số, xác định vị trí các thành phố lớn trên bản đồ.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luỵên kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, sơ đồ, lược đồ và bảng số liệu về tình hình phân bố dân số, các hình thái quần cư và dân cư thành thị.
II. Thiết bi dạy học:
Bản đồ giáo khoa treo tường Phân bố dân cư và đô thị lớn trên Thế giới.
Hình 24.1 trong SGK (phóng lớn)
Một số hình ảnh về nông thôn và thành phố lớn trên Thế giới.
III. Hoạt động dạy và học:
GV. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ1. cá nhân
- Tìm hiểu khái niệm phân bố dân cư.
- VD: Dân số Việt Nam năm 2005 là 83.3 triệu, diện tích là 330,991 km2. Tính mật độ dân số nước ta.
- MĐDS = 83.3 x 106 / 330,991 = 252 người/km2
Từ đó rút ra khái niệm mật độ dân số là gì?
HĐ 2: nhóm
HS nhận xét các bảng số liệu 24.1 và 24.2 rút ra các kết luận về sự phân bố dân cư.
- Tại sao dân cư phân bố không đều?
HĐ 3.nhóm
Chia thành 4 nhóm lớn, làm việc theo nhóm nhỏ 4HS/nhóm
- Nhóm 1. So sánh quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
- Nhóm 2. Nhận xét bảng số liệu 24.3
- Nhóm 3. Nhận xét bản đồ hình 24
- Nhóm 4. Tìm hiểu những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa.
- Cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời như thế nào là phổ biến lối sống thành thị.
HS báo cáo, bổ sung
GV nhận xét và tổng kết.
I. Phân bố dân cư.
1. Khái niệm:
- Là sự sắp xếp dân số một tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các nhu cầu xã hội.
- Mật độ dân số là số người cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích. (người/km2.)
2. Đặc điểm:
a. Phân bố dân cư không đều theo thời gian.
Mật độ dân số trung bình Thế giới là 48 người/km2.
b. Biến động về phân bố dân cư theo thời gian.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
- Phân bố dân cư là một hiện tượng kinh tế - xã hội có tính chất quy luật
- Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền sản xuất là nhân tố quyết định
+ Điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư
II. Các loại hình quần cư:
1. Khái niệm
Là hình thức biểu hiện cụ thể của việc phân bố dân cư trên bề mặt Trái Đất.
2. Phân loại và đặc điểm:
- Quần cư nông thôn: xuất hiện sớm, phân tán trong không gian, gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp.
- Quần cư thành thị: gắn với chức năng sản xuất phi nông nghiệp, mức độ tập trung dân số cao.
III. Đô thị hóa:
1. Khái niệm.
Là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
2. Đặc điểm.
- Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh
- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
- Phổ biến rỗng rãi lối sống thành thị.
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội.
a. Ảnh hưởng tích cực.
- Góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển
- Chuyển dich cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
- Làm thay đổi phân bố dân cư và lao động
- Thay đổi quá trình sinh tử.
b. Tiêu cực.
- Khi đô thị hóa không xuất phát từ quá trình CNH, không phù hợp và cân đối với quá trình CNH sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu:
+ Thiếu lao động ở nông thôn
+ Thiếu việc làm, nghèo đói, ô nhiễm môi trường ở thành thị.
+ Và nhiều hiện tượng XH tiêu cực khác.
IV. Đánh giá.
Làm bài tập số 3 sau bài học.
V. Hoạt động nối tiếp.
Tìm hiểu về các thành phố lớn trên Thế giới.
PHỤ LỤC
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư
Lịch sử khai thác lãnh thổ
Tính chất của nền kinh tế
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Khoáng sản
Địa hình và đất đai
Nguồn nước
Khí hậu
Các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố kinh tế - xã hội
Chuyển cư
Kí duyệt, ngày tháng năm 2007.
Tổ Trưởng
Mã Thị Xuân Thu
File đính kèm:
- 10 CO BANTiet 27.doc