I Mục tiêu :
1. Kiến thức:
* Học sinh biết : khái niệm đồng phân, đồng đẳng.
* Học sinh hiểu : cách viết công thức cấu tạo của các chất đồng phân cấu tạo. Sơ lược về cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
2. Kĩ năng : - Phân biệt đồng đẳng, đồng phân;
- Viết công thức cấu tạo của các chất đồng phân
3. Thái độ : Tích cực ý thức tự học
II. Chuẩn bị:
1, Đồ dùng:
* GV : giáo án, mô hình phân tử CH4, C2H2, C3H6
* HS : Bảng phụ bút viết
2. Phương pháp : đàm thoại, sử dụng SGK, thảo luận nhóm
III. Các hoạt động dạy học :
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 31: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16 Ngày soạn:
Tiết 31 Ngày dạy:
CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
I Mục tiêu :
1. Kiến thức:
* Học sinh biết : khái niệm đồng phân, đồng đẳng.
* Học sinh hiểu : cách viết công thức cấu tạo của các chất đồng phân cấu tạo. Sơ lược về cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
2. Kĩ năng : - Phân biệt đồng đẳng, đồng phân;
- Viết công thức cấu tạo của các chất đồng phân
3. Thái độ : Tích cực ý thức tự học
II. Chuẩn bị:
1, Đồ dùng:
* GV : giáo án, mô hình phân tử CH4, C2H2, C3H6
* HS : Bảng phụ bút viết
2. Phương pháp : đàm thoại, sử dụng SGK, thảo luận nhóm
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Thầy:
Hoạt động của Trò:
Nội dung:
Hoạt động 1: Đồng đẳng:
- Đưa ra các chất các chất là đồng đẳng:
CH4, C2H6, C3H8
-Yêu cầu HS so sánh thành phần đặc điểm cấu tạo của các chất với nhau.
- Thông báo thêm các chất này có tchh tương tự nhau
- Thế nào đồng đẳng và dãy đồng đẳng?
-CTPT, viết CTCT,CT chung của dãy đồng đẳng axetilen, etilen, axitaxetic
-Các chất này hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2
*HS thảo luận:
- cấu tạo tương tự nhau
- Thành phần hơn kém nhau những nhóm CH2
-Phát biểu khái niệm
III. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN:
1. Đồng đẳng:
a/ Thí dụ: Đồng đẵng của mêtan là:
CH4
C2H6 (CH3 – CH3)
C3H8 (CH3 – CH2 – CH3)
CnH2n + 2
b/ Khái niệm:
Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.
Hoạt động 2: Đồng phân:
* Đặt vấn đề
- Viết CTCT có thể có của
C2H6O, C4H10 ,
- Thông qua các ví dụ để hình thành khái niệm đồng phân?
- Đồng phân là gì?
- Phân biệt các loại đồng phân.
- Giải thích thông qua ví dụ cụ
thể C4H8O
* Viết CTCT
à Cùng CTPT, CTCT khác nhau dẩn đến tính chất khác nhau.
- Nêu khái niệm
- HS viết vài CTCT theo chỉ dẩn của GV
CH2=CH-CH2-CH2-OH
CH3-CH=CH-CH2-OH
CH3-CH2-CH2-CH=O
CH3-CH -CH2-OH
CH3
vv..
2. Đồng phân:
a/ Thí dụ:
CH3-CH2-OH và CH3-O-CH3 có cùng CTPT là C2H6O nhưng có tính chất khác nhau.
b/ Khái niệm:
Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là đồng phân của nhau.
* Đồng phân cấu tạo
+ Đồng phân mạch cacbon
CH2=CH-CH2-CH2-OH; CH2 = C -CH2-OH
CH3
+ Đồng phân loại nhóm chức
CH3-CH=CH-CH2-OH; CH3-CH2-CH2-CH=O
+ Đồng phân vị trí nhóm chức hay liên kết bội
CH2=CH-CH2-CH2-OH ; CH3-CH=CH-CH2-OH
* Đồng phân lập thể: đồng phân khác nhau về vị trí không gian của các nhóm nguyên tử.
Hoạt động 3: Liên kết hóa học và cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ:
- Liên kết cộng hóa trị được hình thành như thế nào?
- Thế nào là liên kết s, liên kết?
- Chỉ ra lk s, lk p trong CTCT của phân tử C3H6
* GV phát vấn thêm về LKCHT.
- GV cho HS quan sát mô hình phân tử CH4, C3H6, C2H2 . Chỉ ra các liên kết đơn, lk đôi?
- LK CHT là lk hình thành giữa 2 phi kim bởi các cặp electron dùng chung
- LK do 1 cặp e chung tạo nên lk s (thẳng trục LK)
- Liên kết p ( xen phủ bên )
- Quan sát và giải thích thông qua mô hình phân tử.
IV. LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ:
1. Liên kết đơn: (hay liên kết s):
- Do 1 cặp electron chung tạo nên, biểu diễn bằng ( – ) nối giữa 2 nguyên tử.
- Liên kết s là liên kết bền.
2. Liên kết đôi:
- Do 2 cặp e chung giữa 2 nguyên tử tạo nên.
- Liên kết đôi gồm 1 liên kết s (bền) và 1 liên kết p (kém bền). Liên kết đôi, biểu diễn bằng ( = ) nối giữa 2 nguyên tử.
3. Liên kết ba:
- Do 3 cặp e chung giữa 2 nguyên tử tạo nên.
- Liên kết ba gồm một liên kết s (bền) và hai liên kết p (kém bền). Liên kết đôi được biểu diễn bằng ( ≡ ) nối giữa 2 nguyên tử.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- GV dùng bài tập bài 5/ 101 SGK
- Học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị đề cương “ôn tập thi học kì I”
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_31_cau_truc_phan_tu_hop_chat.doc