Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 57: Ancol

I Mục tiêu :

1. Kiến thức:

* Học sinh biết: khái niệm, phân loại, đồng phân, danh pháp, liên kết hidro của ancol. Phương pháp điều chế và ứng dụng của ancol etylic.

* Học sinh hiểu: Tính chất vật lí, tính chất hóa học của ancol etylic, đặc điểm cấu tạo phân tử.

2. Kĩ năng : Viết đúng công thức phân tử của ancol; đọc tên ancol khi biết CTCT và viết CTCT khi biết tên gọi; Giải thích một số tính chất vật lí của ancol dựa vào liên kết hidro; Vận dụng tính chất hóa học của ancol để giải một số bài tập liên quan; Quan sát thí nghiệm, giải thích hiện tượng.

3. Thái độ : nghiêm túc, tích cực.

4. Trọng tâm : tính chất hóa học.

II. Phương pháp : đàm thoại, đọc SGK, trực quan, thuyết trình.

III. Chuẩn bị:

1. GV : mô hình phân tử etanol, propan-1-ol, propan-2-ol. Thí nghiệm: C2H5OH khan, Na, dd CuSO4, dd NaOH, glixerol, dây đồng. Đèn cồn, giá đỡ, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm.

2. HS : kiến thức hữu cơ lớp 9 bài ancol.

IV. Các hoạt động dạy học :

1.Ổn định:

2.Kiểm tra: viết ptpứ điều chế cloetan từ axetilen. Viết ptpứ: thủy phân cloetan trong dung dịch NaOH; đun nóng cloetan trong dung dịch chứa KOH và C2H5OH.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 57: Ancol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Hóa 11 cơ bản Tuần: 11 Ns: 29/3/08 Tiết PPCT: 57 Lớp: 11B6 Nd: 31/3/08 ANCOL I Mục tiêu : 1. Kiến thức: * Học sinh biết: khái niệm, phân loại, đồng phân, danh pháp, liên kết hidro của ancol. Phương pháp điều chế và ứng dụng của ancol etylic. * Học sinh hiểu: Tính chất vật lí, tính chất hóa học của ancol etylic, đặc điểm cấu tạo phân tử. 2. Kĩ năng : Viết đúng công thức phân tử của ancol; đọc tên ancol khi biết CTCT và viết CTCT khi biết tên gọi; Giải thích một số tính chất vật lí của ancol dựa vào liên kết hidro; Vận dụng tính chất hóa học của ancol để giải một số bài tập liên quan; Quan sát thí nghiệm, giải thích hiện tượng. 3. Thái độ : nghiêm túc, tích cực. 4. Trọng tâm : tính chất hóa học. II. Phương pháp : đàm thoại, đọc SGK, trực quan, thuyết trình. III. Chuẩn bị: 1. GV : mô hình phân tử etanol, propan-1-ol, propan-2-ol. Thí nghiệm: C2H5OH khan, Na, dd CuSO4, dd NaOH, glixerol, dây đồng. Đèn cồn, giá đỡ, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm. 2. HS : kiến thức hữu cơ lớp 9 bài ancol. IV. Các hoạt động dạy học : 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: viết ptpứ điều chế cloetan từ axetilen. Viết ptpứ: thủy phân cloetan trong dung dịch NaOH; đun nóng cloetan trong dung dịch chứa KOH và C2H5OH. 3.Bài mới: Hoạt động 1: (vào bài) Chúng ta nghe nhiều đến etanol-nguồn nhiên liệu sạch. Bài học hôm nay giúp ta giải thích được một số câu hỏi liên quan về etanol – ancol etylic. Hoạt động của Thầy: Hoạt động của Trò: Nội dung: Hoạt động 2: Giới thiệu CT của một số ancol. Yêu cầu nhận xét điểm giống nhau về cấu tạo của các ancol trên. - Hãy rút ra định nghĩa ancol. Hoạt động 3: phân loại. Yêu cầu nghiên cứu SGK, giải thích sự phân loại. - Đưa ví dụ vận dụng để hiểu thêm sự phân loại. - Yêu cầu nhắc lại bậc cacbon. Tự rút ra bậc ancol thông qua ví dụ. Hoạt động 4: đồng phân, danh pháp. -Hướng dẫn HS viết đồng phân ancol lấy ví dụ: C4H9OH. -Hướng dẫn HS cách đọc tên theo danh pháp thông thường, thay thế. Yêu cầu viết CT của ancol khi biết tên gọi: CH3Cl; HO-CH2-CH2-OH, CH2=CHCH(OH)CH3, (CH3)2C(OH)CH2CH3 Hoạt động 5: liên kết hidro Hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 8.2 tìm ra nguyên nhân Tnc, Ts, độ tan trong nước của ancol. Hướng dẫn hiểu quá trình xảy ra khi một chất sôi. Hoạt động 6: -Khái quát tính chất hóa học của ancol: giải thích đặc điểm cấu tạo ancol. -Làm thí nghiệm natri tác dụng etanol khan. Viết pthh. -Làm thí nghiệm glixerol với Cu(OH)2 Hoạt động 7: phản ứng thế Yêu cầu nghiên cứu SGK. Hoạt động 8: phản ứng tách nước, phân tích để thấy bản chất của phản ứng. Giải thích dạng sơ đồ phản ứng. -Yêu cầu viết pttq Hoạt động 9:nghiên cứu phản ứng oxi hóa hoàn toàn. Thấy bản chất của phản ứng oxi hóa không hoàn toàn, hiểu được các trường hợp xảy ra và không xảy ra phản ứng. Hoạt động 10: tìm hiểu điều chế, ứng dụng. Đều có nhóm –OH trong phân tử. - Thay nguyên tử H trong hidrocacbon bằng –OH. Dựa vào SGK, giải thích. Vận dụng. Tự rút ra bậc ancol thông qua ví dụ. Nhận xét về đồng phân ancol: mạch cacbon, vị trí nhóm –OH. Vận dụng đọc tên một số ancol. Viết CT khi biết tên gọi. Tìm hiểu dựa vào SGK, giải thích. Rút ra kết luận: ancol tạo lk hidro Dựa vào cấu tạo và kiến thức lớp 9. Quan sát, viết pttq Quan sát. Rút kết luận: pứ dùng để phân biệt poliancol với ancol đơn chức. Đọc SGK. Nghiên cứu SGK Nhóm –OH tách ra cùng nguyên tử H liên kết với C bên cạnh tạo thành lk đôi. Ancol bậc I, II xảy ra. Bậc III không xảy ra: do không có H ở C lk với nhóm –OH để tách Tự nghiên cứu SGK. I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI: 1. Định nghĩa: Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hidroxyl –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. 2. Phân loại: - Dựa vào đặc điểm gốc hidrocacbon: ancol no, ancol không no (mạch hở, mạch vòng), ancol thơm (phân tử có vòng benzen). - Dựa vào số nhóm –OH trong phân tử: ancol đơn chức, ancol đa chức. - Dựa vào bậc ancol: ancol bậc I, bậc II, bậc III. CTC: R-CH2-OH; Ancol bậc I ancol bậc II ancol bậc III II. ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP: 1. Đồng phân: Ancol no, đơn chức, mạch hở có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức –OH (trong mạch cacbon). 2. Danh pháp: a/ Tên thông thường: ancol + tên gốc ankyl + ic Thí dụ: C2H5OH: ancol etylic. b/ Tên thay thế: Tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính + số chỉ vị trí nhóm –OH + ol. Thí dụ: (CH3)2CH-CH2-OH: 2-metylpropan-1-ol. III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ: - Ancol là chất lỏng hay rắn ở điều kiện thường. - Nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của các ancol tăng nhưng độ tan giảm theo chiều tăng của phân tử khối. - Ancol tạo được liên kết hidro nên chúng có nhiệt độ sôi cao hơn và khả năng tan trong nước tốt hơn các chất có M tương đương nhưng không tạo được liên kết hidro. IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: 1. Phản ứng thế H của nhóm OH: a/ Tính chất chung của ancol: tác dụng với natri tạo ancolat và hidro Thí dụ: 2C2H5OH + 2Na ® 2C2H5ONa + H2 PTTQ: 2R-OH + 2Na ® 2R-ONa + H2 b/ Tính chất đặc trưng của glixerol: Thí nghiệm: SGK 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 ® [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O Kết tủa màu xanh đồng (II) glixerat (dd màu xanh lam) ð Phản ứng dùng để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có các nhóm –OH cạnh nhau trong phân tử. 2. Phản ứng thế nhóm OH: a/ Phản ứng với axit vô cơ: Thí dụ: Tổng quát: b/ Phản ứng với ancol: 3. Phản ứng tách nước: Thí dụ: PTTQ: (trừ metanol) 4. Phản ứng oxi hóa: a/ Oxi hóa không hoàn toàn: đun nóng ancol với CuO. Ancol bậc I bị oxi hóa không hoàn toàn thành anđehit; ancol bậc II bị oxi hóa thành xeton; ancol bậc III không phản ứng. Thí dụ: CH3CH2OH + CuO ® CH3CHO + Cu + H2O b/ Oxi hóa hoàn toàn: tỏa nhiều nhiệt khi bị đốt cháy. CnH2n+1OH + 3n/2 O2 ® nCO2 + (n+1)H2O V. ĐIỀU CHẾ: 1. Phương pháp tổng hợp: 2.Phương pháp sinh hóa: Tinh bột ®glucozơ ® etanol VI. ỨNG DỤNG: Etanol có nhiều ứng dụng: công nghiệp, y tế, thực phẩm 4. Dặn dò: bài tập SGK+ so sánh phenol và ancol về cấu tạo, tính chất. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_57_ancol.doc