I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần
1. Về kiến thức :
- Phân biệt đuợc một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ cn.
- Biết được sự phát triển từ thấp lên cao của các hình thức này.
2. Về kỹ năng :
Nhận diện được những đặc điểm chíng của TCLTCN
3. Về thái độ:
- Biết được các hình thức TCLTCN ơ VN và địa phương
- Ung hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức cụ thể ở địa phương.
II/. Thiết bị dạy học :
- Sơ đồ hình thức TCLTCN
- Các tranh ảnh, băng hình (nếu có)
III/. Trọng tâm bài học
- Điểm CN- hình thức đơn giản nhất.
- Khu cn tập trung – hình thành và phát triển trong thời kỳ CN hóa.
- Trung tâm CN – hình thức TCLTCN ở trình độ cao.
- Vùng CN – hình thức cao nhất của TCLTCN
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 46: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần . . . Ngày soạn . . . tháng . năm 20.. .
Tiết . .. Ngày dạy..tháng..năm 20. . .
BÀI 46 : MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC
LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần
1. Về kiến thức :
- Phân biệt đuợc một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ cn.
- Biết được sự phát triển từ thấp lên cao của các hình thức này.
2. Về kỹ năng :
Nhận diện được những đặc điểm chíng của TCLTCN
3. Về thái độ:
- Biết được các hình thức TCLTCN ơ ÛVN và địa phương
- Uûng hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức cụ thể ở địa phương.
II/. Thiết bị dạy học :
- Sơ đồ hình thức TCLTCN
- Các tranh ảnh, băng hình (nếu có)
III/. Trọng tâm bài học
- Điểm CN- hình thức đơn giản nhất.
- Khu cn tập trung – hình thành và phát triển trong thời kỳ CN hóa.
- Trung tâm CN – hình thức TCLTCN ở trình độ cao.
- Vùng CN – hình thức cao nhất của TCLTCN
IV/. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:
- Nêu vai trò của CN cơ khí và CN điện tử tin học.
- Tại sao khi phát triển cn dệt, sẽ tạo điều kiện cho ngành hóa chất và nông nghiệp phát triển?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Cả lớp
- Dựa vào sgk cho biết các hình thức tcltcn – HS dựa vào kênh chữ trong SGK để trả lời
- Nêu khái niệm của điểm CN? Đặc điểm và qui mô củ điểm CN?
HĐ 2: Nhóm
* Bước 1: Dựa vào sơ đồ hãy cho biết:
- Khái niệm khu công nghiệp tập trung?
- Đặc điểm của khu công nghiệp tập trung?
- Qui mô của khu công nghiệp tập trung?
* Bước 2: Đại diện HS trình bày, GV giúp hs chuẩn kiến thức.
HĐ 3: Cá nhân
* Bước 1: HS liên hệ vn cókhu CN và khu chế xuất nào?
* Bước 2: Đại diện HS trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
HĐ 4: Cả lớp
Dựa vào kênh chữ và sơ đồ trong sgk trả lời các câu hỏi:
- Khái niệm trung tâm cn?
- Đặc điểm của trung tâm cn?
- Qui mô của trung tân cn?
- Liên hệvn có những trung tâm cnnáo ? (Tp.HCM, Hà Nội)
HĐ 5 : Cả lớp
HS dựa vào kênh chữ và sơ đồ để trả lời câu hỏi :
- Nêu khái niệm vùng công nghiệp ?
- Đặc điểm của vùng công nghiệp ?
- Trên thế giới có ngững vùng công nghiệp nổi tiếng nào ?
I. Vai trò của TCLTCN
- Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên gthiên hiên , cơ sở vật chất và nguồn lao động.
- Góp phần thực hiện thàng công sự nghiệp Cn hóa và hiện đại hóa đất nước.
II. Một số hình thức của TCLTCN
1. Điểm CN
- Là hình thức đơn giản nhất, trên đó có 2 hoặc 3 xí nghiệp phân bố ở những nơi có nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ nông – lâm – thủy sản. Các xí nghiệp thường phân bố lẻ tẻ với chức năng khai thác hay sơ chế.
- Giữa các xí nghiệp không có hoặc có ít các mối quan hệ về sản xuất.
- Qui mô của mỗi xí nghiệp có vài chục vài trămcông nhân.
2. Khu công nghiệp tập trung.
- Là khu vực có ranh giới rõ ràng, có vị trí thuận lợi, không có dân cư sinh sống.
- Tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp với khả năng hợp tácsản xuất cao.
- Sản xuất những sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước, vừa để xuất khẩu.
3. Trung tâm công nghiệp.
- Là hình thức tổ chức cn gắn liền với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lý thuận lợi.
- Ơû các trung tâm công nghiệp bao gồm các xí nghiệp công nghiệp, điểm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung, chúng có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kỹ thuật và qui trình công nghệ.
- Ơû các trung tâm công nghiệp thường có các xí nghiệp hạt nhân và có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
4. Vùng công nghiệp.
a. Vùng công nghiệp: Là hình thức cao nhất củatcltcn.
b. Phân loại: được chia làm 2 loại vùng
- Vùng công nghiệp ngành: Là tập hợp về lãnh thổ của các xí nghiệp cùng loại, các vùng công nghiệp ngành thường gặp là vùng khai thác than, dầu, luyện kim, hóa chất
- Vùng công nghiệp tổng hợp: Là sự kết hợp sản xuất của nhiều ngành công nghiệp. Giữa c ác ngành công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có một vài ngành công nghiệp chuyên môn hóa.
- Vùng công nghiệp thường có không gian rộng lớn gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp, cụm CN, khu CN và trung tâm CN.
- Có một số nhân tố tương đồng về vị trí địa lý,nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng và hệ thống năng lượng.
- Ơû các vùng công nghiệp, sản xuất thường mang tính hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài vùng.
V/. Đánh giá
Quan sát hình 33.1, điền tên các hình thức TCLTCN vào từng hình sao cho đúng.
VI/. Họat động nối tiếp :
HS làm bài tập 3 trang 132 SGK
File đính kèm:
- BAI 46- 1 SO HINH THUC CHU YEU CUA TO CHUC LANH THO CN.doc