1-Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển đổi theo hướng : tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) giảm tỉ trọng của khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng so với trước thời kỳ Đổi mới là chuyển biến tích cực.
Bảng 20.1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn1990 – 2005
27 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học Địa lý 12 - Bài 20 đếb bài 31, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1-Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển đổi theo hướng : tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) giảm tỉ trọng của khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng so với trước thời kỳ Đổi mới là chuyển biến tích cực.
Bảng 20.1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn1990 – 2005 (%)
1990
1991
1995
1997
1998
2002
2005
Nông lâm nghiệp và thủy sản
38,7
40,5
27,2
25,8
25,8
23,0
21,0
Công nghiệp và xây dựng
22,7
23,8
28,8
32,1
32,5
38,5
41,0
Dịch vụ
38,6
35,7
44,0
42,1
41,7
38,5
38,0
Quan sát bảng 20.1 phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo các khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005.
-Khu vực I (Nông lâm nghiệp và thủy sản) có xu hướng giảm nhanh về tỉ trọng.
-Khu vực II (Công nghiệp và xây dựng) có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng và hiện đang có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
Xu hướng chuyển dịch như trên cho thấy nước ta có tốc độ công nghiệp hóa khá nhanh.
Xu hướng chuyển dịch như trên nhìn chung là phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khá rõ.
Ở khu vực I, xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. riêng nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) thì tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, còn tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.
Bảng 20.1.Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (%)
Ngành
1990
1995
2000
2005
Trồng trọt
79,3
78,1
78,2
73,5
Chăn nuôi
17,9
18,9
19,3
24,7
Dịch vụ nông nghiệp
2,8
3,0
2,5
1,8
Ở khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng, trong khi đó công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Khu vực III đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Nhiều loại hàng dịch vụ mới ra đời như viên thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
2-Về cơ cấu thành phần kinh tế.
Bảng 20.2.Cơ cấu GDP chia theo thành phần kinh tế (giá thực tế)
(Đơn vị : %)
Thành phần
1995
2000
2005
Kinh tế Nhà nước
40,2
38,5
38,4
Kinh tế ngoài Nhà nước
53,5
48,2
45,6
Trong đó
Kinh tế tập thể
10,1
8,6
6,8
Kinh tế tư nhân
7,4
7,3
8,9
Kinh tế cá thể
36,0
32,3
29,9
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
6,3
13,3
16,0
Phân tích bảng 20.2, để thấy chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì ?
-Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng, trong khi khu vực ngoài quốc doanh (các thành phần kinh tế còn lại) tăng tỉ trọng. Tuy nhiên khu vực kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
-Thành phần có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng.
Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng. Đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế này trong giai đoạn mới của đất nước.
3-Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
Ở nước ta hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
Trên phạm vi cả nước đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm : Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc,-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Câu hỏi và bài tập
1-Điền các nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau :
Cơ cấu
Xu hướng chuyển dịch
Ngành kinh tế
Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) giảm tỉ trọng của khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng so với trước thời kỳ Đổi mới là chuyển biến tích cực.
Thành phần kinh tế
-Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lý.
-Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng. Đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế này trong giai đoạn mới của đất nước.
Lãnh thổ kinh tế
-Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tới 56% cả nước (năm 2005). Trong khi đó Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm; giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,7% cả nước.
-Ở nước ta hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
-Trên phạm vi cả nước đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm : Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc,-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2-Cho bảng số liệu sau :
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh 1994)
(Đơn vị : tỉ đồng)
1990
1995
2000
2005
Nông nghiệp
6.1817,5
8.2307,1
112.111,7
137.112,0
Lâm nghiệp
4.969,0
5.033,7
5.901,6
6.315,6
Thủy sản
8.135,2
13.523,9
21.777,4
38.726,9
Tổng số
7.4921,7
100.864,7
139.790,7
182.154,5
a-Tính tỉ trọng của từng ngành trong giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
1990
1995
2000
2005
Nông nghiệp
82,5
81,6
80,2
75.3
Lâm nghiệp
6,6
5,0
4,2
3,5
Thủy sản
10.9
13,4
15,6
21,3
Tổng số
100,0
100,0
100,0
100,0
b-Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
-Nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, và đang có xu hướng giảm liên tục từ 82,5 % (1990) xuống còn 75,3 % (2005)
-Lâm nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất và đang có xu hướng giảm liên tục từ 6,6 % (1990) xuống còn 3,5 % (2005)
-Thủy sản tuy chiếm tỉ trọng chưa cao nhưng vẫn tăng liên tục từ 10.9 % (1990) lên 21,3 % (2005) Có sự chuyển dịch từ nông nghiệp, lâm nghiệp sang thủy sản trong cơ cấu nông nghiệp.
Bài 24: Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp
1-Ngành thủy sản.
a-Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản.
Học phần câu hỏi cuối bài
b-Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.
- Ngành thủy sản đã có bước phát triển đột phá.
+ Sản lượng thủy sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm.
+ Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 42 kg.
+ Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.
-Khai thác thủy sản.
+ Sản lượng khai thác biển năm 2005 đạt 1.791 nghìn tấn, gấp 2,7 lần năm 1990, trong đó riêng cá biển là 1.367 nghìn tấn. Sản lượng khai thác nội địa ở mức 220 – 240 nghìn tấn.
+ Tất cả các giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
+ Các tỉnh dẩn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau. Riêng 4 tỉnh này chiếm 38% sản lượng thủy sản khai thác của cả nước.
Bảng 24.1. Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản qua một số năm
1990
1995
2000
2005
Sản lượng (nghìn tấn)
890,6
1.584,4
2.250,5
3.465,9
-Khai thác
728,5
1.195,3
1.660,9
1.987,9
-Nuôi trồng
162,1
389,1
589,6
1.478,0
Giấ trị sản xuất (tỉ đồng, giá so sánh 1994)
8.135
13.524
21.777
38.726,9
-Khai thác
5.559
9.214
13.901
15.822,0
-Nuôi trồng
2.576
4.310
7.876
22.904,9
-Nuôi trồng thủy sản.
+ Nghề nuôi tôm nước lợ (tôm sú, tôm he, tôm rảo ) và tôm càng xanh phát triển mạnh.
+ Kỷ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất, nổi bật là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre Trà Vinh và Kiên Giang. Nghề nuôi tôm cũng đang phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
Bảng 24.2. Sản lượng tôm nuôi, cá nuôi năm 1995 và 2005 phân theo vùng
Sản lượng tôm nuôi (tấn)
Sản lượng cá nuôi (tấn)
1995
2005
1995
2005
Cả nước
55.316
327.194
209.142
971.179
Trung du và miền núi Bắc Bộ
548
5.350
12.011
41.728
Đồng bằng sông Hồng
1.331
8.283
48.240
167.517
Bắc Trung Bộ
888
12.505
11.720
44.885
Duyên hải Nam Trung Bộ
4.778
20.806
2.758
7.446
Đông Nam Bộ
650
14.426
10.525
46.248
Đồng bằng sông Cửu Long
47.121
265.761
119.475
652.262
Do có điều kiện thuận lợi nào mà Đông bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta ?
-Đồng bằng sông Cửu Long có bờ bỉển dài hơn 700 km, với khỏang 360 nghìn km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp Biển Đông và vịnh Thái Lan.
-Nguồn nước mặt trong vùng khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông và kênh đào khá chằng chịt, mgang nguồn nước dàn trải hầu như rộng khắp đồng bằng, mà lớn nhất, chủ yếu nhất là hai hệ thống sông chính : hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Vàm Cỏ.
-Người dân có truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển. Đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
2-Ngành lâm nghiệp.
a-Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái.
Nước ta ¾ diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Do vậy ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.
Hãy tìm các ví dụ để làm sáng tỏ ý nghĩa kinh tế và sinh thái to lớn của rừng và vai trò của ngành lâm nghiệp.
-Về mặt kinh tế – xã hội, rừng là nguồn cung cấp gỗ và lâm sản cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Ở vùng núi, lâm nghiệp là nguồn sống chủ yếu của đồng bào dân tộc ít người. Đó là chưa kể một số mặt hàng lâm sản còn có giá trị xuất khẩu.
-Hiện nay môi trường đã và đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu mà Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Một trong những nguyên nhân làm suy thoái môi trường là lớp phủ rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Mất rừng dẫn đến phá vỡ cân băng sinh thái. Mất rừng có nghĩa là không còn khả năng bảo vệ nguồn nước, vốn đất cho các hệ sinh thái và nguồn gen. Mất rừng ảnh hưởng lớn đến việc phòng hộ (chắn sóng biển, chặn cát bay, chống lũ ), làm giảm tuổi thọ của các hồ chứa nước phục vụ thủy lợi, thủy điện va gây ra biế bao hậu quả khác.
b-Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưng đã bị suy thoái nhiều.
Dựa vào bài 14, hãy nêu các con số chứng minh rừng nước ta bị suy thoái nhiều và đã được phục hồi một phần.
Năm
Tổng diện tích có rừng (triệu ha)
Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha)
Diện tích rừng trồng (triệu ha)
Độ che phủ (%)
1943
14,3
14,3
0
43,0
1983
7,2
6,8
0,4
22,0
2005
12,7
10,2
2,5
38,0
-Mặc dù tổng diệnt ích rừng đang tăng lên 12,7 triệu ha (2005) so với 7,2 triệu ha
(1983), nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
-Năm 1943, loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng), hiện còn rất ít.
-Diện tích rừng tuy có tăng, nhưng hiện tại phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được. Có tới 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta.
-Nguyên nhân ngoài việc đốt rừng làm rẫy, một phần diện tích rừng bị phá để ấy đất trồng cây công nghiệp. Rừng ngập mặn và rừng tràm cũng ở tình trạng tương tự trong giai đọan 1991 – 1995. So với năm 1990, rừng ngập mặn chỉ còn 50 % , rừng tràm còn ít hơn nữa với hơn 30 %. Tốc độ giảm nhanh nhất là ở Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang do nuôi trồng thủy sản và cháy rừng.
Rừng được chia thành 3 loại : rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh. Dọc theo các lưu vực sông lớn là các khu rừng đầu nguồn, có tác dụng rất lớn đối với việc điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn. Dọc theo dải ven biển miền Trung rất dài là các cánh rừng chắn cát bay, còn ven biển Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có các dải rừng chắn sóng.
Nước ta còn có một hệ thống rừng đặc dụng. Đó là các vườn quốc gia : Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên , các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dữ trữ sinh quyển, các khu bảo tồn văn hóa – lịch sử - môi trường.
c-Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.
Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm : lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
Về trồng rừng : Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy (mỡ, bồ đề, nứa), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa, rừng phòng hộ. Hằng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.
Về khai thác, chế gỗ và lâm sản : Mỗi năm, nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 10 triệu cây nứa.
Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là : gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công. Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển chủ yếu với sự giúp đở của Thụy Điển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (tỉnh Đồng Nai).
Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.
Câu hỏi và bài tập
1-Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển, hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta theo mẫu dưới đây :
Điều kiện
Thuận lợi
Khó khăn
Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt
-Bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú, có những loài có giá trị xuất khẩu cao.
-Có 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là : ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế. Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.
-Hằng năm có tới 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30- 35 đợt gió mùa Đông Bắc.
- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.
Dân cư và nguồn lao động
Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Kỷ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
Đường lối chính sách
Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản. Nghề cá ngày càng được chú trọng. Khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo.
Thị trường
Cùng với sự gia tăng dân số thế giới và trong nước, nhu cầu về các mặt hàng thủy sản tăng nhiều trong những năm gần đây.
Tương tự như trên, tóm tắt cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Điều kiện
Thuận lợi
Khó khăn
Nguồn lợi và điều kiện nuôi trồng thủy sản.
-Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.
-Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, trong đó 45% thuộc về hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.
-Hằng năm có tới 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30- 35 đợt gió mùa Đông Bắc.
- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.
Dân cư và nguồn lao động
Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
-Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.
- Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
Đường lối chính sách
Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản. Nghề cá ngày càng được chú trọng. Khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo.
Thị trường
Cùng với sự gia tăng dân số thế giới và trong nước, nhu cầu về các mặt hàng thủy sản tăng nhiều trong những năm gần đây.
2-Dựa vào bảng số liệu 24.2 và tìm thêm tài liệu tham khảo, hãy so sánh nghề nuôi tôm và nuôi cá ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Bảng 24.2. Sản lượng tôm nuôi, cá nuôi năm 1995 và 2005 phân theo vùng
Sản lượng tôm nuôi (tấn)
Sản lượng cá nuôi (tấn)
1995
2005
1995
2005
Cả nước
55.316
327.194
209.142
971.179
Trung du và miền núi Bắc Bộ
548
5.350
12.011
41.728
Đồng bằng sông Hồng
1.331
8.283
48.240
167.517
Bắc Trung Bộ
888
12.505
11.720
44.885
Duyên hải Nam Trung Bộ
4.778
20.806
2.758
7.446
Đông Nam Bộ
650
14.426
10.525
46.248
Đồng bằng sông Cửu Long
47.121
265.761
119.475
652.262
a- Đồng bằng sông Hồng.
-Sản lượng tôm tăng từ 1.331 tấn (1995) lên 8.283 tấn (2005), tăng 622,3 %
-Sản lượng cá tăng từ 48.240 tấn (1995) lên 167.517 tấn (2005), tăng 347,3 %
-Kinh tế thủy sản trong vùng khá phát triển, đã xuất hiện một số mô hình nuôi trồng thủy sản có hiệu quả. Nổi bật là mô hình nuôi cá nước ngọt, nuôi tôm nước lợ, nuôi trai ngọc và nuôi hải sản. Năm 2005, sản lượng thủy sản của vùng đạt 20,3 vạn tấn (riêng khai thác cá biển khoảng 7,8 vạn tấn), giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khỏang 70 triệu USD.
b-Đồng bằng sông Cửu Long.
-Sản lượng tôm tăng từ 47.121 tấn (1995) lên 265.761 tấn (2005), tăng 564 %
-Sản lượng cá tăng từ 119.475 tấn (1995) lên 652.262 tấn (2005), tăng 546 %
-Thủy sản giữ vị trí quan trọng trong đời sống và kinh tế của nhân dân trong vùng và của toàn quốc. Giá trị thủy sản toàn vùng tăng từ 7.891 tỉ đồng năm 1995 lên 13.139 tỉ đồng năm 2000 và 23.869 tỉ đồng năm 2005. kim ngạch xuất khẩu thủy sản của vùng đạt khoảng 1,6 tỉ USD năm 2005. Các ngành sản xuất chính là nuôi trồng và khai thác thủy sản.
Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn vùng khoảng 685 nghìn ha (2005) và chíem hơn 70% diện tích nuôi của cả nước. Những tỉnh có diện tích nuôi lớn là Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, có huyện như Đầm Dơi (Cà Mau) có diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm tới 86,6 % diện tích tự nhiên toàn huyện. Tổng sản lượng thủy sản của vùng luôn chiếm trên 53% sản lượng thủy sản cả nước, riêng sản lượng nuôi thủy sản chiếm khoảng 68%.
Sản lượng khai thác thủy sản của vùng năm 2005 đạt 856,6 nghìn tấn. Trên toàn vùng có 10 cảng cá, 7 bến cá và 24 xe bảo ôn phục vụ công công tác khai thác thủy sản.
3-Hãy nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề để phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay.
Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm : lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
Về trồng rừng : Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy (mỡ, bồ đề, nứa), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa, rừng phòng hộ. Hằng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung. Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và bị cháy, đặc biệt là ở Tây Nguyên.
Về khai thác, chế gỗ và lâm sản : Mỗi năm, nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 10 triệu cây nứa.
Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là : gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công. Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển chủ yếu với sự giúp đở của Thụy Điển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (tỉnh Đồng Nai).
Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.
Bài 25:Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
1-Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta.
Sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, kỷ thuật, lịch sử là cơ sở cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
Sự phân hóa các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra nền chung cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, . Trên nền chung ấy, các nhân tố kinh tế - xã hội, kỹ thuật, lịch sử có tác động khác nhau.
Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên. Nhưng khi nông nghiệp trở thành nền sản xuất hàng hóa, thì các nhân tố kimnh tế - xã hội tác động rất mạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến.
2-Các vùng nông nghiệp ở nước ta.
Ở nước ta hiện nay, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được xác định theo 7 vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Chúng ta có thể so sánh những nét khái quát các vùng này về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, sự chuyên môn hóa sản xuất.
Dựa vào bảng tóm tắt dưới đây, đối chiếu với bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (hoặc Atlat địa lý Việt Nam) hãy trình bày các đặc điểm chủ yếu của một vùng nông nghiệp (ví dụ Đồng bằng sông Hồng).
Bảng 25.1. Tóm tắt các đặc điểm chủ yếu của 7 vùng nông nghiệp
Vùng
Điều kiện sinh thái nông nghiệp
Điều kiện kinh tế - xã hội
Trình độ thâm canh
Chuyên môn hóa sản xuất
Trung du và miền núi Bắc Bộ
-Núi, cao nguyên, đồi thấp.
-Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu.
-Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh.
-Mật độ dân số tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp.
-Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.
-Ở vùng núi còn nhiều khó khăn.
-Nói chung trình độ thâm canh thấp, theo kiểu quảng canh, đàu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao
-Cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trấu, sở, hồi )
-Đậu tương, lạc, thuốc lá.
-Cây ăn quả, cây dược liệu.
-Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du)
Đồng bằng sông Hồng
-Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng.
-Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình.
-Có mùa đông lạnh.
-Mật độ dân số cao nhất cả nước.
-Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.
-Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh.
-Trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động.
-Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ.
-Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao.
-Cây thực phẩm, đạc biệt là các loại ra quả cao cấp. Cây ăn quả.
-Đay, cói.
-Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt (ở các ô trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ.
Bắc trung Bộ
-Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi.
-Đất phù sa, đất feralit (có cả đất badan)
-Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió Lào.
-Dân có kinh nghiệm đấu tranh chinh phục tự nhiên.
-Có một số đô thị cừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến
-Trình độ thâm canh tương đối thấp. Nông nghiệp sử dụng nhiều lao động
-Cây công nghiệp hầng năm (lạc, mía, thuốc lá)
-Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su)
-Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ.
Duyên hải Nam Trung Bộ
-Đồng bằng hẹp khá màu mỡ.
-Có nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
-Dễ bị hạn hán về mùa khô
-Có nhiều thành phố, thị xã dọc dải ven biển.
-Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.
-Trình độ thâm canh khá cao. Sử dụng nhiều lao động và vật tư nông nghiệp.
-Cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá).
-Cây công nghiệp lâu năm (dừa).
-Lúa.
-Bò thịt, lợn.
-Nuôi trồng thủy sản
Tây Nguyên
-Các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.
-Khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô.
-Có nhiều dân tộc ít người, còn tiến hành nông nghiệp kiểu thô sơ.
-Có các nông trường.
-Công nghiệp chế biến còn yếu.
-Điều kiên giao thông khá thuận lợi.
-Ở khu vực nông nghiệp cổ truyền, quảng canh là chính. Ở các nông trường, các nông hộ, trình độ thâm canh đang được nâng lên.
-Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.
-Bò thịt và bò sữa.
Đông Nam Bộ
-Các vùng đất badan và đất xám phù ssa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng. Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản.
-Thiếu nước về mùa khô.
-Có các thành phố lớn, có Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
-Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến.
-Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.
-Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.
-Các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều).
-Cây công nghiệp ngắn ngày
File đính kèm:
- ON TAP THI HKI 12 DIA.doc