Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 38: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Trình bày được vai trò, đặc điểm sản xuất của ngành cơ khí, điện tử – tin học và công nghiệp hoá chất

- Trình bày đựoc vai trò của ngành sản xuất hàng tiêu dùng nói chung, công nghiệp dệt may nói riêng; công nghiệp thực phẩm cũng như đặc điểm phân bố của chúng.

2. Về kỹ năng:

- Phân biẹt được các phân ngành của CN cơ khí, điện tử – tin học, CN hoá chất cũng như CN sản xuất hàng tiêu dùng và CN thực phẩm

- Phân tích và nhận xét lược đồ SX ô tô và máy thu hình

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 38: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/12/2009 Ngày giảng: 10A1: 10A2: 10A3: 10A4: Tiết 38 – Bài 32 địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Trình bày được vai trò, đặc điểm sản xuất của ngành cơ khí, điện tử – tin học và công nghiệp hoá chất - Trình bày đựoc vai trò của ngành sản xuất hàng tiêu dùng nói chung, công nghiệp dệt may nói riêng; công nghiệp thực phẩm cũng như đặc điểm phân bố của chúng. 2. Về kỹ năng: - Phân biẹt được các phân ngành của CN cơ khí, điện tử – tin học, CN hoá chất cũng như CN sản xuất hàng tiêu dùng và CN thực phẩm - Phân tích và nhận xét lược đồ SX ô tô và máy thu hình 3. Thái độ: - Nhận thức được tầm quan trọng của ngành CN cơ khí, điện tử, tin học, hoá chất, SX hàng tiêu dùng, CN thực phẩm trong sự nghiệp CNH và HĐH ở nước ta. - Thấy được những thuận lợi và khó khăn trong phát triển các ngành này ở nước ta và địa phương II. Thiết bị dạy học - Bản đồ công nghiệp thế giới - Phiếu học tập - Máy tính, máy chiếu III. Phương pháp - Thảo luận cặp/nhóm, nhóm - Đàm thoại - Trực quan IV. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ (5’): a. Phân tích vai trò của công nghiệp năng lượng. So sánh sự phân bố của các ngành công nghiệp khai thác than, công nghiệp khai thác dầu và công nghiệp điện. b. So sánh đặc điểm của ngành công nghiệp luyện kim đen với ngành công nghiệp luyện kim màu. 3. Bài mới Khởi động bài (2’): GV giới thiệu ngắn gọn mục tiêu của bài học. Nội dung chính: Hoạt động dạy và học Nội dung cần đạt được Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngành công nghiệp cơ khí, điện tử – tin học, công nghiệp hoá chất - Mục tiêu: HS trình bày được các vai, cơ cấu và phân bố của ngành CN cơ khí, CN điện tử – tin học, CN hoá chất; đọc được bản đồ CN thế giới và các lược đồ trong SGK về sự phân bố của các ngành trên. - Thời gian: 15 – 20’ - Phương pháp: Hoạt động nhóm, trực quan - Các bước tiến hành: + HS trao đổi theo từng nhóm 4 - 6: Dựa vào nội dung SGK và bản đồ CN thế giới treo tường, hoàn thành nội dung phiếu học tập sau: Ngành Vai trò Cơ cấu Phân bố Cơ khí Điện tử – Tin học Hoá chất * Nhóm 1 – 2: CN cơ khí * Nhóm 3 – 4: CN điện tử – tin học * Nhóm 5 – 6: CN hoá chất -> HS trình bày vấn đề -> GV tổng hợp ý kiến và chuẩn xác kiến thức và cho học sinh quan sát một số hình ảnh về các ngành công nghiệp này trên thế giới và ở nước ta. I. CN cơ khí, điện tử – tin học, hoá chất Ngành Vai trò Cơ cấu Phân bố CN cơ khí - Cung cấp công cụ, máy móc, thiết bị cho các ngành KT -> nâng cao năng suất LĐ - Cung cấp các vật phẩm tiêu dùng, nâng cao điều kiện sống.. 4 phân ngành - Nước phát triển: Đi đầu về CN chế tạo - Nước đang phát triển: Chủ yếu sửa chữa và lắp ráp CN Điện tử – Tin học - Là ngành mũi nhọn của nhiều nước - Là thước đo trình độ văn minh của xã hội 4 phân ngành - Là ưu thế của nước phát triển - Dẫn đầu là: Tây Âu, Hoa Kì, Nhật Bản CN hoá chất - Là ngành mũi nhọn - Sp đa dạng, có những sản phẩm không có trong tự nhiên, có giá trị cao - SP được sử dụng rộng rãi trong các ngành KT - Tận dụng phế liệu -> Tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ MT 3 phân ngành - Nước phát triển: Đủ 3 phân ngành - Nước đang phát triển: SX hoá chất cơ bản và chất dẻo. Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng - Mục tiêu: HS trình bày được vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất hàng tieu dùng - Thời gian: 5 – 7’ - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở - Các bước tiến hành: + GV giới thiệu về các phân ngành của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng + HS nghiên cứu nội dung từ SGK và bản đồ, lược đồ, trả lời các câu hỏi sau: * Trình bày các vai trò của ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng * Kể tên các nước phát triển mạnh về CN dệt may + HS trình bày vấn đề -> Các HS khác nhận xét và bổ sung + GV chuẩn xác kiến thức và liên hệ với thực tế phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta -> Giới thiệu một số hình ảnh về CN dệt amy ở nước ta. II. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng 1. Vai trò - Sản phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu của nhân dân - Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác phát triển - Cung cấp hàng xuất khẩu - Giải quyết việc làm 2. Đặc điểm - Đòi hỏi vốn đầu tư ít, khả năng thu hồi vốn nhanh - Cần nhiều lao động, nhiên liệu và thị trường - Cơ cấu ngành đa dạng. Trong đó, công nghiệp dệt may là ngành chủ đạo - Ngành dệt may: có diện phân bố rộng khắp trên thế giới, các nước phát triển mạnh: TQ, ÂĐ, Hoa Kì, Nhật Bản... Hoạt động 3: Tìm hiểu về ngành công nghiệp thực phẩm - Mục tiêu: HS trình bày được vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp thực phẩm - Thời gian: 5 – 7’ - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở - Các bước tiến hành: + GV giới thiệu về các phân ngành của công nghiệp thực phẩm + HS nghiên cứu nội dung từ SGK và bản đồ, lược đồ, trả lời các câu hỏi sau: * Trình bày các vai trò của ngành CN thực phẩm * Nhận xét về sự phân bố của CN thực phẩm trên thế giới + HS trình bày vấn đề -> Các HS khác nhận xét và bổ sung + GV chuẩn xác kiến thức, liên hệ với thực tế ở nước ta. III. Công nghiệp thực phẩm 1. Vai trò - Cung cấp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người. - Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác phát triển - Cung cấp hàng xuất khẩu - Giải quyết việc làm 2. Đặc điểm - Đòi hỏi vốn đầu tư ít, khả năng thu hồi vốn nhanh - Cần nhiều lao động, nhiên liệu và thị trường - Cơ cấu ngành đa dạng gồm 3 ngành chính - Có diện phân bố rộng khắp trên thế giới. 4. Củng cố, đánh giá - Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức của học sinh sau bài học - Thời gian: 5' - Phương pháp: Tự luận - Câu hỏi: a. Giải thích vì sao công nghiệp cơ khí lại được coi là quả tim của các ngành công nghiệp nặng? b. Bài tập 2 trong SGK 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài, hoàn thành bài tập - Chuẩn bị nội dung tiết 39 V. rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 38.doc