I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Nắm sâu hơn về từ ghép và từ láy
- Hiểu cụ thể về cấu tạo cũng như nghĩa của hai loại từ trên
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết, phát hiện và sử dụng từ ghép, từ láy
3. Thái độ: - Sử dụng có hiệu quả từ ghép và từ láy trong khi nói và viết.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6
- HS: SGK, vở ghi,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tiết 4: Từ ghép và từ láy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết 4:
Ngày soạn: 09/9/2010
Ngày dạy: /9/2010
Luyện tập:
Từ ghép và từ láy
I. Mục tiêu bài học:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Nắm sâu hơn về từ ghép và từ láy
- Hiểu cụ thể về cấu tạo cũng như nghĩa của hai loại từ trên
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết, phát hiện và sử dụng từ ghép, từ láy
3. Thái độ: - Sử dụng có hiệu quả từ ghép và từ láy trong khi nói và viết.
ii. chuẩn bị:
- GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6
- HS: SGK, vở ghi,…
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức
- Lớp 7A1: Vắng:.....
- Lớp 7A2: Vắng:.....
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
(Xen kẽ phần nội dung kiến cơ bản cần nắm)
Hoạt động 3: Bài mới
# Giới thiệu bài:
Từ kiến thức đã học ở lớp 6 về từ ghép và từ láy à Dẫn vào bài.
# Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản đã học theo từng nhóm:
+ Nhóm 1+ 3: (Từ ghép)
?- Có mấy loại từ ghép?
- 2 loại: từ ghép đẳng lập và TG chính phụ.
+ Nhóm 1:
?- Thế nào là từ ghép chính phụ?
- Là TG có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính .
?- Cấu tạo? VD!
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau
?- Cho biết nghĩa của từ ghép C - P so với tiếng chính?
- Hẹp hơn nghĩa của tiếng chính
- Có tính chất phân nghĩa
+ Nhóm 3:
?- Thế nào là từ ghép đẳng lập?
- Là TG có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp, không phân ra tiếng chính, tiếng phụ
?- Nghĩa của từ ghép đẳng lập so với nghĩa của mỗi tiếng tạo nên chúng?
- Khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó
- Có tính chất hợp nghĩa
+ Nhóm 2+ 4: (Từ láy)
+ Nhóm 2:
?- Thế nào là từ láy toàn bộ?
- Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn
?- Có thể phân nhỏ hơn từ láy toàn bộ thành mấy loại? Lấy VD!
- TLTB không biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối
(VD: Xanh xanh, đăm đăm,...)
- TLTB có biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối
(VD: Tim tím, khang khác,...)
?- Từ láy bộ phận?
- Là từ láy có các tiếng giống nhau một bộ phận:
+ Phụ âm đầu (Láy âm)
+ Phân vần (Láy vần)
+ Nhóm 4:
?- Nhận xét về nghĩa của từ láy?
- Được tạo thành do sự mô phỏng âm thanh của tiếng
- ... do sự hòa phối âm thanh
- Đối với từ láy có tiếng gốc:
+ Mang sắc thái biểu cảm hơn so với tiếng gốc
+ Có sắc thái nghĩa giảm nhẹ hơn so với tiếng gốc
+ Có sắc thái nghĩa mạnh hơn...
Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ trợ
(1)?- Điền thêm các tiếng (đứng trước hoặc đứng sau) để tạo từ ghép CP và từ ghép ĐL!
a/ áo: …………..
b/ Vở:…………..
c/ Cười:…………
d/ Đen:…………
(Cho HS thực hiện theo nhóm: Mỗi nhóm 1 câu)
a/ Aó: + áo quần (ĐL)
+ áo dài, áo khoác, áo mưa,... (CP)
b/ Vở: + Sách vở (ĐL)
+ Vở tập, vở ô li, vở vẽ,... (CP)
c/ Cười: + Nói cười (ĐL)
+ Cười nụ, cười duyên, cười khẩy,... (CP)
d/ Đen: + Đỏ đen (ĐL)
+ Đen thui, đen sì, đen bóng,... (CP)
(2)?- Tìm các từ ghép, từ láy có trong đoạn văn sau và phân loại chúng cụ thể!
“Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhội, cây bàng hai bên đường nẩy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. (…) Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được cho uống thuốc.” (Tô Hoài)
- TG chính phụ: Mưa phùn, mùa xuân, chân mạ, xanh lá mạ, dây khoai, cây cà chua, cây sau sau, cây bàng, cây nhội, cây bằng lăng, mùa hạ, mưa bụi
- TG đẳng lập: ốm yếu
- Từ láy bộ phận: rườm rà, ấm áp.
(3)?- Nghĩa các từ ghép đẳng lập: làm ăn, ăn chơi, ăn nói, ăn mặc có phải là do nghĩa của từng tiếng cộng lại không? Đặt câu với mỗi từ!
(HS suy nghĩ, trả lời)
- Nghĩa các từ ghép đẳng lập: làm ăn, ăn chơi, ăn nói, ăn mặc không phải là do nghĩa của từng tiếng cộng lại mà mang nghĩa nghiêng về một tiếng (làm, chơi, nói, mặc)
- Đặt câu: (HS đặt à sửa)
(4)?- Tìm 3 từ láy ba, 3 từ láy tư rồi đặt câu với mỗi từ!
Gợi ý:
- Láy ba: sạch sành sanh, lơ tơ mơ, lờ tờ mờ, sát sàn sạt,...
- Láy tư: trùng trùng điệp điệp, lóng la lóng lánh, gập gà gập ghềnh,…
- Đặt câu: (HS đặt à sửa)
Hoạt động 4: Củng cố:
(5)?- Từ nào không phải là từ láy?
A. Xinh xắn B. Gần gũi
C. Tươi tốt D. Quanh co
(6)?- Nghĩa của những từ láy có vần “ênh” (lênh khênh, bấp bênh, chênh vênh,...) có đặc điểm chung gì?
A. Chỉ sự vật cao lớn, vững vàng
B. Chỉ những gì không vững vàng, không chắc chắn
C. Chỉ những vật dễ bị đổ vỡ
D. Chỉ những vật nhỏ bé, yếu ớt, không chắc chắn
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã học và hoàn thành các bài tập trên lớp.
- Làm bài tập sau:
(7)?- Viết một đoạn văn (6 à 8 câu) trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ ghép đẳng lập, 3 từ ghép chính phụ, 2 từ láy toàn bộ và 2 từ láy bộ phận.
- Chuẩn bị: BTKT về đại từ.
I. kiến thức cơ bản:
1. Từ ghép:
a/ Từ ghép chính phụ:
- Đặc điểm
+ Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính.
+ Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau
- Nghĩa của từ ghép C-P:
+ Hẹp hơn nghĩa của tiếng chính
+ Có tính chất phân nghĩa
a/ Từ ghép đẳng lập:
- Đặc điểm: các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập:
+ - Khái quát hơn...
+ Có tính chất hợp nghĩa
2. Từ láy:
a. Các loại từ láy:
a.1. Từ láy toàn bộ:
- TLTB không biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối
- TLTB có biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối
a.2. Từ láy bộ phận:
- Láy âm
- Láy vần
b/ Nghĩa của từ láy:
(So với tiếng gốc)
+ Mang sắc thái biểu cảm
+ Có sắc thái nghĩa giảm nhẹ
+ Có sắc thái nghĩa nhấn mạnh
Ii. bài tập:
1. Bài 1:
a/ Aó: + áo quần (ĐL)
+ áo dài, áo khoác, áo mưa,... (CP)
b/ Vở: + Sách vở (ĐL)
+ Vở tập, vở ô li, vở vẽ,... (CP)
c/ Cười: + Nói cười (ĐL)
+ Cười nụ, cười duyên, cười khẩy,... (CP)
d/ Đen: + Đỏ đen (ĐL)
+ Đen thui, đen sì, đen bóng,... (CP)
2. Bài 2:
- TG chính phụ: Mưa phùn, mùa xuân, chân mạ, xanh lá mạ, dây khoai, cây cà chua, cây sau sau, cây bàng, cây nhội, cây bằng lăng, mùa hạ, mưa bụi
- TG đẳng lập: ốm yếu
- Từ láy bộ phận: rườm rà, ấm áp
3. Bài 3:
4. Bài 4:
- Láy ba: sạch sành sanh, lơ tơ mơ, lờ tờ mờ, sát sàn sạt,...
- Láy tư: trùng trùng điệp điệp, lóng la lóng lánh, gập gà gập ghềnh,…
5/ Đáp án (C)
6/ Đáp án (B)
Kiểm tra ngày ..... tháng 9 năm 2010
File đính kèm:
- Tuan 4.doc