Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước

I. MỤC TIÊU:

1 . Kiến thức

- Sơ giản về tác giả HXH

- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ.

- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.

2 . Kĩ năng

- Nhận biết thể loại của văn bản

- Đọc - hiểu , phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.

3. Thái độ: Đồng cảm với thân phận người phụ ngữ trong xã hội phong kiến.

II.NỘI DUNG HỌC TẬP: nội dung và nghệ thuật

III. CHUẪN BỊ

- GV: Sách tham khảo, giới thiệu cho HS thơ Hồ Xuân Hương

- HS: Chuẩn bị bài ở nh2 theo gợi ý Gv, SGK, VBT, vở ghi

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS

 2. Kiểm tra miệng : ( Kiểm tra VBT của HS)

3. Tiến trình bài học

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4259 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7 Tiết 25 Tuần 7 Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC (THBVMT) - HỒ XUÂN HƯƠNG - I. MỤC TIÊU: 1 . Kiến thức - Sơ giản về tác giả HXH - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ. - Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ. 2 . Kĩ năng - Nhận biết thể loại của văn bản - Đọc - hiểu , phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật. 3. Thái độ: Đồng cảm với thân phận người phụ ngữ trong xã hội phong kiến. II.NỘI DUNG HỌC TẬP: nội dung và nghệ thuật III. CHUẪN BỊ - GV: Sách tham khảo, giới thiệu cho HS thơ Hồ Xuân Hương - HS: Chuẩn bị bài ở nh2 theo gợi ý Gv, SGK, VBT, vở ghi IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS 2. Kiểm tra miệng : ( Kiểm tra VBT của HS) 3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG GIỮA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới( 2 phút) HXH là bà chúa thơ Nôm, trong sự nghiệp thơ ca của mình “ Bánh trôi nước” được xem là 1 trong những bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của HXH. Hoạt động 2: Đọc - tìm hiểu chung(10 phút) Gv gọi H đọc chú thích trong SGK ? Nhận xét đôi nét về tác giả HXH. + Không rõ năm sinh năm mất, lai lịch. Một số sách cho rằng bà là con của Hồ Phi Diễn quê Nghệ An . Ông ra Bắc dạy học lấy vợ lẽ(cô gái Bắc Ninh, họ Hà) sinh ra HXH + Cuộc đời riêng tư của nữ sĩ chịu nhiều đau khổ. Bà lấy chồng muộn, xây dựng gia đình chẳng mấy hạnh phúc- cuộc hôn nhân( làm lẽ) với Tổng Cóc, 1 tên ác bá, ngu dốt , là nỗi đau buồn của nhà thơ. Khi làm vợ lẽ cho ông Phủ Vĩnh Tường cũng chẳng vui vẻ hạnh phúc gì. + HXH là 1 nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm - GV cho Hs đọc bài thơ - GV hướng dẫn cách đọc : câu 1(vui, tự hào), câu 2,3 nhỏ dần, câu 4 đọc lên giọng 1 chút thể hiện sự khẳng định. ? Bài thơ “ BTN” được viết bằng chữ gì? Và theo thể thơ gì( số câu, số chữ, cách hiệp vần như thế nào). - Viết bằng chữ Nôm ( việt), thể thất ngôn tứ tuyệt - Bài có 4 câu , mỗi câu 7 chữ, hiệp vần tiếng cuối câu 1-2-4 ?Về thể thơ thì bài này giống với bài nào chúng ta đã học. - Sông núi nước Nam, Thiên trường vãn vọng ? Về hình thức ngôn từ( chữ viết) thì bài BTN có điểm nào khác với 2 VB trên. - Bài tiếng Hán , bài tiếng Nôm . - Cho HS chú ý chú thích SGK ? Bài thơ có nhan đề là “BTN”, vậy em hiểu thế nào là BTN - HS trả lời như chú thích SGK/95 ? LH: Em nào hiểu ở ngoài đời thì BTN được làm như thế nào. - HS trả lời theo ý mình ? THTV: Có người cho rằng đây là bài thơ có tính đa nghĩa( Hãy giải thích đa nghĩa có nghĩa là gì? - Đa = nhiều -> nhiều nghĩa. Đây cũng là 1 thuộc tính của ngôn ngữ văn chương, thi ca nói chung. ? Bài thơ “ BTN” có mấy nghĩa? Giải thích nghĩa. - 2 nghĩa : nghĩa đen ( nghĩa bên ngoài), nghĩa bóng( nghĩa bóng là nghĩa ẩn bên trong) ? Dựa vào bài thơ , xác định mỗi nghĩa nói lên điều gì. - Nghĩa đen : tả thực chiếc BTN - Nghĩa bóng( AD) :nói về thân phận, phẩm chất của người PN trong XH xưa Hoạt động 3 : Phân tích văn bản( 15 phút) - Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào.(Chú ý các từ ngữ : trắng , tròn, chìm ,nổi, rắn nát , lòng son.) +Màu sắc : trắng + Hình dáng : tròn GV: BTN thuộc loại bánh trần có màu trắng làm từ bột nếp được nặng thành viên tròn, nếu nhào bột mà cho nhiều nước thì sẽ nhão( nát), ít nước thì bánh cứng (rắn), có nhân bên trong, khi đun nước để luộc thì bánh chìm nổi nhiều lần, chưa chín thì chìm xuống , chín thì nổi lên . ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả BTN của tác giả. - Miêu tả rất giống BTN ở ngoài đời. ? Những chi tiết ấy gợi cho em liên tưởng gì đến người phụ nữ - Đến vẻ đẹp của người PN có thân hình tròn , đầy đặn, màu da trắng trẻo nhưng cuộc đời thân phận lại trôi nổi bấp bênh ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói BTN là nói đến vẻ đẹp của người PN. - Ẩn dụ( như thế nào là ẩn dụ .(lớp 6)).-> Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt ? Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong cấu trúc thơ “ vừa trắng lại vừa tròn”? Gợi lên liên tưởng gì. - Điệp từ “ vừa” gợi vẻ đẹp cân đối, hoàn hảo của chiếc bánh-> vẻ đẹp của người PN + Câu thơ tự giới thiệu nhan sắc của mình trước bàn dân thiên hạ một cách mạnh bạo tự nhiên, tự hào về sắc đẹp, về sự trong trắng tinh khiết của người con gái . ? Với 1 vẻ đẹp ấy thì người PN có quyền được sống như thế nào. - 1 Cuộc sống trân trọng, nâng niu, hạnh phúc ? Còn trong bài thơ thì tác giả diễn tả như thế nào - Bảy nổi ba chìm với nước non ? Tác giả mượn thành ngữ dân gian “Bảy nổi ba chìm” với dụng ý gì - Tả sự chìm nổi của BTN-> Từ đó gợi cho ta liên tưởng đến số phận long đong không biết trôi dạt về đâu của người PN ? Em hãy tìm 1 số câu ca dao đã học cũng nói lên số phận như vậy. - HS tìm- Gv nhận xét GV THMT: không chỉ là nước luộc bánh mà còn là do hoàn cảnh XH, là môi trường cuộc sống đưa đẩy số phận của người PN lúc bấy giờ( XHPK đương thời) + Trong XHPK thì người PN không quyết định được tương lai , hạnh phúc của mình mặc cho số phận. ? Cuộc đời long đong, trôi nổi như vậy, còn phẩm chất của họ thì sao? + “ Rắn nát mặc dầu- giữ tấm lòng son” dù bất cứ cảnh ngô khó khăn nào cũng vẫn giữ được phẩm chất của mình . ?Qua phần phân tích trên , em hiểu gì về người PN trong XHPK xưa. - HS trả lời - GV nhận xét ? LH:Người PN trong XH ngày nay có gì khác với người PN trong XHPK khi xưa như thế nào.(thảo luận nhóm nhỏ 2 phút) - Khác với PN XHPK, không bị phân biệt đối xử, nam nữ bình đằng. Họ được đứng lên làm chủ cuộc đời, làm chủ tương lai của mình, cũng có nhiều người giữ trọng trách , địa vị cao trong XH( cho HS tìm 1 số người: Nguyễn Thị Bình, Trương Mỹ Hoa...) ? Trong 2 nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị của bài rhơ(Thảo luận 2 phút) - Trong bài thơ nghĩa nào cũng chính xác nhưng nghĩa 2 mới tạo nên giá trị biểu cảm của bài thơ . Hoạt đông4: Tổng kết(5 phút) ? Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? Phương thức nào là chủ đạo ? vì sao? - Tự sự , miêu tả , biểu cảm. Trong đó biểu cảm là chính vì tự sự và miêu tả chỉ có chức năng phục vụ cho biẻu cảm ? Nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ. - Ẩn dụ : Bánh trôi nước - người phụ nữ - Dùng từ: trắng , tròn , lòng son , ma7c5 dầu, mà - Thành ngữ : Bảy nổi ba chìm - Điệp ngữ ? Em có suy nghĩ gì về nhà thơ HXH - Trãi qua nhiều cay đắng trong xã hội trọng nam khinh nữ, bà có thân phận chìm nổi nhưng đặc biệt là nhân cách cứng cỏi, đầy lòng tin vào bản thân. - Tôn trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người PN - Cảm thông sâu sắc cho thân phận người PN. Gọi HS đọc Ghi nhớ : SGK/95 Hoạt động 5: Luyện tập (5 phút) GV có thể cho về nhà nếu không đủ thời gian - Tổ thảo luận bài tập 1, giới hạn thời gian - Đại diện tổ lên trình bày, nhận xét, góp ý, chữa lỗi. - Chú ý cách diễn đạt của HS . I. Đọc - tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Hồ Xuân Hương - Mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm 2. Tác phẩm - Viết bằng chữ Nôm, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. 3. Giải thích từ khó: SGK/95 4. Bài thơ có 2 nghĩa - Nghĩa đen : tả thực chiếc BTN - Nghĩa bóng( AD) :nói về thân phận phẩm chất của người PN trong XH xưa II. Phân tích 1. Hình ảnh bánh trôi nước - Bánh trắng , tròn, nhân bên trong. -Khi đun nước để luộc thì bánh chìm , chín thì nổi lên 2. Thân phận, phẩm chất người phụ nữ. - Hình thức : Xinh đẹp -Số phận : chìm nổi , lênh đênh - Phẩm chất : trong trắng , sắt son , thủy chung. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm - Ẩn dụ : Bánh trôi nước - người phụ nữ - Dùng từ: trắng , tròn , lòng son , mặc dầu, mà - Thành ngữ : Bảy nổi ba chìm - Điệp ngữ 2. Nội dung * Ghi nhớ : SGK/95 IV. Luyện tập - Thân em như tấm lụa đào... - Thân em như hạt mưa sa - Thân em như hạt mưa rào... - Thân em như miếng cau khô Người thanh tham mỏng người thô tham dày 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức)( 5phút) ? Hình ảnh BTN được miêu tả như thế nào. + Bánh trắng , tròn, nhân bên trong. + Khi đun nước để luộc thì bánh chìm , chín thì nổi lên ? Vẻ đẹp, phẩm chất của người PN được miêu tả như thế nào. + Đến vẻ đẹp của người PN có thân hình tròn , đầy đặn, màu da trắng trẻo nhưng cuộc đời thân phận lại trôi nổi bấp bênh. +Phẩm chất : trong trắng , sắt son , thủy chung. ? Tìm những nét giống và khác nhau giữa “ BTN” của HXH và 2 câu ca dao sau: + Thân em.....vườn hoa + Thân em......... ruộng cày -> Giống: cùng nói về số phận của người Pn trong XH cũ Khác:Ca dao: giọng điệu buồn tủi , ngậm ngùi BTN:giọng thơ khỏe khoắn, kiêu hãnh, tự tin. ? Qua bài Bánh trôi nước gợi cho em hiểu gì về nhà thơ Hồ Xuân Hương. + Bà là người từng chịu nhiều cay đắng trong xã hội trọng nam khinh nữ + Bà không chỉ là 1 thân phận chìm nổi mà còn là 1 phụ nữ cứng cỏi, dám chấp nhận thua thiệt nhưng đầy lòng tin vào phẩm giá của mình. 5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà)(3phút) * Đối với bài học ở tiết học này - Học bài : ghi nhớ , hoàn chỉnh lại bài tập vào VBT - Tìm thêm 1 số câu ca dao có nội dung tương tự. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo - Chuẩn bị bài “ Quan hệ từ” + Thế nào là quan hệ từ + Sử dụng quan hệ từ + Luyện tập V. RÚT KINH NGHIỆM: a.Nội dung................................................................................................................................................................. ………………………………………………………………………………………...................................... b.Phương pháp................................................................................................................................................................. …………………………………………………………………………………….......................................... c.Đồ dùng thiết bị dạy học …………………………………………………………………………………….......................................... ..........................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBAI 7 TIET 25.doc