A. Mục tiêu cần đạt
1. Nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng đằn thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu.
- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm qua những chi tiết tự nhiên bình dị.
2. Giáo dục
- Lòng yêu quê hương đất nước
3. Rèn kuyện.
- Kỹ năng cảm nhận tác phẩm thơ hiện đại.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: + Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án
+ Máy chiếu đa năng
- Hóc sinh: Chuẩn bị bài theo hưỡng dẫn.
C. Tiến trình lên lớp
I. ổn định tổ chức
II. Bài mới.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 53: Tiếng gà trưa năm 2011 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án hội giảng miền năm học 2011-2012
Tên bài giảng: Tiếng gà trưa
Giáo viên: Đỗ Thị Thu Phương
Đơn vị: Trường THCS Yên Mỹ
Tiết 53: Văn bản Tiếng gà trưa
A. Mục tiêu cần đạt
1. Nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng đằn thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu.
- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm qua những chi tiết tự nhiên bình dị.
2. Giáo dục
- Lòng yêu quê hương đất nước
3. Rèn kuyện.
- Kỹ năng cảm nhận tác phẩm thơ hiện đại.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: + Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án
+ Máy chiếu đa năng
- Hóc sinh: Chuẩn bị bài theo hưỡng dẫn.
C. Tiến trình lên lớp
I. ổn định tổ chức
II. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Bật máy chiếu có bài thơ
Quan sát bài thơ
? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà em nào có thể nêu cách đọc bài thơ này ?
HS: Nêu các đọc
Gv: Bấm máy cách đọc
GV: Mời một em đọc khổ thơ đầu, một HS đọc 5 khổ thơ tiếp, một em đọc 2 khổ cuối
GV: Gọi một em HS nhận xét chung
GV; Nhận xét rồi dọc mẫu
? Giải thích từ khó ? qua việc chuẩn bị bài ở nhà em hãy giải thích từ “ Lang mặt”; từ “ Sương muối”.
HS giải thích
GV; Bấm máy
GV; còn những từ khác các em về nhà tìm hiểu thêm.
GV: Bấm máy giới thiệu đây là nhà thơ Xuân Quỳnh. Bằng sự chuẩn bị bài ở nhà em hãy nêu những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh.
HS: Trình bày
GV: Để các em có thêm hiểu biết sâu sắc hơn về nhà thơ Xuân Quỳnh cô giới thiệu thêm một số nét vê cuộc đời và sự nghiệp củ nhà thơ.
- Nhìn chân dung tác giả ít ai biết tuổi thơ của Xuân Quỳnh rất bất hạnh bởi vì mẹ của tác giả mất sớm, tác giả về ở với bà ngoại khi còn rất nhỏ, do đó Xuân Quỳnh rất gắn bó với người bà và hình ảnh bà xuất hiện rất nhiều trong sáng tác của ông.
- Năm 1963 Xuân Quỳnh xuất hiện lần đầu tiên với tập thơ “ Chồi biếc”. Sau đó trở thành cây bút nữ nổi tiếng. Các tập thơ đã được in Hoa dọc chiến hào, gió lào cát trắng, lời ru trên mặt đất, tự hát, sân ga chiều em đi…
- Người ta thường ví thơ Xuân Quỳnh như: “ Cánh chuồn chuồn trong giông bão, mảnh mai mà trong suốt kiên cường
- GV: Giới thiệu cuốn sách: Tác phẩm trong nhà trường” cuốn “Xuân Quỳnh thơ và đời”. Tìm đọc.
GV: Xuân Quỳnh mất năm 1988 trong một tai nạn giao thông thảm khốc cùng chồng là nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và con trai, để lại trong lòng người đọc bao tiếc nuối.
? Em hãy nêu xuất xứ bài thơ: “ Tiếng hà trưa”
HS trình bày
GV; Bật máy giới thiệu
GV: Để tìm hiểu thể thơ của văn bản này bằng cách điền vào chỗ trống trong bài tập sau:
GV: Chia làm 4 nhóm in bài tập ra giấy
* Bài tập: Em hãy nhận diện thể loại bài thơ này bằng cách điền vào chỗ trống trong bài tập sau:
- Bài thơ gồm …….câu, chia thành …….khổ thơ.
- Hầu hết là các câu thơ có…….tiếng, kết hợp với câu……..tiếng…….
- Số câu trong các khổ thơ…
? Qua bài tập trên em hãy cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ?
HS: Thể thơ 5 chữ
GV: Giới thiệu thêm:
- Bài thơ làm theo thể thơ 5 chữ nhưng có chỗ biến đổi khá linh hoạt. Sự không hạn định về số câu thơ trong một khổ thơ trong một khổ thơ và số khổ thơ trong một bài thơ, không cố định về vần nhịp… tạo cho bài thơ tính tự nhiên phù hợp với mạch cảm xúc của nhân vật
GV: Em đã học và đọc những bài thơ năm chữ nào hãy kể tên ?
HS: Đêm nay Bác không ngủ
GV: Tác giả Xuân Quỳnh có một số bài thơ viết theo thể thơ này như Thuyền và Biển, sóng, Chuyện cổ tích về loài người.
- Bài thơ biểu đạt những tình cảm, cảm xúc của ai ? với đối tượng nào ?
- Bài thơ biểu đạt tình cảm, cảm xúc của người chiến sĩ với những kỉ niệm tuổi thơ về tình cảm bà cháu, về quê hương đất nước qua âm thanh tiếng gà trưa.
- Từ đó em xác định phương thức biểu đạt của bài thơ
- Biểu cảm kết hợp với các yêu tố tự sự và miêu tả
? Theo em bài thơ mạch cảm xúc như thế nào ?
Gợi ý( bài thơ bắt đầu từ âm thanh nào ? đi từ quá khứ đến hiện tại hay từ hiện tại đến quá khứ)
? Vậy với mạch cảm xúc trên, văn bản có thể cha làm mấy phần ?
GV: Cô trò mình sẽ tìm hiểu văn bản bản theo ba mục trên. Bài thơ này được học trong phạm vi 2 tiết, tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm phần 1 và khổ đầu phần 2
GV; Bật máy khổ thơ 1
- HS đọc
- Người chiến sĩ nghe thấy âm thanh của tiếng gà trưa trong hoàn cảnh nào ?
- Hoàn cảnh : Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên bến nhỏ
- GV: Bật máy chiếu về hoàn cảnh hành quân của người lính và giới thiệu.
- Trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước với tinh thần
“ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Những người lính thường phải thực hiện những cuộc hành quân đường dài đầy gian khổ vất vả trong điều kiện chiến tranh vô cùng khốc liệt.
Vì thế giây phút được dừng chân nghỉ ngơi bên một xóm nhỏ đối với người lính vô cùng hiếm hoi và quý báu. Đó chính là lúc anh có giây phút thư giãn để hồi tưởng suy ngẫm về cuộc sống, được tiếp thêm sức mạnh trên đường chiến đấu. Chính trong luc ấy người chiến sĩ đã nghe thành tiếng gà trưa
? Những câu thơ nào đã ghi lại cụ thể âm thanh của tiếng gà trưa mà người chiến sĩ nghe thấy
- HS: “ Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục…cục tác cục ta”
? Nêu nhân xét của em về cách ghi lại âm thanh tiếng gà đó của nhà thơ.
- Câu thơ ghi lại một cách rất chính xác, chân thực tự nhiên về một âm thanh gần gũi quen thuộc
Thảo luận: GV bật máy chiếu hỏi và yêu cầu thảo luận
Theo em vì sao trong muôn vàn âm thanh của cuộc sống khác nhau, người chiến sĩ lại chú ý đến âm thanh của tiếng gà trưa( Điền từ Đ vào trước câu trả lời đúng, chữ S vào câu trả lời sai
(Đ) A. Tiếng gà là âm thanh quen thuộc của làng quê. Buổi trưa vắng vẻ càng làm âm thanh ấy thêm vang vọng.
(Đ) B. Tiếng gà trưa đem đến niềm vui, dự báo những điều tốt lành cho con người.
(Đ) C. Tiếng gà thường gắn bó thân thiết với kí ức tuổi thơ của con người
(S) D. Đó là tiếng gà gọi ngày mới đến.
- GV: Bật máy đáp án
-GV: Bởi tiếng gà là âm thanh quen thuộc của làng quê ta bao đời nay nên có nhiều tác giả viết về âm thanh ấy. Em hãy đọc những câu thơ viết về tiếng gà mà em biết.
Tiếng gà
Giục quả na
Mở mắt
Tròn xọc
Giục hàng tre
Đâm móng
Nhọn hoắt
( Bài ò;ó…o của Trần Đăng Khoa)
- GV; Âm thanh tiếng gà xuất trên nhiều trong thơ ca , ca dao dân gian. Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông trấn vũ canh gà thọ xương, hay trong thơ Bác “ Gà gáy một lần đêm chửa tan. Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn”. Bởi đó là tiếng âm thanh rát gần gũi với con người đặc biệt là với tuổi thơ.
- GV: Em quan sát lại khổ thơ đầu, tìm từ lặp lại trong khổ thơ
- HS: Từ nghe ( GV bấm máy)
? Qua sự ;ặp lại từ “nghe” em thấy tác giả cảm nhận âm thanh của tiếng gà bằng giác quan nào là chính ?
- HS: Thính giác
? Vậy tác giả nghe thấy những gì ?
- HS: Nghe xúc động…, bàn chân…..;gọi về…
GV: Bằng thính giác mà tác giả cảm nhận được sự xao động của nắng trưa, sự mỏi mệt của bàn chân, gợi lên những kỷ niệm thời thơ ấu ư ? Vậy đây là biện pháp nghệ thuật gì ?
- HS: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
? Viếc sử dụng điệp từ và nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác có tác dụng gì ?
- HS trả lời
- GV bật máy
- Làm nổi bật ý, nhấn mạnh những cảm xúc khác nhau của người chiến sĩ được gợi ra từ âm thanh tiếng gà trưa làm cho người đọc hiểu được nhiều cung bậc tình cảm khác nhau của người chiến sĩ
? Tóm lại qua khổ thơ đầu ta thấy cảm nhận đầu tiên của người chiến sĩ về tiếng gà trưa là gì ?
GV: Chuyển: ở khổ thơ đầu, tiếng gà trưa gọi về những kỷ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ, những kỷ niệm vừa xa cách cả về thời gian không gian nhưng lại trở nên gần gũi thiết tha. Đó là những kỷ niệm gì chúng ta cùng tìm hiểu ở phần 2.
? Quan sát khổ thơ thứ 2 và cho biết khổ thơ được mở đầu bởi câu thơ nào ?
HS: Câu “Tiếng gà trưa”
GV: Đó chính là nhan đề của bài thơ và cũng là câu thơ mở đầu các khổ 3,4,7. Mỗi lần cất lên câu thơ ấy gợi một hình ảnh, một kỷ niệm tuổi thơ của nhân vật trữ tình.
Điệp ngữ Tiếng gà trưa như dòng nhạc chủ âm vừa kết nối các kỷ niệm vừa điểm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của người chiến sĩ. Nó có tác dụng gợi nhớ và đánh thức kỷ niệm tuổi thơ.
? Đọc thầm các khổ 2,3,4,5,6 và cho biết có những kỷ niệm nào được đánh thức trong lòng người lính khi nghe Tiếng gà trưa
- Kỷ niệm về ổ trứng và đàn gà
- Kỷ niệm về bà và tình bà cháu
- GV: Chúng ta cùng tìm hiểu về kỷ niệm
- GV; Khổ 2 nghiêng về phương thức biểu đạt nào.
- HS: Miêu tả
? Tác giả miêu tả ổ trứng và những con gà mái bằng tính từ nào ?
- Vàng, óng, hồng, mơ, nắng
? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ ?
- Điệp từ này
- Điệp cấu trúc: “ Này con gà”
- So sánh
? Tác dụng
- Tạo ấn tượng sâu sắc về đàn gà
GV bình: Giúp người đọc hình dung ra ẩn gọn nhỏ lon ton chạy bên bà, cùng bà cho gà ăn rồi ngắm chúng. Hai bà cháu đứng chỏ cho nhau xem từng con gà trong không khí vui vẻ hạnh phúc của tình bà cháu.
GV: Bằng tài năng nghệ thuật sử dụng ngôn từ đặc biệt la nghệ thuật phối hợp màu sắc bằng ngôn ngữ thơ ca rất tài tình. Xuân Quỳnh không chỉ cho người đọc thưởng thức những câu thơ thật hay mà còn khiến ta xem một bức tranh gà tuyệt đẹp trong tranh dân gian Đông Hồ.
? Những yêu tố miêu tả đàn gà giúp em hình dung gì và khung cảnh làng quê trong tâm trí người chiến sĩ
- Khung cảnh thanh bình yên ả tươi sáng.
? Từ âm thanh của tiếng gà trưa trong hiện tại những hình ảnh của quá khứ lại hiện về rõ nét sinh động trong tâm trí của người chiến sĩ như vậy. Theo em là vì sao ?
- Đó là những kỷ niệm gần gũi gắn bó với tuổi thơ
GV: Qua bức tranh kí ức lung linh màu sắc ta càng nhận thấy tâm hồn những người lính thật nhạy cảm, yêu tha thiết với quê hương,đất nước. Đó cũng chính là tâm hồn và tiếng lòng của người nhà thơ Xuân Quỳnh. Ta có thể nhận thấy cái tôi riêng của nhà thơ Xuân Quỳnh đã hòa hợp với cái ta chung của cả thế hệ, của cả dân tộc, tạo cho các câu thơ sự gần gũi, thân thương, lay động hồn người.
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung.
a. Tác giả.
- Xuân Quỳnh( 1942-1988)
- Quê: Làng La Khê ven thị xã Hà Đông. Một làng nổi tiếng của Hà Tây cũ
- Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
b, Tác phẩm
* Xuất xứ
- Bài thơ sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- In lần đầu trong tập thơ “ Hoa dọc chiến hào(1968)
* Thể thơ và phương thức biểu đạt.
Thể thơ 5 chữ
- Phương thức biểu đạt biểu cảm kết hợp với các yếu tố tự sự và miêu tả.
* Bố cục
Gồm 3 phần
- Phần 1: Khổ thơ đầu tiếng gà trưa với cảm nhận đầu tiên của người chiến sĩ
- Phần 2: Năm khổ thơ tiếp Tiếng gà trưa gọi về những kỷ niệm ấu thơ.
- Phần 3: Hai khổ cuối Tiếng gà trưa gởi những suy tư của người chiến sĩ.
II. Đọc và tìm hiểu chi tiết.
1. Tiếng gà trưa
- Gởi niềm xúc động
- Thắp thêm sức mạnh
- Đánh thức kỷ niệm tuổi thơ
2. Tiếng gà trưa gọi về những kỷ niệm ấu thơ.
- Đó là những kỷ niệm sâu đậm với tuổi thơ
- Kỷ niệm vơi quê hương của người chiến sĩ
III. Củng cố
Câu 1: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu trả lời của câu hỏi sau:
Những nét đặc sắc về nghệ thuật của hai khổ thơ trên là gì ?
A. Điệp ngữ, liệt kê.
B. Điệp ngữ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ,từ ngữ gợi hình, gợi cảm.
C. Liệt kê, so sánh, từ ngữ gợi hình gợi, cảm.
Câu 2: Chọn một cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm trả lời cho các câu hỏi sau:
a, Bài thơ có nhan đề là gì ?
…………………………….
b, Câu thơ nào mở đầu các khổ thơ 2,3,4,7
…………………………………………..
c, Âm thanh nào đã khơi nguồn cảm xúc cho người chiến sĩ ?
……………………………………………………………….
GV: Bật đáp án: Cụm từ: “ Tiếng gà trưa” và chốt lại bài: Như vậy, “ Tiếng gà trưa” vừa là nhan đề của bài thơ, cũng là câu thơ rất đặc biệt chỉ có 3 tiếng, lại xuất hiện lặp lại nhiều lần trong bài thơ, và chính là yêu tố khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ Xuân Quỳnh, gợi về biết bao kỉ niệm mà tiết học này chúng ta chưa tim hiểu hết được. Còn những kỉ niệm nào được âm thanh tiếng gà trưa khơi dậy trong lòng người lính, âm thanh ấy còn có ý nghĩa gì, tiết sau các em cùng tìm hiểu.
IV. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc bài thơ, nắm vững về tác giả và hai khổ thơ đầu.
- Đọc kĩ và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của các khổ còn lại, chuẩn bị cho tiết sau.
File đính kèm:
- Tiet 53 Tieng ga trua.doc