Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết: 8: Mạch lạc trong văn bản - Trường THCS Tân Hiệp

1. Mục tiêu:

 Giúp HS

a. Kiến thức :

 - Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh.

 - Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài TLV.

b. Kỹ năng :

 - Rèn kĩ năng viết văn mạch lạc.

c. Thái độ :

 - Giáo dục ý thức tự giác học tập, rèn cách viết văn cho HS.

 2. Chuẩn bị:

 a.GV: - Khái niệm và những yêu cầu về mạch lạc.

 - Bảng phụ ghi nội dung củng cố luyện tập.

 b.HS: - Soạn bài theo nội dung SGK/ Tr. 31 – 32.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết: 8: Mạch lạc trong văn bản - Trường THCS Tân Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 2 Tiết: 8 MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN Ngày dạy: 1. Mục tiêu: Giúp HS a. Kiến thức : - Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh. - Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài TLV. b. Kỹ năng : - Rèn kĩ năng viết văn mạch lạc. c. Thái độ : - Giáo dục ý thức tự giác học tập, rèn cách viết văn cho HS. 2. Chuẩn bị: a.GV: - Khái niệm và những yêu cầu về mạch lạc. - Bảng phụ ghi nội dung củng cố luyện tập. b.HS: - Soạn bài theo nội dung SGK/ Tr. 31 – 32. 3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm. 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định tổ chức: KT sỉ số lớp. Lớp 7A1 Lớp 7A2 Lớp 7A3 4.2. Kiểm tra bài cũ: GV treo bảng phụ ? Phần mở bài có vai trò như thế nào trong 1 văn bản? (2đ) A. Giới thiệu sự vật – sự việc – nhân vật.* B. Giới thiệu các nội dung văn bản. C. Nêu diễn biến của sự việc – nhân vật. D. Nêu kết quả của sự việc – câu chuyện. Kiểm tra phần thực hiện BT 1, 2 VBT. (8đ) GV nhận xét, ghi điểm. 4.3. Giảng bài mới: Ơû lớp 6 các em đã được giới thiệu về 6 kiểu văn bản với những phương pháp biểu đạt tương ứng. Ta thấy dù là kiểu văn bản nào nó cũng đòi hỏi phải có 1 bố cục chặt chẽ, rành mạch và hợp lí. Ngoài bố cục ra, thì văn bản cũng cần phải mạch lạc để người đọc người nghe thấy dễ hiểu và hứng thú. Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu mạch lạc trong văn bản. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản. Gọi HS đọc phần 1.a SGK/Tr .31 ? Hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. ? Mạch lạc là sự tiếp nối của các câu các ý theo một trình tự hợp lí đúng hay sai? Vì sao? ê Đúng vì các câu, các ý thống nhất xoay quanh một ý chung. ? Vậy em hiểu thế nào là mạch lạc? ê Là sự nối tiếp các ý tạo thành một thể thống nhất. Gọi HS đọc phần 2.a SGK/Tr.31 ? Hãy cho biết toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào? “Sự chia tay” và “những con búp bê” đóng vai trò gì trong truyện? Hai anh em Thành – Thuỷ có vai trò gì trong truyện? ê Cuộc chia tay giữa Thành và Thuỷ. Sự chia tay và những con búp bê là sự kiện chính . Thành – Thuỷ là nhân vật chính. ? Các từ ngữ: chia tay, chia đồ chơi… có phải là chủ đề liên kết các sự việc nêu trên thành một thểthống nhất không? Đó có thể là mạch lạc trong văn bản không? ê Các sự việc liên kết xoay quanh một chủ đề thống nhất à Mạch lạc trong văn bản. ? Vậy điều kiện đầu tiên để có một văn bản mạch lạc là gì? Gọi HS đọc phần 2.c SGK/Tr .32. Thảo luận nhóm 3 phút ? Các chi tiết được liên kết theo mối quan hệ nào? HS thảo luận, trình bày, GV nhận xét. ê Thời gian: lúc sáng, lúc trưa. - Không gian: ở trường, ở nhà. - Quan hệ ý nghĩa: + Giữa hoàn cảnh với mong muốn của hai anh em. + Sự tương đồng giữa hai con búp bê và hai anh em. ? Tóm lại chúng ta thường sử dụng các mối quan hệ nào để tạo một văn bản mạch lạc? ê Các mối quan hệ thường gặp: Thời gian, không gian, ý nghĩa (tương đồng, tương phản), tâm lí (hồi tưởng). Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ Tr.32. Hoạt động 2: Luyện tập. Gọi HS đọc BT1.b (2). GV hướng dẫn HS làm vào VBT ( 7 phút). GV gọi 3 HS nộp VBT. GV ghi điểm. GV nhận xét, sửa sai. I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản: 1. Mạch lạc trong văn bản: - Tuần tự đi qua các phần, các đoạn trong văn bản. - Thông suốt, liên tục không đứt đoạn. - Tiếp nối và thống nhất. 2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc: - Các phần, các đoạn trong văn bản nói về một đề tài. - Các phần, các đoạn trong văn bản xoay quanh một chủ đề thống nhất. - Các phần, các đoạn văn bản tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng. Ghi nhớ: SGK/ Tr.32 II. Luyện tập: BT1.b (2). Chủ đề xuyên suốt: sắc vàng, trù phú đầm ấm của làng quê vào mùa đông giữa ngày mùa. Chủ đề được dẫn dắt theo mạch xuyên suốt, hợp lý: Câu 1: Giới thiệu bao quát về sắc vàng trong: + Thời gian: mùa đông giữa ngày mùa. + Không gian: làng quê. + Biểu hiện: sắc vàng, trong thời gian và không gian đó. Câu 2, 3: Nhận xét cảm xúc về màu vàng. à Trình tự thống nhất 3 phần rõ ràng, mạch văn thông suốt, bố cục đoạn văn mạch lạc. 4.4 Củng cố và luyện tập: GV treo bảng phụ ? Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong 1 văn bản? A. Mạch máu trong một cơ thể sống.* B. Mạch giao thông trên đường phố. C. Trang giấy trong một quyển vở. D. Dòng nhựa sống trong một cái cây. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học ghi nhớ SGK/ Tr.32 - BTVN: 1.a, 2. - Soạn bài “Những câu hát về tình cảm gia đình” Trả lời câu hỏi SGK phần đọc hiểu văn bản. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 8.doc
Giáo án liên quan