I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
-Hiểu được trên những nét chung sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả
-Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài: lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học.
II-CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV
2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4474 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Tiết 85
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Văn bản: SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT.
Đặng Thai Mai
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
-Hiểu được trên những nét chung sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả
-Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài: lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học.
II-CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV
2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1 (5’)
²Khởi động
-Oån định
-Kiểm tra bài cũ
-Bài mới
-Kiểm tra sỉ số lớp
HỎI:Để chứng minh cho nhận định:”Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét và công bố điểm
Trải qua bao cuộc thăng trầm của đất nước, người Việt Nam ta đã có thể tự hào về tiếng nói và chữ viết của mình. Điều này giáo sư Đặng Thai Mai cũng đã đề cập đến một cách chi tiết, cụ thể trong bài nghiên cứu dài “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. Vậy Tiếng Việt của chúng ta được giáo sư đề cập đến như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp được những thắc mắc trên.
-Ghi tựa bài lên bảng
-Báo cáo sỉ số
-Cá nhân trả lời:Tác giả đưa ra những dẫn chứng:Bà Trưng, Bà Triệu,…từ những cụ già….ðtheo trình tự thời gian.
-HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài vào tập
HOẠT ĐỘNG 2 (30’)
²-Đọc và hiểu văn bản
I-TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả:
Đặng Thai Mai (1902-1984) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội…….được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa-Nghệ thuật.
2.Xuất xứ:
-Là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào “Tuyển tập Đặng Thai Mai”, tập II.
II-PHÂN TÍCH.
1.Nhận định chung về tiếng Việt.
-Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
ðcái hay, cái đẹp được thể hiện ở ngữ âm, từ vựng, cú pháp và khả năng diễn đạt,…cách lập luận ngắn gọn, mạch lạc.
2.Biểu hiện giàu đẹp của tiếng Việt.
-Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp.
-Tiếng Việt là một thứ tiếng hay.
3.Khẳng định sức sống của tiếng Việt.
-Y/c HS đọc chú thích SGK
HỎI:Dựa vào chú thích hãy nêu vài nét về:
+Tác giả?
+Xuất xứ?
-GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản
-Y/c HS đọc văn bản
-GV nhận xét về cách đọc của HS
HỎI:Em hãy tìm câu văn nêu luận điểm của bài?
HỎI:Văn bản này có bố cục thế nào? Nêu ý chính mỗi đoạn?
-Y/c HS đọc lại đoạn đầu văn bản
HỎI:Theo dõi phần đoạn đầu, em hãy xác định câu văn mang luận điểm của toàn đoạn?
HỎI:Trong luận điểm trên tác giả đã phát hiện ra những phẩm chất nào của tiếng Việt?
HỎI:Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của tác giả?
HỎI:Hai câu văn tiếp theo có mối quan hệ như thế nào với câu trên?
HỎI:Cụm từ nào nói lên điều đó?
HỎI:Vậy cái đẹp, cái hay của tiếng Việt được giải thích trên những phương diện nào?
HỎI:Qua đó, em nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
-Y/c HS đọc tiếp đoạn văn đến “những câu tục ngữ”.
HỎI:Đoạn văn đã chứng minh cho đặc điểm nào của tiếng Việt?
HỎI:Em hãy đọc câu văn nêu luận điểm của toàn đoạn?
HỎI:Tác giả chứng minh đặc điểm tiếng Việt khá đẹp bằng những dẫn chứng nào?
HỎI:Em có nhận xét gì về cách chọn dẫn chứng của tác giả?
-Y/c HS đọc tiếp đoạn văn đến “bản nhạc trầm bổng…”
HỎI:Qua đoạn văn trên, tác giả đã chứng minh và giải thích vẻ đẹp của tiếng Việt bằng những lí lẽ nào khác?
HỎI:Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
HỎI:Em hãy lấy dẫn chứng trong thơ, tục ngữ, ca dao mà em đã được học để chứng minh?
-Y/c HS đọc đoạn văn đến “văn nghệ…”
HỎI:Theo dõi vào đoạn trích, tác giả quan niệm như thế nào về một thứ tiếng hay?
HỎI:Dựa trên những chứng cứ nào để tác giả xác nhận các khả năng hay đó của tiếng Việt?
HỎI:Qua đó, em hãy nhận xét về cách lập luận của tác giả về cái hay của tiếng Việt?
HỎI:Để làm rõ thêm khả năng đó của tiếng Việt em hãy lấy một số ví dụ trong văn học hoặc trong đời sống để chứng minh?
HỎI:Theo em trong các phẩm chất đẹp và hay của tiếng Việt, phẩm chất nào thuộc hình thức, phẩm chất nào thuộc nội dung?
HỎI:Quan hệ giữa cái đẹp và cái hay được thể hiện như thế nào?
HỎI:Câu văn cuối của văn bản tác giả khẳng định cho ta biết điều gì?
HỎI:Tại sao nói tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay?
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:
+Tác giả:Đặng Thai Mai (1902-1984) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội…….được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa-Nghệ thuật.
+Xuất xứ:là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào “Tuyển tập Đặng Thai Mai”, tập II.
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-Lắng nghe.
-Cá nhân trả lời:Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
-Cá nhân trả lời:có hai đoạn
+Đoạn 1: Từ đầu đến “qua các thời kì lịch sử”:Nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
+Đoạn 2 (Phần còn lại):Chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú (cái hay) của tiếng Việt về các mặt:ngữ âm, từ vựng, cú pháp.
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
-Cá nhân trả lời:
+Một thứ tiếng đẹp
+Một thứ tiếng hay
-Cá nhân trả lời:điệp ngữ, tách ý thành hai vế đã nhấn mạnh tầm quan trọng và làm toát lên tình cảm mến yêu, trân trọng của tác giả với tiếng nói dân tộc.
-Cá nhân trả lời:quan hệ chặt chẽ với nhau.
-Cá nhân trả lời:
+Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng…
+Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng…
-Cá nhân trả lời:
+Hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu, tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu (từ vựng, cú pháp)
+Có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam (vai trò, hiệu quả trong cuộc sống).
-Cá nhân trả lời:cái hay, cái đẹp được thể hiện ở ngữ âm, từ vựng, cú pháp và khả năng diễn đạt,…cách lập luận ngắn gọn, mạch lạc.
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp.
-Cá nhân trả lời:Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.
-Cá nhân trả lời:
+Nhiều người ngoại quốc (không hiểu tiếng ta)….một thứ tiếng giàu chất nhạc.
+Một giáo sĩ nước ngoài…..câu tục ngữ.
-Cá nhân trả lời:dẫn chứng khách quan, tiêu biểu.
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú; giàu về thanh điệu; giàu hình tượng ngữ âm.
-Cá nhân trả lời:kết hợp các chứng cứ khoa học và đời sống làm cho lí lẽ trở nên sâu sắc.
-Cá nhân trả lời:
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:
+Thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người.
+Thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp.
-Cá nhân trả lời:
+Dồi dào về cấu tạo từ ngữ, về hình thức diễn đạt.
+Từ vựng tăng lên mỗi ngày một nhiều.
+Ngữ pháp dần dần uyển chuyển hơn, chính xác hơn.
+Không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới....
-Cá nhân trả lời:
-Cá nhân trả lời:
+Bây giờ mận mới hỏi đào….
+Đường vô xứ Nghệ quanh quanh…
-Cá nhân trả lời:
-Cá nhân trả lời:
-Cá nhân trả lời:khẳng định sức sống của tiếng Việt.
-Cá nhân trả lời:cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng…
HOẠT ĐỘNG 3 (5’)
III-TỔNG KẾT
-Nội dung:Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện:ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.
-Nghệ thuật:những lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ và toàn diện.
HỎI:Qua phân tích, hãy nêu đặc điểm nổi bật về nội dung của bài văn này?
HỎI:Hãy nêu những nhận xét về những ưu điểm trong nghệ thuật nghị luận của bài văn?
-Cá nhân trả lời:bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện:ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.
-Cá nhân trả lời:
+Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận.
+Lập luận chặt chẽ:đưa nhận định ngay ở phần Mở bài, tiếp đó giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh.
+Các dẫn chứng được dẫn ra khá toàn diện, bao quát; sử dụng biện pháp mở rộng câu
HOẠT ĐỘNG 4 (5’)
²-Củng cố và dặn dò
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài Thêm trạng ngữ cho câu cần nắm:
+Đặc điểm của trạng ngữ
+Luyện tập
-Nhận xét lớp học
-Nghe tiếp thu để chuẩn bị
File đính kèm:
- Tiet 85-Su giau dep cua tieng viet.doc