Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết dạy 86: Thêm trạng ngữ cho câu

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 +Nắm được trạng ngữ trong câu

+ Biết phân loại trạng ngữ theo nội dung mà nó biểu thị.

+ Ôn lại các loại trạng ngữ đã được học ở bậc Tiểu học .

B. CHUẨN BỊ: + GV: Soạn giáo án + bảng phụ

 + HS: Học bài,soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Ôn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

? Thế nào là câu đặc biệt ? Cho ví dụ .Nêu tác dụng của câu đặc biệt.

3. Bài mới: Giới thiệu bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3012 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết dạy 86: Thêm trạng ngữ cho câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Krông Buk Trường THCS Ngô Quyền Giáo án bài dạy dự thi GVG huyện. Giáo viên dạy: Phạm Thị Mỹ Châu Lớp dạy:7A2-Trường THCS Nguyễn Du. Ngày dạy:11-02-09 Tuần dạy:22- tiết dạy 86 THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: +Nắm được trạng ngữ trong câu + Biết phân loại trạng ngữ theo nội dung mà nó biểu thị. + Ôân lại các loại trạng ngữ đã được học ở bậc Tiểu học . B. CHUẨN BỊ: + GV: Soạn giáo án + bảng phụ + HS: Học bài,soạn bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ôån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là câu đặc biệt ? Cho ví dụ .Nêu tác dụng của câu đặc biệt. 3. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung *HĐ1: HD HS tìm hiểu đặc điểm của trạng ngư.õ GV treo bảng phụ ghi ví dụ-HS đọc ví dụ. ? Trạng ngữ là gì? -Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học,trả lời khái niệm. ? Hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên? HS lên bảng gạch chân dưới những trạng ngữ . Hs khác nhận xét,bổ sung. ? Các trạng ngữ vùa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì? HS xác định,trả lời-GV ghi bảng. ? Em hãy xác định vị trí của mỗi trạng ngữ trong từng câu? HS: Trạng ngữ đứng đầu,đứng giữa hoặc đứng cuối câu. ?Em hãùy quan sát ví dụ và nêu nhận xét về cách viết(cách đọc) trạng ngữ trong câu? HS:Giữa trạng ngữ với CN,VN thường có một dấu phẩy khi viết và một quãng nghỉ khi đọc. ? Có thể chuyển vị trí của TN nói trên sang những vị trí khác trong câu được không? GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ghép chữ. HS sắp xếp trạng ngữ theo từng vị trí khác nhau và nhận xét( nội dung,ý nghĩa câu thay đổi không..) GV lưu ý HS:-Chú ý sự liên kết và mạch lạc văn bản Vd:Hôm qua,em được mẹ cho đi chơi công viên Lênin.Trong công viên,em gặp bạn An. -Có trường hợp TN không đứng cuối câu được(1 từ) Vd:Đêm,Nam ngủ với bố. Không thể: Nam ngủ với bố,đêm. (Chú ý:trạng ngữ đặt cuối câu bao giờ cũng phải tách bằng dấu phẩy,nếu không sẽ bị hiểu là phụ ngữ của cụm động từ hoặc cụm TT. Vd: Hôm nay, tôi đọc báo Tôi đọc báo hôm nay. ? Qua phân tích,hãy nhận xét TN có những đặc điểm gì? -HS hệ thống kiến thức ,trả lời. -HS đọc ghi nhớ SGK GV yêu cầu HS tìm thêm TN và đặt câu HĐ2: HDHS luyện tập. HS đọc yêu cầu bài tập và thực hiện theo yêu cầu. GV gọi HS thực hiện bài tập trên bảng-Lớp nhận xét,bổ sung. -HS thảo luận bài tập 2,3 theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày trên bảng. -nhóm khác nhận xét,bổ sung. . I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ : 1. Ví dụ : 2. Nhận xét : -Các trạng ngữ : -Dưới bóng tre xanh,đã từ lâu đời :bổ sung thông tin về nơi chốn,thời gian –đứng đầu câu. - đời đời, kiếp kiếp :bổ sung thông tin về thời gian –đứng ở cuối câu. -từ nghìn đời nay :bổ sung thông tin về thời gian-đứng ở giữa câu. -Vì ốm:bổ sung thông tin về nguyên nhân,đứng đầu câu. -Để trở thành học sinh giỏi: bổ sung thông tin về mục đích,đứng đầu câu. -Hằng ngày:chỉ thời gian,đứng đầu câu. bằng xe đạp:chỉ phương tiện,đứng cuối câu. -Tay ôm bó hoa:chỉ cách thức,đứng đầu câu. 3.Kết luận: - Về ý nghĩa:Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian,nơi chốn,nguyên nhân,mục đích, phương tiện,cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức: +Vị trí: đứng đầu,đứng giữa hay đứng cuối câu. +Cách nói và viết: có quãng nghĩ khi nói và một dấu phẩy khi viết. * Ghi nhớ: SGK (trang 39) II. LUYỆN TẬP: Bài 1: Tìm trạng ngữ Câu a:- Mùa xuân 1,2,3: Chủ ngữ -mùa xuân 4 : Vị ngữ. Câu b: Mùa xuân :trạng ngữ chỉ thời gian Câu c: mùa xuân : bổ ngữ Câu d: Mùa xuân !: câu đặc biệt Bài 2+3: Tìm TN và phân loại a. - như báo trước mùa ve của một thức quà thanh nhã và tinh khiếtà : TN chỉ cách thức. - khi đi qua những cánh đồng xanh:TN chỉ thời gian. -Trong cái vỏ xanh kia: TN chỉ nơi chốn. -Dưới ánh nắng : TN chỉ nơi chốn b. - với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây: TN chỉ cách thức. Bài 3: Kể thêm TN khác Vd: Để thực hiện k/h của đội lớp em đã trồng và chăm sóc tốt bồn hoa. D. CỦNG CỐ-DẶN DÒ: GV hệ thống nội dung bài ? Có thể phân loại trạng ngữ dựa trên cơ sở nào?(theo nội dung mà chúng biểu thị) ? TN có thể đứng vị trí nào trong câu?.GV treo bài tập củng cố,HS thực hiện. -Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Cư Bao,ngày 11 tháng 02 năm 2009 Người dạy: Phạm Thị Mỹ Châu

File đính kèm:

  • docThem trang ngu cho cauthi huyen 0809.doc
Giáo án liên quan