Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 19 – Tiết 78: Rút gọn câu

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:

 - Cách rút gọn câu.

 - Tác dụng và cách sử dụng câu rút gọn.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO : SGK, SGV, STK

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1/. Ổn định

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4187 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 19 – Tiết 78: Rút gọn câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/01/2006 Tuần 19 – Tiết 78 RÚT GỌN CÂU A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Qua tiết học, HS cần tiếp thu được: - Cách rút gọn câu. - Tác dụng và cách sử dụng câu rút gọn. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ C. TÀI LIỆU THAM KHẢO : SGK, SGV, STK D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/. Ổn định Ngày : Tiết : Lớp : SS : VM : 2/. Kiểm tra bài cũ ? Tục ngữ nói về con người và xã hội có những đặc điểm gì? ? Ý nghĩa chung của tục ngữ ấy là gì? 3/. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS BÀI HS GHI Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm. GV treo VD lên bảng ? Tìm xem trong hai câu a, b có gì khác nhau? ? Từ “chúng ta” đóng vai trò gì trong câu b? ? Vậy trong hai câu a, b khác nhau như thế nào? ? Tìm từ ngữ có thể làm chủ ngữ ở câu a? ? Vì sao câu a có thể lược bỏ? ? Câu a gọi là câu gì? GV cho HS đọc mục 4 SGK/15. ? Tìm những từ ngữ thích hợp thêm vào các câu in đậm để nay đủ ý nghĩa? ? Các câu a, b lược bỏ thành phần gì? Tại sao lược bỏ? ? Dựa vào VD đã phân tích, em hiểu thế nào là câu rút gọn? Hoạt động 2: HS đọc chú ý câu in đậm SGK/15. ? Tìm thành phần lược bỏ trong câu in đậm? ? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao? GV cho HS xem đối thoại SGK/15-16. ? Câu trả lời của con có lễ phép không? ? Cần thêm những từ ngữ nào vào để thể hiện thái độ lễ phép? ? Từ 2 câu trên, ta cần lưu ý điều gì khi rút gọn câu? Hoạt động 3: Yêu cầu nêu toàn bộ 2 phần Ghi nhớ Hoạt động 4: Củng cố HS thảo luận nhóm. => HS đọc VD => Câu b, có thêm từ “chúng ta”. => Chủ ngữ => Câu a: thiếu chủ ngữ Câu b: có chủ ngữ => GV giảng => Đây là câu tục ngữ đưa ra lời khuyên mọi người. => Câu a: thêm cụm từ “đuổi theo nó” Câu b: “ngày mai mình đi Hà Nội” => Câu a: lược CN Câu b: lược CN, VN => Thiếu CN => Không nên -> Vì rút gọn câu như vậy sẽ làm câu khó hiểu. => Thêm từ “mẹ ạ” => HS đọc Ghi nhớ I. THẾ NÀO LÀ CÂU RÚT GỌN? VD: a/. Học ăn, học nói, học gói, học mở. => Câu rút gọn. b/. Chúng ta, học ăn, học CN nói, học gói, học mở. * GHI NHỚ (SGK/15) II. CÁCH DÙNG CÂU RÚT GỌN. VD: Sáng chủ nhật, ….. => Thiếu chủ ngữ ( Câu không nên rút gọn) VD: Bài kiểm tra toán. -> Bài kiểm tra toán mẹ ạ. * GHINHỚ (SGK/16) 4/. Củng cố : ? Thế nào là rút gọn câu? Cách dùng câu rút gọn? LUYỆN TẬP BT1/16: Tìm câu nào rút gọn? Thành phần nào rút gọn? Rút gọn để làm gì? => Câu b là câu rút gọn chủ ngữ vì câu b là câu tục ngữ nêu một quy tắc ứng xử chung cho mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ cho câu trở nên gọn hơn. -> Có thể khôi phục: Chúng ta ăn quả nhớ kẻ trồng cây. => Câu c rút gọn chủ ngữ -> Khôi phục : Ai nuôi lợn ăn cơm name, ai nuôi tằm ăn cơm đứng. BT2/16 Trong thơ, ca dao thường gặp nhiều câu rút gọn bởi thơ, ca dao chuộng lối diễn đạt súc tích, vả lại số chữ một dòng rất hạn chế. BT3/17 Cậu bé và người khách trong câu chuyện hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé, khi trả lời khách đã dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa. BT4/18: Trong câu chuyện, việc dùng các câu rút gọn của anh chàng tham ăn đều có tác dụng gây cười và phê phán, vì rút gọn đến mức không hiểu được và rất thô lỗ. 5/. Dặn dò Học bài và soạn bài mới: “Đặc điểm của văn bản nghị luận” ? Luận điểm là gì? Luận cứ là gì? Lập luận là gì? ? Xem trước phần luyện tập?

File đính kèm:

  • docTIET78.doc