I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức : Học sinh cảm nhận đ¬ược tâm trạng cô đơn buồn tủi của Thuý Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, ngôn ngữ độc thoại nội tâm hoà vào ngôn ngữ tả cảnh thiên nhiên đạt đến mức cổ điển.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận, phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.
3. Giáo dục : Giáo dục tình cảm nhân văn.
II. Chuẩn bị :
1.GV: soạn bài, tranh Kiều ở lầu Ngư¬ng Bích.
2.HS: Đọc, soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
3. Bài mới :
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 36: Kiều ở lầu ngưng bích (trích truyện kiều của Nguyễn Du ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/10/2013
Ngày dạy: 15/10/2013
TIẾT 36: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du )
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức : Học sinh cảm nhận được tâm trạng cô đơn buồn tủi của Thuý Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, ngôn ngữ độc thoại nội tâm hoà vào ngôn ngữ tả cảnh thiên nhiên đạt đến mức cổ điển.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận, phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.
3. Giáo dục : Giáo dục tình cảm nhân văn.
II. Chuẩn bị :
1.GV: soạn bài, tranh Kiều ở lầu Ngưng Bích.
2.HS: Đọc, soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
3. Bài mới :
GV : Hãy cho biết đoạn trích thuộc phần
nào của truyện Kiều?
?Hãy cho biết đoạn trích trên được chia làm mấy phần? xác định nội dung và giới hạn của từng phần?
?HS đọc 6 câu đầu và cho biết nội dung chính của 6 câu thơ vừa đọc ?
?Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh lầu Ngưng Bích?
?Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả ? ý nghĩa của thủ pháp nghệ thuật đó ?
Tại sao tác giả lại viết non xa, trăng gần ?
?Trước khung cảnh thiên nhiên vắng lặng Kiều có tâm trạng như thế nào?
?Em hiểu mây sớm đèn khuya là như thế nào?
?Bằng lời văn của mình, em hãy dựng lại nội dung của 6 câu thơ đầu.
I. Đọc - hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
3. Vị trí: phần thứ II
4.Bố cục: 3 phần
- P1: 6 câu thơ đầu
- P2: 8 câu thơ tiếp
- P3: 8 câu thơ cuối
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Cảnh lầu Ngưng Bích
- Hcảnh: Bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Không gian: mênh mông, hoang vắng
- Thiên nhiên: hoang sơ, lạnh lẽo,mênh mông không một bóng người.
- Tâm trạng Thúy kiều:
+ Sáng làm bạn với mây
+ Tối làm bạn với đèn
Sự tuần hoàn khép kìn về mặt thời gian
- Nghệ thuật: bút pháp tả cảnh ngụ tình
Tâm trạng bẽ bàng, xấu hổ, tủi nhục, cô đơn, buồn bã của Kiều nơi lầu Ngưng Bích.
4. Củng cố: - HS học thuộc lòng đoạn trích.
5. Hướng dẫn học bài: - HS đọc soạn tiếp tiết 2 của văn bản.
Ngày soạn: 14/10/2013
Ngày dạy: 17/10/2013
TIẾT 37: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức : Học sinh cảm nhận được tâm trạng cô đơn buồn tủi của Thuý Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, ngôn ngữ độc thoại nội tâm hoà vào ngôn ngữ tả cảnh thiên nhiên đạt đến mức cổ điển.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận, phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.
3. Giáo dục : Giáo dục tình cảm nhân văn.
II. Chuẩn bị :
1.GV: soạn bài, tranh Kiều ở lầu Ngưng Bích.
2.HS: Đọc, soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hs đọc 8 câu thơ tiếp
? Trong khung cảnh và tâm trạng như vậy Kiều đã nhớ tới những ai? Ai là người nàng nhớ tới đầu tiên?
? Vì sao Kiều lại nhớ về KT trước?
? Vậy em hiểu nghĩa câu thơ ấy ntn?
Qua đó cho thấy Kiều là người ntn?
? Tâm trạng của Kiều ntn khi nghĩ tới cha mẹ?
? Tg sử dụng nghệ thuật gì khi nói về nỗi lòng nhớ thương cha mẹ của nàng kiều?
Tác dụng của biện pháp này?
? Qua đây em thấy là người con ntn?
Hs đọc đoạn thơ cuối.
? Tg sử dụng biên pháp nghệ thuật gì? tác dụng?
? Cảnh vật nào được hiện lên sau mỗi điệp từ buồn trông ấy?
? Em có nhận xét gì về những hình ảnh này?
? Hai câu thơ cuối gợi lên cảnh tượng ntn? Nó báo hiệu điều gì về số phận của Kiều?
? Qua đây ta thấy tâm trạng nào của Kiều được bộc lộ qua những dòng thơ này?
? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích?
? Em hiểu thế nào là bút pháp tả cảnh ngụ tình?
(Tả cảnh để bộc lộ tình cảm, cảnh chỉ là cái phông cái cớ để t/h cảm xúc, tâm trạng nhân vật: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ )
2. Lòng nhớ thương của nàng Kiều
a. Nỗi nhớ thương Kim Trọng
Tưởng người…
Tin sương luống những…
- Kiều nhớ tới lời thề nguyền, tưởng tượng cảnh KT ngày đêm chờ mong tin nàng.
Chân trời góc…
Tấm son gột rửa…
- Tâm trạng đau đớn, xót xa khi tấm lòng trinh bạch đã bị hoen ố không bao giờ có thể gột rửa.
Kiều là người nặng tình, thủy chung, tha thiết với hạnh phúc lứa đôi.
b. Nỗi nhớ cha mẹ.
Xót người tựa cửa..
Có khi gốc…
- Lòng thương xót cha mẹ sớm chiều ngóng tin con, xót xa khi cha mẹ già không ai phụng dưỡng, chăm sóc.
- NT: Hình ảnh ẩn dụ, sử dụng điển tích..
Kiều là người con hiếu thảo, yêu kính cha mẹ, có lòng vị tha đáng trọng.
3. Tâm trạng của Thúy kiều.
- Điệp từ “ Buồn trông” tô đậm nỗi buồn của Kiều càng lúc càng dâng mãi.
+ Cánh buồm thấp thoáng…
+ Hoa trôi man mác…
+ Nội cỏ rầu rầu…
Hình ảnh nhỏ bé, trôi nổi, vô định
+ Gió và sóng biển ầm vang
Cảnh tượng hãi hùng, báo trước dông bão của đời nàng.
Tâm trạng cô đơn, lẻ loi, phiêu bạt của Kiều
III. Tổng kết
* Ghi nhớ (Sgk)
IV. Luyện tập
4. Củng cố:- HS học thuộc lòng đoạn trích.
5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc lòng đoạn trích và ghi nhớ.
- Soạn: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
===================================================
Ngày soạn: 14/10/2013
Ngày dạy : 17/10/2013
TIẾT 38: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
I. Mục tiêubài dạy.
- Kiến thức : Học sinh nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu, nội dung cốt truyện Lục Vân Tiên. Qua đoạn trích, học sinh thấy được khát vọng nhân nghĩa của tác giả, cũng như phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
- Rèn luyện kĩ năng : đọc truyện thơ Nôm, phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.
- Giáo dục : Tư tưởng nhân văn.
II. Chuẩn bị :
1. GV: soạn bài, tranh ảnh về Nguyễn Đình Chiểu.
2. HS : Đọc soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
? Đọc thuộc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?
? Phân tích tâm trạng của Kiều qua 6 câu thơ đầu?
3. Bài mới.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài học
GV: Dựa vào chú thích SGK em hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu?
- Về quê quán ?
-Về sự nghiệp ?
-Những phẩm chất, tính cách, bài học từ cuộc đời và sự nghiệp của tác giả ?
Học sinh: thảo luận theo nhóm?
GV yêu cầu HS đại diện nhóm trình bày ?
HS: Đại diện nhóm trình bày và nhận xét ?
GV: Nhận xét, củng cố, kết luận.
GV: Giới thiệu về tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên?
GV: Yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm.
Học sinh: thảo luận theo nhóm?
HS :Đại diện nhóm trình bày ?
GV:Yêu cầu đại diện nhóm nhận xét ?
GV: Nhận xét, củng cố, kết luận bằng các hình ảnh thơ góp phần làm cho câu chuyện thêm sinh động.
GV: Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường và giống với loại truyện nào trong văn học dân gian
HS:Tuyện cổ tích.
GV : Đối với văn chương nhằm mục đích tuyên truyền thì kết cấu như vậy có ý nghĩa như thế nào?
GV :Hướng dẫn HS đọc văn bản. .
GV : Chú ý thể hiện đúng lời của từng nhân vật.
GV : Dựa vào văn bản. hãy cho biết văn bản trên được chia làm mấy phần?
Xác định nội dung và giới hạn của từng phần
A. Giới thiệu tác giả tác phẩm
I.Tác giả.
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)
- Quê nội : Huế.
- Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh:
+ Trên đường đi thi mẹ qua đời.
+ ốm đau, bệnh tật, bị bội hôn,bị mù loà.
- Về quê: dạy học, tham gia kháng chiến.
- Ông để lại sự nghiệp thơ văn đồ sộ mà tiêu biểu là Truyện thơ Lục Vân Tiên.
- Ông là tấm gương sáng về nghị lực sống và cống hiến..
II. Tác phẩm :
1. Xuất xứ: Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên. Sáng tác vào những năm 50 của thế kỉ XIX.
- Truyện gồm khoảng 2082 câu thơ lục bát.
2. Tóm tắt
Gồm 4 phần:
+P1: Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
+P2: Lục Vân Tiên gặp nạn được thần và dân cứu giúp.
+P3: Kiều Nguyệt Nga gặp nạn được tiên cứu.
+P4: Hội ngộ, sum vầy
3. Giá trị:
B. Tìm hiểu đoạn trích
I. Đọc hiểu chú thích.
1.Đọc.
2. chú thích (SGK)
3.Bố cục văn bản.
*Chia làm hai phần
P1: 14 câu đâu ị Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
P2. Phần còn lại ị Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
II. Đọc hiểu văn bản
4- Củng cố:
Em hãy cho biết truyện Lục Vân Tiên giống với thể loại nào của văn học dân gian?
Vì sao?
5- Hướng dẫn học bài:
- Nắm được nội dung cốt truyện cũng như giá trị của tác phẩm Lục Vân Tiên .
- Đọc soạn văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
==============================================================
Ngày soạn:14/10/2013
Ngày dạy: 19/10/2013
TIẾT 39: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY.
- Kiến thức : Học sinh nắm được những phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Thấy được khát vọng nhân nghĩa của tác giả, cũng như quan niệm sống, lí tưởng sống của ông thể hiện qua nhân vật Lục Vân Tiên.
- Rèn luyện kĩ năng : phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.
- Giáo dục : Tư tưởng nhân văn.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: Nghiên cứu, soạn bài, tranh ảnh về Nguyễn Đình Chiểu.
2. HS : Đọc, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Giới thiệu những nét chính về tác giả NĐC và tác phẩm Truyện LVT
3. Bài mới.
GV : Giới thiệu : HS quan sát tranh Nguyễn Đình Chiểu.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài học
GV: Học sinh đọc phần 1.
? Hình ảnh Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp được tác giả miêu tả tập trung qua những hình ảnh thơ nào ?
?Qua cách miêu tả cho ta liên tưởng tới nhân vật nào trong tác phẩm Tam quốc chí của Trung Quốc ?
?Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào khi miêu tả? Hãy nêu tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó?
?Sau khi đánh tan bọn cướp đường chàng trai Lục Vân Tiên đã có lời lẽ như thế nào?
?Qua đây em nhận xét gì về chàng trai họ Lục?
?Thông qua Lục Vân Tiên tác giả đã đưa ra quan niệm như thế nào về người anh hùng ?
Học sinh đọc phần 2.
?Qua lời dãi bày của Kiều Nguyệt Nga giúp ta hiểu được đó là một cô gái như thế nào?
?Qua phân tích em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả ?
?Trình tự kể chuyện ở đây như thế nào?
?Hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích?
?Tác giả ngợi ca điều gì? Phê phán điều gì?
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật Lục Vân Tiên.
- Chàng trai dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân, chủ động đánh tan bọn cướp đường :
Vân Tiên tả đột ...
Khác nào Triệu Tử…
- Nghệ thuật so sánh ví Lục Vân Tiên như Triệu Tử Long, một nhân vật trong Tam Quốc Chí diễn nghĩa của Trung Quốc.
- Hành động :
+ Hỏi ai than khóc…
+ Đáp rằng ta đã trừ …
- Một con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tàì, nhân hậu, chân thành.
- Quan niệm về người anh hùng:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
- Lí tưởng sống của người anh hùng trong Xã hội phong kiến .
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
- Một tiểu thư có học thức văn hoá, nết na, khiêm nhường.
- Khi được chàng họ Lục ra tay cứu thì băn khoăn tìm cách trả ơn.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật .
- Ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị, giàu sắc thái Nam Bộ.
- Trình tự kể theo thời gian.
2. Nội dung .
- Ngợi ca phẩm chất cao đep của con người, đồng thời phê phán cái ác, cái xấu trong xã hội.
- Thể hiện quan niệm về người anh hùng.
4- Củng cố:4p
- Bằng ngôn ngữ của mình em hãy thuật lại cảnh Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp đường để cứu Kiều Nguỵêt Nga.
5- Hướng dẫn học bài:1p
- Nắm được nội dung cốt truyện cũng như giá trị của tác phẩm Lục Vân Tiên .
- Đọc soạn văn bản Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
File đính kèm:
- van 9 tuan 9 nam 20132014.doc