I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Giúp hs hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ, chủ đề ,câu chủ đề . Các câu trong đoạn văn có quan hệ với nhau như thế nào. Cách trình bày nọi dung đoạn văn.
-Viết các đoạn văn mạch lạc, đủ sức làm sáng tỏ nội dung nhất định.
II/CHUẨN BỊ
1/ Thầy : -Đọc tài liệu,sgk,stk,chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập. Soạn bài.
2/ Trò : -Học bài cũ chuẩn bị bì mới.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A/ Ỏn định tổ chức
B/ Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”
C/ Bài mới:
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 Năm học 2007- 2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tuần : Tiết :12
Ngày dạy:
DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Giúp hs hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ, chủ đề ,câu chủ đề . Các câu trong đoạn văn có quan hệ với nhau như thế nào. Cách trình bày nọi dung đoạn văn.
-Viết các đoạn văn mạch lạc, đủ sức làm sáng tỏ nội dung nhất định.
II/CHUẨN BỊ
1/ Thầy : -Đọc tài liệu,sgk,stk,chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập. Soạn bài.
2/ Trò : -Học bài cũ chuẩn bị bì mới.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A/ Ỏn định tổ chức
B/ Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”
C/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNGCỦA THẦ1Y VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Gv yêu cầu hs đọc phần ví dụ sgk.
?Văn bản trên gồm mấy ý.Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn.
?Dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn.
?Về nội dung đoạn văn phải đảmbảo yêu cầu gì.
?Dựa vào phần kiến thức vcừa tìm hiểu hayc cho biết thế nào là đoạn văn.
?Theo em hai đoạn văn trên đoạn nào có chủ đề đoạn nào không có chủ đề.
?Câu chủ đề nằm ở phần nào của văn bản
Gv chốt : Đoạn 1 các câu bình đẳng,trình bày theo kiểu song hành.
Đoạn 2mục trình bày theo kiểu diễn dịch.( Đoạn diễn dịch)
Đoạn 1 mục II trình bày theo kiểu quy nạp (Đoan quy nạp)
Gv yêu cầu hs khái quát về cách trình bàynội dung đoạn văn.
Gv tất cả những kiến thức đó đã nằm trong phần ghi nhớ sgk.. Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ.
I/ THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN
1/ Ví dụ: Ngô Tất Tố và tác phẩm tắt đèn.
2/ Nhận xét:
-Văn bản gồm hai đoạn văn.
-Gồm hai ý.
+Hình thức : Viết hoa chữ đầu và lù vào một chữ.Kết thúc là một dấu chấm xuống dòng.
+Nội dung : Đảm bảo một nội dung hoàn chỉnh.
*K/n: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc là một dấu chấm xuống dòng. Thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn
thường do nhiều câu tạo thành.
II/CÁCH TRÌNH BÀY NỘI DUNG ĐOẠN VĂN
1/ Ví dụ:
2/ Nhận xét:
-Đoạn 1: Không có chủ đề.
-Đoạn 2: Có câu chủ đề.
-Đoạn 1 mục IIcó câu chủ đề .
-Đoạn 2 mục I Câu chủ đề nằm đầu đoạn văn.
-Đoạn 1mục II câu chủ đề nằm ở đoạn cuối.
*/ Đoạn văn thường có chủ đề và câu chủ đề.Từ ngữ chủ đề là từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc từ ngữ được lặp lại nhiều lần thường là chỉ từ, đại từ, từ đồng nghĩa..nhằm duy trìđối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát lời lẽ ngắn gọn, đủ hai thành phần chính đứng đầu hoặc cuối doạn văn.
*/Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đè bằng phép diễn dịch, quy nạp, song hành..
*Ghi nhớ sgk
III/ LUYỆN TẬP.
Bài tập 1.
D/ Củng cố: Hệ thống kiến thức bài giảng về đoạn văn.
E/ Dặn dò: Làm các bài tập trong sgk, snc.
Ngày dạy:6/7 2007 Tuần : 4 Tiết :13+14
Ngày dạy:
VĂN BẢN
LÃO HẠC
( NAM CAO)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
-Qua tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, ta hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn rất đáng trân trọng của người nông dânViệt Nam trước cách mạng.
-Q ua nhân vật ông giáo, người kể , thấy được tấm lòng nhân ái sâu sắc của nhà văn Nam Cao. Thương cảm xót xa và thật sự trân trọng những người nông dân nghèo khổ.
-Bước đầu hiểu được nội dung truỵện ngắn đặc sắc của tác giả.Khắc hoạ nhân vật với chiều sâu tâm lý . Cách kể chuyện tự nhiên, đan xen nhiều giọng điệu, kết hợp hài hoà giữa tự sự , trữ tình
II/CHUẨN BỊ
1/ THẦY: Đọc các tài liệu có liên quan đến tác giả Nâm cao và tác phẩm Lão Hạc đọc tài liệu sgv, snc, stk, soạn giáo án.
2/ TRÒ : Họch thuộc, nắm vững kiến thức đã học.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
A/ Ổn định tổ chớc lớp
B/ Kiểm tra. Nêu khái niệm và thao tác dựng đoạn trong văn bản.
C/ Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
? GV cho học sinh đọc phần chú thích dấu *SGK?
? Nêu những nét khái quát về tác giả -tác phẩm ?
GV bổ sung thêm dựa vào các tài liệu đã .đọc
?Nêu tên những tác phẩm chính.
? Nêu những nét khái quát về tác phẩm Lão Hạc.
? Gv nhận xét Nam Cao được coi là nhà văn sớm thành công trên bước đường viết văn. Ông đã tìm thấy mảnh đất màu mỡ để gieo xuống đó những hạt giống và gặt những mùa vàng bội thu.Cái nghèo trong tác phẩm của Nam Cao là đặc trưng cho nông thôn nghèo đến nỗi cái kèo cái cột cũng rên lên vì đói.
Gv huớng dẫn cho học sinh đọc với giọng chậm buồn , xót xa, đau đớn suy tư và ngẫm nghĩ, lạnh lùng nghi ngờ và mỉa mai của các nhân vật.
?Giả thích các chú thích 5,6, 9, 10, 11, 15, 21, 24, 28, 30, 31, 40
?Văn bản có thể chia làm mấy phần.Nêu nội dung của từng phần.
-Văn bản chia ba phần:
+Phần 1 : Lão Hạc sang nhờ ông giáo.
a/ Lão kể chuyện bán chó , ông giáo cảm thông và an ủi.
b/ Lão Hạc nhờ cậy ông giáo hai việc
+Phần2: Cuộc sống của lão hạc sau đó ,thái đọ của Binh Tư và ông giáo khi biêt Lão Hạc xin bả chó.
+ Phần 3: Cái chết của Lão Hạc.
? Đọc đoạn đầu văn bản và cho biết Lão Hạc sang nhà ôg giáo thong báo điều gì.
? Thái độ của ông giáo với Lão Hạc .
-Hỏi . thể hiện sự quan tâmcủa ông giáo với Lão Hạc.
? Trước lời hỏi của ông giáo Lão Hạc có phản ứng nào.
-Trả lời.
-Cố làm ra vẻ vui vẻ.
-Cười như mếu, ần ậng.
Em có nhận xét gì về thái độ hành động của Lão Hạc.
Cái hay ở những chi tiết này là gì.
? Tiếp đó Lão Hạc còn cói những hành động cử chỉ nào.
-Kể cho ong giáo nghe việc người ta bắt con chó như thế nào.
-ông tưởng tượng ra con chó trách mình ở tệ ? Vì sao ông lão lại kể và nghĩ như vậy. (Thảo luận).
-Vì phù hợp với tâm lý người già.
-Vì lão nuoi nó nên dễ có tinhg cảm ân hận xót xa khi bán nó.
-Vì lão coi nó như con và biết bán nó đi là tự lão cắt đứt sợi dây tình cảm mong manh giữa lạo và thằng con trai đang đi đồn điền cao su.
Hs thảo luận gv góp ý bổ sung.
?Khi ông giáo động viên an ủi , Lão Hạc phân trần những gì.
-Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó. ....như kiếp tôi chẳng hạn.
-Nếu kiếp người cũng khổ nót thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng.
? Em có nhận xét gì về những phân trần này của Lão Hạc.
? Qua sự việc bán chó ta thấy Lão Hạc là người như thế nào.
?Vì sao Lào Hạc chỉ bán có một con chó mà lại day dứt đến như vậy.(Thảo luận)
-Vì con chó là sợi đay tình cảm duy nhất giữa lão và người con trai.
-Bán chó là lão đã tự tay chặt đts mất sợi dây tình cảm mong manh ấy .
-Vì lão nuôi chó là nuôi bao hi vọng mong ngày con trở về, lão được làm bố chồng, con cưới vợ....Bán chó là bán tất cả những hi vọng.
-Bán chó cungc còn là mật dự cảm cho cái chết của mình ở phần sau.
Gv bình: Lão Hạc người nông dân hiền từ ngheo thất học ấy đang dự cảm thấy cái chết của con chó.Với lão đó cũng là cái chết của chính mình. Coá thể nói ngòi bút Nam cao đã lay động sâu thẳm nơi tình cảm mỗi bạn đọc chúng ta..
Bán chó lão Hạc sẽ sống những tháng ngày như thế nào và dẫn đến cái hết ra sao. Chúng ta sang phần tiếp theo.
? Con chú ý tiếp cuộc trò chuyện của lão Hạc với ông giáo.
? Trong cuộc trò chuyện ấy lão Hạc còn bộc lộ thêm ý định gì.
? theo dõi đoạn truyện em có nhận xét gì về lời nhờ vả của Lão Hạc .
-Lão nhờ vả vòng vo kể con cà con kê mãi với ông giáo .
? Có ý kiến cho rằng Lão Hạc gàn dở lại có ý kiến cho rằng lão làm như thế là đúng vậy ý kiến của em như thế nào
Học sinh tự nêu ý kiến .
-Nhìn ở một góc độ hẹp ta sẽ nghĩ ngay là lão Hạc gàn dở vì có tiền mà lại gửi đi để chịu khổ .Có lẽ lão ít học nên
- Nghĩ quẩn
- Nhưng nhìn ở gócđộ rộng hơn ta mới thấy lão không gàn dở chút nẩoc .Bởi vì lão không muốn mình ăn vào tiền bán vườn của con ,không muốn phiền hà hàng xóm .Dù lời nói của lão có lủn củng vòng vo ta vẫn thấy lên 2 khía cạnh đó là khía cạnh nào ?
? Lòng tự trọng ấy còn đựơc thể hiện ở chi tiết nào nữa
- Lão ăn khoai : ăn củ chuối ,sung luộc ,rau má ,củ ráy bữa trai bữa ốc
? Qua những bữa ăn ấy em có suy nghĩ gì về cuộc sống của Lão hạc lúc bấy giờ ?
? Vậy nhưng khi ông giáo giúp đỡ thì lão có phản ứng nào
-Từ chối gần như là hách dịch .
? Vì sao lão Hạc đã nghèo ,lại thân thiết với ông giáo như vậy sao lão lại từ chối như vậy (Thảo luận)
- Vì Lão biết nhà ông giáo cũng rất nghèo .
- Vì lão không muốn mọi người nghĩ lão là người biết lo cho mình .
- Vì lòng tự trọng.
-Vì lòng tự trọng cao.
Gv Đó cũng là những điều vừa dễ vừa khó trong con người lão Hạc.
? Kêt thúc câu chuyênj sự việc gì đã phải xảy ra.
? Đọc đoạn văn cuối kể về cái chết của lão Hạc.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật ngôn từ trong doạn văn này.
? gv mô tả bằng lời văn qua từ vật vã, rũ rượi xộc xệch, sòng sọc, tru tréo...Cực tả cái chết dữ dội đau đớn của Lão Hạc.
? Tại sao Lão Hạc lại chọn cái chết dữ dội như vậy.
-Lão chết như vậy có thể là sự báo oán của con chó.
-Lão chết như vậy để tự trừng phạt mình.
Điều này để chứng tỏ trong con người nông dân ít học ây ẩn chứa một tâm hồn cao thượng vô ngần và cung cố những ứng sử trung thực vô ngần. Qua đó thể hiện ngòi bút sắc lạnh tỉnh táo vô cùng củâNm Cao. Ông luôn ssắc sảo đến lạnh người để đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Nam Cao đạt nhân vật của mình vào sự lựa chọn khắc nghiệt giữa 2 cái chết.Lão Hạc đã chọn cái chêt thoát ly tinh thần.
?Cái chết của Lão Hạc là điều dĩ nhiên. Nó phả ánh bế tắc bế tắc của nhân dân trong xã hội lúc bây giờ.
-Cái chêt ấy phả ánh xã hội phing vô cùng đen tối trước cách mạn .Nó đẩy người nông dân đến gần cái chết .
Trong tác phẩm ta thấy xuất hiện 2 trục nhận thức .Trục nhận thức thứ nhất là Lão Hạc . Trục nhận thức thứ hai chính là những suy nghĩ của ông giáo và mọi người về Lão Hạc.
? Theo dõi đoạn trò chuyện giữa Lão Hạc với ông giáo. Em thấy khi Lão Hạc đau buồn vì bán chó thì ông giáo có những suy nghĩ nào.
-Muốn ôm lấy lão mà khóc.
-Không xót mấy quyển sách ,.... ái ngại
? Những hành động cảm xúc này của ông giáo khiến em hiểu gì về nhân vật này .
Gv Trước đây ông giáo như đứng ngoài cuộc, hay nói đúng hơn là chưa hiểu gì về lão cả. Ông chỉ thấy lão gàn dở.
? Trong suốt cuộc trò chuỵện ấy ông giáo có hành động thái độ nào với Lão Hạc.
?Khi được tin tưởng nhờ vả thì ông giáo làm gì.
? Khi thấy lão đói khổ thì ông làm gì.
?Qua đó em thấy ông giáo là người như thế nào.
? Hãy chú ý cuộc trò chuyện với Binh Tư ông giáo đã nghĩ gì.
-Hỡi ôi Lão Hạc .... đáng buồn...
? Qua suy nghĩ này em có nhận xét gì về cách thể hiện và thái độ của ông giáo với Lão Hạc
Gv điều này làm cho diễn biến tâm lý của nhân vật được đưa ra mổ xẻ ở nhiều phương diện khác nhau.
? Chỉ đến khi nào ông giáo mới thật sự hiểu được về Lão Hạc.
?Tuy chỉ một lần xuất hiệnnhưng Binh Tư cũng giúp ta có cái nhìn về Lão Hạc ở phương diện khác.
? Vậy theo Binh Tư kẻ chuyên ăn chộm thì Lão Hạc thì Lão Hạc là người như thế nào.
-Lão làm bộ đấy .
-Lão tẩm ngẩm thế .
? Với nhận xét này ta thấy trong con mắt Binh Tư Lão Hạc là người như thế nào.
Gv : Một lần nữa tác giả đặt Lão Hạc vào sự mổ xẻ, nhận xét diễn biến tâm lý nhân vật.
? Theo em vợ ông giáo có thái độ gì với Lão Hạc.
-Cho lão chết . ...
? Vì sao thị lại có ý nghĩ ấy.
-Vì thị nghèo, thị cũng đói và đặc biệt là đói hiểu biết, đói sẻ chia, đồng cảm.
Gv: Có lẽ ở trục nhận thức thứ hai này ta mới thấy hết được ẩn chứa trong con người lâmửn thẩn ấy là một viên ngọc sáng long lanh về lòng lương thiện mà Nam Cao với ngòi bút nhân đạo, biết sàng lọc đãi cất tìm vàng, mãi ông mới tìm thấy được.
I/ GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM
1/ Tác giả.
-Nam Cao ( 1915-1951), ten khai sinh là Trần Hữu Tri.Quê Làng Đại Hoàng –Lý Nhân – Hà Nam.
Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc.Sở trường của ông là viêt truyện ngắn .các tác phẩm của Nam Cao thường viết về người nông dận nghèo bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ. Sau cách mạng ông chân thành tận tuỵ sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hi sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch.
-1996 Nam Cao được nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý :Giải thưởng Hồ Chí Minh.
-Các sáng tác của Nam Cao: -Chí Phèo(1941),Trăng sáng(1942),Đời thừa(1943), Lão Hạc(1943), Một đám cưới (1944), Truyện dài Sống mòn( 1944), Truyện ngắn , Đôi mắt (1948), Tập nhật ký ở rừng(1948), bút ký truyện biên giới(1951)
2/ Tác phẩm.
-Lão Hạc là một trong những sáng tác xuất sắc viết về người nông dân bần cùng trước cách mạng.
-Tác phẩm được đăng báo lần đầu năm 1943.
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1/ Đọc hiểu chú thích.
2/ Phân tích .
a/ Nhân vật Lão Hạc.
-Thông báo bán chó.
-Nam cao dã dùng hàng loạt những từ ngữ biểu cảm kết hợp vời nghệ thuật miêu tả, so sánh để lột tả chân thực nôic đau đớn xót xa ân hận, thương tiếc ...tất cả đang dâng trào đang oà vỡ khi có người hỏi đến trong lòng một ông già giàu tình yêu thương, giàu lòng nhân hậu như Lão Hạc.
-Cái hay còn là chỗ nhà văn thẻ hiện chân thật, cụ thể và chính xác , tuần tự từng diễn bién tâm trạng đau đớn cứ dâng lên nghẹn ứ không kìm nén nổi nõi đau của một ông già.
-Lời kể như những lời xám hối phũ phàng., nhẫn tâm của một con người nhân hậu
-Đó là những câu giãi bày của Lão Hạc với thái độ chua chát ngậm ngùi. Những câu nói đượm màu triết lý dân gian, dung dị dời thường của những người nghèo thất học nhưng đã có bao trải nghiệm về con người qua số phận bản thân.
-Lão Hạc là một người nặng tình nặng nghĩa, thuỷ chung và vô cùng trung thực.
b/ Cái chết của Lão Hạc.
-Trước khi chết .
+ Nhờ ông giáo một việc cho Lão Hạc gửi vài sào vườn và gửi 30 đồng bạc để lỡ có chết nhờ hàng xóm làm ma cho.
- Lão Hạc là người thương con sâu nặng và là ngươì có lòng tự trọng rất cao .
- Đó là những bữa ăn tạm bợ đẻ kéo dài sự sống cảm thương
-Lão Hạc xin bả chó của Binh Tư để tự vẫn.
-Bằng những lời kể tả rất chân thực tác giả đã mô tả lại cái chết dữ dội của Lão Hạc.
-Đó là cái chết bế tắc của cuộc sống bấp bênh không công ăn việc làm của người nông dân trước cách mạng.
b/ Nhân vật ông giáo.
-Lúc này ông giáo đã hiểu và thông cảm cho Lão Hạc được một phần nào đấy.
-Ông sẻ chia an ủi lão trước nỗi đau đớn xót xa vì bán con chó đi.
-Ông nhận lời giúp đỡ Hạc giữ hộ mảnh vườn và số tiền .
-Ông lén lút giúp đỡ Lão Hạc .Cảm thấy buồn khi bị từ chối.
*Ông giáo là người bạn thân duy nhất của Lão Hạc. Ông là người am hiểu có học thức luôn biết lắng nghe thấu hiểu, chia sẻ gíp đỡ lão Hạc.
-Bằng lối đối thoại nội tâm ta thấy ông giáo đã rất thân và quý trọng Lão Hạc thế mà có lúc chính ông giáo cũng nghi ngờ lòng lương thiện của Lão Hạc.
-Chỉ có cái chết của Lão Hạc mới giúp ông giáo thật sự hiểu và cảm phục về người nông dân ít học ấy .
c/ Nhân vật Binh Tư.
-Lão Hạc là người giả bộ giả tịch khoác áo lương thiện , là người có bản chất xấu xa.
d/ Nhân vật vợ ông giáo.
-Với thị Lão Hạc cũng chỉ là người gàn dở, xấu ư, lẩn thẩn.
III/ TỔNG KẾT:
1/ Nghệ thuật .
-Nghệ thuật kể tả xen lẫn độc thoại đối thoại.
-Lời văn với các nghệ thuật so sánh, các từ ngữ biểu cảm .Cách xây dựng mổ xẻ diễn biến tâm lý tài tình.
b/ Nội dung
-Truyện ngắn Lão Hạc thể hiện một cách chân thực cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý của họ . Truyện cho ta thấy tấm lòng yeu thương trân trọng của tác giả với người nông dân.
D/ CỦNG CỐ; Hệ thống kiến thức bài học đặc biệt là cách phân biệt diễn biến tâm lý nhân vật Lão Hạc.
E/ DẶN DÒ : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : Tuần: Tiết : 15
Ngày dạy:
TỪ TƯỢNG HÌNH TƯỢNG THANH
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
-Giúp hs nắm được khái nệm về từ tượng hình, tượng thanh.
-Rèn kỹ năng sử dụng từ tượng hình tượng thanh trong văn cảnh. Và phận tích tác dụng của những từ tượng hình tượng thanh ấy.
-Tích hợp văn bản Lão Hạ, tập làm văn : Liên kết các đoạn văn trọng văn bản.
II/ CHUẨN BỊ
1/ THẦY: Chuẩn bị bài soạn, bảng phụ, các kiến thức mở rộng.
2/ TRÒ: Học bài cũ chuẩn bị bài mới.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A/ Ôn đinh tổ chức lớp.
B/ Kiểm tra bài cũ.
C/ Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Gv yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm thế nào là từ láy? Trong từ láy có mấy loại là những loại nào.
Hs trả lời gv nhận xét
Gv trong từ láy có 2 loại từ láy đậc biệt là: từ láy tượng hình và từ láy tượng thanh. Vậy đặc điểm, công dụng của loại từ này như thế nào cô trò ta cùng sang bài học hôm nay..
Gv treo bảng phụ cho hs đọc ví dụ sgk gv gạch chân những từ in đậm .
? các từ in đậm đó từ nào gợi tả dáng vẻ ,trạng thái của nhân vật.
? Từ ngữ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người .
? Sử dụng những từ mô phỏng am thanh, hình ảnh đó có tác dụng gì.
-Gợi tả âm thanh hình ảnh cụ thể sinh động có giá trị biểu cảm cao.
? Qua dó hãy khái quát lại thế nào là từ tượng thanh tượng hình.
Bài tập nhanh :
? Tìm những từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn văn sau:
“ Anh Dậu uốn vai ngáp mọt tiếng. Uể oải chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngẩng đầu lên . Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập kéo đến với roi song, tay thước và dây thừng”
-Từ tượng thanh : Sầm sập.
-Từ tượng hình: Uể oải, run rẩy.
? Nêu tac dungj của những từ láy này.
Uể oải , run rẩy gợi tả rõ nếtnhững hình ảnh về anh Dậu một người ốm đau mỏi mệt cơ thể rã rời vì vừa thoát chết và sự khiếp đảm kinh hoàng khi thấy bọn chúng đến đòi nợ
I/ ĐẶC ĐIỂM ,CÔNG DỤNG
1/ Ví dụ.
2/ Nhận xét.
-Hình ảnh , dáng vẻ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi xộc xệch, sòng sọc
-Âm thanh: hu hu, ừ ừ.
*Ghi nhớ sgk
-Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
-Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh
D/
Tuần: 11
Ngày soạn
Ngày dạy:
Tiết 1 KIỂM TRA VĂN HỌC
Đề có trong sổ phân tích chấm trả.
TUẦN: 11
Ngày soạn:
Ngày dạy :
TIẾT:42 LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚi MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM.
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
-Giúp học sinh ôn lại kiến thức về ngôi kể đã học ở lớp 6. Rèn kỹ năng kể chuyện trước tập thể , rèn luyện kỹ năng kể chuyện kết hợp với miêu tả trong văn biểu cảm.
-Tích hợp với kiến thức văn và kiến thức tiếng việt đã học.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Thầy : Đọc tài liệu, soạn giáo án.
2/ Trò : Học bài cũ , chuẩn bị bà mới.
III/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
A/ Ổn định lớp.
B/ Kiểm tra bài cũ:
C/ Bài mới.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào?
Kể theo ngôi thứ ba là kể như thế nào?
VD về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở vài tavs phẩm theo trích đoạnvăn tự sự đã học.
Như ngôi thứ nhất Tôi đi học, Lão Hạc…
Ngôi thứ ba Tắt đèn, cô bé bán diêm…
Tại soa người ta phải thay đổi ngôi kể?
Người trong cuộc sẽ kể theo ý chủ quan của mình. Người nghoài cuộc sẽ kể theo ý khánh quan của họ.
Đọc đoạn trích và kể lại theo lời chị Dậu? Chị Dậu xám mặt……ngã nhào ra thềm.Nêu sự việc nhân vật chính và ngôi kể trong đoạn văn?
Nêu các yếu tố nổi bật nhất?
-Các yếu tố nổi bật nhất là các từ xưng hô
+Van xin: Cháu van ông.
+Bị ức hiếp: Chồng tôi đau yếu .
+Căm thù: Vùng lên: Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem.
Lựa chọn các yếu tố miêu tả.
-Chị Dậu xám mặt.
-Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện.
Anh chàng hầu cận ông Lý .
Chị chàng con mọn……ngã nhào ra thềm.
Tác dụng nêu bật sức mạnh của lòng căm thù đã khiến người đàn bà lực điền thắng anh chàng hầu cận ông Lý.
Từng hs đại diện bằng văn nói lên trình bày bằng văn nối của mình.
-GV nhận xét sửa và cho điểm cho từng hs.
I/ Chuẩn bị ở nhà
1 Kể theo ngôi.
kể ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi dẫn dắt câu chuyện , giúp người nghe hiểu được nội dung chính của câu chuyện.
-Tác dụng người kể là người trong cuộc tham gia vào các sự việc độ tin cậy cao.
Kể thoe ngôi thứ ba người kể dấu mình đi, gọi các nhân vật một cách khách quan. Người kể là người chứng kiến các sự việc.
-Thay đổi ngôi kể là thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật.
2/ Thay đổi thái độ miêu tả, biểu cảm để góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật
II/ Luyện thực hành nói trên lớp..
1/ Sự việc: CXuộc đối đầu giữa Chị Dậu và bọn cai lệ.
2/ Nhân vật : Cai lệ người nhà Lỷ trưởng, Chị Dậu anh Dậu và hai đứa trẻ.
3/ Ngôi kể : Ngôi thứ ba.
III/ Luyện nói trên lớp.
D/ Củng cố: Hệ thống nhắc nhở hs những lưu ý khi nói về văn biểu cảm.
E/ Dặn dò: Học bài cũ chuẩn bị bài mới.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 11
Ngày soạn:
Ngày dạy :
TIẾT 43 TIẾNG VIỆT. CÂU GHÉP
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Giúp hs nắm được đặc điểm của câu ghép và cách nối các về câu trong câu ghép.
-Tích hợp với văn ở các văn bản đã học, với tập làm văn qua bài tìm hiẻu chung về văn bản thuyết minh.
II/CHUẨN BỊ.
1/ Thầy: Đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cho tiết dạy.
2/ Trò: Học bài cũ chuẩn bị bài mới.Tìm các ví dụ về câu ghép.Xem trước lý thuyết.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
A/Ổn định lớp.
B/ Kiểm tra bài cũ. Gv kiểm tra những phần chuẩn bị ở nhà.
C/ Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Cho hs đọc ví dụ sgk được gv đưa lên bảng phụ.
Xác định các cụm CV trong những câu in đậm?
a.Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sang ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
b.Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi dâu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên cion đường làng dài và hẹp.
c.Cảnh vật chung quuanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn.
Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp dưới hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu ghép câu nào là câu đơn?
Từ việc phân tích ví dụ trên hãy cho biết câu ghép là gì?
Bài tập nhanh:Chỉ ra câu ghép trong đoạn văn sau.
U van Dần! u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa.Chị con có đi u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ.
-Sáng ngày người ta đánh chói thầy Dần như thế, Dàn có thương không?
GV cheo ví dụ lên bảng cho hs đọc.Phân tích cấu tạo ngữ pháp trong đoạn văn và xác định câu ghép?
-Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bang bạc trôi lòng tôi / lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
-Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi chưa biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.
-Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đỏi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
-Nối bằng quan hệ từ, và bằng cặp quan hệ từ.
Ngoài cách nối còn có cách nào để nhận diện về các cụm C-V không?
Đó là giữa chúng ngăn cách với nhau bỉ dấu phẩy.
GV cho hs rút ra những lưu ý trong quá trình sử dụng câu ghép.
Nhắc nhở học sinh thói quen sử dụng câu ghép cùng các loại câu khác để tạo tính phong phú đa dạng trong văn phong của các em trong quá trình giao tiếp.
Tìm câu ghép trong đoạn văn sau:
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Gía những hủ tục đã đày đoạ mẹ tôi là cục thuỷ tinh hay đầu mẩu gỗ tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai mà nghiền cho kỳ nát vụn mới thôi.
-Tôi lại im lặng cúi đầu không đáp, lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.
-Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa gì Lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.
Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ?
-
I/ Đặc điểm của câu ghép
1/Ví dụ.
2/ Nhận xét.
A là câu đơn.
B. là câu ghép
C là câu ghép.
*Ghi nhớ sgk
-Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này tạo thành một vế câu.
II/ Cách nối hai vế câu.
1/ Ví dụ:
2/Nhận xét.
*Ghi nhớ sgk.
-Dùng những từ có tác dụng nối
+Nối bằng quan hệ từ như và với thì…
+Nối bằng cặp quan hệ từ: Nếu –thì; hễ thì; giá thì; bởi vì cho nên…..
+Nối bằng các cặp phó từ, đại từ, chỉ từ thường đi đooi với nhau tạo thành cặp từ hô ứng.
+Ngăn cách giữa các vế câu bằng dấu phẩy.
III/ Luyện tập.
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Vì tôi có nhiều công việc nên tôi không thể giúp bạn.
Nếu bố mè tôi vềtôi sẽ không phải sống những tháng ngày cô đơn nữa.
D/ Củng cố: Hệ thống những kiến thức cần nhớ.
E/ Dặn dò : Học bài cũ chuẩn bị bài mới.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 11
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 44 TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
Tiết trả bài soạn trong sổ chấm trả và phân tích chất lượng.
TUẦN 12
Ngày soạn:
Ngày dạy :
TIẾT 45 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
THUYẾT MINH
I/MỤC TIÊU BAI HỌC
-Kiến thức giúp hs hiểu thế nào là văn bản thuyết minh. Phân biệt văn bản thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả biểu cảm ….
-Tích hợp với các kiến thức về văn tiếng việt đã học.
-Rèn luyện kỹ năng viết và phân tích văn bản thuyết minh .
II/ CHUẨN BỊ.
1/ Thầy: Đọc nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ và các thiết bị cho tiết học.
File đính kèm:
- Van 8 N hien.doc