Giáo án môn Toán học 8 - Tiết 31 đến tiết 34

A Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS hiểu cách xây dựng công thức tính diện tích tam giác . CM được công thức này.

2. Kĩ năng

- Vận dụng các công thức đó vào giải các bài toán, rèn kĩ năng vẽ hình chữ nhật hoặc tam giác có diện tích bằng diện tích của tam giác đó.

3.Tư duy

- Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng người khác;

4. Thái độ

- Có ý thức tự học, hừng thú và tự tin trong học tập

 - Rèn tính cẩn thận chính xác trong vẽ hình.

- Tích cực, nghiêm túc trong các hoạt động học tập.

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán học 8 - Tiết 31 đến tiết 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/12/2012 Tiết 31 Tuần:17 diện tích tam giác A Mục tiêu 1. Kiến thức - HS hiểu cách xây dựng công thức tính diện tích tam giác . CM được công thức này. 2. Kĩ năng - Vận dụng các công thức đó vào giải các bài toán, rèn kĩ năng vẽ hình chữ nhật hoặc tam giác có diện tích bằng diện tích của tam giác đó. 3.Tư duy - Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic; - Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng người khác; 4. Thái độ - Có ý thức tự học, hừng thú và tự tin trong học tập - Rèn tính cẩn thận chính xác trong vẽ hình. - Tích cực, nghiêm túc trong các hoạt động học tập. B. Chuẩn bị - GV + HS: Thước thẳng, êke, giấy rời, kéo, keo dán. C. Phương pháp - Phát hiên và giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở, hợp tác nhóm. D. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức Ngày giảng lớp sĩ số 17/12/2012 8B /33 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: ? Viết công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông, ? Nêu cách xây dựng công thức tính diện tích tam giác vuông dựa vào hình chữ nhật. Đáp án – Biểu điểm: - Viết được công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. (6điểm) - Nêu được cách xây dựng công thức tính diện tích tam giác vuông dựa vào hình chữ nhật. (4điểm) 3. Bài mới Hoạt động của gv - hs Nội dung Ghi bảng Hoạt động 1: Định lí - GV đưa ra bài toán. Cho ABC, BC = a cm, đường cao AH = h cm. Tính diện tích của ABC - GV hướng dẫn làm bài - HS chú ý theo dõi và làm bài ? Tính diện tích tam giác AHB và AHC. - 1 học sinh lên bảng làm ? Rút ra công thức tính diện tích tam giác ABC - GV: Đây là công thức tính diện tích tam giác - GV phân tích và đưa ra 3 trường hợp - Cả lớp cm vào vở. - 3 học sinh lên làm theo 3 trường hợp - GV hướng dẫn làm ? 1. Định lí Bài toán: Ta có: * Định lí: SGK CM: ( HS tự chứng minh) Hoạt động 2: Bài tập - GV treo bảng phụ các hình bài tập 16 lên bảng. - Cả lớp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của giáo viên. HS: Đọc nội dung Bài tập 18/sgk Vẽ hình - tìm đường lối làm GV: gọi 1HS lên làm bài tập 17/sgk HS dưới lớp nhận xét bổ xung Bài tập 16 (tr121 - SGK) - Dựa vào công thức tính dt tam giác và diện tích hình chữ nhật + Hình 128: Ta có Bài tập 18 (tr121 - SGK) Kẻ AHBC Xét AMB có AH là đường cao (1) XétAMC có AH là đường cao (2) mà BM = MC Từ (1) Và (2) suy ra SAMB = SAMC Bài tập 17 (tr121 - SGK) Ta có: (Vì AOB vuông) (dựa vào công thức tính diện tích tam giác) 4. Củng cố ? Nội dung chính trong bài? 5. Hướng dẫn học ở nhà - Học theo SGK, nắm được cách cm diện tích tam giác - Làm lại các bài tập trong SGK - Làm bài tập 27, 29, 30, 31 (tr129 - SBT E. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 16/12/2012 Tiết 32 Tuần 18 luyện tập A. Mục tiêu 1. Kiến thức - Củng cố cho học sinh công thức tính diện tích tam giác, áp dụng vào giải các bài tập 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng tính diện tích của tam giác, hình chữ nhật. - Nắm chắc được và vận dụng cách xây dựng công thức tính diện tích các hình. - Rèn kĩ năng sử dụng MTCT trong tính toán. 3.Tư duy - Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic; - Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng người khác; 4. Thái độ - Có ý thức tự học, hừng thú và tự tin trong học tập - Rèn tính cẩn thận chính xác trong vẽ hình. - Tập trung, yêu thích môn học. B Chuẩn bị - GV: bảng phụ hình 133 bài 19, hình 135 bài 22, thước thẳng, phấn màu. - HS: thước thẳng. C.Phương pháp - Luyện tập thực hành, hợp tác nhóm nhỏ, vấn đáp. D. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức Ngày giảng lớp sĩ số 8B 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: ? Phát biểu định lí về diện tích của tam giác và cm định lí đó. Đáp án – Biểu điểm: - Phát biểu đúng định lí (3 điểm) - Chứng minh được định lí (7 điểm) 3. Bài mới Hoạt động của gv - hs nội dung Ghi bảng Hoạt động 1: Bài 19 - GV treo bảng phụ lên bảng. - Cả lớp thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi ? tính diện tích của các hình trên. Bài tập 19 (tr122 - SGK) a) Các tam giác có cùng diện tích S1; S3 và S6 có diện tích = 4 ô vuông. S2 và S8 có diện tích = 3 ô vuông b) 2 tam giác có diện tích bằng nhau không nhất thiết phải bằng nhau Hoạt động 2: Bài 21 - Y/c học sinh tự làm bài tập 21 - Cả lớp làm bài - 1 học sinh lên bảng làm. - Học sinh dưới lớp nhận xét bài làm của bạn Bài tập 21 (tr122 - SGK) Theo công thức tính diện tích hình chữ nhật ta có: cm Vậy x = 3 thì Hoạt động 3: Bài 22 - GV treo bảng phụ lên bảng - HS nghiên cứu đề bài - GV hướng dẫn học sinh làm bài ? Tính diện tích PIE. - HS đứng tại chỗ trả lời. Bài tập (tr122 – SGK) a) Tìm I để I thuộc đường thẳng d đi qua đi qua A và song song với PE b) Tìm O để O thuộc đường thẳng d sao cho khoảng cách từ O đến PE = 2 k/c từ A đến PE c) Tìm N để N thuộc đt // PE và k/c từ N đến PE băng 1/2 k/c từ A đến PE Hoạt động 4: BT 24/sgk.123 GV hướng dẫn học sinh cách xây dựng công thức tính diện tích tam giác cân có đáy bằng a, cạnh bên bằng b. ? Tính AH ? AH = ? Tính diện tích tam giác ABC? SABC = = 4. Củng cố - HS nhắc lại công thức tính diện tích của hình chữ nhật, tam giác vuông, tam giác thường. 5. Hướng dẫn học ở nhà - Làm lại các bài tập trên - Làm các bài 23, 25 (tr123 - SGK) - Làm bài tập 25, 26, 27 (tr129 - SBT) -Làm thêm bài tập:” Tam giác ABC cân tại A có BC=6cm, dường cao AH =4cm. Tính dtích tgiác ABC Tính đường cao ứng với cạnh bên?” -HD:Bài 23/sgk. Tìm M sao cho SAMB+ SBMC = SMAC Tìm M sao cho SMAC = 1/2 SABC Bài 25: Tương tự bài 24 đã chữa E. Rút kinh nghiệm Ngày soạn:05/01/2013 Tiết 33 Tuần 19 (HK II) Trả bài kiểm tra học kì I (Phần hình học) A. Mục tiêu: - Thông qua bài kiểm tra học kì I nhằm hệ thống lại kiến thức đã học trong học kì I. Trên cơ sở đó giúp HS thấy được những kiến thức và kĩ năng cần phải bổ sung kịp thời làm cơ sở để tiếp thu các kiến thức của học kì II. - Rèn kĩ năng lập luận và cách trình bày lời giải. B. Chuẩn bị: GV- Đề bài , nghiên cứu kĩ đáp án , biểu điểm Chấm bài, đánh giá ưu nhược điểm HS - Đề kiểm tra học kì C. Phương pháp: - Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp D. Tiến trình bài giảng: 1. ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp sĩ số 13/01/2013 8B 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung ghi bảng - HS cùng giáo viên vẽ lại hình ? Nêu giả thiết, kết luận của bài toán ? Nhận xét dạng của tứ giác AKMI, AMCN? ? Hày c/m AKMI là hình chữ nhật, AMCN là hình thoi? 2 học sinh cùng lên bảng thực hiện? -HS dưới lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh phần chứng minh. ? Muốn tình diện tích AIKM ta dựa vào công thức nào? ? Muốn tính bằng công thức đó ta cần tính yếu tố nào trước? ? hãy tính AI, AK ? ? Tìm điều kiện của tam gáic vuông ABC để hình thoi AMCN là hình vuông? a.Tứ giác AKMI, AMCN là hình gì? Xét tứ giác AKMI có: A = 900 (ABC vuông tại A) K = 900 ( K là chân đường v/góc từ M xuống AB) I = 900 ( I là chân đg vuông góc ….) Vậy AKMI là hcn ( d.h.n.b.hcn) (0,75đ) Ta có AM là trung tuyến ứng cạnh huyền của tam giác vuông ABC =>AM = 1/2 BC = MC =>MAC cân tại M => đường cao MI đồng thời là trung tuyến => IA = IC Mặt khác IM = IN ( M, N đối xứng qua I) Nên AMCN là hbh ( d.h.n.b hbh) Lại có AC MN nên AMCN là hình thoi. ( d.h.n.b hình thoi) (0,75đ) b.Tính diện tích AIMK áp dụng định lí Pi ta go cho tam giác vuông ABC tính được AC = 16cm (0,25đ) => AI = AC/2 = 8 cm (0,25đ) Tam giác ABM cân tại M ( vì MA = MB) =>MK là đường cao đồng thời là trung tuyến => K là trung điểm AB => AK = 1/2 AB = 6 cm (0,25đ) Vậy diện tích AKMI = AK . AI = 48cm2 (0,25đ) c.Tam giác vuông ABC cần thêm điều kiện gì để AMCN là hình vuông hình thoi AMCN là hình vuông ú AMC = 900 ú AM BC ú tam giác vuông ABC có AM là đường cao đồng thời là trung tuyến ú ABC vuông, cân tại A Vậy v ABC có thêm điều kiện AB = AC thì tứ giác AMCN là hình vuông. (1đ) 4. Củng cố: GV nhận xét bài kiểm tra học kì của học sinh: Một số học sinh vẽ hình rất ẩu: vẽ tam giác vuông nhưng không vuông, … Rất nhiều học sinh không ghi GT-KL nên bị mất điểm. Phần a. Đa số hs làm được nhưng làm tắt nên không được điểm tối đa. Đặc biệt khi chứng minh AMCN là hình thoi nhiều học sinh còn nhầm lẫm về dấu hiệu nhận biết( chỉ ra 2 cạnh của tứ giác bằng nhau => tứ giác là h/thoi; chỉ ra 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường => tứ giác là hình thoi) Phần b. Một số học sinh nhầm lẫn đã tính d/tích bằng 60 cm2. Một số kí hiệu đơn vị diện tích sai ( cm). Một số tính được AC2 = 64 nhưng lại => AC = 4. Phần c. Một số ít làm được nhưng làm quá tắt. 5. Hướng dẫn về nhà: -Tự ôn lại đ/n, t/c, dhnb các tứ giác đặc biệt. -Xem lại bài tập đã chữa và các bài tập tương tự trong sgk, sbt. - Xem trước bài: Diện tích hình thang. E Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 05/01/2013 Tiết 34 Tuần 19 diện tích hình thang A. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh hiểu được cách xây dựng công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành. - CM được công thức tính diện tích hình thang, diện tích hình bình hành. 2. Kĩ năng - Học sinh vận dụng được các công thức tính diện tích hình thang, dt hình bình hành đã học. 3.Tư duy - Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic; - Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng người khác; 4. Thái độ - Rèn kĩ năng sử dụng MTCT trong tính diện tích đa giác. - Tích cực, cẩn thận, chính xác. B. Chuẩn bị - Giáo viên: Phiếu học tập có nội dung ?1, máy chiếu, bản trong ghi các hình 138, 139 - Học sinh: giấy trong, bút dạ. C. Phương pháp - Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp. D. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức Ngày giảng lớp sĩ số 04/01/2013 8B /33 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: ? Nêu công thức tính diện tích của tam giác, hình chữ nhật? Đáp án – Biểu điểm: - Nêu đúng các công thức tính diện tích tam giác, hình chữ nhật (10 điểm) 3. Bài mới Hoạt động của gv - hs nội dung Ghi bảng Hoạt động 1: Công thức tính diện tích hình thang ? Với công thức tính diện tích đã học ta có thể tính diện tích hình thang như thế nào. - Học sinh suy nghĩ trả lời. (có 2 cách đơn giản) - Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh (nội dung ?1) - Cả lớp làm việc cá nhân. - 1 học sinh lên bảng điền vào giấy trong. ? Phát biểu bằng lời công thức trên. - 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời. 1. Công thức tính diện tích hình thang ?1 Theo công thức tính diện tích ta có: (T/c của diện tích đa giác) * Công thức: Trong đó: a, b là độ dài các cạnh đáy, h là chiều cao. Hoạt động 2: Công thức tính diện tích hình bình hành - Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?2. - cả lớp thảo luận nhóm và làm bài ra giấy trong. - Giáo viên thẳng hàng giấy trong của một số nhóm và dưa lên máy chiếu. - Cả lớp nhận xét. - Giáo viên đưa nội dung ví dụ trong SGK lên máy chiếu. - Học sinh nghiên cứu đề bài. ? Nêu cách làm. (có thể học sinh không trả lời được) 2. Công thức tính diện tích hình bình hành ?2 * Công thức: 3. Ví dụ: Hoạt động 3: Bài tập - Giáo viên đưa hình 138 và 139 lên bảng. - Dựa vào hình vẽ học sinh nêu cách làm bài. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài. - cả lớp làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng trình bày. Bài tập 126 (tr125 - SGK) Độ dài của cạnh AD là: Diện tích của hình thang ABDE là: 4. Củng cố - Yêu cầu học sinh làm bài tập 27 (tr125 - SGK) Ta có: * Cách vẽ hình chữ nhật có cùng diện tích với hình bình hành: - Lấy 1 cạnh của hình bình hành làm 1 cạnh của hình chữ nhật. - Kéo dài cạnh đối của hình bình hành, kẻ đường thẳng vuông góc với cạnh đó xuất phát từ 2 đầu đoạn thẳng của cạnh ban đầu. 5. Hướng dẫn học ở nhà - Làm các bài tập 28, 29, 31 (tr126 - SGK) - Ôn lại các công thức tính diện tích các hình. Nêu mối quan hệ giữa hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật. E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGAH8_T31,34.doc