I.Mục tiêu:
- Nhận biết và nêu được đặc điểm hình dáng, môi trường sống của một số con vật
- Thể hiện được hình ảnh con vật bằng hình thức vẽ, xé dán, tạo hình ba chiều
- Tạo dựng được bối cảnh, không gian, chủ đề câu chuyện cho nhóm sản phẩm
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
* GDBVMT: Yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc vật nuôi
* GDBĐKH: Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày, ăn nhiều hoa quả rau xanh, ăn ít thịt động vật vừa tốt cho sức khỏe vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Yêu thiên nhiên, yêu các loại động vật và luôn thữ hiện lối sống thân thiện với môi trường lôi cuốn những người xung quanh cùng thay đổi
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: có thể sử dụng quy trình
+ Vẽ cùng nhau xây dựng cốt truyện
+ Tạo hình ba chiều - tiếp cận theo chủ đề
+ Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn
- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III. Chuẩn bị:
Giáo viên Học sinh
- Sách học mt4 - Đồ dùng học vẽ màu, giấy báo, giấy màu,.keo, hồ dán,đất nặn, vỏ hộp, chai,lọ,.
- Tranh ảnh, mô hình sản phẩm về các con vật phù hợp với nội dung chủ đề -
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
- ổn định lớp học
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ
- Bài mới: gv giới thiệu bài mới
45 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 113 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 4 - Chủ đề 1 đến chủ đề 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1:
Thứ 3,4,5 Ngày 29/30/31.8.2017
Chủ đề 1(2 tiết): NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ
TIẾT 1
I.Mục tiêu:
Nêu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và vai trò của mài sắc trong đời sống.
Nhận ra và nêu được các cặp màu bổ túc, các màu nóng, màu lạnh
Vẽ được các mảng màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh tạo sản phẩm trang trí hoặc bức tranh biểu cảm
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau, vẽ theo nhạc, vẽ biểu cảm
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III. Chuẩn bị:
Giáo viên
Học sinh
- Sách dạy mt 4
- Đồ dùng học vẽ
- Tranh ảnh, đồ vật có màu sắc phù hợp với nội dung bài học
- Tranh vẽ biểu cảm của HS
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
ổn định lớp học
Kiểm tra đồ dùng học vẽ
Bài mới: gv giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu
Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 sách học mt để tìm hiểu về màu sắc trong thiên nhiên và các sản phẩm mĩ thuật do con người tạo ra
- HS quan sát hình 1.1
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý để HS thảo luận để tìm hiểu nội dung bài học ?
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
+ Màu sắc do đâu mà có?
- Có ánh sáng con người mới nhìn thấy màu sắc
+ Màu sắc trong thiên nhiên và màu sắc trong tranh có điểm gì khác nhau?
- Màu sắc trong thiên nhiên phong phú, còn trong tranh do con người tạo ra
+ Màu sắc có vai trò gì trong cuộc sống ?
- Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn, khiến cuộc sống vui tươi. Cuộc sống hông thể không có màu sắc
- GV chốt ý và cho HS đọc phần ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ
- GV yêu cầu HS xem hình 1.2 và đọc tên 3 màu cơ bản
- HS được tên 3 màu trong hình 1.2
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3 để hiểu cách pha trộn màu
Đỏ + vàng = cam
Vàng + lam = xanh lục
Lam + đỏ = tím
- GV thực hiện cách pha trộn màu trực tiếp trên giấy để HS quan sát và hiểu được cách pha trộn màu
- HS quan sát
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.4 nêu tên các màu đối diện với màu cơ bản
HS quan sát hình 1.4 và đọc tên các màu đối diện
- GV tóm tắt: các cặp màu đối diện nhau trong vòng tròn là các cặp màu bổ túc hay các cặp màu tương phản
- GV cho HS xem các cặp màu ở hình 1.5 và nêu một số câu hỏi gợi mở
+ Em có cảm giác thế nào khi nhìn thấy các màu bổ túc đứng cạnh nhau?
- Bắt mắt hơn
+ Em có thấy các màu sắc tươi hơn, rực rỡ hơn khi chúng đứng cạnh nhau không ?
- GV tóm tắt và cho HS đọc phần ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ
- GV yêu cầu HS quan sát bảng màu nóng, màu lạnh ở hình 1.6 và trả lời một số câu hởi gợi ý
- HS quan sát hình 1.6 và trả lời câu hỏi
+ Khi nhìn vào màu nóng, màu lạnh em thấy cảm giác thế nào?
+ Nêu cảm nhận khi thấy các màu lạnh đứng cạnh nhau?
+ Nêu cảm nhận khi thấy các màu nóng đứng cạnh nhau?
- GV tóm tắt và cho HS đọc ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.7 và nêu một số câu hỏi gợi ý để HS nhận biết về màu sắc, các mảng màu đặt cạnh nhau tạo thành một bài trang trí hay một bức tranh biểu cảm sinh động
- HS quan sát hình 1.7 và trả lời câu hỏi
+ Trong tranh có những màu nào ?
+ Kể tên các cặp màu bổ túc mà e thấy trong tranh ?
+ Bức tranh nào có nhiều màu nóng, bức tranh nào có nhiều màu lạnh ?
+ Màu sắc trong mỗi bức tranh tạo cho em cảm giác gì ?
- GV chốt y và cho HS đọc ghi nhớ
TIẾT 2
Hoạt động 2: Cách thực hiện
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.8 để hiểu thêm cách vẽ và sử dụng màu sắc trong tranh
- HS quan sát hình 1.8
+ Vẽ các nét ngầu nhiên hoặc vẽ kết hợp các hình cơ bản tạo bố cục
+ Vẽ màu vào các mảng hoặc có thể dán giấy màu theo ý thich dựa trên các màu cơ bản
+ Vẽ thêm chi tiết và màu sao cho có đậm có nhạt để bức tranh sinh động
- GV thực hiện thao tác các bước vẽ để HS quan sát
- GV cho hs đọc phần ghi nhớ
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.9 để có ý tưởng sáng tạo về bố cục và màu sắc trong tranh
Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS vẽ hoặc cắt dán giấy màu bức tranh có bố cụ đường nét, hình mảng, màu sắc vào giấy a4 theo ý thích
- HS thực hành
- Trong khi HS thực hành GV bao quát lớp và hướng dẫn cho những em còn lúng túng
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.10 để hiểu cách trưng bày và giới thiệu sản phẩm
- HS quan sát hình 1.7
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm
- Hướng dẫn hs thuyết trình về sản phẩm của mình
- HS lên thuyết trình bài vẽ của mình hoặc của nhóm
- GV đặt một số câu hỏi gợi ý để HS trả lời
+ Em có thấy thú vị khi thực hiện bài vẽ không ? Em có cảm nhận gì về bài vẽ của mình ?
- HS trả lời câu hỏi
+ Em đã lựa chọn và thể hiện màu sắc như thế nào trong bài vẽ của mình ?
+ Em thích bài vẽ nào của bạn trong lớp ?
+ Em hãy nêu ý kiến của mình về cách sử dụng màu sắc trong cuộc sống hàng ngày vd: kết hợp màu sắc của quần áo, giày dép
Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa hoàn thành bài
Dặn dò: * GDBĐKH: Hãy tích cực vệ sinh trường lớp, tiết kiệm giấy, tiết kiệm điện nước, chăm sóc cây xanh. như vậy đã góp phần ứng phó với BĐKH
* Vận dụng sáng tạo:
-GV yêu cầu HS xem hình 1.11 để vận dụng kiến thức về màu sắc để tạo thành các bức tranh theo ý thích
- HS quan sát và vận dụng
Chủ đề 2(4 tiết) : CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
( Tiết 1+2 )
I.Mục tiêu:
Nhận biết và nêu được đặc điểm hình dáng, môi trường sống của một số con vật
Thể hiện được hình ảnh con vật bằng hình thức vẽ, xé dán, tạo hình ba chiều
Tạo dựng được bối cảnh, không gian, chủ đề câu chuyện cho nhóm sản phẩm
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
* GDBVMT: Yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc vật nuôi
* GDBĐKH: Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày, ăn nhiều hoa quả rau xanh, ăn ít thịt động vật vừa tốt cho sức khỏe vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Yêu thiên nhiên, yêu các loại động vật và luôn thữ hiện lối sống thân thiện với môi trường lôi cuốn những người xung quanh cùng thay đổi
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
Phương pháp: có thể sử dụng quy trình
+ Vẽ cùng nhau xây dựng cốt truyện
+ Tạo hình ba chiều - tiếp cận theo chủ đề
+ Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn
Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III. Chuẩn bị:
Giáo viên
Học sinh
- Sách học mt4
- Đồ dùng học vẽ màu, giấy báo, giấy màu,.keo, hồ dán,đất nặn, vỏ hộp, chai,lọ,..
- Tranh ảnh, mô hình sản phẩm về các con vật phù hợp với nội dung chủ đề
-
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
ổn định lớp học
Kiểm tra đồ dùng học vẽ
Bài mới: gv giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1 trong sách mt và hướng dẫn HS thảo luận thông qua các câu hỏi gợi mở
- HS quan sát hình 2.1
- GV đặt một số câu hỏi gợi
+ Trong hình có những con vật nào?
- HS trả lời câu hỏi
+ Những con vật đó có giừ nổi bật ?( hình dáng, các bộ phận, màu sắc)
+ Những con vật đó thường có những hoạt động gì ? môi trường sống của chúng ra sao?
- Giáo viên tóm lại và cho học sinh đọc ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.2 trong sách mt HS thảo luận thông qua các câu hỏi gợi mở để tìm hiểu về chất liệu và hình thức thể hiện các sản phẩm về con vật
+ Em hãy kể tên các con vật có trong hình
+ Hình dáng, màu sắc của các con vật trong các sản phẩm như thế nào?
+ Những con vật đó ( hay sản phẩm) được làm bằng chất liệu gì?
- GV chốt y và cho HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Cách thực hiện
GV nêu các câu hỏi gợi mở để HS lựa chọn con vật và hình thức thể hiện con vật đó
+ Em sẽ chọn con vật nào để tạo hình ?
- HS trả lời câu hỏi
+ Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật? Con vật đó sống ở đâu?
+ Em sẽ thể hiện con vật đó bằng chât liệu gì? Bằng cách nào?
GV hướng dẫn 3 cách làm con vật
2.1 Vẽ/ xé dán
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.3 để tìm hiểu và nhận biết về Cách vẽ, xé/ cắt dán bức tranh về con vật
- HS quan sát hình 2.3
+ Vẽ/ xé dán con vật tạo kho hàng hình ảnh
+ Sắp xếp các con vật từ kho hàng hình ảnh vào tờ giấy khổ to
+ Vẽ/xé dán thêm các hình ảnh phụ
2.2 Nặn
GV yêu cầu HS quan sát hình 2.4a và 2.4b để tìm hiểu và nhận biết về cách nặn
- HS quan sát hình 2.4
Có 2 cách nặn:
+ Cách 1: Nặn từng bộ phận rồi ghép lại
+ Cách 2: Từ một thỏi đất, nặn, vê , vuốt tạo hình khối chính của con vật rồi thêm các chi tiết phụ
- GV thực hiện thao tác các bước cho HS quan sát
2.3 Tạo hình từ vật liệu tìm được
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.5 để tìm hiểu và nhận biết về cách tạo hình từ vật liệu tìm được
- HS quan sát hình 2.5
- Căn cứ trên vật liệu tìm được hướng dẫn HS lựa chọn con vật để tạo hình cho phù hợp
+ Tạo khổi chính của con vật từ các vật liệu tìm được
+ Ghép nối các khối chính và tạo thêm các chi tiết phụ
+ Vẽ/ xé dán thêm các chi tiết trang trí để hoàn thiện sản phẩm
TIẾT 2
Hoạt động 3: Thực hành
Tạo hình con vật bằng cách vẽ, xé/ cắt dán
Hoạt động cá nhân:
- GV yêu cầu HS xem lại hình 2.3
- HS quan sát hình 2.3
- GV yêu cầu HS chọn một con vật để thực hiện xây dựng kho hàng hình ảnh bằng cách vẽ, xé/cắt dán
- HS thực hành
- GV bao quát lớp hướng dẫn cho HS còn lúng túng
Hoạt động nhóm:
- GV yêu cầu HS xem lại hình 2.6 để hiểu cách làm bài nhóm
- HS quan sát hình 2.6
- GV yêu cầu HS hợp tác nhóm , tạo sản phẩm tập thể
- HS thực hành nhóm
+ lựa chọn các con vật trong kho hàng hình ảnh, sắp xếp bố cục bức tranh
+ Sáng tạo thêm các chi tiết khác để tạo không gian cho bức tranh sinh động
- GV gợi ý xâu dựng câu chuyện cho sản phẩm của nhóm
- HS thảo luận nhóm viết lời thoại cho nhân vật
+ Tưởng tượng các con vật thành các nhân vật có tính cách: các nhân vật đó đang làm gì và ở đâu?
+ Có thể viết lời thoại cho các nhân vật để xây dựng câu chuyện, tiểu phẩm
Nhận xét, đánh giá
- GV đánh giá tiết học
Dặn dò: * GDBVMT: Yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc vật nuôi
* GDBĐKH: Yêu thiên nhiên, yêu động vật. Thay đổi khẩu phần ăn.
- HS về nhà chuẩn bị đồ dùng học vẽ cho tiết tiếp theo
- HS nghe và ghi nhớ
TUẦN 5:
Thứ 3,4,5, Ngày 26/27/28.9.2017
Chủ đề 2(4 tiết) : CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Tiết 3
Các hoạt động dạy – học chủ yếu
ổn định lớp học
Kiểm tra bài cũ ,đồ dùng học vẽ
Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 3: Thực hành
Tạo hình con từ vật liệu tìm được và nặn
Hoạt động cá nhân:
- GV yêu cầu HS xem lại hình 2.4 và 2.5
- HS quan sát hình 2.4, 2.5
- GV yêu cầu HS chọn một con vật để thực hiện xây dựng kho hàng hình ảnh bằng cách nặn, và từ vật liệu tìm được
- HS thực hành
- GV bao quát lớp hướng dẫn cho HS còn lúng túng
Hoạt động nhóm:
- GV yêu cầu HS xem lại hình 2.7 để hiểu cách làm bài nhóm
- HS quan sát hình 2.7
- GV yêu cầu HS hợp tác nhóm , tạo sản phẩm tập thể
- HS thực hành nhóm
+ lựa chọn các con vật trong kho hàng hình ảnh, sắp xếp bố cục hoạt cảnh
+ Sáng tạo thêm các chi tiết khác để tạo không gian cho hoạt cảnh sinh động
- GV gợi ý xâu dựng câu chuyện cho sản phẩm của nhóm
- HS thảo luận nhóm viết lời thoại cho nhân vật
+ Tưởng tượng các con vật thành các nhân vật có tính cách: các nhân vật đó đang làm gì và ở đâu?
+ Có thể viết lời thoại cho các nhân vật để xây dựng câu chuyện, tiểu phẩm
Nhận xét, đánh giá
- GV đánh giá tiết học
TIẾT 4
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.8 để hiểu cách trưng bày và giới thiệu sản phẩm
- HS quan sát hình 1.7
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm
- Hướng dẫn hs thuyết trình về sản phẩm của mình
- HS lên thuyết trình bài vẽ của mình hoặc của nhóm
- GV đặt một số câu hỏi gợi ý để HS trả lời
+ Em có thấy thú vị khi thực hiện bài vẽ, nặm,tạo hình con vật không ? Em có cảm nhận gì về sản phẩm của mình ?
- HS trả lời câu hỏi
+ Em đẫ lựa chọn và thể hiện hình dáng, đặc điểm, màu sắc như thế nào trong sản phẩm của mình ?
+ Em thích sản phẩm của bạn nào / nhóm nào trong lớp
+ Em học hỏi gì từ sản phẩm cả bạn ?
Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa hoàn thành bài
Dặn dò: * GDBVMT: Yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc vật nuôi
* GDBĐKH: Yêu thiên nhiên, yêu động vật. Thay đổi khẩu phần ăn.
* Vận dụng sáng tạo:
-GV yêu cầu HS xem hình 2.9 để than khảo sáng tạo các con vật từ vật liệu tìm được để trang trí góc học tập, nhà cửa,
- HS quan sát và vận dụng
Chủ đề 3(2 tiết) : NGÀY HỘI HÓA TRANG
Tiết 1
I.Mục tiêu:
Phân biệt và nêu được đặc điểm một số lại mặt nạ sân khấu chèo, tuồng, lễ hội dân gian Việt Nam và một vài lễ hội quốc tế
Biết cách tạo hình mặt nạ
Tạo hình được mặt nạ, mũ con vật, nhân vật,.. theo ý thích
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
Phương pháp: có thể vận dụng quy trình tạo hình từ vật tìm được, trình diễn sắm vai
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III. Chuẩn bị:
Giáo viên
Học sinh
- Sách dạy mt 4
- Đồ dùng học vẽ
- Tranh ảnh về một số lễ hội hóa trang như Ha- lo-uyn và một số loại hình dân tộc như tuồng, chèo, cải lương
- Một số tạo hình hóa trang của HS
- Hình minh họa các bước thực hiện tạo hình mặt nạ hóa trang
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
ổn định lớp học
Kiểm tra đồ dùng học vẽ
Bài mới: gv giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu
Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3.1 sách học mt HS nhận biết hình dạng, kiểu dáng, chất liệu của một số vật liệu
- HS quan sát hình 3.1
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý để HS thảo luận để tìm hiểu nội dung bài học ?
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
+ Em thấy mặt nạ thường có những hình gì ?
- Mặt nạ con thú, mạt nạ chú hề
+ Mặt nạ thường được sử dụng khi nào ?
- Lễ hội, sân khấu
+ Em thấy cách trang trí màu sắc trên các mặt nạ như thế nào ?
- Mặt nạ thường được làm bằng chất liệu gì ?
- Giấy, nhựa,
- GV tóm tắt:
- HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Cách thực hiện
-GV yêu cầu HS quan sát hình 3.2 thảo luận nhóm để nhận ra cách tạo hình mặt nạ/mũ
- HS quan sát hình 3.2
- GV đặt một số câu hỏi gợi mở
+ Để làm mặt nạ/ mũ em cần chuẩn bị những vật liệu gì ?
+ Em sẽ thực hiện như thế nào để tạo ra một mặt nạ/ mũ ?
- GV tóm tắt: cách thực hiện tạo hình mặt nạ:
Gấp đôi hoặc kẻ trục dọc lên giữa tờ giấy hoặc về vẽ hình mặt nạ( ước lượng kích thước vừa với khung mặt)
Tìm vị trí của hai mắt cân đối qua trục dọc. Vẽ các bộ phận thể hiện rõ đặc điểm của nhân vật, con vật, đồ vật,..
Lựa chọn màu sắc hoặc vật liệu khác để trang trí mặt nạ theo ý thích nhằm tạo ấn tượng cho sản phẩm của mình
Cắt hình mặt nạ ra khỏi giấy (hoặc bìa) , buộc dây để đeo vào khuôn mặt hoặc làm băng đeo cho vừa với khung đầu của mình để làm mũ.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3.3 để có thêm ý tưởng thực hiện sản phẩm
- HS quan sát hình 3.3
Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu hs tạo một sản phẩm hóa trang theo ý thích
- HS thực hành
- GV bao quát lớp hướng dẫn cho HS còn lúng túng
TIẾT 2
Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS tạo một sản phẩm hóa trang theo ý thích
- HS thực hành
- Trong khi HS thực hành GV bao quát lớp và hướng dẫn cho những em còn lúng túng
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3.5 để hiểu cách trưng bày và giới thiệu sản phẩm
- HS quan sát hình 3.5
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm
- Hướng dẫn hs thuyết trình về sản phẩm của mình
- HS lên thuyết trình bài vẽ của mình hoặc của nhóm
- GV đặt một số câu hỏi gợi ý để HS trả lời
+ Em có thấy thú vị khi thực hiện chủ đề không ?
- HS trả lời câu hỏi
+ Em lựa chọn hình thức nào để tạo sản phẩm hóa trang của mình?
+ Em thích bài vẽ nào của bạn trong lớp ?
+ Em đã sử dụng màu sắc như thế nào để trang trí cho mặt nạ của mình
+ mặt nạ/ mũ em làm ra được sử dụng trong lễ hội hay trên sân khấu ?
Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa hoàn thành bài
Dặn dò: * GDBĐKH: Hãy tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như: vệ sinh trường lớp, tiết kiệm giấy, tiết kiệm điện nước, chăm sóc cây xanh. Tham gia các phong trào quyên góp ủng hộ các bạn vùng bị thiên tai lũ lụt,như vậy đã góp phần ứng phó với BĐKH
* Vận dụng sáng tạo:
-GV yêu cầu HS xem hình 3.6 để vận dụng kiến thức sáng tạo hình bặt nạ bằng nhiều chất liệu khác nhau
- HS quan sát và vận dụng
TUẦN 9:
Thứ 3,4,5. Ngày 24/25/26.10.2017
Chủ đề 4(3 tiết) : EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ
( Tiết 1)
Mục tiêu:
Nêu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều, nét thanh nét đậm và kiểu chữ trang trí
Tạo dáng và trang trí được tên của mình hoặc người thân theo ý thích
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
Phương pháp: sử dụng quy trình vẽ cùng nhau
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III. Chuẩn bị:
Giáo viên
Học sinh
- Sách dạy mt 4
- Đồ dùng học vẽ, giấy màu, màu vẽ, bìa báo, bìa sách
- Hình ảnh về chữ đã được trang trí
- Một số bài trang trí chữ của HS
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
ổn định lớp học
Kiểm tra đồ dùng học vẽ
Bài mới: gv giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu
Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.1 sách học mt để HS nhận biết đặc điểm của kiểu chữ nét đều, kiểu chữ nét thanh nét đậm và kiểu chữ trang trí
- HS quan sát hình 4.1
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý để HS thảo luận để tìm hiểu nội dung bài học ?
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
+ Nêu sự khác nhau giữa chữ nét đều và chữ nét thanh nét đậm. Chữ nào tạo cảm giác khỏe khoắn? Chữ nào tạo cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát?
+ Nêu sự khác nhau giữa chữ cơ bản và chữ trang trí?
+ Em thường thấy các chữ trang trí xuất hiện ở đâu?
- Sách học, báo, tạp chí,
+ Các chữ cái được tạo dáng và trang trí như thế nào?
- GV tóm tắt:
- HS đọc ghi nhớ
- GV giới thiệu một số kiểu chữ trang trí và một số hình ảnh chữ trang trí trên sản phẩm in ấn để giúp HS thấy sự đa dạng, phong phú của chữ trang trí
- HS quan sát hình 4.2
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.3 sách học mt để tham khảo và hình thành ý tưởng sáng tạo
Hoạt động 2: Cách thực hiện
- GV gợi ý HS thảo luận về cách tạo dáng và trang trí chữ viết tên mình
+ Tên của em có bao nhiêu chữ?
+ Em sẽ dùng nét, họa tiết và màu sắc như thế nào để tạo dáng và trang trí tên mình
-GV yêu cầu HS quan sát hình 4.4 tham khảo về cách tạo dáng, trang trí chữ để thực hiện trang trí chữ viết tên mình
- HS quan sát hình 4.4
- GV tóm tắt: cách tạo dáng và trang trí chữ
- HS đọc ghi nhớ
Tạo hình nền cho chữ theo ý thích
Tạo dáng chữ phù hợp với hình nền và thống nhất kiểu chữ
Vẽ thêm các họa tiết trang trí vào chữ hoặc nền theo ý thích
Vẽ màu
Chủ đề 4(3 tiết) : EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 3: Thực hành
Hoạt động cá nhân:
- GV yêu cầu HS tạo dáng chữ tên của mình và vẽ màu, trang trí theo ý thích
- HS thực hành
- Trong khi HS thực hành GV bao quát lớp và hướng dẫn cho những em còn lúng túng
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm
- Hướng dẫn hs thuyết trình về sản phẩm của mình
- HS lên thuyết trình bài vẽ của mình hoặc của nhóm
- GV đặt một số câu hỏi gợi ý để HS trả lời
+ em có cảm nhận gì khi thực hiện bài tập tạo dáng và trang trí chữ
- HS trả lời câu hỏi
+ Em thích bài trang trí tên của bạn nào? Em hãy nhận xét về cách tạo dáng chữ, đường nét và màu sắc trong các chữ cái của bạn
+ Em học hỏi được điều gì từ bài vẽ của bạn
Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa hoàn thành bài
Chủ đề 4(3 tiết) : EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ
( Tiết 3)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 3: Thực hành
Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát H 4.5 để hiểu về cách làm bài nhóm
- HS quan sát H 4.5
+ Cắt rời sản phẩm cá nhân ra khỏi tờ giấy. sau đó xếp các sản phẩm cá nhân lên một tờ giấy khổ lớn
+ vẽ trang trí thêm các hình ảnh, màu sắc cho nền sinh động có thể sử dụng giấy màu làm nền thay hình
- Trong khi HS thực hành GV bao quát lớp và hướng dẫn cho những em còn lúng túng
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm
- Hướng dẫn hs thuyết trình về sản phẩm của mình
- HS lên thuyết trình bài vẽ của mình hoặc của nhóm
- GV đặt một số câu hỏi gợi ý để HS trả lời
+ Em có cảm nhận gì khi thực hiện bài tập tạo dáng và trang trí chữ?
- HS trả lời câu hỏi
+ Tên của nhóm em được tạo dáng và trang trí như thế nào?
+ Em thích bài trang trí tên của bạn nào trong nhóm? Em hãy nhận xét về cách tạo dáng chữ, đường nét và màu sắc trong các chữ cái của bạn
+ Em học hỏi được điều gì từ bài vẽ của bạn
+ Em thích phần trình bày của nhóm nào? Vì sao?
Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa hoàn thành bài
Dặn dò: * GDBĐKH: Hãy tích cực tham gia: vệ sinh trường lớp, tiết kiệm giấy, tiết kiệm điện nước, chăm sóc cây xanh. như vậy đã góp phần ứng phó với BĐKH
* Vân dụng sáng tạo:
- Về nhà tham khảo thêm các kiểu chữ có thể tạo hình tên người thân, trang trí chữ và làm bưu thiếp,hoặc tạo dáng chữ bằng các vật liệu khác
- HS nghe và ghi nhớ
Chủ đề 5(3 tiết) : SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA DÁNG NGƯỜI
( Tiết 1)
Mục tiêu:
Hiểu và nêu được đặc điểm các bộ phận chính của cơ thể khi đang hoạt động với các động tác khác nhau
Tạo hình bằng dây thép hoặc nặn được một dáng người hoạt động theo ý thích
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
Phương pháp: Có thể vận dụng quy trình tạo hình ba chiều- tiếp cận theo chủ đề. Điêu khắc tạo hình không gian
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III. Chuẩn bị:
Giáo viên
Học sinh
- Sách dạy mt 4
- Đồ dùng học vẽ, dây thep mềm, giấy màu, màu vẽ, bìa báo, bìa sách, đất nặn,..
- Hình ảnh , sản phẩm tạo hình một số dáng người phù hợp với nội dung chủ đề
- Những sản phẩm tạo hình của HS các lớp đã học
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
ổn định lớp học
Kiểm tra đồ dùng học vẽ
Bài mới: gv giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu
- GV yêu cầu HS quan sát H 5.1 và 5.2 sách học mt để HS hiểu về một số hoạt động của con người
- HS quan sát hình 5.1 và 5.2
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý để HS thảo luận để tìm hiểu nội dung bài học ?
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
+ Từ dáng người đang hoạt động, em nhận ra họ đang làm gì?
+ Em hãy nêu tên các bộ phận chính của cơ thể con người.
+ Khi con người hoạt động(đi, đứng, chạy, nhảy,ngồi, cúi,)em nhận thấy các bộ phận cơ thể thay đổi như thế nào?
+ Bằng hành động em hãy mô phỏng một dáng người đang hoạt động
- GV tóm tắt: cơ thể người gồm các bộ phận chính: đầu, thân, tay, chân,..khi hoạt động các bộ phận sẽ chuyển động, thay đổi
- HS đọc ghi nhớ
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5.3 sách học mt để HS thảo
- HS quan sát hình 5.3
luận về chất liệu, cách thể hiện tạo dáng người
- GV đặt một số câu hỏi gợi mở
- HS trả lời
+ Em thấy các dáng người mô phỏng hoạt động gì?
+ Em thích nhất sản phẩm nào vì sao?
+ Sản phẩm em thích dược tạo dáng bằng chất liệu gì? Em có hình dung ra được cách thực hiện chúng không?
- GV tóm tắt: Khi hoạt động con người tạo ra các chuyển động khác nhau và tùy theo hoạt động mà các bộ phận thay đổi cho phù hợp. khi tạo hình dáng người, cần lưu ý tới những đặc điểm của hoạt động
- HS nghe và ghi nhớ
Có thể tạo hình dáng người bằng dây thép, giấy bồi, đất nặn các vật liệu dễ tìm như: giấy báo, vải, len sợi,.
Hoạt động 2: Cách thực hiện
Tạo dáng bằng đất nặn
- GV yêu cầu HS quan sát H 5.4 và nêu cách tạo dáng người bằng đất nặn
- HS quan sát H 5.4
- GV tóm tắt: Cách tạo dáng người bằng đất nặn
- HS nghe và ghi nhớ
+ Nặn các bộ phận chính (đầu, mình, chân, tay,.)
+ Ghép dính các bộ phận thành hình người
+ Tạo thêm các chi thiết như tóc, bàn tay, chân, mũi, miêng,..
+ Tạo dáng phù hợp với hoạt động của nhân vật như: chạy, nhảy, ngồi,
+ Nặn thêm một số hình ảnh khác giúp dáng người sinh động hơn và sắp xếp các sản phẩm nặn thành chủ đề theo ý thích
Tạo dáng người bằng dây thép, giấy cuộn
- GV yêu cầu HS quan sát H 5.5 để nhận biết cách uốn dây thép tạo dáng người
- HS quan sát H 5.5
- GV lưu ý: lấy lượng dây thép vừa đủ để tạo dáng người
Uốn dây thép để tạo phần đầu, cổ tay, mình, chân,so sánh ước lượng tỉ lệ các bộ phận cho phù hợp
- GV yêu cầu HS quan sát H 5.6 để biết cách dùng giấy cuộn giấy bên ngoài dáng người bằng dây thép để tạo khối cho nhân vật
- HS quan sát H 5.6
Hoạt động : Nhận xét, đánh giá
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa hoàn thành bài
* Dặn dò: * GDBĐKH: Hãy tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi t
File đính kèm:
- giao_an_my_thuat_lop_4_chu_de_1_den_chu_de_12.doc