Giáo án Tuần 12 - Lớp 4

Tập đọc (tiết 23)

“VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI

I. MỤC TIÊU :

- Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi , từ một cậu bé mồ côi cha , nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy .

- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi .

 - Giáo dục HS có ý chí , nghị lực vượt khó .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa nội dung bài đọc .

 - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cu : (3) Có chí thì nên .

 - Kiểm tra 2 , 3 em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ của bài trước .

 3. Bài mới : (27) “ Vua tàu thủy ” Bạch Thái Bưởi .

 

doc39 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 12 - Lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc (tiết 23) “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI I. MỤC TIÊU : - Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi , từ một cậu bé mồ côi cha , nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy . - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi . - Giáo dục HS có ý chí , nghị lực vượt khó . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa nội dung bài đọc . - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Có chí thì nên . - Kiểm tra 2 , 3 em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ của bài trước . 3. Bài mới : (27’) “ Vua tàu thủy ” Bạch Thái Bưởi . a) Giới thiệu bài : Bài Tập đọc Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi giúp các em biết về nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi – một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử VN – nguồn gốc xuất thân của ông , những hoạt động giúp ông trở thành một người nổi tiếng . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp , nhóm đôi . Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng bài văn . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành - Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện . Đọc 2 – 3 lượt . - Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . - Nói : Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn . - Đọc diễn cảm cả bài . Hoạt động nhóm .Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ bài văn . PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành - Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài . - Đọc đoạn 1 : Từ đầu nản chí . - Mồ côi cha từ nhỏ , phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong . Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi , đổi họ Bạch , được ăn học . - Đầu tiên , anh làm thư kí cho một hãng buôn . Sau buôn gỗ , buôn ngô , mở hiệu cầm đồ , lập nhà in , khai thác mỏ - Có lúc mất trắng tay , không còn gì nhưng Bưởi không nản chí . - Đọc đoạn còn lại . - Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc . - Oâng đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt : cho người đến các bến tàu diễn thuyết , kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “Người ta phải đi tàu ta” . Khách đi tàu của ông ngày một đông . Nhiều chủ tàu người Hoa , người Pháp phải bán lại tàu cho ông . Oâng mua xưởng sửa chữa tàu , thuê kĩ sư trông nom - Là bậc anh hùng nhưng không phải trên chiến trường mà là trên thương trường / Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh / Là người giành thắng lợi to lớn trong kinh doanh . - Nhờ ý chí vươn lên , thất bại không ngã lòng : biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của hành khách người Việt : ủng hộ chủ tàu VN , giúp phát triển kinh tế VN / Bạch Thái Bưởi biết tổ chức công việc kinh doanh . - Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ? - Trước khi mở công ti vận tải đường thủy , Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ? - Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí ? - Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào thời điểm nào ? - Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào ? - Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế ? - Theo em , nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ? Hoạt động lớp , nhóm đôi . MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành - Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài . + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Thi đọc diễn cảm trước lớp . Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Bưởi mồ côi cha không nản chí . + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . 4. Củng cố : (3’) - Nêu ý chính của bài . - Giáo dục HS có ý chí , nghị lực vượt khó . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà kể lại truyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi cho người thân nghe . Chính tả (tiết 12) NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU : - Hiểu nội dung bài Người chiến sĩ giàu nghị lực . - Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực . Luyện viết đúng những tiếng có âm , vần dễ lẫn : tr / ch , ươn / ương . - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bút dạ + 3 , 4 tờ phiếu phóng to nội dung BT2a hoặc 2b . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Nếu chúng mình có phép lạ . - Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng 4 câu thơ , văn ở BT3 tiết trước ; viết lại những câu đó đúng chính tả ở bảng . 3. Bài mới : (27’) Người chiến sĩ giàu nghị lực . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp , cá nhân . MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành - Theo dõi . - Đọc thầm lại bài chính tả , chú ý những từ dễ viết sai , các tên riêng cần viết hoa , cách viết các chữ số , cách trình bày . - Viết bài vào vở . - Soát lại . Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết - Đọc cả bài viết . - Đọc từng câu cho HS viết . - Đọc lại toàn bài . - Chấm , chữa bài . Nêu nhận xét chung . Hoạt động lớp , nhóm . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành - Đọc thầm đoạn văn , suy nghĩ , làm bài vào vở . - Em cuối cùng thay mặt nhóm đọc lại toàn bài . - Tổ trọng tài chấm điểm , kết luận nhóm thắng cuộc . - Sửa bài vào vở theo lời giải đúng . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả . - Bài 2 : ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT . + Dán bảng 3 , 4 tờ phiếu đã viết sẵn , phát bút dạ , mời các nhóm lên bảng làm bài theo cách thi tiếp sức . + Chốt lại lời giải đúng . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . Luyện từ và câu (tiết 23) MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU : - Nắm được một số từ , một số câu tục ngữ nói về ý chí , nghị lực của con người . - Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên . - Giáo dục HS biết sử dụng đúng từ tiếng Việt khi diễn đạt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - 4 , 5 tờ giấy to mở rộng viết sẵn nội dung BT1,3 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (5’) Tính từ . - Kiểm tra 2 em làm miệng BT của tiết trước : + 1 em làm BT.III.1a hoặc 1b . + 1 em làm BT.III.2 . 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Ý chí – nghị lực . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp , nhóm đôi . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , trao đổi theo cặp . - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài . - Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ làm bài cá nhân . - Phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét , chốt lại : Dòng b nêu đúng nghĩa của từ nghị lực . Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập - Bài 1 : + Phát phiếu cho một số em . - Bài 2 : + Giúp HS hiểu thêm các nghĩa khác : @ Kiên trì : làm việc liên tục , bền bỉ . @ Kiên cố : chắc chắn , bền vững , khó phá vỡ . @ Chí tình , chí nghĩa : có tình cảm rất chân tình , sâu sắc . Hoạt động lớp , nhóm đôi . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Làm bài theo cặp . - Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả , đọc đoạn văn . - Trọng tài chấm điểm từng bài . - Chốt lại lời giải đúng : nghị lực – nản chí – quyết tâm – kiên nhẫn – quyết chí – nguyện vọng . - 1 em đọc nội dung BT . - Cả lớp đọc thầm lại 3 câu tục ngữ , suy nghĩ về lời khuyên nhủ trong mỗi câu . - Phát biểu về lời khuyên nhủ , gửi gắm trong mỗi câu . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) . - Bài 3 : + Nêu yêu cầu BT , nhắc HS cần điền 6 từ đã cho vào 6 chỗ trống trong đoạn văn sao cho hợp nghĩa . + Phát phiếu và bút dạ cho vài em . - Bài 4 : + Giúp HS hiểu nghĩa đen của từng câu tục ngữ . + Nhận xét , chốt lại ý kiến đúng . 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua nêu lại nghĩa một số từ . - Giáo dục HS biết dùng đúng từ tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà học thuộc 3 câu tục ngữ . Kể chuyện (tiết 12) KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU : - Giúp HS tiếp tục kể những truyện đã nghe , đã đọc . - Kể được câu chuyện , đoạn truyện đã nghe , đã đọc có cốt truyện , nhân vật nói về người có nghị lực , có ý chí vươn lên một cách tự nhiên bằng lời của mình . Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa truyện . Nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn . - Giáo dục HS có ý chí vượt khó , vươn lên trong học tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số truyện viết về người có nghị lực . - Bảng lớp viết đề bài . - Giấy khổ to viết gợi ý 3 SGK , tiêu chuẩn đánh giá bài KC . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Bàn chân kì diệu . - 1 em kể lại truyện Bàn chân kì diệu , trả lời câu hỏi : Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký 3. Bài mới : (27’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc . a) Giới thiệu bài : - Tiết Kể chuyện hôm nay giúp các em kể những câu chuyện mình đã sưu tầm về một người có nghị lực , có ý chí vươn lên . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp . MT : Giúp HS nắm yêu cầu đề bài . PP : Động não , đàm thoại , giảng giải - 1 em đọc đề bài . - 4 em tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 , 2 , 3 , 4 . Cả lớp theo dõi . - Đọc thầm lại gợi ý 1 . - Vài em tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình . - Cả lớp học thầm gợi ý 3 . Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài . - Dán bảng tờ giấy viết sẵn đề bài , gạch dưới những từ quan trọng : được nghe , được đọc , có nghị lực . - Nhắc HS : Những nhân vật được nêu tên trong gợi ý là những nhân vật các em đã biết trong SGK . Em có thể kể về những nhân vật đó . Nếu kể chuyện ngoài SGK , các em sẽ được cộng thêm điểm . - Dán dàn ý và tiêu chuẩn đánh giá bài KC ở bảng , nhắc HS : + Trước khi kể , cần giới thiệu câu chuyện của mình . + Chú ý kể tự nhiên , đúng giọng kể . + Với những truyện dài , có thể chỉ kể 1 đoạn . Hoạt động lớp , nhóm đôi . MT : Giúp HS kể được truyện , nắm ý nghĩa truyện . PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành - Kể theo cặp , trao đổi về ý nghĩa truyện - Thi kể trước lớp . - Lớp nhận xét , bình chọn người ham đọc sách , chọn được truyện hay nhất ; người kể chuyện hay nhất . Hoạt động 2 : HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa truyện . - Viết lần lượt lên bảng tên những em tham gia thi kể và tên truyện đã kể . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS có ý chí vượt khó , vươn lên trong học tập . 5. Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học . Tập đọc (tiết 24) VẼ TRỨNG I. MỤC TIÊU : - Hiểu ý nghĩa truyện : Nhờ khổ công rèn luyện , Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài . - Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Đọc chính xác , không ngắc ngứ , vấp váp các tên riêng nước ngoài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng từ tốn , nhẹ nhàng ; đọc lời thầy giáo với giọng khuyên bảo , ân cần ; đọc đoạn cuối với giọng cảm hứng , ca ngợi . - Giáo dục HS có ý chí , nghị lực để vượt khó trong mọi việc . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Chân dung Lê-ô-nác-đô trong SGK . - Một số bản chụp , bản sao tác phẩm của Lê-ô-nác-đô . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi . - 2 em tiếp nối nhau đọc truyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi , trả lời những câu hỏi về nội dung truyện . 3. Bài mới : (27’) Vẽ trứng . a) Giới thiệu bài : - Hôm nay , các em sẽ tập đọc một câu chuyện kể về những ngày đầu học vẽ của danh họa người I-ta-li-a tên là Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi . Với câu chuyện này , các em sẽ hiểu thầy giáo của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã dạy ông những điều quan trọng như thế nào trong những ngày đầu đi học . - Xem ảnh chân dung Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp , nhóm đôi . MT : Giúp HS đọc đúng bài văn . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 , 3 lượt . - Đọc phần chú thích để hiểu nghĩa các từ cuối bài . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . Hoạt động 1 : Luyện đọc . - Có thể chia bài văn thành 2 đoạn : + Đoạn 1 : Từ đầu như ý . + Đoạn 2 : Phần còn lại . - Đọc diễn cảm toàn bài . Hoạt động lớp , nhóm . MT : Giúp HS cảm thụ toàn bài . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải - Đọc đoạn 1 . - Vì suốt mười mấy ngày , cậu phải vẽ rất nhiều trứng . - Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ , miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác . - Đọc đoạn 2 . - Lê-ô-nác-đô trở thành danh họa kiệt xuất , tác phẩm được bày trân trọng ở nhiều bảo tàng lớn , là niềm tự hào của toàn nhân loại . Oâng đồng thời còn là nhà điêu khắc , kiến trúc sư , kĩ sư , nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng . - Lê-ô-nác-đô là người bẩm sinh có tài / Lê-ô-nác-đô gặp được thầy giỏi / Lê-ô-nác-đô khổ luyện nhiều năm . - Cả 3 nguyên nhân trên tạo nên thành công của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi , nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là sự khổ công luyện tập của ông . Người ta thường nói : thiên tài được tạo nên bởi 1% năng khiếu bẩm sinh , 99% do khổ công rèn luyện . Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . - Vì sao trong những ngày đầu học vẽ , cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán ? - Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì ? - Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào ? - Theo em , những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng ? - Trong những nguyên nhân trên , nguyên nhân nào là quan trọng nhất ? Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 4 em tiếp nối nhau đọc toàn bài . - Luyện đọc diễn cảm theo cặp . - Thi đọc diễn cảm trước lớp . Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài . PP : Làm mẫu , đàm thoại , thực hành . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn : Thầy Vê-rô-ki-ô như ý . - Đọc mẫu đoạn văn . - Nhận xét , sửa chữa . 4. Củng cố : (3’) - Hỏi : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? ( Thầy giáo của Lê-ô-nác-đô dạy học trò rất giỏi / Phải khổ công luyện tập mới thành thiên tài / Lê-ô-nác-đô trở thành thiên tài nhờ tài năng và khổ công luyện tập ) . - Giáo dục HS có ý chí , nghị lực để vượt khó trong mọi việc . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe . Tập làm văn (tiết 23) KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU : - Biết được 2 cách kết bài : kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện . - Bước đầu biết viết kết bài cho bài văn kể chuyện theo 2 cách : mở rộng và không mở rộng . - Giáo dục HS yêu thích viết văn . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một tờ phiếu kẻ bảng so sánh 2 cách kết bài . - Bút dạ + 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT.III.1 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Mở bài trong bài văn kể chuyện . - 1 em nhắc lại ghi nhớ tiết TLV trước . - Vài em làm lại BT.III.3 – đọc phần mở đầu truyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp . 3. Bài mới : (27’) Kết bài trong bài văn kể chuyện . a) Giới thiệu bài : Trong tiết TLV tuần 9 , các em đã biết 2 cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong văn KC . Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được 2 cách kết bài mở rộng và không mở rộng ; từ đó , viết được kết bài của một bài văn KC theo cả 2 cách đã học . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp . MT : Giúp HS nắm 2 cách kết bài trong văn kể chuyện . PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại - 1 em đọc yêu cầu BT . - Cả lớp đọc thầm truyện Oâng Trạng thả diều , tìm phần kết bài của truyện . - 1 em đọc nội dung BT . - Suy nghĩ , phát biểu ý kiến , thêm vào cuối truyện Oâng Trạng thả diều một lời đánh giá . - Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến . - Đọc yêu cầu BT . - Suy nghĩ , so sánh , phát biểu ý kiến . Hoạt động 1 : Nhận xét . - Bài 1 , 2 : - Bài 3 : - Nhận xét , khen ngợi những lời đánh giá hay . - Bài 4 : + Dán tờ phiếu viết 2 cách kết bài . + Chốt lại lời giải đúng . Hoạt động lớp . MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ . PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại - 3 , 4 em đọc ghi nhớ SGK . Hoạt động 2 : Ghi nhớ . Hoạt động lớp , nhóm đôi . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Thực hành , trực quan , đàm thoại - 5 em nối tiếp nhau đọc BT . - Từng cặp trao đổi , trả lời câu hỏi . - Cả lớp mở SGK , tìm kết bài của các truyện Một người chính trực , Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca , suy nghĩ , trả lời câu hỏi - Phát biểu . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Đọc yêu cầu BT . - Lựa chọn , viết kết bài theo lối mở rộng sao cho đoạn văn tiếp nối liền mạch với đoạn trên . - Nhiều em tiếp nối nhau phát biểu ý kiến . Hoạt động 3 : Luyện tập . - Bài 1 : + Dán 2 tờ phiếu lên bảng , mời đại diện 2 nhóm chỉ phiếu trả lời . + Nhận xét , kết luận lời giải đúng . - Bài 2 : - Bài 3 : + Nhận xét . 4. Củng cố : (3’) - Đọc lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS yêu thích viết văn . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ . Viết thêm 1 đoạn kết bài mở rộng cho truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca . - Dặn HS chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra TLV viết trong tiết học tới . Luyện từ và câu (tiết 24) TÍNH TỪ (tt) I. MỤC TIÊU : - Giúp HS nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm , tính chất của sự vật . - Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm , tính chất . - Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bút dạ đỏ và một vài tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT.III.1 . - Một vài tờ phiếu khổ to , từ điển dùng cho BT.III.2 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Mở rộng vốn từ : Ý chí – Nghị lực . - 2 em làm lại BT3,4 tiết trước . 3. Bài mới : (27’) Tính từ (tt) . a) Giới thiệu bài : Trong tiết học về tính từ ở tuần 11 , các em đã biết thế nào là tính từ . Tiết học này sẽ dạy các em cách thể hiện mức độ của đặc điểm , tính chất . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp , cá nhân . MT : Giúp HS nắm được một số cách thể hiện đặc điểm , tính chất sự vật . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , làm việc cá nhân , phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . Hoạt động 1 : Nhận xét . - Bài 1 : + Kết luận : Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép hoặc từ láy từ tính từ đã cho . - Bài 2 : Hoạt động lớp . MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải - 3 , 4 em đọc ghi nhớ SGK . - Cả lớp theo dõi , đọc thầm lại . Hoạt động 2 : Ghi nhớ . Hoạt động lớp , nhóm . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành - 1 em đọc nội dung BT . - Cả lớp đọc thầm đoạn văn , làm bài vào vở . - Những em làm bài ở phiếu trình bày kết quả . - Trọng tài nhận xét , tính điểm . - Đọc yêu cầu BT . - Các nhóm thảo luận , làm bài . - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả . - Cả lớp nhận xét , bổ sung thêm những từ ngữ mới . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , tiếp nối nhau đọc câu mình đặt . - Cả lớp nhận xét nhanh . Hoạt động 3 : Luyện tập . - Bài 1 : + Phát bút dạ đỏ và phiếu khổ to cho vài em . + Chốt lại lời giải đúng . - Bài 2 : + Phát phiếu + từ điển cho các nhóm làm bài . + Khen tìm được đúng , nhiều từ . - Bài 3 : 4. Củng cố : (3’) - Đọc lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở những từ ngữ vừa tìm được ở BT3 ( viết ít nhất 15 từ ) . Tập làm văn (tiết 24) KỂ CHUYỆN : KIỂM TRA VIẾT I. MỤC TIÊU : - Giúp HS thực hành viết một bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về thể loại văn này . - Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài , có nhân vật , sự việc , cốt truyện ; diễn đạt thành câu , lời kể tự nhiên , chân thật . - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giấy , bút làm bài KT . - Bảng lớp viết đề bài , dàn ý vắn tắt của một bài văn KC . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Kết bài trong bài văn kể chuyện . - 1 em nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Kể chuyện : kiểm tra viết . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Làm một trong 3 đề bài sau : + Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có 3 nhân vật : bà mẹ ốm , người con hiếu thảo và một bà tiên . + Kể lại truyện Oâng Trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền . Chú ý kết bài theo lối mở rộng . + Kể lại truyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi . Chú ý mở bài theo cách gián tiếp . 4. Củng cố : (3’) - Thu bài cả lớp . - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà ôn lại văn kể chuyện . Toán (tiết 56) NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I. MỤC TIÊU : - Giúp HS biết thực hiện phép nhân một số với một tổng , nhân một tổng với một số . - Vận dụng để tính nhanh , tính nhẩm . - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Kẻ bảng phụ BT1 SGK . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Mét vuông . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Nhân một số với một tổng . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp . MT : Giúp HS nắm cách nhân một số với một tổng , nhân một tổng với một số . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Tính giá trị 2 biểu thức rồi rút ra kết luận 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 8 = 32 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 - Vậy : 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5 - Rút ra kết luận : Khi nhân một số với một tổng , ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi

File đính kèm:

  • docTuan 12r.doc