A/Mục tiêu:
- HS nắm được các đặc điểm của mạng điện sinh hoạt
- Nắm và hiểu được các vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt.
- HS nắm được chức năng và sử dụng được một số dụng cụ trong lắp đặt điện.
- Làm cho HS thấy được sự an toàn trong khi lắp đặt, sửa chữa điện
- Làm việc có kế hoạch, có khoa học, tính chính xác.
B/Chuẩn bị:
- Tranh vẽ về mạng điện sinh hoạt trong hộ gia đình, công tơ, công tắc, cầu chì, cầu dao,
- Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, mẫu dây dẫn điện các loại
- Bảng 3.1 và 3.2(Tài liệu Điện dân dụng tr 36; 38)
C/ Tiến trình lên lớp:
I/ ổn định:
II/ Kiểm tra bài cũ:
1. Điện giật gây nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể người?
2. Nêu các nguyên nhân của các tai nạn điện?
3. Nêu các biện pháp an toàn trong sản xuất và sinh hoạt?
64 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Thái Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1, 2, 3.
bài mở đầu: an toàn lao động
trong nghề điện dân dụng
Mục tiêu:
- Biết được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc thực hiện an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
- Nêu được những nguyên nhân thường gây tai nạn và biện pháp bảo vệ an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
- Thực hiện đúng những biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
- Thực hiện đúng hướng dẫn của giáo viên trong khi học tập và thực hành.
Chuẩn bị:
- Tranh vẽ về phương pháp nối đất bảo vệ.
- Tranh vẽđường đi của dòng điện qua cơ thể người.
C. Tiến trình dạy học:
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Dạy bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
GV: Điện giật tác động đến cơ thể con người như thế nào?
Hồ quang điện xuất hiện khi nào? Nêu tác hại của hồ quang điện.
Mức độ nguy hiểm của điện giật phụ thuộc vào các yếu tố nào?
GV giải thích mức độ an toàn của U với từng trường hợp.
GV: Em hãy nêu các nguyên nhân gây ra tai nạn về điện?
HS: Trả lời.
GV: Giải thích hiện tượng phóng điện do hồ quang điện.
GV: Giải thích thế nào là điện áp bước.
GV: Trong thực tế người ta sử dụng những biện pháp an toàn nào khi sửa chữa và lắp đặt điện?
Gv: hướng dẫn HS vẽ hình 2 phương pháp bảo vệ: nối đất và nối dây trung tính và giải thích cách thực hiện và tác dụng bảo vệ của 2 phương pháp này.
a, Phương phỏp nối đất:
b, Phương phỏp nối dõy trung hoà:
I. Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người và điện áp an toàn:
1)Điện giật tác động đến cơ thể con người như thế nào:
- Điện giật tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Người bị điện giật thường thở hổn hển, tim đập nhanh.
- Trường hợp điện giật nặng trước hết là phổi sau đó đến tim ngừng đập, nạn nhân chết trong tình trạng bị ngạt. Nạn nhân được cứu sống nếu kịp thời được hô hấp nhân tạo.
2)Tác hại của hồ quang điện:
- Hồ quang điện phát sinh khi có sự cố điện có thể gây bỏng cho người gây cháy
- Hồ quang điện thường gây thương tích ngoài da có khi phá huỷ cả phần mềm gân hoặc xương.
3) Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện:
- Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc những yếu tố sau
a) Cường độ của dòng điện qua cơ thể:
Giới hạn nguy hiểm là 0,1A
b) Đường đi của dòng điện qua cơ thể:
- Nguy hiểm nhất là dòng điện đi qua não, tim, phổi. Dòng điện truyền trực tiếp vào đầu là nguy hiểm nhất sau đó là qua hai tay qua chân.
c) Thời gian I đi qua cơ thể:
R phụ thuộc trạng thái sức khoẻ, người càng nhiều mồ hôi thì điện trở giảm nên I tăng. Môi trường càng nhiều bụi thì R giảm nên I tăng.
d) Tần số dòng điện:
4) Điện áp an toàn:
ở điều kiện bình thường với lớp da khô sạch sẽ thì điện áp dưới 40V được coi là điện áp an toàn. ở nơi ẩm ướt, có nhiều bụi kim loại thì điện áp an toàn không quá 12V
- Nhiều nước quy định điện áp an toàn từ 12- 36 V cho các máy phát điện.
II) Nguyên nhân gây ra tai nạn điện:
1) Do chạm vào vật mang điện
- Thường xảy ra khi sửa chữa đường dây và thiết bị điện đang nối với mạch mà không cắt điện hoặc do chỗ làm việc chật hẹp ta vô ý chạm phải bộ phận mang điện
- Do hiện tượng chạm vỏ : Do tiếp xúc với các dụng cụ điện có vỏ bằng kim loại như quạt bàn, bếp điện, bàn là, tủ lạnh v.v vốn không mang điện nhưng cách điện bên trong bị hỏng điện tuyền ra ngoài vỏ.
2) Do tai nạn phóng điện: tai nạn thường xảy ra do bị phóng điện qua không khí gây đốt cháy cơ thể hoặc bị giật ngã.
VD: Xây nhà sát đường dây điện cao thế, lấy sào tre ngoắc dây điện vào cột điện cao thế
3) Do điện áp bước: Là điện áp giữa hai chân người khi đứng gần điểm có điện cao thế thì điện áp giữa hai chân có thể gây tai nạn.
III. Một số biện pháp an toàn trong nghề điện dân dụng:
1. Chống chạm vào các bộ phận mang điện:
a, Cách điện tốt giữa các phần tử mang điện với các phần tử không mang điện như tường, trần nhà, vỏ máy, lõi thép mạch từ, v.v
b, Che, chắn những bộ phận dễ gây nguy hiểm như cầu dao, mối nối dây, cầu chìTrong nhà tuyệt đối không được dùng dây trần, kể cả dưới mái hoặc trần nhà.
C, Thực hiện đảm bảo an toàn cho người khi gần đường dây cao áp:
+ Không trèo lên cột điện.
+ Không đứng chơi đùa dưới đường dây điện và đứng dựa vào cột điện.
+ Không đứng cạnh cột điện khi trời mưa hay lúc có giông, sét.
+ Không thả diều gần dây điện.
+ Không xây nhà trong hành lang lưới điện hay sát trạm điện
2.Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn điện:
+ Sử dụng các vật lót cách điện: thảm cao su, ghế gỗ khô, khi sửa chữa điện.
+ Sử dụng các dụng cụ lao động như kìm, tuavít, cờlê đúng tiêu chuẩn (chuôi cách điện bằng cao su, nhựa hay chất dẻo có độ dày cần thiết, có gờ cao để tránh trượt tay hoặc hoặc phóng điện lên tay cầm)
+ Dùng bút thử điện đẻ kiểm tra điện áp an toàn .
3. Nối đất bảo vệ và nối trung tính bảo vệ:
a) Nối đất bảo vệ: Nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi xảy ra hiện tượng chạm vỏ
*) Cách thực hiện: Dùng dây dẫn tốt, 1đầu bắt bu lông thật chặt vào vỏ kim loại của thiết bị, đầu kia hàn vào cọc tiếp đất. Dây nối đất phải được bố trí để vừa tránh va chạm vừa dễ kiểm tra,
- Cọc nối đát: Có thể làm bằng thép ống đường kính 3-5 cm được đóng thẳng đứng sâu khoảng 0,5-1m cọc dài 2,5- 3m
*) Tác dụng bảo vệ: giả sử vỏ của thiết bị có điện, khi tay trần của người chạm phải dòng điện từ vỏ sẽ theo 2 đường truyền xuống đất: qua người và qua dây nối đất. Vì điện trở thân người lớn hơn rất nhiều lần so với điện trở dây nối đất (Rtđ < hoặc = 3-4 ôm) nên dòng điện đi qua thân người sẽ rất nhỏ, không gây nguy hiểm cho người.
b)Nối trung tính bảo vệ: Đây là phương pháp đơn giản nhưng chỉ áp dụng được khi mạng điện có dây trung tính nguồn nối đất trực tiếp
*)Cách thực hiện: Dùng đây trần (đường kính >0,7 đường kính dây pha)
để nối vỏ TBĐ với dây trung tính của mạng điện
*) Tác dụng : khi vỏ thiết bị có điện dây nối trung tính tạo thành mạch kín có R rất nhỏ làm cho dòng điện tăng cao đột ngột gây cháy nổ cầu chì cắt mạch điện
IV. Củng cố bài: Theo các câu hỏi sau:
- Điện giật gây nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể người?
- Mức độ nguy hiểm của các tai nạn điện phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Em hãy nêu một số biện pháp an toàn điện trong sinh hoạt gia đình?
V. BTVN: Học bài + tìm hiểu về mạng điện sinh hoạt và các vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt.
Chương I: mạng điện sinh hoạt.
Tiết 4, 5, 6.
đặc điểm mạng điện sinh hoạt
Vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt
A/Mục tiêu:
- HS nắm được các đặc điểm của mạng điện sinh hoạt
- Nắm và hiểu được các vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt.
- HS nắm được chức năng và sử dụng được một số dụng cụ trong lắp đặt điện.
- Làm cho HS thấy được sự an toàn trong khi lắp đặt, sửa chữa điện
- Làm việc có kế hoạch, có khoa học, tính chính xác.
B/Chuẩn bị:
- Tranh vẽ về mạng điện sinh hoạt trong hộ gia đình, công tơ, công tắc, cầu chì, cầu dao,
- Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, mẫu dây dẫn điện các loại
- Bảng 3.1 và 3.2(Tài liệu Điện dân dụng tr 36; 38)
C/ Tiến trình lên lớp:
I/ ổn định:
II/ Kiểm tra bài cũ:
Điện giật gây nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể người?
Nêu các nguyên nhân của các tai nạn điện?
Nêu các biện pháp an toàn trong sản xuất và sinh hoạt?
III/Bài mới :
hoạt động của gv và hs
Nội dung
- Mạng điện sinh hoạt có những đặc điểm gì ?
- Vì sao các hộ ở cuối nguồn điện áp không đủ theo định mức. Để bù lại sự giảm áp này người ta phải làm gì?
GV cho HS quan sát hình 3.1 (phóng to) và trả lời câu hỏi
- Mạng điện sinh hoạt gồm có mấy thành phần ? Mạch chính giữ vai trò gì ? mạch nhánh giữ vai trò gì trong mạng điện sinh hoạt?
- Trong mạng điện sinh hoạt các đồ dùng điện, các thiết bị điện phải có điện áp như thế nào?
GV đưa tranh 3.2(phóng to) và hỏi:
- Trong mạng điện sinh hoạt có các thiết bị điện, đồ dùng điện gì? Chúng được mắc như thế nào?
- Trong mạng điện sinh hoạt ta thường sử
dụng các loại vật liệu nào?
- Để truyền tải và phân phối điện năng đến các hộ sử dụng điện người ta dùng phương tiện gì?
- Dây dẫn điện có đặc điểm gì?
GV đưa bảng 3.1/tr 36 (Tài liệu điện dân dụng) cho HS quan sát và giải thích các đặc điểm một số loại dây dẫn điện (tên gọi, kí hiệu, ý nghĩa).
GV đưa một số loại dây cho HS quan sát và hỏi:
- Có mấy loại dây dẫn điện chính?
- Nêu cách cấu tạo dây trần bằng đồng.
- Vì sao nhôm được sử dụng rộng rãi để làm dây trần?
- Muốn tăng độ bền cho dây nhôm người ta làm như thế nào?
Sợi nhôm
Sợi thép
- Nêu cấu tạo dây có bọc cách điện.
- Lõi được cấu tạo như thế nào ?
- Dây cáp điện là gì ?
- Có mấy loại cáp điện. Nêu cấu tạo và phạm vi sử dụng của một số loại cáp điện mà em biết.
GV đưa bảng 3.2 và giới thiệu về một số dây cáp thường sử dụng .
- Nêu công dụng của từng loại cáp ?
- Nêu công dụng của vật liệu cách điện.
- Nêu các yêu cầu của vật liệu cách điện trong lắp dặt điện ?
- Hãy nêu một số vật liệu cách điện được dùng trong mạng điện sinh hoạt.
I /Đặc điểm mạng điện sinh hoạt:
+ Là mạng điện một pha, nhận điện từ mạng phân phối ba pha điện áp thấp để cung cấp cho các thiết bị, đồ dùng điện và chiếu sáng.
+ Trị số điện áp thường là 127 V và 220V. Tuy nhiên do tổn thất điện áp trên đường dây tải nên ở cuối nguồn điện áp bị giảm so với định mức. Để bù lại sự giảm áp này, các hộ tiêu thụ thường dùng máy biến áp điều chỉnh để nâng điện áp trị số đạt định mức.
+ Mạng điện sinh hoạt gồm mạch chính và mạch nhánh
* Mạch chính: giữ vai trò là mạch cung cấp
* Các mạch nhánh rẽ từ đường dây chính, được mắc song song để có thể điều khiển
độc lập và là mạch phân phối điện đến các đồ dùng điện.
+ Các thiết bị điện, đồ dùng điện trong mạng phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp mạng điện cung cấp.
+ Mạng điện sinh họat còn có các thiết bị đo lường, điều khiển, bảo vệ như công tơ điện, công tắc, cầu chì , ... và các vật cách điện như puli sứ, ống sứ, bảng điện bằng nhựa, ống gen nhựa.
Với những yêu cầu sử dụng điện khác nhau nên mỗi mạng điện có các thiết kế khác nhau
II/ Vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt
Vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt
gồm dây cáp, dây dẫn diện và những vật liệu cách điện.
1. Dây cáp và dây dẫn điện:
Trong truyền tải và phân phối điện năng người ta dùng dây cáp và dây dẫn điện.
Bảng 3.1(tr 36/TL.ĐDD)
a) Dây dẫn điện :
a.1) Phân loại :
*Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện chia làm hai loại : Dây trần và dây có vỏ cách điện
* Theo vật liệu làm lõi: dây đồng, dây nhôm, dây nhôm lõi thép.
* Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có: dây một lõi, dây hai lõi, dây lõi một sợi, dây lõi nhiều sợi.
a.2) Dây trần ;
+ Dây trần một sợi bằng đồng được chế tạo bằng cách cán, kéo đồng thành sợi và được gọi là dây đồng cứng.
+ Nhôm dẫn điện kém đồng 1,6 lần nhưng khối lượng riêng nhỏ hơn 3,2 lần, giá thành lại rễ hơn nên được sử dụng rộng rãi để làm dây trần.
Để tăng độ bền cho dây nhôm, người ta chế tạo dây nhôm lõi thép.
a.3) Dây bọc cách điện:
* Cấu tạo : Gồm phần lõi và phần vỏ cách điện
- Lõi là dây đồng hoặc dây nhôm. Vỏ cách điện thường làm bằng cao su lưu hóa hoặc chất cách điện tổng hợp có màu sắc khác nhau để dễ phân biệt khi sử dụng. Dây có bọc cách điện được chế tạo thành nhiều loại khác nhau tùy theo yêu cầu sử dụng.
b) Dây cáp điện:
Dây cáp điện là loại dây dẫn điện có một
hai hay nhiều sợi được bện chắc chắn và được cách điện với nhau trong vỏ bọc bảo vệ chung, chịu được lực kéo lớn.
(Bảng 3.2/tr 38 Tài liệu)
+ Khi điện áp dưới 1000V và không chịu lực cơ giới trực tiếp thường dùng loại cáp không có vỏ bảo vệ cơ học, chỉ có vỏ cách điện(cách điện PR, vỏ kín PVC).
+ Cáp có vỏ bảo vệ dùng cho điện áp trên 1000V, dùng ở nơi có nguy cơ nổ, chịu những tác động cơ học trực tiếp . . . loại cáp này còn được dùng trong các trường hợp phải chịu lực kéo lớn như những nơi có độ dốc cao.
2) Vật liệu cách điện:
Vật liệu cách điện được dùng để cách li các phần dẫn điệnvới nhau và giữa phần dẫn điện và phần không mang điện khác.
Trong lắp đặt điện vật liệu cách điện phải đạt các yêu cầu sau : độ bền cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao.
Một số vật liệu cách điện thường được dùng trong mạng điện sinh hoạt như : sứ, gỗ, bakêlit, cao su lưu hóa, chất cách điện
tổng hợp, ... Các chất cách điện này được dùng làm vật liệu để chế tạo các vỏ bọc cách điện cho dây dẫn : puli, kẹp sứ, đế cầu chì, vỏ công tắc, ...
IV/ Củng cố :
1) Nêu đặc điểm của mạng điện sinh hoạt
- Nêu các loại vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt.
- Nêu công dụng của dây dẫn và dây cáp điện.
1) Mạng điện sinh hoạt :
+Là mạng điện một pha đươc cung cấp từ mạng điện ba pha điện áp thấp để cung cấp cho các thiết bị và đồ dùng điện và chiếu sáng.
+ Trị số điện áp 127V và 220V.
+ Gồm mạch chính cung cấp điện và các mạch nhánh phân phối điện cho các thiết bị điện và đồ dùng điện.
+ Trong mạng điện sinh hoạt còn có các thiết bị đo lường, điều khiển, bảo vệ, ...
2) Trong lắp dặt mạng điện sinh hoạt thường dùng vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện
+ Vật liệu dẫn điện gồm: Dây dẫn điện, dây cáp , ...
+ Vật liệu cách điện: Sứ, gỗ, nhựa, cao su lưu hóa, ...
3) Dây dẫn điện và dây cáp điện được dùng để truyền tải và phân phối điện năng đến các hộ tiêu thụ điện và các đồ dùng điện, thiết bị điện.
V/Dặn dò:
- Nắm vững đặc điểm của mạng điện sinh hoạt.
- Các vật liệu điện dùng trong mạng điện sinh hoạt.
- Phân loại, cấu tạo, công dụng của dây dẫn điện và dây cáp.
- Mỗi em chuẩn bị:
* Phôi liệu: 0,2 m dây dẫn lõi một sợi (dây < ặ 16) , 0,3 m dây lõi nhiều sợi
* Dụng cụ: kìm điện, dao, kéo, băng dính, giấy ráp(nhám)
Tiết sau ta thực hành nối dây dẫn.
Tiết 7, 8, 9. Thực hành
Nối dây dẫn điện.
A/ Mục tiêu :
- HS nắm vững yêu cầu của mối nối và các phương pháp nối dây dẫn điện.
- Biết cách nối nối tiếp và nối phân nhánh dây dẫn điện
- Nắm vững phương pháp nối dây ở hộp nối dây
- Nối được một số mối nối ở hộp nối dây
- Biết hàn các mối nối và cách điện bằng băng dính hoặc bằng ống ghen.
B/ Chuẩn bị :
* Phôi liệu: 0,2 m dây dẫn lõi một sợi (dây < ặ16) , 0,3 m dây lõi nhiều sợi
* Dụng cụ: kìm điện, dao, kéo, băng dính, iấy ráp(nhám)
* Một số thiết bị: Công tắc, cầu chì, cầu dao, ...
C/ Tiến trình lên lớp :
I/ ổn định
II/ KTBC :
1) Nêu đặc điểm của mạng điện sinh hoạt
Yêu cầu trả lời đủ các ý:
Mạng điện sinh hoạt có các đặc điểm :
+Là mạng điện một pha đươc cung cấp từ mạng điện ba pha điện áp thấp để cung cấp cho các thiết bị và đồ dùng điện và chiếu sáng.
+ Trị số điện áp 127V và 220V.
+ Gồm mạch chính cung cấp điện và các mạch nhánh phân phối điện cho các thiết bị điện và đồ dùng điện.
+ Trong mạng điện sinh hoạt còn có các thiết bị đo lường, điều khiển, bảo vệ, ...
2) Nêu vật liệu dẫn điện và cách điện thường dùng trong mạng điện sinh hoạt.
Yêu cầu trả lời đủ các ý :
Trong lắp dặt mạng điện sinh hoạt thường dùng vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện
+ Vật liệu dẫn điện gồm: Dây dẫn điện, dây cáp , ...
+ Vật liệu cách điện: Sứ, gỗ, nhựa, cao su lưu hóa, ...
HS cả lớp bổ sung, nhận xét câu trả lời của bạn
GV nhận xét, đánh giá cho điểm
III/ Nội dung thực hành:
1) Vì sao phải nối dây dẫn? (Trong quá trình lắp đặt, thay thế dây dẫn và sửa chữa thiết bị điện nhất thiết phải nối dây dẫn. Chất lượng các mối nối dây dẫn ảnh hưởng không ít tới sự vận hành của mạng điện. Mối nối lỏng lẻo sẽ dễ gây ra sự cố làm đứt mạch hoặc phát sinh ra tia lửa điện làm chập mạch gây ra hỏa hoạn)
2) Khi nối dây dẫn điện cần phải đạt các yêu cầu nào?
Yêu cầu của mối nối dây dẫn:
+ Dẫn điện tốt: Điện trở mối nối phải nhỏ để dòng điện truyền qua dễ dàng. Muốn vậy, các mặt tiếp xúc phải sạch, diện tích tiếp xúc đủ lớn và mối nối phải chặt.
+ Có độ bền cơ học cao: Phải chịu được sức kéo, cắt và sự rung chuyển.
+ An toàn điện: Mối nối phải được cách điện tốt, không sắc làm hỏng lớp băng cách điện.
+ Đảm bảo về mặt mỹ thuật: Mối nối phải gọn, đẹp.
3) Có mấy loại mối nối?
Có 3 loại mối nối chính: - Nối nối tiếp: Dùng để nối dài thêm dây dẫn
- Nối phân nhánh(mạch rẽ): Dùng để phân phối điện năng đến các đồ dùng điện, thiết bị điện.
- Nối dùng phụ kiện: Dùng để nối dây vào các đồ dùng điện, thiết bị điện, ...
4 )Các phương pháp nối dây:
a) Nối vặn xoắn:
* Nối nối tiếp – Dây đơn lõi một sợi
@ Thứ tự thực hiện : GV làm mẫu cho HS quan sát trình tự theo các bước sau :
-Bóc vỏ cách điện : GV hướng dẫn HS cách bóc vỏ cách điện của dây dẫn - Dùng dao hay kìm tuốt dây điện .
+ Bóc cắt lệch
+ Bóc phân đoạn
- Cạo sạch lõi: Dùng giấy giáp hoặc dao, kéo cạo lõi đến khi thấy ánh kim.
- Uốn gập lõi
- Vặn xoắn
- Xiết chặt
- Kiểm tra sản phẩm
@ HS thực hiện
GV thu sản phẩm, tuyên dương các em làm tốt, nhắc nhở các em làm chưa đạt
* Nối phân nhánh: Dây đơn lõi một sợi
@ Thứ tự thực hiện :
- Bóc vỏ cách điện
- Đặt dây phân nhánh vuông góc với dây chính
-Quấn một vòng tạo thành một nút
- Dùng kìm điện vặn xoắnkhoảng 7 vòng, cắt phần dây thừa.
- Kiểm tra sản phẩm
@ HS thực hành
GV thu sản phẩm, tuyên dương các em làm tốt, nhắc nhở các em làm chưa đạt
2) Nối dây dẫn lõi nhiều sợi:
Hai mối nối phổ biến: Nối nối tiếp và nối phân nhánh
Nối nối tiếp
@ Thứ tự thực hiện: GV làm mẫu cho HS quan sát trình tự theo các bước sau :
- Bóc vỏ cách điện và làm sạch lõi.
- Xòe lõi thành hình nan quạt sau đó lồng lõi vào nnhau sao cho các sợi đan chéo nhau
- Vặn xoắn
- Kiểm tra sản phẩm.
@ HS thực hiện :
GV thu sản phẩm, tuyên dương các em làm tốt, nhắc nhở các em làm chưa đạt
Nối phân nhánh :
@ Thứ tự thực hiện :
- Bóc vỏ cách điện và làm sạch lõi
- Tách lõi dây phân nhánh thành hai phần bằng nhau, đặt lõi dây chính vào giữa và tiến hành vặn xoắn. Hai bên vặn ngược chiều nhau .
- Kiểm tra sản phẩm.
@ HS thực hiện :
GV thu sản phẩm, tuyên dương các em làm tốt, nhắc nhở các em làm chưa đạt
b) Nối dây điện ở hộp nối dây.
- Khi nào thì ta dùng mối nối ở hộp nối dây ?(Khi nối dây với các thiết bị bảo vệ, điều khiển, ... của mạng điện sinh hoạt trong các trường hợp mối nối không yêu cầu cao về lực kéo, sức căng dây)
@ Thứ tự thực hiện :
- Bóc vỏ cách điện :- Làm sạch lõi - Làm đầu nối
+ Làm khuyên kín
+ Làm khuyên hở
+ Làm đầu nối thẳng
- Nối dây :
+ Nối bằng vít
+ Nối bằng hộp nối dây
@ HS thực hiện :
GV thu sản phẩm, tuyên dương các em làm tốt, nhắc nhở các em làm chưa đạt
b) Hàn và cách điện mối nối :
* Hàn mối nối :
- Hàn mối nối có tác dụng gì ? (Hàn mối nối làm cho mối nối tăng sức bền cơ học, dẫn điện tốt và không gỉ)
* Các bước thực hiện :
-Đánh bóng mối hàn.
-Láng nhựa thông.
-Dùng vật liệu hàn để hàn: chì, hợp kim thiếc (Nhiệt độ nóng chảy khoảng 2000C)
c) Cách điện mối nối:
-Tại sao sau khi nối xong ta phải cách điện mối nối ? (Để đảm bảo an toàn điện làm tăng sức bền cơ học cho mối nối)
Cách tiến hành :
* Bằng băng dính: Phải quấn dày từ hai lớp trở lên, bắt đầu từ trái sang phải. Lớp trong quấn vào phần lõi nối, lớp sau quấn lên một phần lớp vỏ cách điện.
@ Cách thực hiện : GV làm mẫu và hướng dẫn HS làm theo
IV/ Dặn dò :
- Nắm vững về các yêu cầu của các mối nối, các loại mối nối thông thường
-Trong lắp dặt, sửa chữa điện người ta thường sử dụng các dụng cụ nào ? Công dụng của mỗi loại dụng cụ. Tiết sau ta sẽ tìm hiểu về các dụng cụ dùng trong lắp đặt điện.
Tiết 10, 11, 12.
Các dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện.
Thực hành sử dụngmột số dụng cụ trong lắp đặt mạch điện.
A/ Mục tiêu :
- HS nắm được những dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện và biết được công dụng của từng dụng cụ.
- Biết cách sử dụng từng dụng cụ trong các công việc cụ thể.
- Sử dụng được dụng cụ đo và vạch dấu trong một số công việc của nghề điện
- Sử dụng được khoan điện trong lắp đặt điện
- Có thói quen làm việc có khoa học, có kế hoạch.
B/ Chuẩn bị :
- Bảng 3.3(phóng to), kìm điện, thước các loại, cưa, búa, mỏ hàn, tuốc-nơ-vít
- Bảng gỗ, một số dây dẫn điện, thước lá, bút chì, khoan điện cầm tay.
C/ Tiến trình lên lớp :
I/ ổn định :
II/ KTBC :
1) Nêu các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.
Yêu cầu trả lời :
- Dẫn điện tốt
- Có độ bền cơ học
- An toàn điện
- Đảm bảo về mĩ thuật
2) Trình bày các bước nối nối tiếp dây lõi một sợi.
Yêu cầu trả lời :
- Bóc vỏ cách điện
- Làm sạch lõi
- Uốn gập lõi
- Vặn xoắn
- Xiết chặt
- Kiểm tra
3)Dây đồng khi hàn không cạo sạch có được không ? Tại sao ?
Yêu cầu trả lời :
- Không được
- Khi cạo ta làm sạch tạp chất và ôxit đồng bên ngoài làm cho mối hàn chắt chắn hơn.
HS cả lớp nhận xét, bổ sung
GV đánh giá, cho điểm
III/ Bài mới
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
GV đưa hình 3.3 (phóng to) và giới thiệu tên các đồ dùng thường dùng trong lắp đặt điện mạng điện sinh hoạt. Sau đó GV đưa các ĐDDH đã chuẩn bị cho HS quan sát và trả lời câu hỏi
- Thước dùng để làm gì trong lắp đặt điện?
- Panme dùng để làm gì ?
- Búa dùng để làm gì ?
- Cưa sắt được dùng như thế nào trong lắp đặt điện?
- Các loại tuốc-nơ-vít dùng để làm gì ?
- Đục dùng để làm gì ?
- Hãy kể tên các loại kìm dùng trong lắp đặt điện và công dụng của mỗi loại mà em biết.
- Khoan điện cầm tay dùng để làm gì ?
- Mỏ hàn điện và hàn nung khác nhau như thế nào?
I. Các dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện:
1) Thước:
Dùng để đo chiều dài, khoảng cách cần lắp đặt.
2) Panme:
Khi cần đo chính xác đường kính dây điện (tới 1/100mm)
3) Búa:
Dùng để đóng và nhổ đinh
4) Cưa sắt:
Dùng để cưa, cắt các ống nhựa và kim loại.
5) Tuốc-nơ-vít:
Dùng để tháo, lắp các loại ốc, vít
6) Đục:
Dùng để cắt kim loại, đục đường đặt dây ngầm
7) Kìm các loại.
+ Kìm cắt dây : Dùng để cắt dây điện
+ Kìm tuốc dây : Dùng để tuốc dây dẫn
+ Kìm đầu tròn : Dùng để uốn dây
8) Khoan điện cầm tay:
Dùng khoan lỗ trên gỗ, kim loại và bê tông để lắp đặt thiết bị và đi dây.
9) Mỏ hàn điện:
Dùng điện làm nóng mỏ hàn để hàn các mối nối.
Mỏ hàn nung: Dùng lửa nung nóng mỏ hàn để hàn các mối nối(Hiện nay loại mỏ hàn này ít hoặc không còn sử dụng nửa)
II: Thực hành.
1) Vạch dấu :
+Phương pháp vạch dấu :
-Khi vạch dấu ta phải chú ý điều gì ? (Chọn vạch chuẩn, cạnh chuẩn hoặc mặt chuẩn để làm căn cứ xác định vị trí, kích thước còn lại của sản phẩm)
HS thực hành : GV vẽ sơ đồ lắp dựng một bảng điện gồm : 1 ổ cắm, 1 công tắc, 1 cầu chì theo kích thước của bảng gỗ lên bảng.
@HS tiến hành vạch dấu các thiết bị trên bảng gỗ, các lỗ khoan (khoan mồi, khoan xuyên)
Hướng dẫn HS chọn một cạnh bảng gỗ làm chuẩn. Xác định vị trí của cầu chì, ổ điện, công tắc. Xác định các lỗ khoan trên bảng điện : Lỗ vít cố định bảng điện vào tường, lỗ vít cố định các thiết bị trên bảng điện, lỗ khoan để đi dây(luồn dây). Phân biệt các lỗ khoan xuyên và khoan không xuyên (khoan mồi).
2) HS thực hành khoan các lỗ như đã lấy dấu ở phần trên :
GV hướng dẫn HS thực hiện : Khoan mồi dùng mũi khoan ặ 2mm đẻ khoan các lỗ dùng để bắt các thiết bị vào bảng điện. Khoan xuyên dùng mũi khoan ặ 5mm để khoan xuyên các lỗ vít cố định bảng điện vào tường, lỗ đi dây.
+Cách tiền hành : Kẹp chặt, cố định bảng gỗ. Hạ mũi khoan xuống sát chi tiết để chỉnh tâm lỗ đúng với đầu nhọn mũi khoan, nâng mũi khoan, cho máy chạy. Tiến hành khoan - Điều chỉnh để mũi khoan tiến đều và duy trì quá trình cắt liên tục. Nêu mũi khoan sâu, cần nâng mũi khoan lên thường xuyên để phoi khoan thoát ra ngoài và dùng nước hoặc dầu để làm nguội mũi khoan.
3) Kiểm tra : GV kiểm tra lại toàn bộ theo bảng vẽ, chất lượng các lỗ khoan.
Nhận xét, tuyên dương các em làm tốt, đúng. Uốn nắn các em chưa làm tốt.
IV/ Củng cố :
1) Hãy kể tên vài dụng cụ và công dụng của nó dùng trong lắp đặt điện mà em đã học .
+ Các dụng cụ thường dùng trong lắp đặt điện:
1) Thước: Dùng đo chiều dài, khoảng cách cần lắp đặt.
2) Panme: Khi cần đo chính xác đường kính dây điện (tới 1/100mm)
3) Búa: Dùng đóng và nhổ đinh
4) Cưa sắt: cưa, cắt các ống nhựa và kim loại.
5) Tuốc-nơ-vít: Dùng để tháo, lắp các ốc, vít
6) Đục: Dùng cắt kim loại, đục đường đặt dây ngầm
7) Kìm các loại: Dùng để cắt dây điện, tuốc dây và giữ dây khi uốn
8) Khoan điện cầm tay: khoan lỗ trên gỗ, kim loại và bê tông để lắp đặt thiết bị và đi dây.
9) Mỏ hàn điện, hàn nung: Hàn mối nối các chi tiết
V/ Dặn dò :
- Nắm vững các dụng cụ và công dụng của nó trong lắp đặt điện.
- S ử dụng đúng các dụng cụ để đạt hiệu quả và năng suất.
Tiết13, 14, 15.
Một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt
A/ Mục tiêu:
- HS nắm được một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt như cầu dao, cầu chì, công tắc, ...
- Biết được công dụng của mỗi loại thiết bị điện.
- HS biết sử dụng các loại khí cụ và thiết bị điện trong lắp đặt mạng điện sinh hoạt
- Giáo dục cho các em thấy được tính chính xác, tính khoa học.
B/ Chuẩn bị: Cầu dao, áp tômát, cầu chì, công tắc, phích cắm .
C/ tiến trình lên lớp:
I/ ổn định:
II/ KTBC:
1) Hãy nêu một số dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện mà em đã học.
Yêu cầu trả lời:
- Thước các loại – Panme – Búa - Cưa - Đục – Tuốc-nơ-vít – các loại kìm – khoan điện – mỏ hàn .
2) Khi khoan lỗ ta cần chú ý điều gì?
Yêu cầu trả lời:
- Mũi khoan và bảng gỗ phải được kẹp chặt.
- Trong khi khoan cần cho mũi khoan tiến đều và duy trì quá trình cắt liên tục
- Đối với lỗ khoan sâu cần nâng mũi khoan lên thường xuyên để phoi thoát ra và dùng nước hoặc dầu làm mát mũi kh
File đính kèm:
- giao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_chuong_trinh.doc