Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Lắp mạng điện trong nhà - Tiết 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.

- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.

- Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được một số thông tin cơ bản của nghề điện dân dụng.

3. Thái độ:

 - Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.

II . CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Nội dung : Nghiên cứu nội dung bài 1 SGK+SGV, đọc tài liệu tham khảo, tìm hiểu một số bài hát về nghề điện.

- Đồ dùng dạy học : Tranh về nghề điện dân dụng, bản mô tả nghề điện dân dụng, chuẩn bị một số bài hát, bài thơ về nghề điện dân dụng.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Nội dung : Đọc trước bài 1 SGK, chuẩn bị một số bài hát, bài thơ về nghề điện, tìm hiểu một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.

- Đồ dùng học tập :

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ.

 3. Giới thiệu bài: Trong nền kinh tế quốc dân, nghề điện góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, người thợ điện có mặt ở các cơ sở sản xuất và sửa chữa cơ khí, thiết bị điện từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Sản phẩm của nghề điện chiếm một tỉ lệ khá cao trong thực tiễn. Chính vì vậy, nghề điện có một vị trí then chốt và quyết định trong ngành điện nói chung, nó có điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn, miền núi. Với đặc điểm và tầm quan trọng của nghề điện như vậy, chúng ta cùng đi nghiên cứu bài mới: “Giới thiệu nghề điện dân dụng”

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Lắp mạng điện trong nhà - Tiết 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MODUL: LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ Bài 1 : GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG Ngày soạn : 09/08/08 Tuần : 01 Ngày dạy : 11/08/09 Tiết : 01 I . MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: - Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống. - Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng. - Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. Kỹ năng: - Nhận biết được một số thông tin cơ bản của nghề điện dân dụng. Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này. II . CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên Nội dung : Nghiên cứu nội dung bài 1 SGK+SGV, đọc tài liệu tham khảo, tìm hiểu một số bài hát về nghề điện. Đồ dùng dạy học : Tranh về nghề điện dân dụng, bản mô tả nghề điện dân dụng, chuẩn bị một số bài hát, bài thơ về nghề điện dân dụng. Chuẩn bị của học sinh Nội dung : Đọc trước bài 1 SGK, chuẩn bị một số bài hát, bài thơ về nghề điện, tìm hiểu một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng. Đồ dùng học tập : III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài: Trong nền kinh tế quốc dân, nghề điện góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, người thợ điện có mặt ở các cơ sở sản xuất và sửa chữa cơ khí, thiết bị điệntừ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Sản phẩm của nghề điện chiếm một tỉ lệ khá cao trong thực tiễn. Chính vì vậy, nghề điện có một vị trí then chốt và quyết định trong ngành điện nói chung, nó có điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn, miền núi. Với đặc điểm và tầm quan trọng của nghề điện như vậy, chúng ta cùng đi nghiên cứu bài mới: “Giới thiệu nghề điện dân dụng” Nội dung kiến thức Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Khởi động vào bài Gv: Để tạo một tâm thế vui vẻ, thoải mái và hứng khởi trước khi vào bài học giáo viên chia lớp thành hai nhóm chỉ định nhóm trưởng. Gv: Phổ biến thể lệ cuộc thi và cử ban giám khảo. - Mở đầu thi hát giữa hai đội nội dung các bài hát nói về nghề điện dân dụng. - Trò chơi đoán nghề qua cử chỉ và hành động. Kết thúc hoạt động giáo viên khen thưởng nhóm dành thắng lợi. - Hs hoạt động theo nhóm. - Hs trong các nhóm suy nghĩ nhớ tên các bài hát, các cử chỉ, hành động của nghề và cử người tham gia. 1. Đặc điểm và yêu cầu của nghề. a. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng. -Lắp đặt mạng điện sản xuất,sinh hoạt. -Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện và thiết bị điện. b. Điều kiện lao động của nghề điện. - Việc lắp đặt đường dây,sửa chữa, hiệu chỉnh các thiết bị trong mạng điện thường phải tiến hành ngoài trời, trên cao, lưu động gần khu vực có điện lên rất nguy hiểm. - Công tác bảo dưỡng sửa chữa, hiệu chỉnh các thiết bị và sản xuất chế tạo các thiết bị điện thường được tiến hành trong nhà điều kiện môi trường bình thường. c. Yêu cầu của nghề đối với người lao động. - Kiến thức:Văn hoá THCS, kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện, an toàn điện, quy trình kỹ thuật. - Kỹ năng:Đo lường, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt. - Sức khoẻ:Trên trung bình - Thái độ:Yêu thích nghề. d. Những nơi đào tạo nghề điện. - Ngành điện của các trường kỹ thuật và dạy nghề. - Trung tâm KTTHHN-DN. - Các trung tâm DN cấp huyện và tư nhân. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng. Gv? Theo em hiểu nội dung lao động của nghề điện dân dụng bao gồm những lĩnh vực gì? Cho ví dụ. Gv yêu cầu các nhóm thảo luận cử đại diện phát biểu nhóm khác bổ sung. Gv bổ sung kết luận về nội dung lao động của nghề điện dân dụng. Gv treo bảng mô tả nghề điện dân dụng cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi: Gv? Theo em người thợ điện làm việc trong điều kiện như thế nào? Cho ví dụ. Gv yêu cầu các nhóm thảo luận và cử đại diện phát biểu nhóm khác bổ sung. Gv bổ sung kết luận về nghề điện dân dụng. Gv yêu cầu học sinh đọc bản mô tả nghề sau đó đặt câu hỏi? Gv? Theo em nghề điện có yêu cầu gì đối với người lao động? Gv yêu cầu các nhóm thảo luận và cử đại diện phát biểu nhóm khác bổ sung Gv bổ sung kết luận về yêu cầu của nghề đối với người lao động. Gv yêu cầu học sinh đọc bản mô tả nghề thảo luận tìm ra những nơi đào tạo nghề điện dân dụng. Gv cho các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung sau đó giáo viên bổ sung và đi đến kết luận. Hs thảo luận theo nhóm cử đại diện phát biểu. - Lắp đặt mạng điện sản xuất, sinh hoạt. - Lắp đặt trang thiết bị phục vụ sản xuất và sinh hoạt. - Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện, các thiết bị điện. Hs ghi vở. Hs thảo luận theo nhóm cử đại diện phát biểu. - Trong nhà: Lắp đặt điện trong nhà, cơ quan, trường học và sửa chữa chúng khi có sự cố. - Ngoài trời: Lắp đặt đường dây điện, mạng điện. - Trên cao: Trèo lên cao, đi lưu động làm việc gần khu vực có điện dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. Hs ghi vở. Hs thảo luận theo nhóm cử đại diện phát biểu. - Trình độ văn hoá THCS, kiến thức cơ bản về KTĐ, an toàn, quy trình kỹ thuật. - Nắm vững kỹ năng đo lường, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt. - Sức khoả trên trung bình. - Yêu thích nghề. Hs ghi vở. Hs thảo luận theo nhóm cử đại diện phát biểu. - Ngành điện của các trường kỹ thuật và dạy nghề. - Các trung tâm KTTH-HN. - Các trung tâm dạy nghề cấp huyện và tư nhân. Hoạt động 3 : Tổng kết – Dặn dò Tổng kết : + Gv khen thưởng các cá nhân, các nhóm có các câu phát biểu bổ sung hay hoặc tích cực tham gia các hoạt động thảo luận. + Gv lưu ý cho học sinh để làm được nghề điện chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động, làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác. Dặn dò: Đọc trước phần I bài 2 SGK, sưu tầm một số mẫu dây dẫn điện.

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_lap_mang_dien_trong_nha_ti.doc