A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
1/ Kiến thức
- Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS: yêu cầu, phương pháp thuyết minh.
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
2/ Kĩ năng
Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
3/ Thái độ
Có ý thức vận dụng kiểu văn bản thuyết minh vào đời sống.
B. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Bài mới
* Dẫn nhập:
Trong thực tế cuộc sống, vì điều kiện và hoàn cảnh thực tế, chúng ta có thể ko được đi thăm quan mọi thắng cảnh, di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng, thưởng thức các sản vật quý của nhiều vùng quê, ko biết hết về cuộc đời, sự nghiệp của nhiều danh nhân hay các tác giả, tác phẩm văn học nổi tiếng, có giá trị,. Nhưng chúng ta cũng có thể nắm bắt được những đặc điểm của chúng qua các bài văn thuyết minh. ở cấp II, các em đã được học về văn thuyết minh về một thể loại văn học, một phương pháp và một danh lam thắng cảnh. Vậy văn bản thuyết minh có các hình thức kết cấu ntn? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề đó.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10169 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA
VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
1/ Kiến thức
- Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS: yêu cầu, phương pháp thuyết minh.
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
2/ Kĩ năng
Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
3/ Thái độ
Có ý thức vận dụng kiểu văn bản thuyết minh vào đời sống.
B. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Bài mới
* Dẫn nhập:
Trong thực tế cuộc sống, vì điều kiện và hoàn cảnh thực tế, chúng ta có thể ko được đi thăm quan mọi thắng cảnh, di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng, thưởng thức các sản vật quý của nhiều vùng quê, ko biết hết về cuộc đời, sự nghiệp của nhiều danh nhân hay các tác giả, tác phẩm văn học nổi tiếng, có giá trị,... Nhưng chúng ta cũng có thể nắm bắt được những đặc điểm của chúng qua các bài văn thuyết minh. ở cấp II, các em đã được học về văn thuyết minh về một thể loại văn học, một phương pháp và một danh lam thắng cảnh. Vậy văn bản thuyết minh có các hình thức kết cấu ntn? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề đó.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1. Kết cấu của văn bản thuyết minh
- Nhắc lại khái niệm về văn bản thuyết minh?
- Các loại văn bản thuyết minh?
Loại thiên về trình bày, giới thiệu gồm 3 thể nhỏ:
+ Thuyết minh về một tác giả, tác phẩm VH.
+ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
+ Thuyết minh về một phương pháp.
- Em hiểu thế nào là kết cấu văn bản?
- Kết cấu văn bản phụ thuộc vào các yếu tố nào?
- Hs đọc văn bản.
- Gv chia Hs thành 4 tổ thảo luận, trả lời các câu hỏi trong Sgk:
- Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh?
- Nội dung thuyết minh của văn bản?
- Phân tích cách sắp xếp ý trong văn bản?
- Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy?
- Hs đọc VB, thảo luận, trả lời các câu hỏi.
- Đối tượng và mục đích thuyết minh của văn bản 2?
- Nội dung thuyết minh của văn bản 2?
- Phân tích cách sắp xếp ý trong văn bản?
- Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy?
- Từ việc tìm hiểu 2 VD trên, em hãy nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh?
- Hs đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2. Luyện tập
- Yêu cầu Hs thảo luận, thực hành làm bài tập 1: Thuyết minh về bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão?
- Xác định hình thức kết cấu văn bản thuyết minh?
- Nội dung thuyết minh?
- Thuyết minh về di tích Côn Sơn?
- Xác định các nội dung chính cần thuyết minh?
I. KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
1/ Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,... của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.
- Phân loại: có nhiều loại, với 2 loại chính:
+ Chủ yếu thiên về trình bày, giới thiệu.
+ Chủ yếu thiên về miêu tả.
- Kết cấu của văn bản thuyết minh là cách tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
- Hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh phải phù hợp với mối liên hệ bên trong của đối tượng, với môi trường xung quanh và có quá trình nhận thức của con người.
- Kết cấu của văn bản thuyết minh phụ thuộc vào: Đối tượng, mục đích và người tiếp nhận.
2/ Một số dạng kết cấu
a. Tìm hiểu văn bản
- Văn bản 1: Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn.
- Văn bản 2: Bưởi Phúc Trạch.
* Văn bản 1:
- Đối tượng: Hội thổi cơm thi – môtl lễ hội dân gian.
- Mục đích: Hình dung được thời gian, địa điểm, diễn biến và ý nghĩa của lễ hội.
- Nội dung:
+ Thi nấu cơm: Thủ tục bắt đầu lấy lửa, nấu cơm.
+ Chấm thi: Tiêu chuẩn, cách chấm.
+ Địa điểm: làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.
+ Thời gian: ngày rằm tháng giêng hàng năm.
+ Diễn biến:
Thi nấu cơm:- Thủ tục bắt đầu.
- Lấy lửa.
- Nấu cơm.
Chấm thi:- Tiêu chuẩn.
- Cách chấm.
+ Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của nhân dân
- Cách sắp xếp các ý: theo trình tự thời gian.
- Cơ sở sắp xếp: Do bài viết nhằm giới thiệu về một hội thi và một công việc cụ thể nên người viết phải trình bày theo trật tự thời gian.
* Văn bản 2:
- Đối tượng: Bưởi Phúc Trạch
- Mục đích: Giúp người đọc cảm nhận được những giá trị của bưởi Phúc Trạch.
- Nội dung thuyết minh.
+ Các loại bưởi nổi tiếng của Việt Nam.
+ Đặc điểm của bưởi Phúc Trạch: hình dáng quả, đặc điểm vỏ, cùi bưởi; vẻ ngon lành, hấp dẫn của múi bưởi, tép bưởi.
+ Giá trị và sự bổ dưỡng của bưởi.
+ Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.
- Trình tự thuyết minh: Theo nhiều quan hệ.
b. Các hình thức kết cấu
- Theo trình tự thời gian.
- Theo trình tự không gian.
- Theo trình tự lôgíc.
- Theo trình tự hỗn hợp.
* Ghi nhớ ( SGK/168).
II. LUYỆN TẬP
Bài 1
Thuyết minh về bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
- Hình thức kết cấu: hỗn hợp.
- Nội dung thuyết minh:
* Giới thiệu chung:
- Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320), người làng Phù ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Hoàn cảnh sáng tác: ước đoán được sáng tác trong khoảng thời gian trước khi xảy ra cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 2.
- Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Chủ đề: ca ngợi vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao.
* Gía trị nội dung, giá trị tư tưởng:
- Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần.
- Hai câu cuối: Nỗi lòng của tác giả.
* Thành tựu nghệ thuật:
* Nhận định, đánh giá về tác phẩm.
Bài 2
Nội dung thuyết minh cơ bản về di tích Côn Sơn:
- Đường đến, địa điểm.
- Khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình.
- Cụm di tích văn hóa: chùa Hun và đền thờ Nguyễn Trãi.
- Vài nét về thời gian ở ẩn của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
- Các lễ hội và hoạt động thăm quan du lịch ở Côn Sơn hàng năm...
4/ Củng cố
5/ Dặn dò
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.
1/ Kiến thức
- Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh.
- Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh.
2/ Kĩ năng
Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý để lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.
3/ Thái độ
2/ Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi: Nêu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh?
* Đáp án:
- Theo trình tự thời gian: Sự việc, sự vật theo quá trình hình thành, vận động, phát triển, kết thúc, chấm dứt.
- Theo trình tự không gian: Sự vật, sự việc theo tổ chức vốn có: Trên - dưới; trong - ngoài; trước - sau...theo trình tự quan sát.
- Theo trình tự lô gíc: Sự vật, sự việc theo mối quan hệ nhân - quả; chung - riêng; liệt kê các mặt, các phương diện...
- Theo trình tự tổng hợp: kết hợp các trình tự trên.
3/ Bài mới
* Dẫn nhập:
Nhằm giúp các em vận dụng những kiến thức và kĩ năng lập dàn ý về văn thuyết minh, để lập được dàn ý cho một văn bản thuyết minh có đề tài gần gũi quen thuộc. Ngày hôm nay chúng ta học bài “Lập dàn ý bài văn thuyết minh”. Lập dàn ý là một khâu quan trọng trong quá trình làm văn. Đối với bài văn thuyết minh cũng vậy. Song việc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có gì giống và khác với việc lập dàn ý cho các kiểu văn bản khác?
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1. Dàn ý bài văn thuyết minh
- Nhắc lại bố cục của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần?
- Bố cục 3 phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của bài văn thuyết minh không? Vì sao?
- So sánh sự giống và khác của phần mở bài và kết bài trong bài văn tự sự với bài văn thuyết minh?
- Nêu trình tự sắp xếp ý ở phần thân bài của văn bản thuyết minh?
* Hoạt động 2. Lập dàn ý bài văn thuyết minh
- Những nội dung chính cần nêu ở phần mở bài bài văn thuyết minh?
- Yêu cầu đối với mở bài của văn bản thuyết minh?
- Các bước cần làm để có dàn ý phần thân bài?
- Các việc cần làm ở phần kết bài?
* Hoạt động 2. Luyện tập
- Yêu cầu Hs thảo luận, lập dàn ý cho 2 bài văn thuyết minh:
Đề 1: Trình bày cách chế biến món đậu phụ rán.
Đề 2:
Giới thiệu về tác giả văn học Nguyễn Trãi.
I. DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
1/ Bố cục
- Mở bài: Giới thiệu sự vật, sự việc, đời sống cụ thể của bài viết.
- Thân bài: Nội dung chính của bài viết.
- Kết bài: Nêu suy nghĩ, hành động của người viết.
2/ So sánh phần MB, KB của VBTM với VBTS.
- Giống: cơ bản tương đồng ở phần mở bài.
- Khác: ở phần kết bài.
+ Văn bản tự sự: chỉ nêu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật (người viết).
+ Văn bản thuyết minh: vừa trở lại đề tài thuyết minh vừa lưu lại cảm xúc, suy nghĩ lâu bền trong lòng độc giả.
3/ Các trình tự sắp xếp
- Trình tự thời gian.
- Trình tự không gian.
- Trình tự chứng minh: phản bác- chứng minh.
II. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
1/ Xác định đề tài
- Một danh nhân văn hoá.
- Đó là người mà em yêu thích và đã tìm hiểu kĩ.
- Nguyễn Du, Nguyễn Trãi....
2/ Xây dựng dàn ý
- Mở bài:
- Nội dung chính: nêu được đề tài (giới thiệu được đối tượng thuyết minh).
- Yêu cầu:
+ Giúp người đọc nhận ra kiểu bài thuyết minh.
+ Thu hút được sự chú ý của người đọc
- Thân bài:
- Nội dung chính: triển khai các nội dung chính cần thuyết minh.
- Các bước cần làm:
+ Tìm ý, chọn ý.
+ Sắp xếp các ý theo trình tự không gian, thời gian, nhận thức hoặc trình tự chứng minh
Kết bài:
- Trở lại đề tài của bài văn thuyết minh.
- Lưu lại những suy nghĩ, cảm xúc.
II. LUYỆN TẬP
Đề 1: Trình bày cách chế biến món đậu phụ rán.
Trình bày cách chế biến món đậu phụ rán.
- Mở bài: Giới thiệu món đậu phụ rán.
- Thân bài:
+ Nguyên liệu.
+ Cách chế biến.
+ Yêu cầu thành phẩm.
- Kết bài:
+ Trở lại vấn đề.
+ Nêu suy nghĩ, đánh giá.
Đề 2: Giới thiệu về tác giả văn học Nguyễn Trãi.
- Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi (tên, hiệu, quê hương, gia đình và tầm vóc của ông trong lịch sử văn học dân tộc.)
- Thân bài:
+ Giới thiệu các sự kiện nổi bật trong cuộc đời Nguyễn Trãi.
+ Giới thiệu về sự nghiệp thơ văn.
- Kết bài:
+ Đánh giá vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử dân tộc.
+ Nêu cảm xúc, suy nghĩ.
(Bảng phụ phần 2)
2. So sánh phần MB, KB của VBTM với VBTS.
So sánh
Bài văn tự sự
Bài thuyết
Giống nhau
Mở bài
Giới thiệu đối tượng (nhân vật, danh nhân)
Kết bài
Nhấn mạnh ấn tượng chung về đối tượng (nhân vật, danh nhân), tạo cho người đọc tình cảm, cảm xúc về họ
Khác nhau
Mở bài
Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện
Kết thúc câu truyện
Kết bài
Giới thiệu địa điểm, vai trò trong đời sống lịch sử, văn hoá, khái quát về phương pháp, cách làm…
Nhấn mạnh vai trò, vị trí, ý nghĩa trong đời sống văn hoá, xã hội, khoa học, lịch sử của của đồng.
4/ Củng cố
5/ Dặn dò
File đính kèm:
- cac hinh thuc ket cau cua van ban thuyet minh.doc