A. Mục tiêu bài học :
Giúp HS :
Nắm được những kiến thức chung nhất, tông quát nhất về hai bộ phận văn học Việt Nam (VH dân gian và VH viết ) và quá trình phát triển của văn học viết VN (VH trung đại và VH hiện đại)
Nắm vững hệ thống vấn đề về :
+ Thể loại của VH VN
+ Con người trong VH VN.
Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản vh được học. Từ đó, có lòng say mê với VH VN.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
Một số sơ đồ, biểu bảng, sgk, giáo án, bảng phụ: so sánh đối chiếu VHDG – VHV; bảng phụ chú các tác giả và tác phẩm qua các giai đoạn.
Sgk, bài soạn.
C. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định
2. KTBC.
3. Bài mới
GV: Qua 4 năm ở trường THCS, các em đã được học khá nhiều tác giả, tác phẩmVH nổi tiếng trong VH VN từ xưa đến nay. Chương trình ngữ văn THPT sẽ tiếp tục mở rộng sâu hơn. Bài học đầu tiên ở lớp 10 là một bài văn học sử (lịch sử VH) : Tổng quan VH VN có 1 vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Nó giúp chúng ta có cái nhìn khái quát nhất, hệ thống nhất từ xưa đến nay. Đồng thời giúp Chúng ta ôn tập lại tất cả những gì đã học ở chương trình THCS và giúp chúng ta định hướng học tiếp chương trình ngữ văn THPT.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Đọc văn- Tổng quan văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Tuần : 1
Tiết : 1 -2. Đọc văn
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
Mục tiêu bài học :
Giúp HS :
Nắm được những kiến thức chung nhất, tôûng quát nhất về hai bộ phận văn học Việt Nam (VH dân gian và VH viết ) và quá trình phát triển của văn học viết VN (VH trung đại và VH hiện đại)
Nắm vững hệ thống vấn đề về :
+ Thể loại của VH VN
+ Con người trong VH VN.
Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản vh được học. Từ đó, có lòng say mê với VH VN.
Chuẩn bị của thầy và trò:
Một số sơ đồ, biểu bảng, sgk, giáo án, bảng phụ: so sánh đối chiếu VHDG – VHV; bảng phụ chú các tác giả và tác phẩm qua các giai đoạn.
Sgk, bài soạn.
Tiến trình lên lớp :
Ổn định
KTBC.
Bài mới
GV: Qua 4 năm ở trường THCS, các em đã được học khá nhiều tác giả, tác phẩmVH nổi tiếng trong VH VN từ xưa đến nay. Chương trình ngữ văn THPT sẽ tiếp tục mở rộng sâu hơn. Bài học đầu tiên ở lớp 10 là một bài văn học sử (lịch sử VH) : Tổng quan VH VN có 1 vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Nó giúp chúng ta có cái nhìn khái quát nhất, hệ thống nhất từ xưa đến nay. Đồng thời giúp Chúng ta ôn tập lại tất cả những gì đã học ở chương trình THCS và giúp chúng ta định hướng học tiếp chương trình ngữ văn THPT.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu HS quan sát các mục lớn trong sgk, từ trang 5 -13 : trình bày bố cục của bài học.
VH VN được khái quát trên những mặt nào? Thử xác định trọng tâm và lí giải?
HS làm việc cá nhân với sgk và trả lời:
- Bài học được cấu trúc làm 3 phần.
- Mục I: xem xét VHVN về mặt thành tố làm nên dung lượng, khối lượng, phạm vi.
- Mục II: Khái quát sự phát triển, vận động của VHVN trong thời gian và không gian (trọng tâm 1)
- Mục III: khái quát về bốn mối quan hệ chủ yếu của con người VN được thể hiện trong VH tạo nên đặc điểm riêng, giá trị riêng của nền VH này (trọng tâm 2 – và khó nhất) .
Yêu cầu HS dựa vào sgk và trả lời các câu hỏi sau:
VHVN bao gồm mấy bộ phận lớn? Đó là những bộ phận nào?
Tác giả VH dân gian là ai?nó được lưu truyền bằng hình thức chủ yếu nào? Vì sao? Có khi nào người trí thức tham gia sáng tác VH dân gian không? Thử tìm một vài VD mà em biết?
GV: trí thức đôi khi cũng có sáng tác nhưng phải tuân thủ những đặc trưng của vhdg và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân, VD: tháp mười đẹp nhất bông sen… (Bảo Định Giang); hỡi cô tát nước bên đàng… (Bàng Bá Lân)…
Các thể loại chủ yếu của VHDG đã học ở THCS?
Những đặc trưng chủ yếu của VHDG? Em hiểu như thế nào về tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của VHDG? VD?
GV: tính thực hành (trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng : lao động, hội hè, nghi lễ, gia đình: kể hát ngâm…) VD hò, hát ru, ca dao,…
HS thảo luận nhóm : so sánh với VH dân gian để trả lời các câu hỏi sau :
Tác giả thuộc tầng lớp nào trong XH? Khác gì với tác giả VHDG?
VH viết VN được viết bằng những thứ chữ nào? VD.
Hệ thống những thể loại của VH viết VN mà em đã học ở THCS?
GV: cho HS xem bảng phụ so sánh đối chiếu :
I.Các bộ phận hợp thành của VHVN:
-VH dân gian
-VH viết
1. VH dân gian:
-Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Các thể loại chủ yếu : thần thoại, truyền thuyết, sử thi…
-Tính truyền miệngø tính tập thể và tính thực hành.
2. Văn học viết:
-Tác giả: trí thức VN
-Hình thức sáng tác và lưu truyền : chữ viết – văn bản, đọc.
-Mang dấu ấn cá nhân, sáng tạo cá nhân.
-Chữ viết : ba thứ chữ khác nhau : chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ (VD).
-Hệ thống thể loại:
+ Từ thế kỉ X – XIX: văn xuôi tự sự (truyện kí, chính luận, tiểu thuyết chương hồi…); trữ tình( các loại thơ cổ phong, Đường luật, ngâm khúc,truyện thơ Nôm, hát nói…); văn biền ngẫu(Phú ,cáo, văn tế)
+Từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX: tự sự, trữ tình, kịch với nhiều thể loạicụ thể.
Các mặt
Văn học dân gian
Văn học viết
Tác giả
Tập thể nhân dân lao động
Cá nhân trí thức
Phương thức sáng tác và lưu truyền
Tập thể và truyền miệng trong dân gian( kể, hát, nói, diễn)
Viết, văn bản, đọc sách, báo, in ấn, tủ sách, thư viện…
Chữ viết(in)
Chữ quốc ngữ ghi chép sưu tầm VHDG
Chữ Hán, Nôm, chữ quốc ngữ (Pháp, Anh)
Đặc trưng
Tập thể, truyền miệng, thực hành trong sinh hoạt cộng đồng.
Tính cá nhân, mang dấu ấn cá nhân sáng tạo.
Hệ thống thể loại
Tự sự dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…), trữ tình dân gian : ca dao… sân khấu dân gian (chèo, rối)
Tự sự trung đại, hiện đại, trữ tình trung đại, hiện đại, sân khấu trung đại và hiện đại với nhiều thể loại cụ thể, riêng biệt (các loại truyện, thơ, văn biền ngẫu, nghị luận…)
GV: VHVN là một nền VH thống nhất trong đa dạng. Bởi nó là sản phẩm tinh thần của tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước VN từ xưa đến nay( VH của dân tộc Việt đóng vai trò chủ yếu). Từ khi ra đời đến nay, nó không đứng yên mà luôn vận động, phát triển trong thời gian và không gian theo những qui luật riêng đặc thù. Các nhà nghiên cứu VH đã thống nhất trong việc phân kì VH VN thành các thời kì, giai đoạn khác nhau. Mỗi thời kì, mỗi giai đoạn chịu sự chi phối, qui định của hoàn cảnh lịch sử, XH.
HS đọc sgk, trang 6-7 phát biểu về cách phân kì tổng quát của VHVN nhìn từ góc độ thời gian và quan hệ.
HS: hai thời kì chủ yếu của VHVN:
1. VH trung đại:
-Thời gian từ thế kỉ X – hết XIX.
-Quan hệ : khu vực Đông Nam Á (Trung Quốc)
2. VH hiện đại:
-Thời gian: từ thế kỉ XX – nay.
-Giao lưu quốc tế mở rộng ( Âu, Mỹ)
HS thảo luận nhóm :
VH trung đại VN được viết bằng thứ chữ nào?
Chữ Hán du nhập vào nước ta từ khoảng thời gian nào?Tại sao đến thế kỉ X VH viết VN mới thực sự hình thành? Chữ Hán đóng vai trò gì đối VHVN trung đại? Kể tên một số tác giả, tác phẩm lớn viết bằng chữ Hán mà em đã được học ở THCS?
HS: dựa vào sgk nêu một số VD.
HS thảo luận nhóm:
Chữ Nôm ra đời vào thế kỉ nào, đạt tới đỉnh cao vào thế kỉ nào với những tác giả và tác phẩm nào?Việc sáng tạo ra chữ Nôm và dùng chữ Nôm để sáng tác Vh có vai trò như thế nào?
GV:Nhờ có chữ Nôm mà các tác phẩm của tác giả bác học dễ dàng đến với nhân dân lao động.
Chữ Nôm và văn học chữ Nôm ra đời và phát triển là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng 1 nền VH độc lập của dân tộc : ảnh hưởng của văn học dân gian sâu sắc, gắn liền với sự trưởng thành của những truyền thống yêu nước và nhân đạo, tính hiện thực, quá trình dân tộc hoá và dân chủ hoá của văn học trung đại VN.
(Hết tiết 1)
HS dựa vào sgk trang 9, trình bày 4 giai đoạn chủ yếu.
HS thảo luận :
Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong từng giai đoạn mà em đã học ở bậc THCS
Vai trò của CM 8/45 đối với sự phát triển của VH VN hiện đại.
VH giai đoạn 1945- 1975, đã có những tiến bộ như thế nào?
Nêu những thành tựu chung của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cuối thế kỉ XX. ( tác giả, đời sống văn học, thể loại, thi pháp).
GV so sánh với VH viết VN từ thế kỉ X – XIX (tác giả, thể loại, đề tài, số lượng…)
II. Quá trình phát triển của VH viết VN.( trọng tâm 1)
1. VH trung đại( X – XIX)
- Viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Chữ Hán du nhập vào nước ta từ đầu công nguyên. Nhưng đến thế kỉ X thì chữ Hán mới chính thức trở thành chữ viết của nền VH viết VN.
- Chữ Hán đóng vai trò là cầu nối để dân tộc ta tiếp nhận các học thuyết Nho, Phật, Lão…
-Chữ Nôm : ra đời từ thế kỉ XII, được đưa vào sáng tác văn học từ thế kỉ XV( Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông), và đạt đỉnh cao vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX( Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… )
Nhờ có chữ Nôm mà các tác phẩm của tác giả bác học dễ dàng đến với nhân dân lao động.
2. VH hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX)
- Chia thành 4 giai đoạn :
+Từ đầu TK XX – năm 1930.
+ 1930 – CM8/45
+ CM8/45 – 1975
+ 1975 – hết thế kỉ XX.
- Từ đầu thế kỉ XX, VHVN bước vào quá trình hiện đại hoá, do sự giao lưu mở rộng, tiếp xúc với nền văn học Âu –Mỹ. Chủ yếu là nền vh tiếng Việt viết bằng chữ quốc ngữ.
- CM 8/45 là sự kiện lịch sử vĩ đại, mở ra 1 giai đoạn mới trong lịch sử VHVN.
- 30 năm, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đã sản sinh ra 1 đội ngũ nhà văn – chiến sĩ với nhiều thành tựu đáng kể. (nêu một số nhà văn)
- VH hiện đại với nhiều thành tựu :
+Tác giả
sgk
+Đời sống vh
+Thể loại
+Thi pháp
Bảng phụ chú hệ thống tác giả qua các giai đoạn :
Giai đoạn
Tác giả tiêu biểu
Chữ viết – thể loại
1900- 1930
Phan Bội Châu, Nguyễn Aùi Quốc, Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn…
Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, chữ Pháp.
-Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.
1930 –8/1945
Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Xuân Diệu, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Hoài Thanh, HCM, Tố Hữu….
- Chữ Hán, chữ quốc ngữ
-Thơ, truyện, kịch, Phê bình.
1945- 1975
Đặng Thai Mai, Hà Minh Đức, Hoàng Cầm, Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Tô Hoài, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Minh Châu, Chính Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa…
-Chữ quốc ngữ
- Thơ, truyện, kí, kịch, nghị luận, phê bình
1975 – nay
(2006)
Lê Lựu, Nguyễn Khắc Tường, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thiều, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái…
-Chữ quốc ngữ
- Thơ, truyện, kí, kịch, nghị luận, phê bình.
GV: VH thể hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, trước hết là thể hiện quá trình tư tưởng, tình cảm nào? Dẫn chứng minh hoạ.
HS dựa vào SGK mục 1 – III để trả lời.
GV: diễn giảng từng nội dung cụ thể :
+Trong VHDG
+Trong VHTĐ
+Trong VHHĐ
GV: Tại sao chủ nghĩa yêu nước lại trở thành một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất của văn học viết VN?
HS : dựa vào sgk mục 2 – III, xác định nội dung trả lời theo các ý sau:
GV: Những đặc điểm nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong văn học VN là gì?
HS:
+Trong VHDG: Tình yêu làng xóm, quê hương, căm ghét mọi thế lực xâm lược.
+Trong văn học Viết: Ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, truyền thống văn hiến lâu đời.
+Tinh thần xả thân vì độc lập, tự do của tổ quốc.
+Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu, giá trị quan trọng của VHVN.
GV: Những biểu hiện nội dung của mối quan hệ này trong văn học là gì?
HS : dựa vào sgk mục 3 – III trả lời với các ý sau :
GV: Phân tích một vài dẫn chứng minh hoạ trong chương trình THCS.
*Đây là vấn đề khó và trừu tượng so với trình độ HS nên GV chỉ diễn giảng những ý cơ bản nhất:
-VHVN ghi lại quá trình lựa chọn, đ/t để khẳng định đạo lí làm người của con người. Kết hợp hài hoà 2 phương diện ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng.
- Trong hoàn cảnh đấu tranh và cải tạo thiên nhiên, người VN luôn đề cao ý thức cộng đồng – xem nhẹ ý thức cá nhân.
- Trong hoàn cảnh khác con người đề cao cái tôi cá nhân (thế kỉ XVIII, giai đoạn 1930 – 1945) – con người nghĩ đến quyền sống cá nhân, tự do yêu đương, hạnh phúc…
- Xây dựng đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp.
III. Con người Việt Nam qua văn học. ( trọng tâm và khó đối với HS)
1. Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
- Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên (thần thoại, truyền thuyết)
-Thiên nhiên là người bạn tri âm tri kỉ (cây đa bến nước , con đò dòng sông, …)
- Thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mỹ của nhà nho (tùng cúc trúc mai)
-Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng.
2. Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc.
- Sớm ý thức xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ.
-Do vị trí địa lí đặc biệt mà đất nước ta đã phải nhiều lần chiến đấu để bảo vệ nền độc lập.
" Chính vì thế mới có 1 dòng VH yêu nước nổi bật và xuyên suốt lịch sử VHVN
3. Con người VN trong quan hệ xã hội:
- Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự thông cảm với những người dân bị áp bức.
-Mơ ước về 1 xã hội công bằng, tốt đẹp.
-Nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội.
- Chủ nghĩa nhân đạo – cảm hứng xã hội là tiền đề hình thành chủ nghĩa hiện thực.
-Phản ánh công cuộc xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới sau 1975.
4. Con người VN và ý thức về bản thân
- Ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng.
- Luôn đề cao ý thức cộng đồng – xem nhẹ ý thức cá nhân.
- con người nghĩ đến quyền sống cá nhân, tự do yêu đương, hạnh phúc…
- Xây dựng đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp.
* GHI NHỚ (SGK)
* Củng cố :
GV: củng cố kiến thức bằng sơ đồ hệ thống hoá :
Hai bộ phận hợp thành Tiến trình phát triển
VHDG---------- VH viết VH trung đại------- VH hiện đại.
( TK X – nay) (X – đến hết XIX) ----(XX – nay 2006)
1900 – 1930
1930 – 1945
1945 – 1975
1975 – hết thế kỉ XX
Những nội dung chủ yếu
Quan hệ với thiên nhiên Quan hệ quốc gia Quan hệ xã hội Quan hệ và ý thức bản thân
Yêu thiên nhiên Chủ nghĩa y/ n Chủ nghĩa n/đ Chủ nghĩa hiện thực
Đạo lí làm người VN
* Luyện tập:
1. Kể tên 5 tác giả và tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học trung đại VN.
2. Kể tên 5 tác giả và tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học hiện đại VN.
3. Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và hiện thực thấm nhuần trong tác phẩm nào sau đây :
Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo, Truyện Kiều, những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người,Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Bến quê.
* Dặn dò :
-Học bài, đọc lại bài trong sgk.
-Soạn trước bài : Tiếng Việt hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
+ Đọc kĩ VB ở mục 1 – I trong SGK và giải quyết bài tập để trả lời các câu hỏi: khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Các quá trình của hoạt động giao tiếp. Các nhân tố giao tiếp
File đính kèm:
- Tong quan ve van hoc Viet Nam(3).doc