Giáo án Tiết 3 Tiếng Việt- Văn Bản

A . Kết quả cần đạt:

 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm và đặc điểm của văn bản.

 2. Tích hợp với văn học qua bài Tổng quan nền văn học Việt Nam.

 3. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng nhận diện văn bản.

 

 B.Thiết kế bài giảng:

 

doc27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiết 3 Tiếng Việt- Văn Bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 09/09/07. Tiết 3. Tiếng Việt. Văn Bản. A . Kết quả cần đạt: 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm và đặc điểm của văn bản. 2. Tích hợp với văn học qua bài Tổng quan nền văn học Việt Nam. 3. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng nhận diện văn bản. B.Thiết kế bài giảng: HĐ của GV& HS Yêu cầu cần đạt HS đọc SGK. VB là gì?VB tồn tại NTN?VB có ND & HT ra sao? -Vậy, muốn tạo lập hoặc nhận diện một văn bản thì phải trả lời được những câu hỏi nào? - HS đọc sgk,GV đặt câu hỏi: - Đề tài là gì, tư tưởng, tình cảm là gì, em hiểu như thế nào về mục đích tạo lập VB? Học sinh đọc SGK. GV: em hãy chỉ ra các dấu hiệu chứng tỏ văn bản có sự thống nhất về mặt hình thức. HS thảo luận, trả lời. GV khẳng định. Khái quát về văn bản: KN về văn bản: VB vừa là phương tiện vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp. Dạng thức tồn tại của văn bản: dạng nói và dạng viết. Độ dài: câu tục ngữ, cuốn tiểu thuyết. Nội dung : thông tin + Thái độ, tình cảm. Hình thức : Tuỳ thuộc phong cách giao tiếp # nhau. Nhận diện văn bản : Muốn tạo lập hoặc nhận diện một văn bản thì phải trả lời cho được những câu hỏi sau : Nói viết để làm gì? à XĐ mục đích. Nói với ai, viết với ai? à XĐ đối tượng. Nói, viết về cái gì?à XĐ nội dung. Nói, viết NTN?--> XĐ hình thức. Đặc điểm của văn bản: Văn bản có tính thống nhất về đề tài , tư tưởng, tình cảm và mục đích: Đề tài của văn bản là phạm vi hiện thực mà văn bản hướng tới để phản ánh như: hiện tượng, con người, phong cảnh… Tư tưởng, tình cảm là thái độ, cảm xúc của người nói, người viết đối với sự việc, hiện tượng, con người được đề cập, nói đến trong văn bản. Mục đích của văn bản là hiệu quả tác động vào người đọc hoặc người nghe sau khi tiếp nhận văn bản để có sự hưởng ứng và đồng thuận như mong đợi. Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức: Có thể chia thành 2 loại hình thức hoàn chỉnh tương ứng với 2 loại văn bản thông dụng nhất: Văn bản sáng tạo: người tạo lập tự lựa chọn đề tài, nội dung, phương thức diễn đạt như văn bản chính luận, kh, nghệ thuật: Văn bản có đầu đề. Văn bản có cấu trúc 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các câu có trật tự tuyến tính(trật tự trước sau). Các câu có mối quan hệ, liên kết. Dùng các mẫu câu, từ ngữ chuyên dùng. b. Văn bản theo mẫu: người viết phải tuân theo những quy ước hành chính nhất định như biên bản, hợp đồng, đơn từ…Tính thống nhất của loại văn bản này thể hiện qua các dấu hiệu hình thức như sau: - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Tên tổ chức hoặc cá nhân có liên quan. - Địa điểm lập văn bản. - Thời gian lập văn bản. - Chữ kí. 3. Tác giả của văn bản: - Bất kì một văn bản nào cũng có tác giả. - Mỗi một tác giả có một tiểu sử riêng. - Những thông tin liên quan đến tác giả sẽ giúp người đọc hiểu hơn về nội dung của văn bản nhất là những văn bản nghệ thuật. Luyện tập: Bài tập 1. Các đặc điểm của văn bản: Nêu 3 đặc điểm của văn bản: Văn bản: Về sự mất tích của các kinh đô cổ trên thế giới: Đề tài: văn bản tập trung nói về hiện tượng các thành phố cổ bị vùi lấp. Tác giả thể hiện hiện sự tiếc nuối các thành phố cổ đã mất đồng thời phê phán hành động tàn phá của con người. Về mục đích: văn bản tác động đến người đọc nhằm nhắc nhở người đọc có ý thức bảo vệ các công trình văn hoá và môi. trường sống của chúng ta. Bài tập 2. Kể tên những loại văn bản thường gặp trong đời sống: Văn bản chính luận. Văn bản khoa học. Văn bản hành chính. Văn bản nghệ thuật. Văn bản thuyết minh. Bài tập 3,4,5 học sinh tự làm ở nhà. Ngày 10/09/07. Tiết 4. Làm văn Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt A.Kết quả cần đạt: - Ôn tập và củng cố kiến thức Tập làm văn đã học ở chương trình THCS, có mở rộng và nâng cao. - Tích hợp với môn văn học qua bài Tổng quan…, với Tiếng Việt ở bài Văn bản. - Rèn luyện kĩ năng phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt. B. Thiết kế bài dạy học: Ôn tập kiến thức tập làm văn ở THCS * Giáo viên đặt câu hỏi, sau đó học sinh thảo luận và trả lời: Kể tên những kiểu văn bản đã học ở chương trình THCS. Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa các kiểu văn bản đó. Chúng có thể thay thế cho nhau được không? Tại sao? Có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể được không? Tại sao? Căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của mỗi kiểu văn bản, hãy điền tên văn bản vào ô trống trong bảng ở sgk. Học sinh có thể trả lời như sau: Các kiểu văn bản đã học ở THCS bao gồm: miêu tả, tự sự, biểu cam, điều hành, thuyết minh, lập luận. Khác nhau: Phương thức biểu đạt. Hình thức thể hiện. Không thể thay thế cho nhau, vì: Phương thức biểu đạt khác nhau. Hình thức thể hiện khác nhau. Mục đích khác nhau. Có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể vì: Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, lập luận…và ngược lại. Ngoài chức năng thông tin, các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì các mối quan hệ hã hội do đó cần vận dụng nhiều phương thức biểu đạt trong cùng một văn bản. Kiểu văn bản Đặc điểm của phương thức biểu đạt Miêu tả Dùng các chi tiết hình ảnh giúp người đọc hình dung ra đặc điểm nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…làm cho những đối tượng được nói đến như hiện lên trước mắt người đọc. Ví dụ: văn tả cảnh, tả người, tả vật, các đoạn văn miêu trong tác phẩm tự sự. Tự sự Trình bày một chuỗi sự việc liên quan đến nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. Ví dụ: Tin báo chí, bản tường thuật, tường trình,tác phẩm lịch sử,truyện, kí, tiểu thuyết… Biểu cảm Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết, người nói đối với hiện tượng được đề cập. Ví dụ: Điện mừng, lời thăm hỏi, lời chia buồn, văn tế, điếu văn, thư từ, thơ trữ tình, tuỳ bút, bút kí… Hành chính Trình bày văn bản theo một số mục nhất định nhằm truyền đạt những nội dung và yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tâp thể gửi tới cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết. Ví dụ: Đơn từ, báo cáo, đề nghị, biên bản, tường trình, thông báo, hợp đồng… Thuyết minh Trình bày, giới thiệu, giải thích,…nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội. Ví dụ: Bản thuyết minh sản phẩm,lời giới thiệu về di tích thắng cảnh, danh nhân,trình bày tri thức và phương pháp KH tự nhiên và xã hội. Thuyết phục Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng. Ví dụ: cáo, hịch, chiếu, biểu…; xã luận, bình luận,lời kêu gọi; sách lí luận; lời phat biểu trong các hội nghị KH; bài tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, khoa học… Luyện tập kiến thức đã học ở chương trình THCS: Bài tập 2. HS: Đọc các yêu cầu trong SGK và phần văn bản. GV: Dẫn đoạn văn bản từ “Hôm sau…Họ vừa bắt xong”. Và hỏi: Đoạn văn vừa cho đã sử dụng phương thức biểu đạt gì? Phương thức biểu đạt nào là chính? HS: Trả lời theo yêu cầu sau đây: Phương thức tự sự là chính. Có kết hợp cả phương thức biểu cảm. Đoạn văn: “lão cố làm ra vui vẻ…ầng ậng nước”: Sử dụng phương thức miêu tả. Đoạn văn: “ mặt lão đột nhiên…hu hu khóc”: sử dụng phương thức miêu tả. Đoạn văn: “Khốn nạn…nỡ tâm lừa nó”. Tự sự: “Nó thấy tôi gọi … là cu cậu chết”.--> Kết hợp miêu tả. Biểu cảm: “khốn nạn…ông giáo ơi…Này! Ông giáo ạ!” Thuyết phục: “Thì ra..”. Phương thức chính: Biểu cảm. Riêng đoạn 2 cũng làm theo trình tự như đoạn 1. Bài tập 3. Văn bản 1: Được viết theo phương thức thuyết minh. Văn bản 2 : Được viết theo phương thức biểu cảm. Sự giống nhau: cùng một đề tài, cùng gợi ra hình ảnh bánh trôi: trắng, tròn, nhân đường, khi luộc thì chìm, nổi, có thể bị rắn, nát… Sự khác nhau: + Văn bản 1 là văn bản thuyết minh. + Văn bản 2 là văn bản biểu cảm. Thứ 4 Ngày 12 tháng 9 năm 2007. Tiết 5, 6. Văn học sử Khái quát văn học dân gian Việt Nam A.Kết quả cần đạt: Giúp học sinh: Nắm được vị trí, vai trò và những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam trong nền văn học dân tộc, nhớ được những định nghĩa ngắn gọn về các thể loại chính của văn học dân gian Việt Nam. Vận dụng những tri thức trên để tìm hiểu và hệ thống hoá các tác phẩm văn học dân gian sẽ học. Chuẩn bị: Đọc lại các bài: Ôn tập văn học dân gian, Ôn tập truyện dân gian, Ôn tập ca dao trong chương trình Ngữ văn THCS. Thiết kế bài dạy học: HĐ của GV & HS Kết quả cần đạt về kiến thức và kĩ năng - HS đọc SGK phần (1). - GV đặt câu hỏi: + VHDG có vị trí NTN trong tiến trình VH dân tộc? + VHDG tại sao là VH của quần chúng lao động? + VHDG có vai trò ntn trong đời sống của nhân dân? - HS đọc phần (2). - Tại sao VHDG là văn học của nhiều dân tộc? - Văn học dân gian có những giá trị cơ bản nào? - Nó có ảnh hưởng như thé nào đối với văn học viết ? - Học sinh đọc phần (1) của SGK. - NTN gọi là phương thức truyền miệng? - Tại sao khi đã có chữ viết thì văn học dân gian vẫn còn phát triển? - Em hiểu như thế nào về tính tập thể của văn học dân gian. - Tính tập thể đã tạo cho văn học dân gian những đặc điểm gì? - Về hình thức lời văn thì văn học dân gian có gì đặc biệt so với văn học viết? - Văn học dân gian nhận thức và phản ánh hiện thực như thế nào? Văn học dân gian trong tiến trình văn học dân tộc: Văn học dân gian là văn học của quần chúng lao động: Trong tiến trình văn học dân tộc thì văn học dân gian là bộ phận ra đời sớm nhất, từ xa xưa đã xuất hiện những truyền thuyết, những thần thoại, những bộ sử thi đồ sộ. Lúc đầu văn học dân gian là sản phẩm tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân nhưng từ khi xã hội phân chia giai cấp và chữ viết ra đời thì VHDG là văn học của quần chúng lao động Văn học dân gian đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân. Văn học dân gian Việt Nam là văn học của nhiều dân tộc: Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc, mỗi một dân tộc đều có một kho tàng văn học dân gian phong phú và có bản sắc riêng. Ví dụ như dân tộc Kinh có kho tàng thần thoại, truyền thuyết; dân tộc Thái có nhiều truyện thơ, Mường nhiều mo-sử thi…và dân tộc nào cũng có ca dao-dân ca, tục ngữ. Một số giá trị cơ bản của văn học dân gian: Giá trị về nhận thức: + Cung cấp tri thức về cuộc sống. + Chứa đựng kho tàng về các truyền thống nghệ thuật. Nó giáo dục con người lòng yêu nước, các truyền thống đao đức quý báu của dân tộc Nó đóng góp vào sự hình thành và phát triển của văn học viết. II. Một số dặc trưng cơ bản của văn học dân gian: Tính truyền miệng và tính tập thể của VHDG: Truyền miệng: Đây là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian do lúc đó chưa có chữ viết. Khi đã có chữ thì văn học dân gian vẫn tồn tại và phát triển vì đại đa số nhân dân vẫn còn mù chữ, mặt khác VHDG thể hiện đầy đủ hơn tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, thị hiếu và tập quán sinh hoạt của nhân dân lao động. Phương thức truyền miệng gắn với nhu cầu sáng tác và hưởng thụ trực tiếp của nhân dân, tạo nên hình thức diễn xướng của văn học dân gian. b. Tính tập thể: - Tác phẩm văn học dân gian là sản phẩm sáng tác của cả cộng đồng. - Tính tập thể tạo cho văn học dân gian 2 đặc điểm: + Hình thức: văn học dân gian có nhiều dị bản. + Nội dung: văn học dân gian là tiếng nói chung cho cả cộng đồng. à Văn học dân gian có nhiều yếu tố lặp đi lặp lại, có nhiều tác phẩm có cùng chung một công thức ngôn từ. Về ngôn ngữ và nghệ thuật của văn học dân gian: a. Ngôn ngữ: Hình thức câu văn của văn học dân gian là dùng lời nói, lời kể, lời hát. Ngôn ngữ văn học dân gian dùng ngôn ngữ nóiàgiản dị. b. Cách nhận thức và phản ánh hiện thực: Cách nhận thức: người xưa nhận thức thế giới bằng niềm tin ngây thơ. Cách phản ánh hiện thực bằng các biện pháp kì ảo, bằng trí tưởng tượng phong phú. Những thể loại chính của văn học dân gian: Tự sự dân gian(truyện dân gian) 1. Thần thoại Tự sự văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần thánh, phản ánh nhận thức của người thời cổ về thế giới và con người. 2. Truyền thuyết Tự sự văn xuôi, kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã được tưởng tượng, lí tưởng hoá, thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân. 3. Sử thi Tự sự dài bằng văn vần kết hợp văn xuôi, kể lại những nhân vật hoặc những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng. 4.Cổ tích Tự sự văn xuôi, kể về số phận các nhân vật nghèo khổ, bất hạnh,…thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước công lí, hạnh phúc của nhân dân. 5. Truyện cười Kể lại những chuyện gây cười để giải trí và phê phán 6. Truyện ngụ ngôn Tự sự văn xuôi, kể lại những chuyện trong đó nhân vật chính là động vật, đồ vật, nêu lên những bài học, những kinh nghiệm cuộc sống, triết lia nhân sinh. Nghị luận dân gian 7. Tục ngữ Lời nói ngắn gọn, cô đúc kinh nghiệm của dân gian về tự nhiên, xã hội và con người. 8. Câu đố Lời nói có tính nghệ thuật, miêu tả sự vật, hiện tượng theo lối nói ám chỉ, giấu tên sự vật, hiện tượng để người nghe đoán nhằm giải trí, rèn luyện khả năng suy đoán. Trữ tình dân gian Tự sự – trữ tình dân gian 9. Ca dao-dân ca Trữ tình văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Dân ca: lời ca dao kết hợp âm nhạc dân gian. 10. Truyện thơ dân gian Văn vần, kể lại những số phận con người nghèo khổ, khát vọng tình yêu, hạnh phúc, công lí xã hội. 11. Vè Văn vần, kể lại và bình luận về những sự kiện và con người, lịch sử và thời đại. Sân khấu dân gian 12. Chèo, tuồng, rối, trò diễn… Kết hợp kịch bản văn học và nghệ thuật diễn xướng trên sân khấu diển tả sinh hoạt và tình cảm con người trong xã hội nông nghiệp cổ truyền Việt Nam. Phần luyện tập: (Phần này học sinh tự làm ở nhà, giáo viên kiểm tra và cho điểm trên lớp ) Thứ 2 ngày 15 tháng 9 năm 2007. Tiết 7. Tiếng Việt. Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ. A. Kết quả cần đạt: - Về kiến thức: Nắm được cách phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ. - Tích hợp với bài văn học qua bài Khái quát văn học Việt Nam. - Kĩ năng: Phân biệt được các kiểu văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ khác nhau. B. thiết kế bài dạy học: Khái niệm: HS: đọc kĩ mục (1) trong SGK. GV: sau khi học sinh đọc xong nêu câu hỏi: ở các lớp thcs, chúng ta đã dựa vào các cơ sở nào để phân loại văn bản? Ngoài cách phân loại văn bản đã học, chúng ta còn cách phân loại nào khác? Cơ sở của các cách phân loại ấy? Học sinh trao đổi, thảo luận và trả lời cho được theo những yêu cầu sau đây: Phân loại văn bản dợa vào cơ sở là phương thức biểu đạt chúng ta có các kiểu văn bản sau đây: + Văn bản miêu tả. + Văn bản tự sự. + Văn bản thuyết minh. + Văn bản biểu cảm. + Văn bản lập luận. + Văn bản điều hành. Ngoài ra còn có : + Theo thể thức cấu tạo: văn bản quy ước, văn bản tự do. + Theo độ phức tạp về hình thức và nội dung: văn bản gián đoạn, văn bản liên tục, văn bản thuần nhất, văn bản hỗn hợp. +Theo phong cách chức năng ngôn ngữ: Văn bản hành chính, sinh hoạt, khoa học, chính luận, nghệ thuật, báo chí. Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ HS : Đọc kĩ mục (2) trong sách giáo khoa. GV : Đặt câu hỏi: - Phong cách chức năng ngôn ngữ là gì? - Theo phong cách chức năng ngôn ngữ thì văn bản được chia thành những loại nào? Học sinh trả lời theo những yêu cầu sau đây: Phong cách chức năng ngôn ngữ là những kiểu diễn đạt của văn bản trong những lĩnh vực đời sống khác nhau, với những đặc điểm khác nhau và nhằm những mục đích khác nhau. Các loại văn bản được phân chia theo phong cách chức năng ngôn ngữ: + Văn bản theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, gọi tắt là văn bản sinh hoạt. Ví dụ như lời nói hàng ngày, thư từ, ghi chép cá nhân… + Văn bản theo phong cách ngôn ngữ hành chính, gọi là văn bản hành chính.Ví dụ như các văn bản pháp luật, các loại đơn từ, quyết định, công văn… + Văn bản theo phong cách ngôn ngữ khoa học, gọi tắt là văn bản khoa học. Ví dụ như các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, các bài viết trong các sách giáo khoa, giáo trình… + Văn bản theo phong cách ngôn ngữ báo chí, gọi tắt là văn bản báo chí. Ví dụ như các loại tin tức, các bài phóng sự, các bản quảng cáo… + Văn bản theo phong cách ngôn ngữ chình luận, gọi tắt là văn bản chính luận. Ví dụ như lời kêu gọi, các bản tuyên ngôn, các bài nghị luận, bình luận… + Văn bản theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, gọi tắt là văn bản nghệ thuật ví dụ như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản văn học… Phần luyện tập (Phần này cho học sinh chuẩn bị trước ỏ nhà, ở trên lớp giáo viên cho học sinh lần lượt lên trình bày, sau đó giáo viên thẩm định, nhận xét, nếu cần thì có thể làm mẫu). Tiết 8. Làm văn. Luyện tập các kiểu văn bản theo phương thức biểu đạt Tiết 9 – 10. Đọc văn. Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên) Kết quả cần đạt: Hiểu rõ nhân vật anh hùng sử thi tượng trưng cho những khát vọng của cộng đồng trong thời đại và đặc điểm sử thi anh hùng Tây Nguyên về hai phương diện : nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ. Bước đầu biết cách tiếp cận sử thi theo phong cách thể loại. Chuẩn bị của thầy và trò: Tìm đọc toàn bộ sử thi Đăm Săn, bài khái quát về văn học dân gian. Soạn bài theo câu hỏi Hướng dẫn học bài trong SGK. Nếu có điều kiện có thể xem các đoạn phim quay cảnh kể sử thi của Tây Nguyên. Thiết kế bài học: Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt về nội dung - Em hiểu ntn về thể loại sử thi? - Có mấy loại sử thi? Đó là những loại sử thi nào? - Em hãy tóm tắt sử thi Đăm Săn. - Một em đóng nhân vật Đăm Săn, một em nhân vật Mtao Mxây, một em đóng nhân vật người dẫn chuyện, dân làng, ông trời… - Đoạn trích có mấy loại lời văn? - Đoạn trích có những nhân vật nào? Vai trò của mỗi nhân vật? - Có thể phân chia đoạn trích thành những đoạn nhỏ như thế nào? - Trận chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây có thể phân chia thành những chặng nhỏ như thế nào? - Tác giả dân gian đã sử dung thủ pháp gì để miêu tả trận chiến đấu và nhằm mục đích gì? I. Tìm hiểu chung: * Thể loại sử thi: - Khái niệm: Trong bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam. - Các loại sử thi: Sử thi anh hùng và sử thi thần thoại. - Sử thi anh hùng: Miêu tả sự nghiệp và chiến công của người anh hùng trong khung cảnh những sự kiện lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến số phận của cả cộng đồng. Đăm Săn là sử thi anh hùng của dân tộc Ê-đê. * Tóm tắt sử thi Đăm Săn: II. Đọc – hiểu văn bản: Đọc văn bản: Nhân vật Đăm Săn đọc với giọng to, rõ, hoành tráng, cương quyết. Nhân vật Mtao Mxây thì đọc giọng do dự, tần ngần, xảo quyệt. Âm hưởng của cả đoạn trích khẩn trương, hùng tráng, dồn dập, thể hiện không khí sử thi. Bố cục của đoạn trích: Các loại lời văn: gồm lời của người kể chuyện và lời thoại của các nhân vật. Vai trò của các nhân vật: Nhân vật Đăm Săn: nhân vật trung tâm quyết định diễn biến cốt truyện sử thi. Nhân vật Mtao Mxây: là đối thủ của Đăm Săn, kẻ đã gây ra cuộc chiến tranh. Ông trời, Hơ Nhị: Nhân vật trợ thủ cho sức mạnh của Đăm Săn. Nhân vật quần chúng: có mối quan hệ qua lại với nhân vật trung tâm, làm nền cho cuộc chiến đấu và tạo ra ý nghĩa biểu trưng cho nhân vật anh hùng sử thi. Đoạn trích có thể chia thành mấy đoạn nhỏ như sau: Đoạn tả cảnh nhà Mtao Mxây, Đăm Săn thách đấu để Mtao Mxây ra khỏi nhà Đoạn tả cảnh đánh nhau: múa khiên, đuổi nhau, Đăm Săn được ông trời mách kế thắng và giết được Mtao Mxây. Đăm Săn dẫn tôI tớ của mình và của Mtao Mxây về bản mở tiệc lớn ăn mừng chiến thắng. Hình ảnh người anh hùng Đăm Săn oai hùng, dũng mạnh. Phân tích đoạn trích: Hình tượng Đăm Săn trong cuộc chiến đấu với tù trưởng Mxây: Trận chiến đấu đã diễn ra qua bốn chặng như sau: Đăm Săn đến chân cầu thang nhà kẻ thù, nói khích, thách đấu. Cảnh hai người múa khiên. Cảnh hai người đuổi nhau, Đăm Săn đâm vào đùi Mxây nhưng không thủng vì hắn có giáp sắt che chở. Nhờ ông trời mách kế, Đăm Săn đã giết được Mtao Mxây. Trong trận chiến đấu đó chúng ta dễ nhận thấy tác giả dân gian đã sử dụng thủ pháp đối lập giữa Đăm Săn và Mtao Mxây để làm bật nổi hình tượng người anh hùng Đăn Săn. Đăm Săn Mtao Mxây - Đến tận chân cầu thang khiêu chiến(chủ động). - Dùng lời nói khích dụ Mxây ra khỏi nhà đánh nhau tay đôi với mình(thách đọ dao, doạ phá sàn, đốt nhà, coi khinh kẻ thù không bằng con lợn, con trâu, không cần đánh trộm kẻ thùàtự tin, đàng hoàng). - Dụ được kẻ thù quyết đấu với mình. - Tả nhà Mxây giàu có, rộng rãi, sang trọng: đầu sàn đẽo hình trăng, đầu cầu thang đẽo hình chim ngói, cầu thang rộng bằng hai lá chiếu. - Bị động, sợ hãi trước Đăm Săn, do dự, rụt rè không xuống thang nhưng vẫn trêu ngươi địch thủàTay ta ôm vợ chúng taàĐê tiện. - Sợ Đăm Săn đánh bất ngờ cho nên phải xuống. - Tả hình dáng Mtao Mxây dữ tợn và hung hãn: đầu như đầu cú, gươm óng ánh như cầu vồng nhưng thái độ lại tần ngần do dự. Cảnh múa khiên trước trận đấu thể hiện sức khoẻ, tài năng và vẻ đẹp dũng sĩ. - Khích, thách Mtao Mxây đánh trước. - Nhìn rõ tài nghệ của kẻ thù, tự tin thể hiện tài năng và sức khoẻ của mình. - Múa khiên vừa khoẻ vừa đẹp: xốc một xốc, vượt một đồi tranh, xốc một xốc nữa vượt một đồi tranh, chạy vun vút từ phía đông qua phía tây… - Nhai được miếng trầu của Hơnhị, sức khoẻ càng tăng gấp bội, múa khiên càng nhanh, càng mạnh, càng đẹp: múa trên cao, múa dưới thấp như bão lốc, cây cối chết rụi, chòi lãm đổ lăn lóc, ba quả núi rạn nứt, ba đồi tranh bật cỏ tung bay. - Đâm vào người Mxây nhưng không thủng; thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ. - Lại bị khích và quá tự tin vào bản thân. - Múa khiên như trò chơi con nít, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô (so sánh độc đáo), tự xem mình là tướng đánh thắng trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ (chủ quan, ngạo mạn). Bước cao bước thấp, chém trượt khoeo chân kẻ thù, chém trúng vào cái chão cột trâu. Chạy trốn một cách hèn hạ,vừa chạy vừa chống đỡ. */ - Trong giấc mơ được ông trời mách kế dùng chày mòn ném vào tai kẻ thù là được. - Bừng tỉnh làm theo, đuổi Mtao Mxây quanh chuồng lợn, chuồng trâu, dồn Mxây ngã lăn quay ra đất . - Hỏi tội cướp vợ, giết chết Mtao Mxây. - Giáp sắt trở thành vô dụng vì chày mòn đã đâm vào vành tai (chỗ hiểm). Vùng chạy cùng đường, ngã lăn ra đất. Giả dối cầu xin tha mạng. Bị giết chết một cách đích đáng. - Lời của Đăm Săn nói với dân làng thể hiện điều gì? - Em hãy phân tích cách ăn mừng, cách thể hiện niềm vui của Đăm Săn. - Những chi tiết nào thể hiện được vẻ đẹp của chàng Đăm săn trong buổi lễ ăn mừng? - Tác giả dân gian đã sử dụng các thủ pháp nghệ thuật gì để miêu tả Đăm Săn? Hình tượng Đăm Săn trong cuộc ăn mừng chiến thắng: - Lời Đăm Săn nói với tôi tớ thể hiện lòng tự hào, tự tin vì sức mạnh và sự giàu có của thị tộc mình. - Cách thể hiện niềm vui: nổi lên chiêng lớn, chiêng nhỏ; mở tiệc rất lớn, ăn uống linh đìnhà thể hiện sự giàu có, hùng mạnh, sang trọng của cả thị tộc và tù trưởng. - Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả và thể hiên giữa một cáI nền rất hoành tráng giàu màu sắc sử thi: Đăm Săn xuất hiện giữa đám đông dân làng đang đầy ngưỡng mộ chàng, giữa bao nhiêu bạn bè xa gần đang chúc mừng chiến thắng của chàng, giữa âm thanh rộn ràng của bao nhiêu là chiêng lớn chiêng nhỏ, chũm choẹ, xoa, vòng bạc; giữa một thiên nhiên rộng mở hào phóng. Hình ảnh Đăm Săn: tóc dài chảy đầy nong hoa, uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán; Đăm Săn ngực quấn chéo tấm mền chiến, đôi mắt long lanh, tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy, bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ, sức ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm như sấm dậy. à tác giả dân gian đã dùng những so sánh độc đáo cụ thể, dùng giọng văn trang trọng, hào hùng để ca ngợi người anh hùng của thị tộc III. Tổng kết: Chàng Đăm Săn đã ra trận chiến thắng với những tình cảm mang sắc màu sử thi rất rõ: trọng dnh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình, thiết tha với cuộc sống bình yên và hạnh phúc của thị tộc. Nghệ thuật sử thi: giọng điệu trang trọng, chậm rãi, cụ thể; sử dụng phép so sánh, phóng đại, liệt kê, trùng điệp… Ngày 22 tháng 09 năm 2007. Tiết 11. Tiếng Việt. Văn bản văn học Mục tiêu cần đạt: Nắm được một kiểu văn bản đó là “Văn bản văn học”. Nhận diện đươc văn bản văn học theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Tích hợp với các văn bản văn học. Nhận diện và phân tích được các đặc điểm riêng của “Văn bản văn học” để bước đầu biết đọc – hiểu văn bản văn học một cách có hiệu quả. Thiết kế bài dạy học: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt về mặt nội dung và kĩ năng - HS đọc phần I của SGK. - Em hiểu như thế nào về văn bản văn học? I. Văn bản văn học là gì? - Hiểu theo nghĩa rộng thì văn bản văn học là toàn bộ những văn bản ngôn từ do con người tạo ra có tính nghệ thuật. Ví dụ như : hịch, cáo, chiếu, biểu, đơn, từ, thơ, truyện… - Hiểu theo nghĩa hẹp thì văn bản văn học là những văn bản được tạo ra bằng nghệ thuật ngôn từ có tính hình tượng. Ví dụ như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản văn học… II. Đặc điểm của văn bản văn học Đặc điểm về ngôn từ: a. Ngôn từ văn học có tính nghệ thuật và thẩm mĩ: - Các phương tiện ngôn ngữ đươc

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 10 nang cao(4).doc