Giáo án Ngữ Văn 10_GV: Lương Thị Kim Thoa

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

 - Nắm được vị trí các giai đoạn phát triển và những đặc điểm cơ bản của VHTĐVN.

 - Biết vận dụng nhận thức trên vào việc tìm hiểu, hệ thống hoá những tri thức về tác phẩm sẽ học của thời kì này.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài học.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi

 tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

 Trong chương trình THCS các em đã được học những tác phẩm nào của VHVN từ thế kỉ X đến hết TK XIX ? Của tác giả nào ?

2. Giới thiệu bài mới:

 VH viết của VN từ TK X đến hết TK XIX được gọi là VHTĐ. VHTĐ VNam ra đời cùng với sự ra đời của Quốc gia Đại Việt ( TK X) và phát triển trong suốt 10 thế kỉ dưới chế độ PK. Thành tựu VH để lại cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị

 Để hiểu rõ, chúng ta đọc - hiểu bài Khái quát VHVN từ .

 

doc230 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 10_GV: Lương Thị Kim Thoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết theo PPCT: 34, 35 Khái quát Văn học việt nam từ thế kỉ x đến hết thế kỉ xix A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nắm được vị trí các giai đoạn phát triển và những đặc điểm cơ bản của VHTĐVN. - Biết vận dụng nhận thức trên vào việc tìm hiểu, hệ thống hoá những tri thức về tác phẩm sẽ học của thời kì này. B. phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học. C. CáCH THứC TIếN HàNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Trong chương trình THCS các em đã được học những tác phẩm nào của VHVN từ thế kỉ X đến hết TK XIX ? Của tác giả nào ? 2. Giới thiệu bài mới: VH viết của VN từ TK X đến hết TK XIX được gọi là VHTĐ. VHTĐ VNam ra đời cùng với sự ra đời của Quốc gia Đại Việt ( TK X) và phát triển trong suốt 10 thế kỉ dưới chế độ PK. Thành tựu VH để lại cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị Để hiểu rõ, chúng ta đọc - hiểu bài Khái quát VHVN từ ... Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - HS đọc " Trong tiến trình phát triển...về sau" - VHTĐ có vị trí như thế nào trong nền VHDT? - HS đọc SGK - Về lịch sử, xã hội giai đoạn này có gì nổi bật? - Văn học có đặc điểm ntn? - Những thành tựu nổi bật của VH giai đoạn này? - Em hiểu ntn về Hào khí Đông A - Nội dung chính của VH giai đoạn này thể hiện điều gì? - Về lịch sử, xã hội giai đoạn này có gì đặc biệt? - Văn học giai đoạn này được phát triển ntn? - Thành tựu của VH Hán? - Thành tựu của VH Nôm? - VH giai đoạn này phản ánh điều gì? - Em nhận xét ntn về VH giai đoạn này? - Tình hình lịch sử, XH? - Giai đoạn VH này có những thành tựu nổi bật gì? - Em hãy nêu những TG, TP tiêu biểu? Nội dung chính của những TP này? - Đặc điểm lịch sử - XH và Văn học? - ND VH giai đoạn này? Các TG tiêu biểu? I. Vị trí của VHTĐ Việt Nam - VHTĐ Việt Nam có vị trí cực kì quan trọng trong nền VHDT, vì : + Cùng với VHDG, VHTĐ đã góp phần làm nên diện mạo của VHDT + Nó mở đầu cho VH viết bằng chữ viết của VHVN + Nó đóng vai trò to lớn trong việc hình thành, kết tinh những truyền thống quý báu của nền VHDT II. Các giai đoạn phát triển của VHTĐ Việt Nam ( 4 giai đoạn ) 1. VHVN từ TK X đến hết TK XIV a) Về lịch sử - XH - Nhân dân ta vừa giành được độc lập sau hàng ngàn năm mất nước. Do đó, nhiệm vụ XD Quốc gia thống nhất và chống ngoại xâm là quan trọng - Đây là thời kì có nhiều tôn giáo cùng tồn tại hoà đồng - Hình thái xã hội PK. b) Về văn học - Đây là giai đoạn khôi phục và XD nề văn hiến DT, trong đó có VH - Đây là nền móng toàn diện, vững chắc có tính định hướng cho VHTĐ nói riêng và VHVN nói chung - Văn tự : + Chữ Hán, văn ngôn đọc theo âm Hán việt + Chữ Nôm ( Từ TK XIII )- quốc ngữ hoặc quốc âm - Thể loại VH : + Tiếp thu các thể loại VH chính luận của TQ ( chiếu, biểu, hịch, tấu, văn bia ...) + Thể văn xuôi + Thơ, phú, từ tiếp thu của TQ - Nội dung : Khẳng định và ngợi ca DT -> Yêu nước Nước VN có lịch sử và nền văn minh, văn hiến lâu đời, có truyền thống yêu nước. Đấy là sự đảm bảo cho tương lai trường tồn của DT - Ví dụ tác giả, tác phẩm tiêu biểu ( SGK) 2. VHVN từ TK XV đến hết TK XVII a) Về lịch sử - XH - Triều Lê được thiết lập sau chiến thắnggiặc Minh, nhà Lê lấy Nho giáo làm quốc giáo - Triều Lê tồn tại 100 năm ( 1427 - 1527 ) thịnh trị. Sau đó là nội chiến Lê - Mạc ( Từ năm 1553 - 1559) và tiếp theo là nội chiến Đàng trong - Đàng ngoài b) Về VH - Chuyển mạch theo hướng DT hoá từ ngôn ngữ, thể loại, từ nội dung đến hình thức - VH chữ Hán : Có vai trò to lớn + Văn chính luận phát triển mạnh, những tác phẩm xuất sắc ( Đại cáo bình Ngô ...) + Văn xuôi tự sự : Truyện ngắn truyền kì ( Chuyện người con gái Nam Xương ) + Sử kí, tựa, bạt, thơ, phú, từ... phong phú, có nhiều thành tựu đặc sắc - Văn học chữ Nôm phát triển + Thơ nôm Đường luật : Đỉnh cao " Quốc âm thi tập "- Nguyễn Trãi, " Hồng đức quốc âm thi tập "- Các tướng đời Lê Thánh Tông; " Bạch vân quốc ngữ thi "- Nguyễn Bỉnh Khiêm đ Lần đầu tiên có tập thơ của các danh gia + Thể thơ thuần việt : Hát nói, lục bát và song thất lục bát đ Xuất hiện những tác phẩm diễn ca, khúc vịnh, những truyện thơ Nôm, diễn nôm văn xuôi, truyện truyền kì với quy mô lớn ( Hai thành phần VH Hán và Nôm tồn tại song song, tác dụng qua lại ) - Nội dung : + Nội dung yêu nước với các sắc thái khác nhau + Chú ý đến con người số phận con người, đặc biệt người phụ nữ và bắt đầu phê phán những biểu hiện phi nho giáo - Nhận xét chung : VH giai đoạn này xuất hiện nhiều tác giả lớn, xuất hiện các thể thơ DT, phát triển mạnh thơ ca quốc âm, văn xuôi chính luận và tự sự, nội dung phong phú 3. VHVN từ TK XVIII đến nửa đầu TK XIX a) Hoàn cảnh lịch sử - XH - Chế độ XH khủng hoảng dẫn đến các triều đại liên tiếp thay nhau sụp đổ : Chúa Nguyễn ở Đàng trong, vua Lê và chúa Trịnh ở đàng ngoài, triều đại Tây Sơn, tiếp đó là sự thiết lập triều Nguyễn Gia long - Phong trào đấu tranh của ND nổ ra khắp nơi, đặc biệt từ năm 1738 trở đi và đỉnh cao là phong trào Tây Sơn cùng một lúc lật đổ các tập đoàn phong kiến trong nước: Nguyễn - Trịnh - Lê và đập tan các cuộc xâm lược từ 2 phía : Quân Xiêm và quân Thanh, nhưng cuối cùng nhà Tây Sơn cũng bị sụp đổ - ý thức về cá nhân phát triển b) Về VH - VH viết vẫn phát triển và đạt đến độ rực rỡ nhất về nội dung, NT ( Thể loại NT ) - Nội dung : Chủ yếu phơi bày hiện thực XH bất công và quan tâm đến số phận của con người bình thường, đấu tranh đòi quyền sống , quyền hưởng HP lứa đôi - Ngôn ngữ VH trưởng thành vượt bậc, đặc biệt là ngôn ngữ DT - Thể loại nở rộ, đều đạt đỉnh cao : + Truyện nôm : Truyện Kiều ( Nguyễn Du), " Sơ kính tân trang "( Phạm Thái )... + Ngâm khúc : " Chinh phụ ngâm khúc" ( Đặng Trần Côn); " Cung oán ngâm khúc" ( Nguyễn Gia Thiều ) + Hát nói : Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát ... + Thơ nôm Đường luật : Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan ... + Tiểu thuyết chương hồi : "Hoàng Lê nhất thống chí " ( Ngô Gia văn phái ) + Kịch bản tuồng + Kí : " Thượng kinh kí sự " -> Nhận xét : Đây là gia đoạn phát triển rực rỡ nhất 4. VHVN nửa cuối TK XIX a) Đặc điểm lịch sử - XH - Chế độ XH phong kiến VN suy tàn - Pháp xâm lược, VN mất dần vào tay TD Pháp, một chế độ nửa phong kiến, nửa thực dân bước đầu hình thành ở Nam bộ và lan ra Bắc bộ b) Về VH - Văn chương trào phúng, tố cáo, đả kích tiêu biểu như : Tú Xương, Nguyễn Khuyến ... - Văn chương yêu nước phát triển với những tác giả tiêu biểu : Nguyễn Đình Chiểu - Ngoài thơ ca, văn chính luận ; đặc biệt là loại văn đầu đời Trần cũng rất phát triển ( Nguyễn Trường Tộ ) - Do hạn chế vì mặt văn tự và phương thức phản ánh, VHTĐ viết bằng chữ Hán và chữ Nôm rơi vào bế tắc - VHTĐVN có những đặc điểm cơ bản gì? Cho biết nội dung các đặc điểm ấy . - Tại sao nói VHTĐVN gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người?Cho VD? - Chủ nghĩa NĐ trong VHVN bắt nguồn từ đâu? - Chủ nghĩa NĐ được thể hiện ntn? - Trong VH chủ nghĩa NĐ đã được đề cập ntn? - Sau khi đọc SGK, hãy nêu các TG, TP tiêu biểu? - Tại sao VH giai đoạn này lại phản ánh hiện thực xã hội cuộc sồng đau khổ của nhân dân? - Nhứng hiện thực nào về thế sự đã phản ánh trong những TP này? - GV yêu cầu HS nêu VD cụ thể hoặc GV thuyết giảng - Tính quy phạm được thể hiện ntn? - Hãy thử lấy một vài VD để chứng minh sự phá vỡ tính quy phạm trong VHTĐ? - Em hãy tìm những TP, TG để minh hoạ? - Biểu hiện như thế nào ? Chứng minh ? - Chữ Quốc ngữ với văn xuôi quốc ngữ bắt đầu xuất hiện ở Nam bộ II. Một số đặc điểm cơ bản của VHTĐ Việt Nam 1. Chủ nghĩa yêu nước: Gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người - Do hoàn cảnh đặc biệt, ngay từ khi mới ra đời, VHTĐVN đã gắn bó với vận mệnh đất nước và con người - Chủ đề nổi bật của VHTĐVN là chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng Ví dụ : + Tác phẩm yêu nước : Thiên đo chiếu, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc... + T/P phản ánh số phận con người : Bình Ngô đại cáo, Truyền kì mạn lục, Truyện Kiều ... {-> Biêủ hiện phong phú về nội dung, cảm xúc, giọng điệu... - VHTĐVN luôn bám sát lịch sử DT, phản ánh những sự kiện trọng đại liên quan đến vân mệnh đất nước và phản ánh số phận con người VN 2. Chủ nghĩa nhân dậo - Đây là ND lớn xuyên suốt VH TĐ VN - Chủ nghĩa NĐ bắt nguốn từ truyền thống nhân đạo, cội nguồn VH DG, ảnh hưởng tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo , Đạo giáo. - Những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo + Lối sống: Thương người như thể thương thân + Nguyên tắc, đạo lí. + Thái độ ứng sử tốt đẹp giữa con người với con người. - Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trong các TP VH: + Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người + Khẳng định, đề cao con người: Phẩm chất, tài năng, khát vọng, quyền sống, quyền hạnh phúc, tự do…. + Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người vưới người. - Các TP, TG tiêu biểu (SGK) 3. Cảm hứng thế sự - Biểu hiện rõ nhất từ VH cuối thời Trần (TK XIV). VH phản ánh hiện thực XH, cuộc sống đau khổ của nhân dân. - Cảm hứng thế sự đặc biệt phát triển trong 2 TK XVIII, XIX. - Các TG tiêu biểu: + Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ. + Thượng Kinh Ký sự – LHTrác, Vũ trung tuỳ bút – PĐHổ. + Thơ NDu. + Thơ NKhuyến, TXương. 4. Luôn hấp thụ mạch nguồn VH dân gian - Bất cứ nền VHDT nào cũng phải hấp thụ mạch nguồn VHDG. Mối quan hệ VHDG - VHV là quan hệ hai chiều - ở VN nền VHV ra đời sau 100 năm bị phong kiến phương bắc đô hộ. Vì vậy VHDG lại càng quan trọng. Nó không chỉ cung cấp đề tài, cốt truyện, kinh nghiệm NT ; mà còn định hướng, bảo tồn bản sắc DT và song hành với VHV trong suốt thời trung đại Ví dụ : + T/P văn xuôi " Viện điện u linh tập", " Lĩnh nam chích quái lục "- Sưu tầm, ghi chép, viết lại các truyền thuyết dân gian của người Việt . + Yếu tố DG trong " Truyền kì mạn lục" + Thể thơ lục bát, song thất lục bát ... trong truyện Nôm bắt nguồn từ ca dao, tục ngữ + Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương ... {-> Các tác giả lớn đều tắm mình trong suối nguồn của VHDG III – Những đăc điểm lớn về NT của VHTĐ 1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm. - Tính quy phạm: + Quan điểm VH: Coi trọng mục đích giáo huấn của VH. + Tư duy NT: theo kiểu mẫu NT có sẵn đã thành công thức. + Thể loại VH: Quy định chặt chẽ về kết câu. + Cách sử dụng thi liệu, văn liệu: Thiên về ước lệ tượng trưng. - Sự phá vỡ tính quy phạm: Phát huy cá tính sáng tạo trong cả ội dung và hình thức. 2. Khuynh hướng trang nhã và su hướng bình dị. - Biểu hiện: + Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, sang trọng. + Hình tượng NT: hướng tới vẻ tao nhã, mỹ lệ + Ngôn ngữ NT: ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt - Tuy nhiên, su hướng trang nhã dần dần đi gần về đời sống hiện thực, tự nhiên, bình dị. 3. Tiếp thu tinh hoa VH Trung hoa trên tinh thần DT, tạo nên những giá trị VH đậm đà bản sắc VN - Sử dụng chữ Hán, các thể loại VH, đề tài, thi liệu, điển cố cùng các phương thức thể hiện từ VH Trung hoa VD : +" Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân " .............. .......... TQuốc Mới + Mượn cốt truyện, thi liệu trong " Truyện Kiều" + Mượn chữ Hán nhưng đọc theo âm Hán Việt + Thơ Đường viết bằng chữ Việt ( Nôm ) v.v.... E – củng cố: Gọi HS đọc to phần ghi nhớ SGK. GV nhấn mạnh những điểm cần lưu ý. HS đề xuất thắc mắc. GV giải thích. G – Hướng dẫn học sinh học bài - Đọc lại SGK. Nắm chắc nội dung bài học trong phần ghi nhớ. - Kẻ bảng tổng kết về tình hình phát triển VHTĐ theo mẫu SGK. - Đọc và soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Ngày soạn: Tiết theo PPCT: 36 phong cách ngôn ngữ sinh hoạt A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Có những hiểu biết khái quát về phong cách NN sinh hoạt. Phân biệt được với các phong cách ngôn ngữ khác. - Biết vận dụng kiến thức trên vào việc đọc - hiểu VB và làm văn. - Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiến trong sinh hoạt hàng ngày: Dùng từ, xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ, thể hiện văn hoá giao tiếp trong đời sống B. phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học. C. CáCH THứC TIếN HàNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới : Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được toàn dân sử dụng trong đời sống hằng ngày: Giao tiếp trong gia đình, giao tiếp giữa bạn bè,...Đề tài là những việc cụ thể, lắm khi vụn vặt, nảy sinh trong cuộc sống thường nhật. Mục đích là để bày tỏ ý nghĩ, tình cảm với nhau. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là cách nói dân dã, khác hẳn với lối diễn đạt theo quy cách sách vở, lối diễn đạt bác học. Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Xét Vd sau và nhận xét cách diễn đạt của đoạn văn? ( Yêu cầu HS lấy VD minh hoạ ) 2. Các dạng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở những dạng nào? 3. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng gì? 4. Khái niệm về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Luyện tập 1.Bài tập 1: Chỉ ra những đặc điểm chung của PCNN-SH được thể hiện qua lời đối đáp của các nhân vật trong đoạn trích sau? ( xem xét lời nói của mỗi nhân vật theo 3 đặc điểm:Tính cá thể, tính sinh động, cụ thể và túnh cảm xúc) 2. Bài tập 2: ( GV hướng dẫn HS làm bài tập theo yêu cầu của SGK ) Điều chính, bổ sung: I. Khái quát về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 1. Ví dụ: * VD1: Câu chuỵên tâm sự giữa đôi bạn thân: - Cái Nhím xinh lắm mày ạ. Bố nó không cho đi đội thuỷ lợi đâu. - Tại sao thế nhỉ? - Biết đâu đấy. Con chim đẹp người ta muốn nhốt trong lồng thì sao? * Nhận xét: - Đoạn đối thoại thuộc phong cách sinh hoạt tự nhiên - Đặc điểm ngôn ngữ :Giàu màu sắc biểu cảm, cảm xúc + Tiểu từ " ạ "- Biểu thị thái độ người nói ( thân mật) + Tiểu từ " nhỉ "- Tạo dạng cho câu nghi vấn " Tại sao thế nhỉ " ( Sự thân mật ) + " Con chim đẹp ... nhốt trong lồng thì sao" - Bày tỏ ý châm biếm, hài hước. * VD2: +Cậu bôn quá + Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni - Chủ yếu ở dạng nói ( đối thoại, độc thoại ) - Có khi ở dạng viết ( Nhật kí, hồi kí, thư từ ) - Còn có dạng tái hiện ( Lời thoại của các nhân vật trong tác phẩm VH mô phỏng, bắt chước lời nói tự nhiên ) VD: SGK - 219 - Đặc trưng: + Tính cá thể ( nét riêng thuộc về cách phát âm, giọng nói, cách dùng từ, đặt câu của người tham gia giao tiếp.) + Tính sinh động, cụ thể ( Lối nóia giàu âm thanh, màu sắc, mang dấu ấn rõ rệt của những tình huống giao tiếp hàng ngày, đẽ gây ấn tượng ) + Tính cảm xúc ( gắn với ngữ điệu và các hành vi đi kèm như vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ ...) - Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hàng ngày, mang màu sắc tự nhiên, thoải mái và sinh động, giàu cảm xúc, ít trau chuốt. - Bác Phô gái + Gọi ông lí là thầy, xưng con +Dùng các từ ngữ cắt cơn, mắng chửi, quyền phép trong tay thầy, tha, bắt, chả ai dám kêu, phải lại thì oan gia,... -> Bác Phô gái dịu dàng, nhũn nhặn - Ông Lí + Nói trổng hoặc xưng đây + Dùng các từ ngữ chuyện đàn bà của các chị, đá bóng cho chó xem,... -> Ông lí lạnh lùng, có pha chút hách dịch. - Những câu mà nhà văn Tô Hoài ghi được là thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, lối nói năng của nông dân ở nông thôn - Từ ngữ mang tính cụ thể, giàu tính biều cảm, cảm xúc. - Nếu không theo PCNNSH, mỗi câu được diễn đạt bằng nhiều cách . VD + Nóng qúa, mồ hôi ướt đẫm cả người Nóng quá, người ướt đẫm mồ hôi + Gió to làm đổ mất nhiều lúa quá Ngày soạn: Tiết theo PPCT: 37 Tỏ lòng (Thuật hoài ) - Phạm Ngũ Lão A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được lí tưởng cao cả, khí phách anh hùng của tác giả - một vị tướng giỏi đời Trần - trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông - Thấy được những hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ của bài thơ - Bồi dưỡng lòng yêu nước tự hào DT và lí tưởng sống cao đẹp B. phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học. C. CáCH THứC TIếN HàNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: VHTĐ Việt Nam luôn bám sát vận mệnh DT, thể hiện lòng yêu nước, tự hào DT. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho nội dung ấy là " Thuật hoài "của Phạm Ngũ Lão Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả ( 1255 - 1320) ( HS đọc SGK) Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? (GVkể giai thoại Cái sọt) 2. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ II. Đọc và tìm hiểu thể thơ, giải nghĩa các từ khó ( HS đọc SGK) 1. Đọc: 2.Thể thơ: Xác định thể thơ, bố cục của bài thơ ? 3. Bố cục: III. Hiểu Văn bản: ( HS đọc lại bài thơ) 1. Hai câu đầu: Tìm những hình ảnh thể hiện khí phách anh hùng của một vị tướng và quân đội của ông? Tại sao tác giả không sử dụng đại từ nhân xưng " Tôi "? Tác dụng của ẩn chủ ngữ Giải thích cụm từ " ba quân, nuốt trôi trâu "? Biện pháp NT? Nhận xét hai câu thơ mở đầu. Thái độ, cảm xúc của tác giả? 2. Hai câu sau ( HS đọc SGK) "Nợ công danh" là gì ?(Hiểu như thế nào về câu 3) V Hầu là ai ? Tại sao "thẹn"? ý nghĩa ? Vậy tác giả thể hiện lí tưởng, khát vọng gì? Hãy xác định chủ đề của bài thơ ? 3. Kết luận: Hãy đánh giá chung bài thơ? III. Củng cố IV. Bài tập nâng cao: Tìm hiểu lí tưởng của người xưa qua bài " Tỏ lòng "và bài " Nợ nam nhi "của Nguyễn Công Trứ. Điều chỉnh bổ sung: - Quê: Làng Phù ủng, huyện Đường Hào( Ân Thi ), tỉnh Hưng Yên. - Xuất thân: GĐ bình dân - Bản thân: + Có tài ( văn võ song toàn) + Phóng khoáng, được quân đội - Vua tin cậy + Có nhiều công lớn trong kháng chiến chống Nguyên - Mông + Làm đến chức Điện Suý thượng tướng công, phong tước quan nội hầu - Tác phẩm còn lại là 2 bài thơ " Tỏ lòng " và " Viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương " - Hoàn cảnh rộng: Ra đời trong không khí quyết chiến, quyết thắng của đời Trần; khi giặc Nguyên - Mông xâm lược ( Ba lần thắng thắng NMông ) - Hoàn cảnh hẹp: Phỏng đoán T/P được viết vào cuối 1284 khi chuẩn bị cuộc k/c chống NMông lần 2 - Giọng hùng tráng, nhịp thơ 4/3, chậm rãi - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Hai câu đầu: Bày tỏ niềm tự hào về quân đội của mình - trong đó có nhà thơ - Hai câu sau: Khát vọng, chí làm trai " Múa giáo non sông trải mấy thâu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu " - Cầm ngang ngọn giáo- "Hoành sóc"-: Tư thế hiên ngang lẫm liệt, vững trãi ( Múa giáo : Hành động gợi sự phô diễn ) - Bảo vệ non sông: Nhiệm vụ thiêng liêng - Non sông: Tức giang sơn tổ quốc, muôn đời - không gian rộng lớn - Mấy thu ( mấy thâu): Hoán dụ - Đã bao mùa thu, đã mấy năm - Thời gian lịch sử dài lâu. {-> Hình ảnh người dũng tướng có tầm vóc lớn lao, đẹp đẽ, sánh ngang cùng trời đất -> Tầm vóc sử thi - ẩn chủ ngữ - Vừa là tác giả, vừa là hình ảnh con người của thời đại nhà Trần -> Hình ảnh mang tính khái quát cao. Con người cá nhân nhân danh cộng đồng, DT, thời đại. - Ba quân : Hoán dụ - Đội quân anh hùng nhà Trần, tinh thần Dân tộc - Khí thôn ngưu + Nuốt trôi trâu + Khí thế át trời cao(nuốt sao ngưu) -> ẩn dụ vật hoá, phóng đại thể hiện khí thế dũng mãnh của quân đội, sẵn sàng lăn xả vào bọn giặc dữ- Thể hiện sức mạnh phi thường của của quân đội, DT thời đại nhà Trần -> Hình ảnh thơ mang đậm chất sử thi hoành tráng, là sản phẩm của "Hào khí Đông A " => Hai câu mở đầu có hai hình ảnh lồng vào nhau - Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh DT thật đẹp và có tính chất sử thi . Thể hiện lòng tự hào cao độ của tác giả trước vẻ đẹp kì vĩ, tư thế và khí thế hào hùng, sức mạnh phi thường của con người và thời đại nhà Trần . - " Công danh nam tử..."- Công danh của đấng làm trai theo lí tưởng làm trai thời P/K + Lập công ( để lại sự nghiệp ) + Lập danh ( để lại tiếng thơm ) - Công danh trái: Nợ công danh {-> Đó là chí nam nhi, là món nợ đời phải trả. Đây là quan niệm tích cực >< Quan niệm sống ích kỉ +" Làm trai cho đáng nên trai Xuống Đông, Đông tĩnh lên Đoài, Đoài yên" + " Làm trai sống ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông " ( Nguyễn Công Trứ) - Nợ: Tự mình đòi hỏi mình -> ý thức trách nhiệm cao. Đặt mình vào hoàn cảnh đất nước bị xâm lược và theo mạch thơ lập công danh là đánh giặc cứu nước -> Yêu nước ( Tư tưởng này có tác dụng cổ vũ to lớn đối với con người ) Như vậy PNLão đã kết hợp yếu tố tích cực của Nho giáo với tư tưởng yêu nước truyền thống của DT để thể hiện quan niệm nhân sinh tốt đẹp. - Thẹn: Xấu hổ PNLão: Danh tướng -> Khiêm tốn, nghiêm khắc với bản thân, ý thức trách nhiệm lớn với vận mệnh đất nươcvs - Thẹn với VHầu - Danh tướng đời Hán tài giỏi, trung thành - Điển cố {-> Khát vọng cao đẹp , lớn lao được phụng sự cho nhà Trần, lập công danh cho đất nước, ND, có sự nghiệp như Gia Cát Luợng => Cái thẹn cao cả của một nhân cách lớn, một cái tâm trong sáng có sức mạnh cổ vũ động viên mọi người. Tình cảm mãnh liệt, tha thiết muốn vươn tới tầm cao của con người khổng lồ trong lịch sử. - Bài thơ miêu tả khí phách và hoài bão lớn của một vị tướng đời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. - Nội dung: Khí thế hào hùng của cả thời đại, hoài bão lớn lao, nhân cách cao đẹp của một vị tướng trẻ tuổi ( Phò vua, giúp nước, lập nên sự nghiệp lẫy lừng) -> Lòng yêu nước sâu sắc của tác giả và hào khí Đông A - NT: Hình ảnh biểu tượng hàm súc, có ý nghĩa sâu xa, ngôn ngữ cô động, hàm súc, trang trọng. - Thấy được khí thế hào hùng của cả một thời đại và hoài bão lớn của vị tướng trẻ tuổi muốn có sự nghiệp công danh như Gia Cát Lượng để phò vua giúp nước. - Giống: Chí làm trai phải trả nợ công danh, trung quân ái quốc là lẽ sống và ước mơ lập công. - Khác: + PNLão: Nói ngắn gọn, lấy gương VH + NCTrứ : Nói cụ thể, không dựa tấm gương cổ nhân, tự tin ở tài trí của mình " Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái Cái nợ công danh là cái nợ nần Nặng nề thay đôi chữ quân thân Đạo vi tử vi thần đâu có nhẹ Cũng rắp điền viên vui thú vị Trót đem thân thế hẹn tang bồng Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung Hết hai chữ trung chinh báo quốc Một mình để vì dân vì nước Túi kinh luân từ trước để nghìn sau Hơn nhau một tiếng công hầu " ( Nợ nam nhi - NCTrứ) Ngày soạn: Tiết theo PPCT: 38 cảnh ngày hè ( Bảo kính cảnh giới) - Nguyễn Trãi A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Cảm nhận được tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiênvà ước vọng cao đẹp của tác giả. - Thấy được Nt sử dụng từ ngữ đặc sắc, giàu sức gợi tả và ý thức của NTrãi trong việc tìm tòi, sáng tạo một thể thơ viết bằng Tiếng Việt. - Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản VH - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước. B. phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học. - Giáo án C. CáCH THứC TIếN HàNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: Nguyễn Trãi không chỉ là một tác gia nổi tiếng với " Bình Ngô đại cáo "- áng thiên cổ hùng văn - mà còn là người tạo ra bông hoa đầu mùa rực rỡ nhất của thơ Nôm với " Quốc âm thi tập ". Trong đó phải kể đến bài thơ tiêu biểu " Cảnh ngày hè " (Bảo kính cảnh giới , số 43) Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Giới thiệu chung: ( HS đọc tiểu dẫn ) 1. Nguyễn Trãi Nêu những nét chính về tác giả? 2. Bài thơ: Nêu xuất xứ và ý nghĩa nhan đề của bài thơ? II. Đọc - hiểu khái quát ( HS đọc diễn cảm bài thơ) 1. Thể thơ Bài thơ thuộc thể thơ nào? 2. Bố cục Bài thơ có thể chia làm mấy phần? III. Đọc - hiểu chi tiết 1. Cảnh ngày hè Câu thơ một giới thiệu hoàn cảnh tác giả ngắm cảnh như thế nào? Cảnh ngày hè được miêu tả với chi tiết nào? Thể hiện sức sống như thế nào? ( Phân tích sức gợi tả của các tính từ , ĐT, từ láy trong việc biểu hiện hình tượng và cảm hứng ) Những hình ảnh, chi tiết ấy thể hiện cảm nhận của tác giả về thiên nh

File đính kèm:

  • docVan lop 10 tu 34.doc