A. Mục tiêu học sinh cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình T của văn học viết Việt Nam (văn học và văn học ).
- Nắm vững hệ thống vấn đề về:
+ Thể loại của văn học Việt Nam.
+ Con người trong văn học Việt Nam.
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống về văn học của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó có lòng say mê với văn học dân tộc.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy_học:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu thống kê.
- Sử dụng các hình thức trao đổi, phát vấn, thảo luận. đi theo phương pháp qui nạp.
C. Tiến hành tổ chức giờ dạy_học:
I. Kiểm tra bài cũ: Đây là bài đầu tiên nên chỉ kiểm tra bài soạn của học sinh.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới.
Bất cứ nước nào cũng có nền văn học, văn học phản chiếu tâm hồn con người Việt Nam. Để nắm được những nét khái quát, những đặc trưng của văn học Việt Nam hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu bài: “Tổng quan văn học Việt Nam”.
2. Tiến trình dạy _ học.
187 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết: 1,2. Đọc văn
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. Mục tiêu học sinh cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình T của văn học viết Việt Nam (văn học và văn học ).
- Nắm vững hệ thống vấn đề về:
+ Thể loại của văn học Việt Nam.
+ Con người trong văn học Việt Nam.
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống về văn học của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó có lòng say mê với văn học dân tộc.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy_học:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu thống kê.
- Sử dụng các hình thức trao đổi, phát vấn, thảo luận... đi theo phương pháp qui nạp.
C. Tiến hành tổ chức giờ dạy_học:
I. Kiểm tra bài cũ: Đây là bài đầu tiên nên chỉ kiểm tra bài soạn của học sinh.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới.
Bất cứ nước nào cũng có nền văn học, văn học phản chiếu tâm hồn con người Việt Nam. Để nắm được những nét khái quát, những đặc trưng của văn học Việt Nam hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu bài: “Tổng quan văn học Việt Nam”.
2. Tiến trình dạy _ học.
Hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động 1: Giúp học sinh nắm được các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam.
Thao tác 1: Các em đã học các tác phẩm như: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, và các tác phẩm không tác giả như: ca dao, tục ngữ... Các tác phẩm này người ta gọi chung là văn học Việt Nam. Vậy văn học Việt Nam có mấy bộ phận? (văn học Việt Nam do những bộ phận nào hợp thành?).
Thao tác 2: Các em đã học các thể loại như: truyện Cổ tích, Ca dao, Tục ngữ... Em hãy nêu những hiểu biết của mình về văn học Việt Nam (do ai sáng tác, các thể loại, đặc trưng).
Thao tác 3: Hãy nêu những hiểu biết của em về văn học viết? Từ đó hãy so sánh sự khác nhau giữa văn học viết và văn học dân gian?
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
Thao tác 1: Giáo viên thuyết giảng cho học sinh hiểu được thuật ngữ văn học trung đại, văn học hiện đại.
Thao tác 2: Cho học sinh tự đọc và tìm ra những ý chính, sau đó gọi một số em trình bày dàn ý của mình (giáo viên gợi ý).
Thao tác 3: Giáo viên diễn giải để học sinh hiểu được sự thay đổi, từ văn học trung đại sang văn học hiện đại (sự kiện lịch sử Pháp xâm lược) hay sự kiện xuất hiện của chữ Quốc ngữ)...
Hoạt động 3: Con người Việt Nam văn học.
Thao tác 1: Cho học sinh tự đọc và lập dàn ý, sau đó trình bày. Giáo viên đúc kết và diễn giải những thắc mắc của học sinh.
Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố, luyện tập.
Thao tác 1: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ.
Nội dung cần đạt:
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
Văn học Việt Nam do 2 bộ phận hợp thành là văn học dân gian và văn học viết.
1. Văn học dân gian
- Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của người dân lao động.
- Các thể loại: thần thoại, hò, vè.
- Đặc trựng: tính truyền miệng, tính tập thể và gắn bó với các hình thức sinh hoạt cộng đồng.
2. Văn học viết .
- Văn học viết là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tác của cá nhân nên mang đậm dấu ấn tác giả.
- Chữ viết của văn học Việt Nam: chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
- Hệ thống thể loại:
+ Văn học thế kỷ X đến thế kỷ XIX
-Văn xuôi
Chữ Hán -Thơ
-Văn biền ngẫu
-Văn xuôi
Chữ Nôm -Thơ
-Văn biền ngẫu
+ Văn học đầu thế kỷ XX đến nay: tự sự, trữ tình, kịch.
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:
1. Văn học trung đại: (Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX)
- Văn học chữ Hán: chữ vay mượn.
+ Tiếp thu thể loại.
+ Tác phẩm tiêu biểu: SGK
- Văn học chữ Nôm: chữ dân tộc.
+ Tiếp thu thể loại.
+ Tác phẩm tiêu biểu: SGK
2. Văn học hiện đại:
- Tiếp xúc với văn hóa Phương Tây.
- Chữ Quốc Ngữ ra đời.
- Điểm khác biệt so với văn học
+ Về tác giả: xuất hiện các nhà thơ, nhà văn chuyên nghiệp.
+ Về đời sống văn học: báo chí và kỹ thuật in ấn phát triển.
+ Về thể loại: nhiều thể loại mới xuất hiện.
+ Về thi pháp: hệ thống thi pháp mới hình thành, phát triển.
→ Văn học thời kỳ này đã phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người Việt Nam với tất cả các phương diện phong phú, đa dạng.
III. Con người Việt Nam qua văn học:
1. Con người Việt Nam trong quan hệ thế giới tự nhiên.
- Tư duy huyền thoại, các tác phẩm văn học dân gian đã kể lại quá trình nhận thức, cải tạo và chinh phục tự nhiên.
- Tình yêu thiên nhiên là nội dung quan trọng của văn học Việt Nam.
+ Văn học trung đại: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ.
+ Văn học hiện đại: hình tượng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, cuộc sống.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc:
- Chủ nghĩa yêu nước trong văn học dân gian là tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ...
- Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại: ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc.
- Chủ nghĩa yêu nước trong văn học cách mạng gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng Xã hội chủ nghĩa.
→ Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của văn học Việt Nam.
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:
Luôn mong ước một xã hội tốt đẹp.
- Văn học dân gian: ông Bụt, tiên...
- Văn học trung đại: ước mơ xã hội Nghiêu _ Thuấn.
- Văn học hiện đại: lí tưởng Xã hội chủ nghĩa.
→Cảm hứng xã sâu đậm là một tiền đề quan trọng cho sự hình thành Chủ nghĩa hiện thực và Chủ nghĩa nhân đạo.
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:
- Trong văn học trung đại con người đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân.
- Trong văn học hiện đại đặc biệt là giai đoạn 1930 đến 1945 và từ 1986 đến nay: con người cá nhân được đề cao.
- Mỗi giai đoạn có 1 nhân vật lí tưởng, trung tâm riêng nhưng nhìn chung đều xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp.
IV. Củng cố, luyện tập:
Ghi nhớ (sgk)
D. Dặn dò:
Các em về soạn bài: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” theo các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Ngày soạn:
Tiết: 3
TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.
- Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích và lĩnh hội khi giao tiếp.
- Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
B. Phương tiện và cách thức tiến hành dạy _ học:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu kham khảo, giáo án ... các phương tiện phụ trợ như bảng phụ, đèn chiếu...
- Sử dụng các hình thức phát vấn, trao đổi, thảo luận... đi theo phương pháp qui nạp.
C. Tiến trình tổ chức dạy _ học:
I. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
Phần kiểm tra bài cũ sẽ lồng ghép vào quá trình dạy bài mới.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới:
Giao tiếp là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong quá trình giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp có rất nhiều vấn đề chúng ta phải biết để quá trình giao tiếp đạt hiệu quả. Hôm nay ta đi vào tìm hiểu bài.
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ để làm rõ vấn đề.
2. Tiến trình dạy _ học:
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm giao tiếp.
Thao tác 1: Em hãy lấy một vài ví dụ về giao tiếp để diễn ra trong cuộc sống hàng ngày?
Hướng dẫn: nói chuyện với bạn bè, hỏi đường, dạy học, đọc báo ...
Thao tác 2: Các em giao tiếp nhằm mục đích gì? Ví dụ như nói chuyện với bạn bè...
→ Trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm.
Thao tác 3: Trong khi giao tiếp với mọi người, các em thường sử dụng những phương tiện nào? Trong các phương tiện đó phương tiện nào là quan trọng nhất?
Thao tác 4: Vậy theo các em thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ... trong sách giáo khoa.
Thao tác 1: Gọi học sinh đọc VB1 và lần lượt trả lời các câu hỏi.
Câu a: Vna _ đứng đầu một quốc gia các bô lão _ đại diện cho toàn dân.
Câu b: Vai nói_ nghe luân phiên đổi vai cho nhau, có những hành động cụ thể: hỏi, trả lời, nhìn, đáp...
Câu c: Thời nhà Trần (1285) tại Diên Hồng, nước ta đang đứng trước hoạ xâm lăng của quân Mông.
Câu d: Nội dung: đất nước lâm nguy cần phải vạch kế hoạch đúng đắn hoà hay đánh.
Câu e: Mục đích tìm kế sách đối phó quân giặc, thống nhất ý chí toàn dân, tập hợp sức mạnh.
Thao tác 2: chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 3 bàn, trình bày ra giấy, học sinh nào cũng có thể trả lời được.
Nhóm 1: Người viết: các tác giả sách giáo khoa, có trình độ chuyên môn cao...
- Người đọc: Học sinh...
Nhóm 2: Hoàn cảnh giao tiếp có tổ chức, học sinh tiếp nhận tri thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Nhóm 3: Nội dung thuộc lĩnh vực văn học, đề tài “Tổng quát văn học Việt Nam”.
Nhóm 4: Người viết: cung cấp những tri thức chuẩn về văn học cho học sinh.
Người đọc: Lĩnh hội tri thức mới.
Nhóm 5: Dùng ngôn ngữ viết, có nhiều thuật ngữ văn học.
- Văn bản có cấu tạo chặt chẽ, rõ ràng.
Thao tác 2: Theo em có những nhân tố nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 2 quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản.
Thao tác 1: Qua 2 ví dụ trên, em hãy nêu điểm giống và khác về mối quan hệ hoạt động trao đổi giữa các nhân vật giao tiếp?
- Giống: Đều có quá trình truyền tin và nhận thông tin.
- Khác: Văn bản 1 là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói có sự luân phiên thay đổi vai giao tiếp cho đến khi đạt được đích. Văn bản 2 là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, vai viết vai nói là cố định.
- Thao tác 2: Vậy hoạt động giao tiếp có những có những quá trình nào? Mối quan hệ giữa chúng.
Hoạt động 4: Giáo viên giúp học sinh cũng cố và luyện tập.
Thao tác 1: Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
Thao tác 2: Luyện tập
Hãy xác định các nhân tố giao tiếp trọng văn bản sau:
“Đến đây mận mới hỏi đào
Vườn đào đã có ai vào hay chưa”
Nội dung cần đạt
1. Thế nào là học động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
+ Giao tiếp là hoạt động thiết yếu của con người, diễn ra mọi lúc mọi nơi.
+ Có nhiều phương tiện để giao tiếp nhưng quan trọng nhất là ngôn ngữ.
a. Khái niệm: Sách giáo khoa
2. Các nhân tố giao tiếp:
- Nhân vật giao tiếp: người nói/ viết, người nghe/ đọc.
- Hoàn cảnh giao tiếp.
- Nội dung giao tiếp.
- Mục đích giao tiếp.
- Cách thức giao tiếp.
3. Quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản:
* Hoạt động giao tiếp có 2 quá trình:
- Quá trình tạo lập văn bản: do người nói/ viết.
- Quá trình lĩnh hội văn bản: người nghe/ người đọc tiếp nhận, lĩnh hội.
→ Mới quan hệ bổ trợ cho nhau.
4. Cũng cố và luyện tập:
- Cũng cố: ghi nhớ (sách giáo khoa).
- Luyện tập
D. Dặn dò:
Các em về học bài và chuẩn bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” theo các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Ngày soạn:
Tiết 4:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
- Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian. Đây là cơ sở để học sinh có thái độ trân trọng đối với di sản văn hoá tinh thần của dân tộc từ đó học tập tốt học phần văn học dân gian trong chương trình.
- Nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian Việt Nam. Mục đích đặt ra là có thể nhớ và kể tên các thể thơ và kể tên các thể loại, biết sơ bộ phân biệt thể loại, biết sơ bộ phân biệt thể loại này với thểt loại khác trong hệ thống.
B. Phương tiện dạy học và cách thức tiến hành dạy _ học:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ, đèn chiếu (nếu có).
- Sử dụng các hình thức phát vấn, trao đổi, thảo luận ... đi theo hướng quy nạp.
C. Tiến hành tổ chức giờ dạy _ học:
I. Kiểm tra bài cũ:
Hãy phân tích các nhân tố giao tiếp trong các câu sau:
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá dan sàng nên chăng?”
II. Bài mới:
1. Lời dẫn:
Từ thuở ấu thơ ta đã nghe những lời ru ầu ơ của bà, những câu chuyện cổ tích về cô Tấm dịu hiền, chàng Thạch Sanh dũng cảm. Tất cả những lời ru, câu chuyện câu chuyện ấy đã trở thành tuổi thơ đẹp đẽ của mọi người. Và những lời ru, câu chuyện ấy là những tác phẩm văn học dân gian. Hôm nay, ta đi vào tìm hiểu bài “ Khái quát văn học dân gian” để hiểu rõ các đặc trưng đó.
2. Tiến trình tổ chức dạy _ học:
Hoạt động của thầy _ trò
Hoạt động 1: cho học sinh nhắc lặc khái niệm văn học dân gian.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
Thao tác 1: gọi học sinh đọc phần I trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh nêu các ý của phần này.
Thao tác 2: em đã học các bài ca dao như: con cò, hay truyện “ Tấm Cám”, em có nhận xét gì cách dùng hình ảnh, ngôn từ, cảm xúc?
Thao tác 3: những tác phẩm trên được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng phương thức nào?
Thao tác 4: em hiểu thế nào là truyền miệng?
→ Giáo viên diễn giải đúc kết lại vấn đề.
Thao tác 5: Em hiểu thế nào là tập thể?
Thao tác 6: Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như thế nào?
Thao tác 7: qua những tác phẩm văn học dân gian và văn học viết đã học, em hãy nêu những điểm khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết?
Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh tìm hiểu hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam.
Thao tác 1: em hãy kể tên một số thể loại của văn học dân gian mà em đã học?
Thao tác 2: gọi học sinh phần II và trình bày ngắn gọn về những thể loại của văn học dân gian?
Hoạt động 4: hướng dẫn học sinh tìm hiểu những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.
Thao tác 1: em hãy cho cô một số ví dụ về tục ngữ và ca dao và cho biết những nội dung của những câu tục ngữ, ca dao đó?
Thao tác 2: từ những ví dụ đó rút ra kết luận văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
Thao tác 3: em đã đọc các tác phẩm: Cây Khế, Trầu Cau, Tám Cám, qua những tác phẩm trên, nội dung ta muốn giáo dục điều gì?
Thao tác 4: giáo viên giải thích thuật ngữ “thẩm mỹ” cho học sinh hiểu.
Thao tác 5: cho học sinh phân tích câu ca dao:
“ Chàng về thiếp vẫn trông theo, Trông nước nước chảy trông bèo bèo trôi. Trông hoa hoa chẳng muốn cười, Trông núi núi đứng trông người người xa”.
Thao tác 1: gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
Thao tác 2: cho học sinh về sưu tầm một số tác phẩm văn học dân gian ở địa phương mình.
Nội dung cần đạt
I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:
1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ trong truyền miệng (tính truyền miệng)
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
- Văn học dân gian tồn tại, lưu hành bằng phương thức truyền miệng.
2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tính tập thể (tính tập thể)
Quá trình sáng tác tập thể.
- Một người khởi xướng → tác phẩm hình thành và được mọi người tiếp nhận → tiếp tục lưu truyền và biến đổi → tác phẩm hoàn thiện hơn.
II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam.
Văn học dân gian có 12 thể loại: Thần thoại, Sử thi, Truyền thuyết, Truyện cổ tích, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười, Tục ngữ, Câu đó, Ca dao, Truyện thơ, Chèo.
III. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.
3. Văn học dân gian có giá trị thẫm mỹ to lớn góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.
- Trãi qua không gian và thời gian, nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành nên ngọc sáng, là những chuẩn mực về nghệ thuật để chúng ta học tập.
→ Văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết.
IV. Cũng cố và luyện tập:
1. Cũng cố: ghi nhớ (sách giáo khoa)
2. Luyện tập:
D. Dặn dò:
Các em về học bài và soạn bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”.
Ngày soạn:
Tiết: 5
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (TT)
A. Mục tiêu bài học:
Như tiết 1
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giờ dạy - học
- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo... và các phương tiện phụ trợ (nếu có): bảng phụ, đèn chiếu...
- Tổ chức học cho sinh thảo luận.... theo phương pháp qui nạp.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học
I. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và các nhân tố của hoạt động giao tiếp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
II. Bài mới:
1. Vào bài: tiết trước ta đã học lí thuyết của bài, hôm nay chúng ta đi vào thực hành bài này.
2. Tiến trình dạy _ học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Thao tác 1: Gọi học sinh đọc bài tập 1, 2, 3, 5.
Thao tác 2: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận, mỗi nhóm 1 bài tập (1, 2, 3, 5).
Thao tác 3: Cho các nhóm trình bày bằng cách viết bảng hoặc nói.
Thao tác 4: Cho các nhóm trình bày .
Thao tác 5: Cho nhóm hai trình bày.
Thao tác 6: Cho nhóm ba trình bày.
Thao tác 7: Cho nhóm bốn trình bày.
Nội dung cần đạt
II. Luyện tập
1.
a. Nhân vật giao tiếp: những người nam và nữ trẻ tuổi – anh + nàng.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: vào một đêm trăng thanh - thời gian thích hợp cho những câu chuyện tâm tình của nam nữ trẻ tuổi: bộc bạch tình cảm yêu đương.
c. Nhân vật anh nói về việc “trẻ non đủ lá” và đặt ra vấn đề “nên chăng” tính đến chuyện “đan sàn”.
Mục đích: không phải ... thuần nói đến việc đan sàng mà cũng như tre, họ đã đến tuổi trẻ trưởng thành, nên tính đến chuyện kết duyên.
d. Cách nói của chàng trai rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp. Cách nói đó rất tế nhị mang màu sắc văn chương, phong cách nghệ thuật, vừa có hình ảnh, vừa đậm sắc thái tình cảm nên dễ đi vào lòng người.
2.
a. Trong cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp đã thực hiện các hành động cụ thể: chào (cháu chào ông ạ!), cháu đáp (A Cổ hả?), khen (Lớn tướng rồi nhỉ?), hỏi (Bố cháu cỏ gởi ... không?), đáp lời (Thưa ông, có ạ!).
b. Cả ba câu đều có hình thức hỏi nhưng chỉ có câu thứ ba là nhằm mục đích hỏi. Còn hai câu trước là lời chào đáp và khen.
c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm thái độ và quan hệ trong giao tiếp là kính mến đối với ông và yêu quý, trìu mến của ông đối với A Cổ.
3.
a. Tác giả HXH đã muốn bộc bạch với mọi người về vẻ đẹp, thân phận chìm nổi của người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng đồng thời khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ và của mình.
b. Người đọc căn cứ vào các từ: trắng tròn, các từ ngữ và cuộc đời của tác giả.
4.
a. Nhân vật giao tiếp:
+ Bác Hồ: Chủ tịch nước
+ Học sinh: chủ nhân tương lai của đất nước.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: đất nước vừa giành được độc lập.
c. Nội dung:
+ Niềm vui sướng vì học sinh được hưởng nền độc lập.
+ Nhiệm vụ và trách nhiệm đối với đất nước.
+ Lời chúc
d. Mục đích:
+ Để chúc mừng
+ Xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang.
e. Thư viết vừa chân tình vừa gần gũi, nghiêm túc.
BT 4: học sinh tự viết.
D. Dặn dò:
- Các em về chuẩn bị bài “ Văn Bản” theo câu hỏi sách giáo khoa.
Ngày soạn: 6/9/200
Tiết: 6. Tiếng Việt
VĂN BẢN
A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Có được những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Nâng cao kỹ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giờ dạy _ học:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, giáo án và các phương tiện khác: bảng phụ, tài liệu minh hoạ...
- Sử dụng hình thức phát vấn, trao đổi, thảo luận,... đi theo phương pháp qui nạp.
C. Tiến trình tổ chức giờ dạy - học
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra vở của một số em về phần ra bài tập về nhà.
III. Bài mới
1. Vào bài
Hằng ngày, các em tiếp xúc với nhiều loại văn bản, hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu các văn bản để hiểu rõ hơn về các loại văn bản.
2. Tiến trình dạy - học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm, đặc điểm văn bản.
Thao tác 1: Em hãy kể tên một số loại văn bản đã học?
Thao tác 2: gọi học sinh đọc các văn bản 1, 2, 3 trong sách giáo khoa.
Thao tác 3: gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong sách giáo khoa?
→ Hướng dẫn: văn bản 1, 2, 3 được tạo ra trong hoạt động giao tiếp giữa ai và ai, số lượng câu, vấn đề ở từng văn bản.
- Văn bản 1 tạo ra trong hoạt động giao tiếp chung. Đáp ứng nhu cầu truyền cho nhau kinh nghiệm sống. Diễn đạt trong một câu.
- Văn bản 2 tạo ra trong hoạt động giao tiếp giữa cô gái và mọi người. Lời than thân của cô gái. Diễn đạt trong 4 câu.
- Văn bản 3 tạo ra trong hoạt động giao tiếp giữa vị chủ tịch nước với toàn thể quốc dân đồng bào. Là nguyện vọng và khẳng định quyết tâm của dân tộc là giữ gìn, bảo vệ độc lập dân tộc. Diễn đạt trong 15 câu văn bản 1, 2, 3 đặt ra vấn đề cụ thể, nhất quán và triển khai nhất quán trong từng văn bản.
Thao tác 4: gọi học sinh đọc và trả lời các câu hỏi 3, 4, 5?
→ Hướng dẫn
- Văn bản 1: đề cập đến một kinh nghiệm sống.
- Văn bản 2: số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Văn bản 3: kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
→ Các câu trong văn bản (2) và (3) đều có quan hệ nhất quán và cùng thể hiện một chủ đề. Các câu đó có quan hệ ý nghĩa rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ.
Văn bản 3 có bố cục:
+ Mở bài “Hỡi đồng ... quốc”
+ Thân bài: “Chúng ta ... dân tộc ta”.
+ Kết bài: phần còn lại
- Mục đích:
+ Văn bản 1: mong đến cho người đọc một kinh nghiệm sống.
+ Văn bản 2: nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
+ Văn bản 3: đề cập đến vấn đề chính trị: kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thao tác 5: thông qua việc phân tích ví dụ hãy rút ra khái niệm văn bản? và các đặc điểm của nó.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh tìm hiểu các loại văn bản.
Thao tác 1: gọi học sinh đọc và trả lời câu 1 trong sách giáo khoa?
→ Hướng dẫn
- Văn bản 1: đề cập đến một kinh nghiệm sống, thuộc lĩnh vực đời sống. Từ ngữ thông thường.
- Văn bản 2: nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, mọi lĩnh vực nghệ thuật, từ ngữ thông thường.
- Văn bản 3: đề cập đến vấn đề chính trị: kháng chiến chống Pháp. Từ ngữ chính trị xã hội được sử dụng nhiều.
- Văn bản 1, 2: TBình nội dung thông qua hình ảnh cụ thể → hình tượng.
- Văn bản 3: dùng lí lẽ và lời lẽ để khẳng định.
Thao tác 2: chia lớp thành 4 tổ cho học sinh thảo luận, rồi từng tổ trình bày?
Tổ 1: phạm vi sử dụng
- Văn bản 2: dùng trong lời văn giao tiếp có tính nghệ thuật.
- Văn bản 3: dùng trong lời văn giao tiếp về chính trị.
- Các văn bản trong sách giáo khoa dùng trong lời văn giao tiếp khoa học.
- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh là lĩnh vực giao tiếp hành chính.
Tổ 2: mục đích giao tiếp
- Văn bản 2: bộc lộ cảm xúc.
- Văn bản 3: kêu gọi toàn dân kháng chiến.
- Các văn bản trong sách giáo khoa: truyền thụ kiến thức khoa học.
- Đơn và giấy khai sinh: TB ý kiến, nghiện vọng hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng trong đời sống và tổ chức hành chính.
Tổ 3:
+ Văn bản 2: từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh.
+ Văn bản 3: từ ngữ chính trị
+ Văn bản trong sách giáo khoa: từ ngữ khoa học.
+ Đơn và giấy khai sinh: từ ngữ hành chính.
Tổ 4: kết cấu
+ Văn bản 2: kết cấu của ca dao, thơ lục bát.
+ Văn bản 3: ba phần
+ Văn bản trong sách giáo khoa: mạch lạc, chặt chẽ.
+ Đơn và giấy khai sinh: có mẫu hoặc in sẵn chỉ điền thông tin.
Thao tác 3: từ việc trả lời các câu hỏi trên, em hãy kể tên và phân biệt tên và phân biệt các loại văn bản?
Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh cũng cố và luyện tập.
Thao tác 1: gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
Nội dung cần đạt
I. Khái niệm, đặc điểm
* Tìm hiểu văn bản:
1. Khái niệm
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn liên kết về hình thức thống nhất về nội dung.
2. Đặc điểm
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặc chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung.
- Mỗi văn bản đều có mục đích nhất định.
II. Các loại văn bản
File đính kèm:
- Giaoan10hk1.doc