A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Thấy được các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
+ Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết .
+ Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
- Tích hợp môi trường.
2. Về kĩ năng: Vận dụng đặc điểm khái quát của văn học Việt Nam vào từng bài cụ thể sẽ học trong các phần tiếp theo.
3.Về thái độ: Bồi dưỡng HS niềm tự hào về truyền thống dân tộc và say mê với văn học.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- HS đọc bài tại lớp và luyện tập cách thức tóm tắt các ý chính.
- Đặt câu hỏi gợi mở , tái hiện và tư duy tổng hợp.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK và tài liệu chuẩn kiến thức 10.
- Tư liệu tham khảo.
- Thiết kế bài giảng.
2.Học sinh:
- Chủ động tìm hiểu về bài học.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: VS, ĐP, SS.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của HS, lưu ý HS phương pháp học ở THPT.
3.Bài mới: Qua 4 năm ở trường THCS,các em đã được học khá nhiều tác giả,tác phẩm văn học nổi tiếng trong VHVN từ xưa đến nay.Bài học đầu tiên ở lớp 10 là một bài văn học sử:Tổng quan văn học Việt Nam,nó giúp các em có một cái nhìn khái quát nhất,hệ thống nhất về nền văn học nước ta từ xưa đến nay và sẽ định hướng cho chúng ta học tiếp toàn bộ chương trình Ngữ văn THPT.
101 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 học kỳ I Trung tâm Giáo dục Thường Xuyên Cái Bè, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
Tuần: 1
Tiết: 1-2
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Thấy được các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
+ Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết .
+ Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
- Tích hợp môi trường.
2. Về kĩ năng: Vận dụng đặc điểm khái quát của văn học Việt Nam vào từng bài cụ thể sẽ học trong các phần tiếp theo.
3.Về thái độ: Bồi dưỡng HS niềm tự hào về truyền thống dân tộc và say mê với văn học.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- HS đọc bài tại lớp và luyện tập cách thức tóm tắt các ý chính.
- Đặt câu hỏi gợi mở , tái hiện và tư duy tổng hợp.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK và tài liệu chuẩn kiến thức 10.
- Tư liệu tham khảo.
- Thiết kế bài giảng.
2.Học sinh:
- Chủ động tìm hiểu về bài học.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: VS, ĐP, SS.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của HS, lưu ý HS phương pháp học ở THPT.
3.Bài mới: Qua 4 năm ở trường THCS,các em đã được học khá nhiều tác giả,tác phẩm văn học nổi tiếng trong VHVN từ xưa đến nay.Bài học đầu tiên ở lớp 10 là một bài văn học sử:Tổng quan văn học Việt Nam,nó giúp các em có một cái nhìn khái quát nhất,hệ thống nhất về nền văn học nước ta từ xưa đến nay và sẽ định hướng cho chúng ta học tiếp toàn bộ chương trình Ngữ văn THPT.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
- Anh( Chị) hiểu thế nào là tổng quan VHVN?
- HS đọc mấy dòng đầu SGK :
+ Nội dung của phần này là gì?
+ Theo em đó là phần nào của bài tổng quan ?
- HS đọc mục I.
- VHVN bao gồm mấy bộ phận lớn.
- Thế nào VHDG? Các thể loại? Đặc trưng?
(HS tóm tắt những nét lớn SGK )
- HS đọc mục I. 2:
+ VH viết là gì?
+ Hình thức văn tự?
+ Hệ thống thể loại?
- GV dẫn chứng tác phẩm cụ thể
Hoạt động 2:
- HS đọc mục II.
+ Nhìn tổng quát VHVN đã trải qua mấy thời kì phát triển?
+ Ở từng thời kì VHVN có quan hệ giao lưu với VH nước ngoài không
- Em hãy nêu những tg, tp tiêu biểu của VHTĐ viết bằng chữ Hán? Chữ Nôm?
- GV dẫn chứng thêm.
- Em có suy nghĩ gì về sự phát triền của thơ Nôm?
- HS đọc sáng tạo phần này
+ Tên gọi VH giai đoạn này là gì?
+ Tại sao có tên gọi đó?
- GV giảng cho rõ từ VHTĐ sang VHHĐ-văn học hiện đại hoá
- GV lấy ví dụ phân tích 4 điểm khác biệt giũa VHTĐ và VHHĐ
- VH thời này chia làm mấy giai đoạn và có đặc điểm gì?
-Nhìn một cách khái quát ta rút ra kết luận gì về VHVN ?
-HS đọc sáng tạo phần này.
Hoạt động 3:
- Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào? HS tìm dẫn chứng?
- Mối quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc được thể hiện như thế nào?
- VHVN phản ánh mối quan hệ xã hội như thế nào?
- Ý thức về bản thân được phản ánh trong văn học như thế nào?
- Gọi 2 HS đọc to và rõ phần ghi nhớ.
I.Các bộ phận hợp thành của VHVN:
2 bộ phận
1.Văn học dân gian
- Khái niệm: SGK
- Các thể loại chủ yếu: SGK
- Đặt trưng: tính truyền miệng, tính tập thể.
2.Văn học viết
- Khái niệm: SGK.
- Chữ viết:Chữ Hán, Nôm, quốc ngữ, một số ít bằng chữ Pháp.
- Hệ thống thể loại:
+ Từ thế kỉ X –XI
v Chữ Hán:Văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu.
v Chữ Nôm: Thơ Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc hát noí.
+ Từ đầu XX đến hết XX: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ, kịch.
II. Quá trình phát triển của VHVN
1. Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết XIX)
- Đây là nền văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, chịu ảnh hưởng của nền văn học hiện đại Trung Quốc.
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu :
+Chữ Hán: SGK
+Chữ Nôm: SGK
Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những nét truyền thống của VHTĐ. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực. Nó thể hiện tinh thần ý thức dân tộc cao.
2. Văn học hiện đại( Từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XX )
- Từ đầu thế kỉ XX VHVN một mặt kế thừa tinh hoa của VH truyền thống, một mặt bước vào quỹ đạo của VHTG hiện đại ( VH châu Âu). Đó là nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ. Sự đổi mới khiến cho VHHĐ có một số điểm khác biệt so với VHTĐ về:
+ Tác giả.
+ Đời sống văn học.
+ Thể loại.
+ Thi pháp.
- VHHĐ đã phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người VN với tất cả các phương diện phong phú và đa dạng:
+ Trước CM. 8. 1945: VHHT, VHLM.
+ Sau CM.8.1945: VHHT XHCN phản ánh sự nghiệp đấu tranh CM và XD cuộc sống mới.
+ Sau 1975: phản ánh công cuộc XD CNXH, sự nghiệp HĐ hoá, CN hoá đất nước.
- Về thể loại: Thơ tiếp tục phát triển, văn xuôi quốc ngữ, kịch, truyện ngắn đạt nhiều thành tựu to lớn.
v Nhìn chung: VHVN đạt được giá trị đặc sắc về nd,nt. Nhiều tg được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới như NT, ND, HCM. Nhiều tác phẩm dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. VHVN đã xây dựng được vị trí riêng trong VH nhân loại.
III.Con người Việt Nam qua văn học
1.Con người VN trong quan hệ với thế giới tựnhiên
- Hình thành tình yêu thiên nhiên. Từ tình yêu thiên nhiên hình thành các hình tượng nghệ thuật.
- Hình tượng thiên nhiên mang nét đặc sắc riêngcủa mỗi vùng, gắn với lí tương đạo đức, thẩm mĩ, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống đặc biệt là tình yêu lứa đôi.
2.Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc
Con người VN sớm có y ùthức xây dụng quốc gia dân tộc của mình. CN yêu nước là nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của VHVN.
3.Con người VN trong quan hệ xã hội
Trong XH có giai cấp đối kháng, VH đã lên tiếng tố cáo các thế lực chuyên quyền bạo ngược và thể hiện sự cảm thông chia sẽ với người bị áp bức đau khô’-chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa hiện thực được hình thành.
4.Con người VN và ý thức về bản thân
VHVN xây dụng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thuỷ chung, vị tha, đức hi sinh vì chính nghĩa, đề cao quyền sống của con người.
Ghi nhớ: SGK
4.Củng cố:
- Vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam
5.Dặn dò:
- Nội dung bài “Tổng quan văn học Việt Nam”.
- Soạn bài: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”
- Trả lời các câu hỏi bài 1, 2 câu a, b, c, d, e sgk/ 14,15
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
Tuần: 1
Tiết: 3
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Về kiến thức: Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: bản chất, hai quá trình, các nhân tố giao tiếp.
Về kĩ năng: Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp. Những kĩ năng trong HĐGT bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.
Về thái độ: Giáo dục nhận thức giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành kĩ năng sống.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- HS tìm hiểu bài theo hướng qui nạp: Tìm hiểu ngữ liệu trong và ngoài SGK (GV nêu câu học để HS trao đổi thảo luận ) từ đó đi đến những nhận định chung.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 10 và tài liệu chuẩn kiến thức 10.
- Sử dụng bảng phụ, tài liệu.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu kỹ các ví dụ trong SGK.
- Thu thập các tài liệu có liên quan.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp : VS, SS, ĐP
2. Kiểm tra bài cũ:
a.Trình bày những nét cơ bản của các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam.
b.Căn cứ vào yếu tố nào để phân chia thời kì văn học?
c.Nêu nội dung quan hệ của con người VN được thể hiện trong văn học?
3. Bài mới.
- GV gọi một HS lên trình bày một đề tài bất kì, sau đó cho các HS trong lớp chất vấn.
- GV: Quá trình cả lớp vừa thực hiện là quá trình gì? Được thực hiện bằng phương tiện gì?
- GV lưu ý HS các phương tiện mà HS có thể trình bày ngoài phương tiện ngôn ngữ và nêu câu hỏi: trong các phương tiện đó phương tiện nào mang lại hiệu quả cao nhất?
Đó chính là ngôn ngữ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài “ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
- Gọi HS đọc chính xác VB1 và nhắc cả lớp theo dõi chú ý về ngữ điệu, giọng nói của nhân vật, kiểu câu sử dụng, khí thế…
a.HĐGT diễn ra giữa NVGT nào? 2 bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào? Vua là người lãnh đạo tối cao của đất nước. Các bô lão đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Các nhân vật giao tiếp có vị thế giao tiếp khác nhau nên ngôn ngữ giao tiếp khác nhau.
b.Trong HĐGT các NVGT đổi vai cho nhau như thế nào? Người nói tiến hành hành động cụ thể nào? Người nghe thực hiện hành tương ứng nào?
c.HĐGT trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? Ở đâu? Lúc nào? Khi đó nước ta có sự kiện gì?
d.HĐGT trên vào nội dung gì?
e.Mục đích là gì?cuộc giao tiếp có đạt mục đích không?
* Hoạt động 2:
- Qua bài “ Tổng quan VHVN ” hãy cho biết:
a.Các nhân vật giao tiếp?
b.HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh nào?
c.Nội dung GT thuộc lĩnh vực nào?đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
d. Mục đích của GT?
e.Phương tiện GT được thể hiện như thế nào?
Hoạt động 3:
- Qua VB1 ta rút ra kết luận gì trong HĐGT?
- GV cho HS đọc to và rõ phần ghi nhớ.
Hoạt động 4:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
+ HS trao đổi theo nhóm.
+ GV dùng bảng phụ cho VD ngoài SGK, yêu cầu HS tiến hành thảo luận theo các câu hỏi sau:
“Đêm ấy, thanh niên ghi tên tòng quân đông lắm.
Cũng ngay đêm ấy, về tới nhà, trước khi ngủ, chị Chiến từ trong buồng nói ra với Việt:
- Chú Năm nói mày với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu.
Việt lăn kềnh ra ván, cười khì khì:
- Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị.
- Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con giá ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!”
( Trích “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi).
+ Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa những nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có mối quan hệ như thế nào? (Việt và chị, những người có quan hệ ruột thịt)
+ Hoạt động giao tiếp trên được diễn ra trong hoàn cảnh nào? Hướng vào nội dung gì? (bấy giờ thanh niên tham gia đi tòng quân để diệt giặc, hai chị em Việt đang dặn dò nhau và thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc)
+ Mục đích của cuộc giao tiếp này là gì? Mục đích đó có đạt dược hay không? (chị Việt nhắc nhở khuyên bảo em hoàn thành nhiệm vụ)
+ Để tham gia vào hoạt động người giao tiếp phải tiến hành những quá trình nào để hiểu điều mà đối phương đang nói? (lắng nghe, trình bày suy nghĩ của mình)
I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
1.Văn bản 1
a.Nhân vật giao tiếp: vua-các bô lão.
b.Người nói( viết)tạo văn bản nhằm biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm của mình thì người nghe (đọc) tiến hành hành động nghe (đọc) để giải mã, lĩnh hội nội dung. Người nói-nghe có thể đổi vai cho nhau tạo hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản.
c.HĐGT diễn ra ở điện Diên Hồng. Lúc này đất nước đang bị ngoại xâm đe dọa
d.Nội dung: Thảo luận về tình hình đất nước, bàn bạc sách lược đối phó “Đánh” là sách lược duy nhất.
e.Cuộc giao tiếp đã đi đến thống nhất về hành động nghĩa là đạt được mục đích.
2.Văn bản 2
a.Nhân vật giao tiếp
- Tác giả(SGK) người viết: lứa tuổi, vốn sống, trính độ hiểu biết cao, có nghề nghiệp.
- HS lớp 10(người đọc): trẻ tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết thấp.
b. Hoàn cảnh: nền giáo dục quốc dân, trong nhà trường.
c. Nội dung: thuộc lĩnh vực văn học, đề tài”tổng quan VHVN”, có 3 vấn đề cơ bản.
d. Mục đích
- Người soạn: muốn cung cấp tri thức cho người đọc.
- Người học: nhờ đó hiểu được kiến thức cơ bản của VHVN.
e.Phương tiện: sử dụng ngôn ngữ văn bản khoa học, có bố cục rõ ràng, đề mục có hệ thống, lí lẽ dẫn chứng tiêu biểu.
II. Kết luận:
Ghi nhớ : SGK
III.Luyện tập
Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ.
- NVGT: người mua-người bán.
- Hoàn cảnh: ở chợ , lúc chợ đang họp.
- Nội dung: trao đổi thoả thuận về mặt hàng, chủng loaị, số lượng, giá cả.
- Mục đích: người mua mua được hàng,
người bán bán được hàng.
4.Củng cố:
- GV cho HS làm bài tập để củng cố kiến thức.
5.Dặn dò:
- Làm các bài tập còn lại.
- Soạn: Khái quát VHDG VN.
+ Khái niệm.
+ Đặc trưng cơ bản của VHDG.
+ Giá trị của VHDG.
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN
Tuần: 2
Tiết: 4
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: Nắm khái niệm, các đặc trưng cơ bản,những thể loại chính, những giá trị chủ yếu của văn học dân gian.
2. Về kĩ năng: vận dụng bài học vào việc phân tích và cảm nhận từ bài học cụ thể trong chương trình
3. Về thái độ: biết yêu mến,trân trọng,giữ gìn và phát huy văn học dân gian Việt Nam, hình thành tình yêu đối với văn học.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- Sử dụng phương pháp quy nạp.
- GV đặt câu hỏi gợi mở, hs thảo luận trả lời.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 10 và sách chuẩn kiến thức văn 10
- Thiết kế bài học.
2. Học sinh:
- Chủ động tìm hiểu bài học trong SGK và trên các phương tiện thông tin khác có lien quan.
- Tìm đọc thêm một số tác phẩm văn học dân gian.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: SS, VS, ĐP
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi một HS lên thực hiện hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bằng cách tự giới thiệu về mình đồng thời trả lới các câu hỏi của cả lớp? Sau đó HS phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp vừa rồi?
3.Bài mới:
Những lời ru ầu ơ khi ta còn nằm nôi, những câu chuyện cổ tích đưa trí tưởng tượng bay bổng. VHDG được ví như “bầu sữa mẹ ngọt ngào” nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người. Chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài “Khái quát VHDG” trước khi học các tác phẩm cụ thể.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Tìm hiểu khái niệm VHDG
- VHDG là gì?
Hoạt động 2:
VHDG có những đặc trưng cơ bản nào?
Gọi HS đọc mục I.1:
- Ngôn từ trong VHDG có đặc điểm gì?
- Quá trình truyền miệng được thực hiện như thế nào?
+ Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn thường được sáng tạo thêm.
+ Truyền miệng theo không gian: là sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác.
+Truyền miệng theo thời gian: là sự bảo lưu tác phẩm từ đời này sang đời khác
Gọi HS đọc mục II.2
- Tập thể là ai? Em hiểu thế nào là tính tập thể?
- Em hiểu thế nào là tính thực hành của VHDG?
Hoạt động 3:
- VHDG có bao nhiêu thể loại?
(mỗi thể loại HS nêu đươc khái niệm và tác phẩm cụ thể)
Hoạt động 4:
- Tại sao VHDG là kho tri thức?
- Tính giáo dục của VHDG được thể hiện như thế nào?
- VHDG có giá trị thẩm mĩ như thế nào? Nhà thơ học được gì ở ca dao?Nhà văn học được gì ở truyện cổ tích?
Hoạt động 5:Tổng kết
- Gọi HS đọc to và rõ phần ghi nhớ SGK
I. Văn học dân gian là gì?
- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
II. Đặc trưng cơ bản của VHDG
1.VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (tính truyền miệng).
- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (có hình ảnh cảm xúc).
- VHDG tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng
2.VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể).
- Khác với văn học viết VHDG là kết quả của quá trình sáng tác tập thể. Có nghĩa là: cá nhân khởi xướng, tập thể hưởng ứng tham gia truyền miệng trong dân gian. Trong quá trình truyền miệng mọi người đều có quyền bổ sung, sửa chữa sáng tác dân gian.
- VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
III. Hệ thống thể loại của VHDG:
12 thể loại( SGK).
IV. Những giá trị cơ bản của VHDG
1. Là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
2. Có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp như: tình yêu quê hương, tinh thần bất khuất, đức kiên trung , tính vị tha, cần kiệm, óc thực tiễn.
3. Có giá trị thẩm mĩ to lớn góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.
è Ghi nhớ: SGK
4.Củng cố:
- Đặc trưng cơ bản của VHDG.
- Thể loại.
5.Dặn dò:
- Làm bài tập trong SBT trang 10.
- Soạn: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt).
+ Làm các bài tập trong SKG
Tiếng việt
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (Tiếp theo)
Tuần: 2
Tiết: 5
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức:
- Củng cố lại lý thuyết HĐGT.
- Vận dụng lý thuyết luyện tập, phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
2. Về kĩ năng: phân tích các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
3. Về thái độ: nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong cuộc sống của mỗi người.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- HS làm các bài tập trong SGK, GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
1.2 Phương tiện:
- SGK ngữ văn 10 và chuẩn kiến thức ngữ văn 10
- SGV ngữ văn 10.
- Thiết kế bài học.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu các bài tập trong SGK, tìm thêm các bài tập bổ trợ khác.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Trình bày đặc trưng của VHDG? (tính truyền miệng, tính tập thể, tính dị bản). Phân biệt thể loại truyền thuyết và truyện cổ tích? (giống nhau: đều mang yếu tố hư cấu; khác nhau: Truyền thuyết kể về sự kiện, nhân vật có thật trong lích sử, truyện cổ tích: chủ yếu nói về đời sống con người và toàn bộ là hư cấu)
3. Bài mới. Luyện tập về “ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ” giúp các em nắm vững lí thuyết và có thể vận dụng bài học vào quá trình giao tiếp.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Gọi HS đọc văn bản 1:
a.NVGT ở đây là người như thế nào?
b.Hoàn cảnh giao tiếp nào ?
c.Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?
d. Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?
Hoạt động 2:
Gọi HS đọc văn bản 2:
a.Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ, những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?
b.Lời của người ông cả 3 câu đều có hình thức hỏi, nhưng cả 3 câu có phải dùng để hỏi không?
c.Lời nói của nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ trong giao tiếp như thế nào?
Hoạt động 3:
Gọi HS đọc bài thơ:
a.Hồ Xuân Hương giao tiếp với người đọc vấn đề gì? Nhằm mục đích gì?
b.Bằng phương tiện từ ngữ, hình ảnh nào?
Hoạt động 4:
GV gợi ý (dùng bảng phụ).
Gọi HS đọc bức thư:
Thư viết cho ai?
Hoàn cảnh?
c.Viết về chuyện gì? Nội dung gì?
d.Thư viết để làm gì?
e.Viết như thế nào?
II. Luyện tập
1. Bài tập 1:
NVGT: người nam nữ trẻ tuổi (anh , nàng).
Hoàn cảnh: vào đêm trăng sáng và thanh vắng- thời gian thích hợp để bộc bạch tình cảm yêu đương.
Nhân vật “anh” nói về sự việc “ tre non đủ lá” và đặt ra vấn đề “nên chăng” tính đến chuyện “ đan sàng”.
¦ hàm ý: chuyện kết duyên của hai người.
Cách nói phù hợp, mang màu sắc phong cách văn chương vừa có hình ảnh, vừa đậm sắc thái tình cảm, vừa dễ đi vào tình cảm con người.
2.Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
a. NVGT: A Cổ và người ông thực hiện các hành động nói cụ thể là:
- Chào( cháu chào ông ạ)
- Chào đáp( A Cổ hả?) (1)
- Khen( lớn tướng rồi nhỉ) (2)
- Hỏi( bố… không?) (3)
- Đáp lời( thưa… ạ)
b. Câu (3) nhằm mục đích hỏi nên A Cổ trả lời.
Câu (1) (2): A Cổ không cần trả lời.
c. Bộc lộ thái độ kính mến của A Cổ đối với ông và thái độ yêu quí trìu mến của ông đối với cháu.
3.Đọc bài thơ “ Bánh trôi nước “ và trả lời câu hỏi:
a. Thông qua hình tượng “bánh trôi nước” tác giả muốn bộc bạch với mọi người về thân phận chìm nổi của người phụ nữ nói chung và tg nói riêng, đồng thời khẳng định phẩm chất trong sáng của phụ nữ và bản thân.
b. Căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ như: trắng, tròn(vẻ đẹp), thành ngữ bảy nổi ba chìm(nói về sự chìm nổi), tấm lòng son( phẩm chất bên trong). Đồng thời liên hệ cuộc đời tác giả- người phụ nữ tài hoa nhưng lận đận tình duyên để hiểu và cảm nhận bài thơ.
4. Phân tích NVGT trong bức thư của Bác
a. NVGT: BH – HS toàn quốc.
b. Hoàn cảnh: ĐN vừa giành độc lập, HS bắt đầu được nhận 1 nền giáo dục hoàn toàn VN¦ thư có khẳng định về quyền lợi và nhiệm vụ của HS.
c. Nội dung: thư nói đến niềm vui của HS, nhiệm vụ, trách nhiệm đối với đất nước. Cuối thư là lời chúc.
d. Mục đích: Chúc mừng, xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của HS.
e. Chân tình, gần gũi, nghiêm túc xác định trách nhiệm của HS.
4.Củng cố:
- Qua 4 bài tập em rút ra những gì khi thực hiện giao tiếp.
5.Dặn dò:
- Học bài
- Soạn: Lập dàn ý bài văn tự sự.
+ Xây dựng được dàn ý cho bài văn tự sự.
+ Lập dàn ý cho một đề văn tự sự cụ thể.
Tuần: 2 Làm văn
Tiết: 6
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Biết cách lập dàn ý một bài văn tự sự (kể lại một câu chuyện) tương tự một truyện ngắn, yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý.
2. Về kĩ năng:
- Xây dựng được dàn ý cho một bài văn tự sự theo các phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Vận dụng được các kiến thức đã học về văn tự sự và cốn sống của bản thân để xây dựng dàn ý.
3. Vế thái độ: Nâng cao nhận thức và ý nghĩa tầm quan trọng của việc lập dàn ý trước khi viết bài văn tự sự nói riêng, bài văn khác nói chung.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
+ Tổ chức HS trả lời các câu hỏi trong ví dụ SGK.
+ Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích.
1.2 Phương tiện dạy học:
+ SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10.
+ Sách tham khảo.
2. Học sinh:
+ Chủ động tìm hiểu bài học từ các nguồn thông tin khác nhau. Tìm thêm tư liệu có liên quan.
+ Phân tích bài học theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
* Lời vào bài: Khi là văn, các em thường bỏ qua khâu lập dàn ý. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp các em hoàn thiện một bài văn hay. Vậy lập dàn ý một bài văn tự sự là gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu…
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: GV gọi HS đọc phần trích và lần lượt nêu 2 câu hỏi SGK cho HS trả lời.
Đọc phần trích và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Gọi HS đọc đoạn trích của Nguyễn Tuân và 2 gợi ý kể về “ hậu thân ” của chị Dậu.
Hs đọc phần trích và trả lời câu hỏi?
- GV chia HS ra làm 2 nhóm, mỗi nhóm lập dàn ý cho một bài văn kể theo gợi ý SGK.
- GV gọi 1 HS của mỗi nhóm lên bảng trình bày và lưu ý HS chọn nhan đề đặt cho bài viết.
- HS trình bày xong, GV cho HS trong nhóm bổ sung và nhận xét , chốt lại vấn đề.
Hoạt động 3:
- Từ 2 dạng bài tập trên gợi ý HS phát biểu cách lập dàn ý 1 bài văn tự sự:
+ Trước khi lập dàn ý cần phải làm gì?
+ Có đề tài, chủ đề đã đủ chưa? Cần phải thêm gì nữa?
+ Để bài viết rõ ràng mạch lạc có cần phải cân đối bố cục trước không? Bố cục đó như thế nào?
+ Có bố cục ý rồi, em hoàn thiện bài viết như thế nào?
Hoạt động 3:Hướng dẫn Hs tổng kết
- GV nhận xét bổ sung rút ra kết luận và hướng dẫn HS nắm vững ghi nhớ.
Hoạt động 4:Thực hành
- Gọi HS đọc đề bài : yêu cầu các em xác định yêu cầu đề bài.
- GV cho HS kể những sai lầm có thể phạm. Yêu cầu các em chọn 1 trong số những sai lầm đó để lập dàn ý.
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình . Cho HS khác nhận xét bổ sung rồi đưa ra kết luận.
I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
- Câu 1: Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu.
- Câu 2: Qua lời kể của nhà văn có thể rút ra kinh nghiệm:
+ Để chuẩn bị viết 1 bài văn tự sự cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện ( mở đầu, kết thúc); sau đó suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật theo những mối quan hệ nào đó và nêu những sự việc, chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tạo nên cốt truyện.
+ Tiếp theo là lập dàn ý 3 phần: MB, TB, KB.
II. Lập dàn ý
1. Ngữ liệu:
a. Chọn nhan đề:
- Đề bài 1: Sau cái đêm đen ấy…
- Đề bài 2: Người đậy nắp hầm bem.
b.Lập dàn ý
v Đề bài 1
_Mở bài: Sau khi chạy khỏi nhà quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng.
- Thân bài:
+ Cuộc cách mạng tháng 8 nổ ra, chị Dậu trở về làng.
+ Khí thế cách mạng sục sôi, chị Dậu dẫn đầu biểu tình lên huyện cướp chính quyền, phá kho thóc của Nhật.
- Kết bài: Chị Dậu và bà con xóm làng mừng ngày tổng khởi nghĩa thành công, cái Tý trở về.
v Đề bài 2
- Mở bài: Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, làng chị Dậu bị địch chiếm nhưng ban đêm vẫn có cán bộ cách mạng hoạt động bí mật.
- Thân bài:
+ Quân Pháp càn quyét truy lùng cán bộ.
+ Trong làng căng thẳng, mọi người hoảng sợ, chị Dậu vẫn bình tỉnh che dấu cán bộ dưới hầm.
- Kết bài: Tổng khởi nghĩa thành công, chị Dậu nghẹn ngào đón cái Tý.
2.Cách lập dàn ý
- Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ chọn đề tài, xác định chủ đề của bài viết.
- Từ đề bài chủ đề tưởng tượng phát ra những nét chính của cốt truyện ¦ nên theo cấu trúc truyền thống: trình bày khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm,
File đính kèm:
- GIAO AN NGU VAN 10 HK I 20112012.doc