Giáo án Ngữ văn 10 - Năm học 2008 - 2009

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

- Học sinh nắm được tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du với kiếp người hồng nhan bạc mệnh.

- Giá trị thơ văn chữ Hán của Nguyễn Du.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV.

- Thiết kế bài học

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 GV có thể tổ chức giờ dạy học theo các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1- Ổn định tổ chức:

2- Kiểm tra bài cũ: ?Đọc thuộc lòng bài thơ “Nhàn” và cho biết ý nghĩa bài thơ.

3- Giới thiệu bài mới:

 

doc142 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày15/11/2008 Tuần: 13 Tiết: 38 Đọc tiểu thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) - Nguyễn Du - A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Học sinh nắm được tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du với kiếp người hồng nhan bạc mệnh. - Giá trị thơ văn chữ Hán của Nguyễn Du. B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV. Thiết kế bài học C. Cách thức tiến hành GV có thể tổ chức giờ dạy học theo các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: ?Đọc thuộc lòng bài thơ “Nhàn” và cho biết ý nghĩa bài thơ. 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hđ 1 Học sinh đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi: - Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Hđ2: Học sinh nêu cảm nhận về bài thơ. Học sinh đọc 2 câu đầu và trả lời câu hỏi: - Cảnh vật có sự biến đổi như thế nào? - Nhà thơ viếng Tiểu Thanh qua vật gì? Hướng dẫn học sinh đọc 2 câu thực và yêu cầu trả lời câu hỏi: - Các hình ảnh được biểu hiện sau có nghĩa như thế nào? + Son phấn: tiêu biểu cho điều gì? + Văn chương: tiêu biểu cho điều gì? Tác giả hướng tới điều gì? Học sinh đọc 2 câu luận và trả lời câu hỏi: - ở đây tác giả muốn bàn luận về vấn đề gì? - Thái độ của Nguyễn Du về cuộc đời, số phận con người? Đang khóc thương cho Tiểu Thanh tại sao Nguyễn Du lại quay về khóc thương cho chính mình? Hđ3: 4- Củng cố: - Học sinh nhận xét về nội dung và nghệ thuật bài thơ. 5- Dặn dò: - Học thuộc lòng, nắm nội dung tư tưởng bài thơ. - Chuẩn bị “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” (tiếp theo). I- Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn - Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc sống vào đầu thời Minh. - Cuộc sống làm lẽ, bị vợ cả đánh ghen. => Tài hoa nhưng bạc mệnh. 2. Bài thơ - Tiểu Thanh kí là tập thơ của nàng Tiểu Thanh (còn sót lại ). - Bài thơ viết trong dịp Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc. II- Đọc -hiểu 1. Cảm nhận chung - Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến. 2. Tìm hiểu chi tiết: a. Hai câu đầu: “Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang Thổn thức bên song mảnh giấy tàn” - Tây Hồ => gò hoang: cảnh vật biến đổi qua thời gian, thời gian dường như xoá nhoà tất cả, phủ mờ, thay đổi của thiên nhiên, thay đổi của cuộc đời. - Nguyễn Du chỉ viếng Tiểu Thanh qua tập sách đọc trước cửa sổ, lấy cảm hứng để viết bài thơ qua tập thơ của nàng (viếng bằng mảnh giấy tàn còn sót lại). => Sự đồng cảm trong tâm hồn thi sĩ. b. Hai câu thực: (Tái hiện hiện thực) “Son phấn có thần chôn vẫn hận, Văn chương không mệnh đốt còn vương” - Son phấn: tiêu biểu cho vẻ đẹp người phụ nữ; - Văn chương tiêu biểu cho tài năng nàng Tiểu Thanh. => Đố kị, vùi dập tài năng và vẻ đẹp; => Đều là vật vô tri, phải chịu sự tàn phá của ghen tuông, của lòng đố kị, lời tố cáo XHPK. c. Hai câu luận: (Bàn bạc và mở rộng vấn đề) “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang” - Nỗi hờn kim cổ: nỗi hận từ xưa đến nay chưa ai trả lời, giải thích, kể cả trời! - ''án phong lưu'': coi phong lưu tài sắc như là cái tội, cái tội trong xã hội phong kiến vùi dập tài năng và đố kị con người. Nguyễn Du bất lực với chính bản thân. Ông đồng cảm với nàng Tiểu Thanh. Nỗi oan kì lạ vì có tài sắc của Tiểu Thanh có gì giống với Nguyễn Du chăng? d. Hai câu kết (Tâm trạng của nhà thơ) - Nghĩ đến Tiểu Thanh, Nguyễn Du nghĩ đến mình - Lòng khát khao tìm sự đồng cảm và cảm thông của hậu thế… III- Tổng kết: 1. Nội dung: - Tâm sự của nhà thơ trong xã hội phong kiến đầy bất công đối với con người. Đặc biệt là người phụ nữ. Họ thường phải chịu cái cảnh “hồng nhan bạc mệnh” (Cảm hứng nhân đạo của nhà thơ). 2. Nghệ thuật: - Chất trữ tình sâu lắng,ngôn ngữ sắc sảo tạo nên bút pháp riêng của nhà thơ. Ngày15/11/2008 Tuần:13 Tiết:38 Đọc thêm - vận nước - cáo bệnh bảo mọi người - Hứng trở về A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ. 2. Biết cách đọc các bài thơ giàu triết lớ. 3. Tìm hiểu thêm về một số tác giả văn học trung đại Việt Nam . B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV. Thiết kế bài học C. Cách thức tiến hành GV có thể tổ chức giờ dạy học theo các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. d. Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hđ1: Học sinh đọc SGK và tìm hiểu về các tác giả. Hđ2: Học sinh đọc bài thơ. Em hiểu như thế nào là vận nước. Theo em “vô vi” có ý nghĩa như thế nào. Bài thơ thể hiện truyền thống nào của dân tộc. Chủ đề bài thơ này là gì. Hai câu thơ cuối bài thơ có ý nghĩa như thế nào. Hình ảnh nào thể hiện nỗi nhớ quê hương của tác giả. Hđ3: Ta hiểu thêm điều gì qua bài thơ này. 4- Củng cố: - Học sinh nhận xét bài thơ. - Giáo viên chốt ý. I- Tìm hiểu chung 1. Thiền sư Pháp Thuận 2. Mãn Giâc 3. Nguyễn Trung Ngạn II- Đọc -hiểu 1. Vận nước a. Vận nước như mây cuốn: - Vận nước phụ thuộc vào nhiều mối quan hệ ràng buộc. Để vận nước thịnh vượng phát triển lâu dài cần có: + Có đường lối trị quốc phù hợp. + Có quan hệ ngoại giao tốt. + Có tiềm năng về quân sự. + Có sự nhất trí giữa người cầm đầu và muôn dân. b. Vô vi - từ bi bác ái: - Nhà vua trị vì đất nước thuận với lẽ tự nhiên và lòng người, có nghĩa là vô vi => đất nước thanh bình, yên ấm. => Bài thơ thể hiện truyền thống yêu nước, khát khao hoà bình. 2. Cáo bệnh, bảo mọi người - Quy luật biến đổi của thiên nhiên; - Quy luật biến đổi của đời người. => Xuân đến - hoa nở, xuân qua hoa tàn; => Năm tháng qua - con người già đi. - Câu thơ cuối không miêu tả thiên nhiên: cành mai giúp ta cảm nhận quy luật vận động, biến đổi ở những câu thơ đầu. Xuân qua, hoa lìa cành => một cành mai => biểu thị sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và con người. 3. Hứng trở về - Thể hiện cụ thể dân dã: đồng quê, dâu tằm, trồng lúa, sinh hoạt đạm bạc…. - Cách nói mộc mạc, thể hiện nỗi nhớ quê hương làm rung động lòng người. - Tình yêu quê hương không phải bằng cảm xúc hô gọi mà bằng hình ảnh gợi nhớ => thân mật, quê hương. - Quê dẫu nghèo vẫn hơn nơi phồn hoa xứ người. Mong muốn trở về rất rõ ràng, lòng tự hào về quê hương, đất nước mình. => Không có gì bằng quê hương, không nơi đâu bằng quê hương. III- Tổng kết - Tình yêu nước thiết tha, sâu sắc, - Tình cảm của các tác giả với đất nước. Ngày22/11/2008 Tuần:13 Tiết: 39 Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ A- Mục tiêu bài học:Giúp học sinh: - Nâng cao hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. - Có kĩ năng phân tích giá trị sử dụng hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV. Thiết kế bài học C. Cách thức tiến hành GV có thể tổ chức giờ dạy học theo các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV- HS Yêu cầu cần đạt Hđ1: 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở. Giáo viên chốt ý đúng. Hđ2: Làm tương tự phần (1). Yêu cầu học sinh tìm thêm ví dụ và phân tích. Hđ3: 4- Củng cố: - Giáo viên củng cố lại kiến thức về ẩn dụ và hoán dụ. - Chữa bài cho học sinh. 5- Dặn dò: - Làm bài tập SGK. - Tìm thêm ví dụ thực hành. I- ẩn dụ 1. Tìm hiểu ý nghĩa các câu ca dao a. Thuyền là ẩn dụ chỉ người trai. Trong xã hội cũ, nam nhi đa thê, nhiều thiếp => Thuyền đậu hêt bến này sang bến khác (di chuyển). - Bến là là ản dụ chỉ tấm lòng son sắt, chung thuỷ của người con gái (cố định). b. Thuyền và con đò là những phương tiện chuyên chở => thường xuyên di chuyển, không cố định; bến, bến cũ và cây đa cố định một chỗ. + Thuyền và bến: có mối quan hệ thuỷ chung son sắt bến dành cho thuyền. + Con đò và bến cũ, cây đa có mối quan hệ sâu sắc về tình cảm. song vì điều kiện, hoàn cảnh, họ phải xa nhau. 2. Tìm và phân tích phép ẩn dụ a. Lửa lựu là hoa lựu được Nguyễn Du thấy chói đỏ như lửa. b. “Làm thành người”: con người mới sống trong độc lập tự do, biết làm chủ cuộc sống, thiên nhiên và xã hội. c. “Hót”: ca ngợi mùa xuân đất nước, ca ngợi cuộc đời mới với sức sống đang trào dâng, trỗi dậy. - “Từng giọt long lanh”: ca ngợi vẻ đẹp của sáng xuân, vẻ đẹp của cuộc sống tươi trong. d. Thác: gian khổ con người phải đối mặt, - Thuyền: vượt qua gian khổ, thử thách. e. Phù du: kiếp sống vô định của con người, - Phù sa: cuộc đời mới, mầu mỡ, tốt tươi, có triển vọng hơn. II- Hoán dụ 1. Đọc và trả lời - “Đầu xanh”, “má hồng” chỉ nàng Kiều trẻ trung và tuyệt sắc (liên tưởng tiếp cận). - “áo nâu”, “áo xanh”: chỉ giai cấp công nhân và nông dân trong xã hội ta, gắn liền với đời sống lđ 2. Phân biệt - Thôn Đoài, thôn Đông => Hoán dụ chỉ hai người Ngày23/11/2008 Tuần:14. Tiết:40 Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Học sinh nắm được kiến thức về thơ Đường, qua sự phát triển và thành tựu, ảnh hưởng của thơ Đường với Việt Nam. - Bài thơ bộc lộ tình cảm chân thành sâu lắng của tác giả đối với người bạn của mình, qua đó tác giả bộc lộ tâm sự của mình. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phát triển thơ. B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV. Thiết kế bài học C. Cách thức tiến hành GV có thể tổ chức giờ dạy học theo các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. d. Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: nội dung bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du? 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hđ1: Học sinh đọc tiểu dẫn - Nêu vài nét về cuộc đời của LÍ Bạch? - Nét chính về sự nghiệp của LÍ Bạch? - Nội dung thơ của ông. => Phong cách thơ Lí Bạch. Hđ2: Học sinh đọc bài thơ. - GV giải thích thêm dịch nghĩa dịch thơ + Cố nhân: là bạn cũ +Yên hoa: là hoa khói, là phồn hoa +Tam nguyệt: là tháng 3. Dương Châu ở tỉnh Giang Tô, Hoàng Hạc lâu là căn lầu được xây dựng đời Đường Vĩnh Huy vào năm 653, cao 51 mét có 5 tầng, các vành mái hiên cong như cánh hạc, nằm trên núi Rắn, đầu bắc là sông Trường Giang. Tương truyền Phí Văn Vi cưỡi hạc vàng bay về đây. Lầu Hoàng Hạc không chỉ nổi tiếng về kiến trúc đặc sắc mà còn gợi lên bao ý niệm triết lớ về cuộc đời và con người ở các thi nhân xưa. => GV đưa ra phần tiểu kết để học sinh nắm rõ. HS đọc 2 câu kết. - Hai hình ảnh chủ đạo, em nào có thể cho biết đó là hai hình ảnh nào? Học sinh tìm hiểu hai hình ảnh đó. Hđ3: - Sự đối lập trong cách dõi theo của tác giả đã gợi lên sức biểu cảm như thế nào? 4- Củng cố: - So sánh giữa các bản dịch thơ và dịch nghĩa để thấy được vận dụng thơ ca của LÍ Bạch. - Học sinh cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? 5- Dặn dò: - Học thuộc bài thơ. - Giờ sau học: “Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ”. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - LÍ Bạch: (701-762), tự là Thái Bạch, nguyên quán tỉnh Cam Túc, lớn lên ở Tứ Xuyên. - Tính tình hào phóng thích giao lưu, làm thơ mơ ước giúp nước không thành. - Là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng -“Tiên thi”. 2. Sự nghiệp sáng tác: - Để lại trên 1000 bài thơ - Thơ ông mang tiếng nói yêu đời, yêu thiên nhiên và quê hương đất nước - Nội dung thơ rất phong phú vứi chủ đềg chính là: + ước mơ vươn tới lớ tưởng cao cả. + Khát vọng giải phóng cá nhân. + Bất bình với hiên jthực tầm thường + Thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt - Phong cách thơ LÍ Bạch rất hào phóng bay bổng nhưng rất tự nhiên, tinh tế, giản dị, thơ LÍ Bạch kết hợp giữa cái cao cả và cái đẹp. II. Đọc hiểu văn bản 1. Cảm nhận chung 2- Tìm hiểu chi tiết: a. Hai câu đề: - Nơi đi: Lầu Hoàng Hạc - Cõi Phật - Nơi đến: Dương Châu - Cõi tục - Thời gian: Tháng 3 hoa khói. => Thời gian, không gian tiễn bạn cụ thể, tự nhiên. - ''Cố nhân'': bạn cũ, bạn tri kỉ. => Tình cảm bạn bè sâu sắc và nỗi buồn khi xa bạn. => Ra đi từ nơi cổ kính => nơi phồn hoa đô thị tâm trạng trống vắng hoài vọng của tác giả. *Tiểu kết: - Trong vòng 2 câu thơ thất ngôn người đọc không chỉ hình dung ra được bối cảnh chia tay mà còn cảm được tấm lòng người ở lại. Đó là tình cảm quý mến bạn, tâm sự ẩn kín thường trực trong tác giả. b. Hai câu cuối: - Cô phàm: hình ảnh cứ mờ dần, mờ dần biến thành chiếc bóng, rồi khuất hút dần và mất vào khoảng không xanh biếc vô cùng. - Bích không tận: hình ảnh lẻ loi, cô đơn giữa dòng Trường Giang bao la. => Sự đối lập nhỏ bé cô đơn của cánh buồm và khoảng không vô tận của dòng sông. Sự bất lực của LÍ Bạch trước không gian mênh mông dần che khuất cánh buồn. Dường như không gì có thể níu kéo bạn ông ở lại. => Tình cảm nhà thơ dâng trào như dòng sông tuôn chảy. III.Tổng kết: 1. Nội dung - Bài thơ là nét đặc sắc trong ngòi trữ tình thể hiện được tình cảm chân thành, sâu nặng của tác giả đối với bạn được bộc lộ rất cảm động, trong đó ẩn giấu tâm sự kín đáo, khao khát hoài vọng của chính nhà thơ. 2. Nghệ thuật - Với bút pháp tả cảnh ngụ tình hàm xúc, tác phẩm xứng đáng là một tuyệt tác của Đường thi. Ngày23/11/2008 Tuần:14 Tiết:40 Đọc thêm - thơ hai-kư - cảm xúc mùa thu - lầu hoàng hạc - Nỗi oán của người phòng khuê - Khe chim kêu Của Ba-sô, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, Vương Duy, Vương Xương Linh, A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Biết thêm một số tác giả và tác phẩm thơ Đường. - Củng cố kiến thức đã học về thơ Đường. B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV. Thiết kế bài học C. Cách thức tiến hành GV có thể tổ chức giờ dạy học theo các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. d.Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- iới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hđ1: Học sinh đọc SGK. Cảnh hiện lên như thế nào. Có sự đối lập gì. Hđ2: Học sinh đọc SGK. Em hiểu cấu tứ bài thơ như thế nào. Hđ3: Học sinh đọc SGK. Bài thơ miêu tả cảnh và tâm trạng gì. 4- Củng cố: - Học sinh đọc thuộc lòng các bài thơ. 5- Dặn dò: - Chuẩn bị ôn thi học kì 1. I- Lầu Hoàng Hạc 1. Tác giả Thôi Hiệu 2. Đọc hiểu: a. Bốn câu thơ đầu: - Giới thiệu về không gian, tên lầu Hoàng Hạc và định vị thời gian. - Đối lập giữa cảnh tiên và cõi tục. => Phí Văn Vi hay Tử An tu thành tiên cưỡi hạc bay về trời. - Đối lập giữa hữu hạn và vô hạn: cuộc đời - vũ trụ. - Trơ trọi lầu giữa trời đất, mây trắng bồng bềnh. => Thân phận con người xa xứ. - Liên hệ với 4 câu thơ sau: xưa - nay. b. Bốn câu thơ cuối: - Vẻ đẹp hiện tại của dòng sông, bãi cỏ, hàng cây…. - Cuộc đời hữu hạn -vũ trụ vô biên; con người nổi nênh, tha hương => Lòng người buồn khi hoàng hôn buông xuống. II- Nỗi oán của người phòng khuê 1. Tác giả Vương Xương Linh 2. Đọc -hiểu - Cảnh sống không biết buồn của người thiếu phụ: trang điểm lộng lẫy ngắm cảnh xuân. - Bỗng nhiên hốt hoảng nhận ra phút chia li từ năm nào => Mình sống trong cô đơn -chồng đi chinh chiến không biết số phận như thế nào. => Hối hận vì khuyên chồng đi kiếm tước hầu. => Lên án chiến tranh phi nghĩa. II- Khe chim kêu 1. Tác giả Vương Duy 2. Đọc - hiểu - Hoa quế nhỏ li ti rụng => Cảm nhận tinh tế. - Tác giả sống trong cảnh thanh nhàn, tâm hồn và thể xác. Đêm xuân thanh tĩnh, cảm nhận vạn vật xung quanh. - Tâm hồn nhà thơ chan hoà với thiên nhiên; lắng nghe từng âm thanh nhỏ nhất. => Trăng sáng giữa đêm xuân, bong tiếng chim kêu. Bức tranh sinh động. Ngày28/11/2008 Tuần:14 Tiết: 41 trình bày một vấn đề A.Mục tiêu bài học. Giúp học sinh: -Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề. -Mạnh dạn , bình tĩnh và tự tin khi trình bày một vấn đề. B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV. Thiết kế bài học C. Cách thức tiến hành GV có thể tổ chức giờ dạy học theo các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. d.tiến trình lên lớp: 1,ổn định tổ chức. 2,KTBC. 3,Bài mới. Hoạt động của gv- hs kiến thức cần đạt Hđ1: Trong cuộc sống hàng ngày hình thức giao tiếp nào được sử dụng nhiều nhất? (Trong gia đình, nhà trường...hình thức giao tiếp bằng lời nói được sử dụng với tần số cao nhất). GV: Ông cha ta đã dạy : “Học ăn học nói học nói ,học gói học mở”. -Học ăn : ăn trông nồi ngồi trông hướng. -Học nói : nói có đầu có đuôi, nói có văn hoá. “Chim khôn kêu ....dễ nghe”. -Học “gói, mở”: học làm một cách có ý thức, bài bản, có trình tự. ->Ai cũng có thể nói đúng,nói có sức thuyết phục nếu quyết tâm học tập, rèn luyện. Khi chọn vấn đề để trình bày ta phải chú ý những gì?(Gv có thể gợi ý). Lập dàn ý cho trình bày ta cần xác định những ý chính nào? Từ mỗi ý chính có thể chia tách thành ý nhỏ cụ thể nào? Hđ2: Trình bày theo yêu cầu trong sgk. Từng cá nhân hs làm bài tập.Sau đó cả lớp cùng xây dựng đáp án. GV gợi ý cho hs làm BT2 I-Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề. Chúng ta thường xuyên gặp tình huống trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể hoặc trước người khác để bày tỏ những suy nghĩ,tình cảm của mình nhằm mục đích thuyết phục người nghe đồng ý, đồng tình với mình. VD: SGK. II-Công việc chuẩn bị. 1,Chọn vấn đề trình bày. a,Tên đề tài. -Thời trang và tuổi trẻ. b,Điều kiện chuẩn bị bài thuyết trình. -Phải am hiểu sâu sắc vấn đề sẽ trình bày -Phải có hứng thú chuẩn bị thì mới có hứng thú trình bày. -Phải có tư liệu, số liệu phong phú về vấn đề sẽ trình bày. c,Xác định đối tượng nghe. -Nói cho ai nghe? -Trình độ, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp của người nghe.....? d,Xác định mục đích nói. -Nói để tham khảo trong trường hợp nào? e,Xác định cách nói. _Nói đúng, thông tin chính xác, ngôn ngữ chuẩn mực. _Nói hay, thông tin mới mẻ, có khẩu khí hùng biện. 2,Lập dàn ý cho bài trình bày. a,Xác định các ý chính. *Vấn đề “thời trang và tuổi trẻ” gồm các ý sau: -Trang phục là thứ bắt buộc phải có đối với mỗi con người văn minh, văn hoá ; nhất là đối với phụ nữ. -Trang phục phù hợp với thời đại, với cộng đồng cá nhân....được coi là “thời trang”. -Trang phục đẹp, hiện đại ( thời trang) tức là phải “y phục xứng kì đức”. b,Chia tách thành các ý nhỏ. -Trang phục là thứ bắt buộc phải có. +Cơm ăn, áo mặc ->nhu cầu thiết yếu của con người. “Cơm no áo ấm->cái đích tối thiểu của người lao động. +con người phải phấn đáu để hướng tới cái “ đẹp”. +Trang phục là một trong những tieu chí để đánh giá con người, nhất là đối với người phụ nữ. -Trang phục phải phù hợp với cộng đồng. +Trang phục truyền thống của người VNam ? Chú ý kế thừa& phát huy vẻ đẹp truyền thống như thế nào cho phù hợp. +Ngày nay, trong xu thế hội nhập, ta có thể chọn những trang phục của các nước khác & sử dụng có sáng tạo. Nhưng phải phù hợp với điều kiện, hình thể, nghề nghiệp .... của mỗi cá nhân. -Trang phục phải đúng với tinh thần “y phục xứng kì đức”. Cùng với vẻ đẹp hình thức còn phải luôn chú ý đến vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn, nếu không sẽ trở nên kệch cỡm. III-Trình bày.(sgk) 1,Bắt đầu trình bày. 2,Trình bày nội dung chính. 3,Kết thúc và cảm ơn. GHI NHớ (sgk). Luyện tập. Bài 1. -Câu bắt đầu trình bày:5,6,7. ..... Bài 2. *An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người. a,Mất ATGT đang là tình trạng phổ biến đáng báo động hiện nay. b,Mất an toàn giao thông đã và đang gây nhiều tai hoạ cho con người: -Nguy hiểm đến tính mạng, thiệt mạng. -Người bị thương sau tai nạn gt là gánh nặng cho gia đình& xã hội. -Thiệt hại về vật chất. -Gây ùn tắc gt, làm lãng phí thời gian,,ảnh hưởng đến sớc khoẻ, công việc của nhiều người. c,Làm thế nào để lập lại trật tự và ATGT? Xây dựng cơ sở hạ tầng GT. -Nâng cao chất lượng của các ptiện GT. -Đặc biệt là giáo dục, nâng cao ý thức tôn trọng luật lệ GT của những người tham gia GT. Ngày29/11/2008 Tuần:14 Tiết:42 TRẢ BÀI LÀM VĂN 3 A- Muc tiêu: Giúp HS - Hệ thống hoỏ kiến thức đó học và kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xỳc, về lập dàn ý, về diễn đạt,…. - Tự đỏnh giỏ những ưu - nhược điểm trong bài làm của mỡnh, đồng thời cú được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài viết sau. B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV. Thiết kế bài học C. Cách thức tiến hành GV có thể tổ chức giờ dạy học theo các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D.Tiến trỡnh dạy học: 1- Ổn định tổ chức: 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yờu cầu cần đạt HS nhắc lại đề. => Xỏc định yờu cầu của đề bài. HS đọc một số bài khỏ, giỏi. Giỏo viờn nhận xột. 4- Củng cố GV - HS sửa lỗi bài làm. HS viết lại một số đoạn trong bài. 5- Dặn dũ - Về nhà sửa lại bài. - Chuẩn bị "Cảm xỳc mựa thu" theo SGK I- Phõn tớch đề: Đề bài: - Anh (chị) hãy kể lại một câu chuyện ứng xử trong cuộc sống mà bản thân cảm phục. * Yêu cầu: + Kể chuyện có thật hoặc hư cấu hợp lí trên nguyên mẫu có thật; + Tìm hiểu hơn nữa về cuộc sống xung quanh: . Đời sống; . Nhà trường; . Quan hệ thầy cô, bạn bè,… + Nêu bài học của bản thân qua câu chuyện. II- Nhận xột chung: 1. Ưu điểm: - Bài làm HS tiếp cận tương đối sỏt yờu cầu đề bài. - Hỡnh thức trỡnh bày - một số bài - khoa học, rừ ràng, mạch lạc. - Nhiều cõu chuyện ấn tượng. 2. Nhược điểm: - Chữ viết một số bài chưa rừ ràng, - Bố cục cõu chuyện chưa thật hợp lớ. - Thiếu cảm xỳc, khiờn cưỡng, vụ lớ (khụng lụgớch)… - Phụ thuộc tài liệu, số bài sang tạo chủ quan cũn ớt. III- Sửa lỗi: 1. Hỡnh thức - Bố cục ngắn gọn và rừ ràng. Xỏc định rừ ý tưởng trỡnh bày ở từng phần. - Khụng gạch đầu dũng khi trỡnh bày, - Mỗi ý trỡnh bày một đoạn. - Chỳ ý lỗi chớnh tả: ứng xử (sử!?); cõu chuyện (truyện!?) 2. Nội dung: - Hợp lớ, xỳc động,diễn biến phự hợp với nhận thức tõm lớ chung,… - Thụng qua cõu chuyện phản ỏnh được cỏch nhỡn nhận của bản than về cuộc sống và xó hội. Ngày 1/12/2008 Tuần: 15 Tiết: 44 + 45 Bài viết số 4: Văn thuyết minh (Bài làm ở lớp) A. Mục tiêu bài học Giúp HS: - Viết được bài văn thuyết minh rõ ràng, chuẩn xác về một sự vật, sự việc, hiện tượng, con người quen thuộc trong đời sống thực tế. - Thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn thuyết minh sau đạt kết quả tốt hơn. B. Những điều cần lưu ý I. Nội dung Ngoài những điểm chung đã nói trong bài viết số 1, ở bài này cần lưu ý thêm những điểm sau: Cho HS thấy để làm tốt một bài văn thuyết minh, cần phải: a) Có tri thức về điều cần được trình bày, giới thiệu. Vì vậy, GV cần khuyến khích HS tìm hiểu thực tế để tự trang bị cho mình một vốn hiểu biết cần thiết, để có thể làm tốt công việc thuyết minh trong nhà trường trước mắt và trong đời sống sau này. b) Có mong muốn được trình bày những tri thức mà mình có với người nghe (người đọc). GV cần cho HS nhận thức rõ: Người làm công việc thuyết minh phải có hứng thú giao tiếp, phải nhận ra tâm lí và nhu cầu hiểu biết của người nghe (người đọc) biết đặt mình vào địa vị của họ để có thể tự đánh giá bài làm của mình đã đạt hay chưa đạt yêu cầu. c) Biết cách tạo lập một văn bản thuyết minh. Cần chú ý rằng, đây là bài làm văn thuyết minh đầu tiên ở THPT, nhưng không phải là bài làm văn thuyết minh đầu tiên mà HS viết ở nhà trường. Vì thế, GV nên cho HS tái hiện lại, không những kiến thức về văn bản thuyết minh đã học, mà cả các bài thuyết minh các em đã làm, để nhớ lại những kinh nghiệm làm văn thuyết minh. Những kinh nghiệm ấy chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho việc viết bài làm văn số 4 này. 2. Tuy nhiên, các em chỉ là những HS vừa qua tuổi thiếu niên, nên không thể đòi hỏi ở các em một vốn tri thức thật rộng, thật sâu và trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, GV cần chú ý tránh những đề bài xa lạ với thực tế cuộc sống của HS, để các em không bị đẩy vào tình thế phải viết những lời chung chung, sáo rỗng. II. Phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học Ngoài những điểm chung đã nói trong bài viết số 1, ở bài này, GV cần chú ý thêm những điểm sau: Khi hướng dân HS chuẩn bị làm bài GV cần phải: - Nêu rõ các yêu cầu cụ thể của bài làm (theo phần Hướng dẫn chung trong SGK, có cụ thể hóa cho thích hợp với điều kiện riêng của từng trường, từng lớp), để giúp HS có định hướng khi chuẩn bị. - Cho HS hiểu rằng, việc chuẩn bị cho bài làm này chính là một cơ hội tốt để các em tìm hiểu và tích lũy vốn hiểu biết để có thể trở thành một người có tri thức, có văn hóa- một yêu cầu quan trọng đối với con người của thời hiện đại. Các em cần nỗ lực tìm tòi, tham khảo để tìm được cho mình càng nhiều càng tốt những tri thức chính xác, mới mẻ, đặc sắc và lí thú về những lĩnh vực liên quan đến bài làm (đã nêu trong SGK hoặc đã được GV thông báo trước). Khi ra đề GV cần bám chắc yêu cầu đào tạo, nhạy cảm với những việc, những hiện tượng quan trọng, bức xúc của thời đại và nghiên cứu kĩ đối tượng HS của từng lớp cụ thể để ra được những đề bài vừa sức, động viên được sự cố gắng của HS, góp phần thúc đẩy các em tích lũy vốn hiểu biết cần thiết về đời sống.

File đính kèm:

  • docGA ngu van 10t2 bo tuc.doc