Giáo án Ngữ văn 10 năm học 2008 Làm văn: trả bài viết số 1

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

 - Hiểu được các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng mà đề bài đặt ra.

 - Đánh giá được những yêu điểm, nhược điểm của bài viết về các phương diện : Lập ý và lập dàn ý, kĩ năng diễn đạt, cách trình bày ý.

 

 

 B. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :

 1. Trả bài

 2. Nhận xét , đánh giá bài viết của học sinh :

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 năm học 2008 Làm văn: trả bài viết số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/10/2006 Tiết theo PPCT: 28 Ký duyệt: Làm văn: Trả bài viết số 1 A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng mà đề bài đặt ra. - Đánh giá được những yêu điểm, nhược điểm của bài viết về các phương diện : Lập ý và lập dàn ý, kĩ năng diễn đạt, cách trình bày ý... B. Cách thức tiến hành : 1. Trả bài 2. Nhận xét , đánh giá bài viết của học sinh : Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Chép lại đề bài: II. Phân tích đề ( Yêu cầu của đề ) Đề yêu cầu làm nổi bật nội dung gì? III. Nhận xét bài viết của HS: Anh (chị) hãy GT và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu ngạn ngữ Hy Lạp: " Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào " - Đề yêu cầu GT và CM một vấn đề thuộc về đ/sống xã hội. Bài viết cần đạt được những nội dung qua các bước sau: a. GT k/niệm : * Học vấn là gì ? - Quá trình nhận thức .Đó là con đường phấn đấu, rèn luyện trong học tập , nâng cao hiểu biết của con người. + Chùm rễ đắng: Không ngọt ngào- những khó khăn, gian khổ mà quá trình học tập phải nếm trải. + Hoa quả ngọt ngào: Thành quả học tập * GT và CM vấn đề đặt ra: + Tại sao quá trình nhận thức, tu dưỡng để có học vấn phải trải qua gian khổ ( rễ đắng) để có thành quả + Chứng minh làm rõ lí lẽ GT: + Không ai sinh ra dã trở thành nhà KH, người Thầy... [ + Nhiều tấm gương người khuyết tật-> Thành tài + Bác Hồ là tấm gương tu dưỡng, rèn luyện trong thử thách, hi sinh mới trở thành nhà tư tưởng lớn của.... - Bố cục bài viết : + Phần đa các em đã xác định được yêu cầu của đề bài. Bài viết đúng hướng, có dẫn chứng xác thực . Bài viết có cảm xúc ( Chi, Minh, Quỳnh Anh...) + Ngày soạn: 27/10/2006 Tiết theo PPCT: 29 Ký duyệt: Đọc - văn: Ca dao yêu thương, tình nghĩa A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Cảm nhận được truyền thống tốt đẹp của ND trong tình yêu lứa đôi và tình yêu đối với quê hương, đất nước, con người . - Hiểu được những hình ảnh ẩn dụ, những hình thức lặp lại và thể thơ truyền thống trong ca dao. B. phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học. C. CáCH THứC TIếN HàNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: Ca dao là tiếng hát cất lên từ trái tim người dân Việt Nam giàu lòng nhân ái, coi trọng tình nghĩa hơn mọi thứ của cải vật chất ( mặc dù tác giả của nó thường phải chịu đựng đủ mọi thiếu thốn ). Dù là tiếng ru ngọt ngào, sâu lắng , hay tiếng hát giao duyên tình tứ , hoặc là nỗi xót xa bộc lộ kín đáo qua lời phê phán đi ngược với nếp ứng xử đã thành đặc trưng cho tính cách DT ; CD - DC vẫn là những câu hát cửa miệng của một dân tộc có yêu cầu rất cao về sự thuỷ chung, về tình và nghĩa trong mọi quan hệ tình cảm của gia đình và xã hội . Để thấy được vẻ đẹp trong những câu CD ấy , chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung : 1. Tiểu dẫn : Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì ? 2. Các nhóm bài ca dao: Có thể sắp xếp 6 bài CD thành mấy nhóm ? Mỗi nhóm gồm những bài nào? Hãy đặt tên cho mỗi nhóm? II. Đọc - Hiểu : 1. Nhóm bài CD 1,2,3 ( ước muốn gặp gỡ, thương yêu ) Cả 3 bài CD này từng là lời của ai với ai?Thể hiện tình ý gì ?Có gì giống nhau về hình thức? a. Bài CD số 1 và số 3: Chàng trai đã nói gì với cô gái trong bài CD số 1? Lời nói ấy có ý nghĩa như thế nào? Chàng trai nói với cô gái anh sẽ ngả "cành hồng" cho cô sang. Điều đó có thực không? ý nghĩa biểu hiện ?( NT) Em hãy lấy dẫn chứng một số bài CD có nội dung tương tự như trên? ở bài CD số 3 chàng trai đã thổ lộ nỗi niềm của mình với cô gái . Đó là nỗi niềm gì? b. Bài CD số 2: Chủ thể của bài CD này là ai? Họ mong ước điều gì ? Điều ước ấy có hợp lí không? Em hãy rút ra ý nghĩa của cả 3 bài CD nói trên? III. Dặn dò : - Chuẩn bị tiết 2" Ca dao yêu thương, tình nghĩa " - Về sưu tầm những bài CD có nội dung tương tự như trên - Những nét cơ bản về ca dao : * Ca dao VN rất phong phú : + Diễn tả đời sống nội tâm con người trong nhiều mối quan hệ. Đó là tình cảm con người và gia đình, quê hương, đất nước, của trai, gái yêu nhau. + CD là tiếng nói của người LĐ ở nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, địa phương. + Trong cái nghề riêng ấy vẫn ánh lên vẻ đẹp riêng. * CD giàu giá trị tư tưởng và nghệ thuật. + Đa số sử dụng thơ lục bát . + Rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và lặp lại.( Lặp lại kết cấu, hình ảnh, lặp lại dòng thơ mở đầu hoặc một từ, cụm từ ) - Những h/ả đó phần lớn là cảnh TN hay sinh hoạt rất quen thuộc với người bình dân . + Ngôn ngữ thơ nhưng gần gũi với lời nói hàng ngày, đậm màu sắc địa phương và DT . * Tuy nhiên trong CD thì yêu thương tình nghĩa là chủ đề nổi bật. - Sáu bài CD chia làm 4 nhóm: + Nhóm 1 : Bài CD 1,2,3 ( Ước muốn gặp gỡ, thương yêu ) + Nhóm 2 : Bài CD 4 ( Nỗi lòng của cô gái ) + Nhóm 3 : Bài CD 5, 6 (Nghĩa tình của người đi, kẻ ở ) { -> Cách đặt nhóm và tên gọi của nó dựa vào sự tương đồng về Nội dung và Hình thức biểu hiện. - Cả 3 bài là lời của những chàng trai, cô gái trong cuộc, cụ thể : Bài 1,3: Lời của chàng trai [ Bài 2 : Lời của cô gái -> Cả 3 bài đều thể hiện ước muốn gặp gỡ của chàng trai và cô gái . - Cả 3 bài đều giống nhau về hình thức : Sử dụng hình ảnh mang tính ẩn dụ [ Diễn tả bằng lời thơ lục bát - Chàng trai nói với cô gái : Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang -> Chàng trai có ý muốn mời , mà vẫn tỏ ra thờ ơ một chút. Bởi: Thực lòng anh rất muốn cô gái sang với mình [ Nhưng anh lại ghép cho đối tượng " Muốn sang " {-> Chàng trai làm ngơ một chút để làm duyên đó thôi, chứ thực lòng anh rất muốn cô sang bên này -> Cũng là tâm trạng của nhiều chàng trai thuở ấy, họ thường : " Làm ngơ thì nó đuổi theo, mình mà theo nó ra điều làm ngơ " - "Cô kia đứng ở bên sông"là hình ảnh thực . Nhưng con sông được bắc chiếc cầu " cành hồng " thì không có thực -> Hình ảnh " cành hồng "được lấy làm ẩn dụ để biểu hiện cho ý định muốn tỏ tình của chàng trai này. ( BMột số bài CD có nội dung tương tự như trên: Đôi ta cách một con sông, Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang. Hay: Gần nhà mà chẳng sang chơi, Để anh bắc ngọn mồng tơi làm cầu ) - Chàng trai thể hiện hai điều ước; hoá ra Gương -> để em Soi Ước mình [ ẩn dụ hoá ra Cơi -> để đựng Trầu {-> Đây là 2 thứ rất gắn bó với người phụ nữ xưa. (Trong túi chị em bao giờ cũng có hai thứ này.) -> Thể hiện ước muốn hoá thân để luôn được gần người yêu của chàng trai. Không những thế. Hoá thân để " em" thấy vẻ đẹp, giữ vẻ đẹp của " em", để bóng "em " lồng trong mình - Tình cảm của chàng trai trong bài CD rất đằm thắm, đôn hậu. =>Điều ước bình dị mà sâu sắc, đậm đà tình cảm con người. - Chủ thể của bài CD là cô gái Sông rộng một gang Cô ước [ ẩn dụ Bắc cầu dải yếm - > Điều ước phi lí, bởi làm gì có sông rộng một gang và dải yếm làm sao có thể bắc cầu được -> Nhưng cái phi lí lại là cái có lí - Khát vọng HP cháy bỏng đầy nữ tính được thể hiện trong lời ước này ( Thế mới biết khát vọng TY, HP của con người bao giờ cũng mãnh liệt nhất ) - Tóm lại: Cả 3 bài đều là lời tỏ tình rất tế nhị, sâu sắc, rung động bao tâm trạng của con người. Người tỏ tình cả 2 phía Nam và Nữ . Cuộc sống dẫu còn thiếu thốn mọi bề, nhưng tình cảm con người vẫn giàu tình, giàu nghĩa đáng trân trọng biết bao - Sức hấp dẫn riêng của CD. Ngày soạn: 27/10/2006 Tiết theo PPCT: 30 Ký duyệt: Đọc - văn: Ca dao yêu thương, tình nghĩa A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Cảm nhận được truyền thống tốt đẹp của ND trong tình yêu lứa đôi và tình yêu đối với quê hương, đất nước, con người . - Hiểu được những hình ảnh ẩn dụ, những hình thức lặp lại và thể thơ truyền thống trong ca dao. B. phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học. C. CáCH THứC TIếN HàNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: Ca dao là tiếng hát cất lên từ trái tim người dân Việt Nam giàu lòng nhân ái, coi trọng tình nghĩa hơn mọi thứ của cải vật chất ( mặc dù tác giả của nó thường phải chịu đựng đủ mọi thiếu thốn ). Dù là tiếng ru ngọt ngào, sâu lắng , hay tiếng hát giao duyên tình tứ , hoặc là nỗi xót xa bộc lộ kín đáo qua lời phê phán đi ngược với nếp ứng xử đã thành đặc trưng cho tính cách DT ; CD - DC vẫn là những câu hát cửa miệng của một dân tộc có yêu cầu rất cao về sự thuỷ chung, về tình và nghĩa trong mọi quan hệ tình cảm của gia đình và xã hội . Để thấy được vẻ đẹp trong những câu CD ấy , chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt 2. Bài ca dao số 4:( Nỗi lòng của cô gái ) Nhân vật trữ tình trong bài CD đang ở trong tâm trạng như thế nào ? Cách nói, cách biểu hiện của cô gái trong bài CD này có điểm gì đặc biệt ? Tại sao tác giả dân gian không chọn thời gian ban ngày, mà lại chọn ban đêm ? Khái quát:Nỗi nhớ của cô gái Em hiểu như thế nào về 2 câu thơ cuối cùng trong bài CD ? Vì sao cô gái lại lo phiền ? 3. Bài CD 5,6 ( Nghĩa tình của người đi, kẻ ở ) Hình ảnh cây đa, bến nước, con đò có ý nghĩa như thế nào trong CD ? Hãy nêu ý nghĩa biểu tượng và tâm sự của con người trong từng bài CD ? Em hãy dẫn thử một số bài CD khác có hình ảnh và chủ đề tương tự để làm sáng tỏ ? Qua chùm CD đã học, hãy chỉ ra những biện pháp NT thường được CD sử dụng? 4. Củng cố: VI. Dặn dò: - Về nhà đọc kĩ phần tri thức đọc - hiểu. - Chuẩn bị " Ca dao than thân " - Cô gái đang sống trong tâm trạng thương nhớ người yêu khôn nguôi . Hai câu cuối của bài CD, cô gái tỏ ra lo phiền cũng vì thương nhớ. - Dùng hình ảnh tượng trưng để bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình : Thương nhớ + Khăn [ Rơi xuống đất { Hoán dụ { K.Gian Vắt lên vai Chùi nước mắt {-> Kỉ vật để trao cho người yêu -> Nỗi nhớ rất mãnh liệt của cô gái ( Liên hệ : Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa...) Thương nhớ + Đèn [ { Hoán dụ { T.Gian Ngủ không yên {-> Nỗi nhớ chuyển từ ngày sang đêm. Ngọn lửa ở đây có thể là ánh đèn thật, nhưng cũng có thể là ngọn lửa ở trong lòng cô gái -> Ban đêm là thời gian của sự nghỉ ngơi, nhưng cũng là thời gian con người đối diện với chính mình - Sống thật với lòng mình nhất -> Thời gian nghệ thuật. Thương nhớ + Mắt [ Ngủ không yên -> Từ đèn chuyển sang mắt là cách nói rất khéo léo của cô gái. Bởi đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn . Người ta có thể giấu được tình cảm của mình; nhưng không thể giấu được qua đôi mắt - Cô gái không ngủ được cũng vì thương nhớ => Nỗi nhớ trong lòng cô gái trải dài cả không gian, thời gian và cuối cùng là nỗi nhớ trong tiềm thức ( Mắt ) Khăn -> Đèn -> Mắt Nỗi nhớ .............. .............. ............... K. gian -> T. gian -> Tiềm thức - Những tiếng " một tiếng ", " một bề "- Thể hiện sự vấn vương, thao thức trong tâm trạng cô gái. Cô gái lo nghĩ không yên vì lí do gì ? + Cô lo cho chàng trai ? + Hay lo chàng trai không yêu thương mình như mình đã yêu thương ? {-> Đấy cũng là tâm trạng phổ biến của những cô gái đang yêu. - Cặp hình ảnh Cây đa - Bến nước, con đò vốn bắt nguồn từ thực tế cuộc đời , từ sự quan sát hiện thực: +Bến nước , bến đò thường hay có cây toả bóng mát cho khách sang đò ngồi nghỉ đợi + Đó là nơi gắn bó biết bao kỷ niệm gặp gỡ, chia li của con người cùng chung làng, chung xóm. {-> Vì vậy CD xưa thường mượn h/ ảnh cây đa, bến nước, con đò làm biểu tượng diễn tả tình nghĩa con người. - ý nghĩa biểu tượng : + Cây đa Bến cũ { Cổ thụ, cố định ->Hoán dụ, ẩn dụ -> Biểu trưng cho người ở lại - Chờ đợi, không thay đổi + Khách bộ hành Con đò { Di chuyển -> Hoán dụ, ẩn dụ -> Biểu trưng cho hình ảnh người ra đi => Bài Cd số 5 khẳng định lòng chung thuỷ, tình nghĩa sắt son của con người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào mưa hay nắng, thời gian trôi đi, sự việc có đổi khác thì bến cũ vẫn đợi khách bộ hành và khách bộ hành vẫn hướng về " Cây đa cũ, bến đò xưa " - Cái nghĩa, cái tình gắn bó bền chặt tạo sự bền vững của m lòng chung thuỷ . => Bài CD số 6 lại là một nghịch cảnh " Cây đa, bến cũ" vẫn còn đó mà "con đò khác đưa"rồi . Cảnh cũ vẫn còn nhưng người cũ ( Bạn tình năm nào ) không còn nữa, đã trở thành hoài niệm -> Bài ca là sự nối tiếc tràn ngập, bao kỷ niệm đành đưa về dĩ vãng, xót xa đến ngậm ngùi. {=> Quan niệm của ông cha ta về nghĩa và tình thật phong phú . - Một số câu CD có sử dụng h/ảnh Thuyền, bến , cây đa: + Thuyền về có nhớ bến chăng... + Cây đa bến nước sân đình. Lời thề còn đó sao mình vội quên + Cây đa, bến nước đợi chờ Thuyền tình sao nỡ thờ ơ hỡi thuyền. - Biện pháp NT được sử dụng trong các bài CD : + Bài 1,2,3 - Sử dụng lời so sánh ngầm ẩn dụ : Cánh hồng, dải yếm, gương soi, cơi và lặp kiểu câu. + Bài 4 : Điệp từ, lặp kiểu câu, hoán dụ + Bài 5,6 : Biện pháp ẩn dụvà hoán dụ ( cây đa, bến nước ...) - Ca dao yêu thương tình nghĩa bao gồm nhữnh bài ca diễn tả t/ cảm giữa bạn bè, tình yêu nam nữ, TY quê hương đất nước, t/cảm gia đình. - Yêu thươnmg tình nghĩa là nét đẹp truyền thống của DT trong quan hệ tình cảm . Truyền thống ấy đã thành chủ đề lớn của Cd, xuyên thấm rất nhiều câu hát . Qua một số bài CD đã học, ta thấy được đời sống phong phú, sâu sắc trong tâm hồn người lao động. Đồng thời thấy được tài năng biểu hiện tâm hồn ấy .

File đính kèm:

  • doc16 Tra bai so 1.doc