Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 16 Tiết 47 Đọc văn: CẢM XÚC MÙA THU ( Đỗ Phủ )

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được tâm trạng buồn rầu của nhà thơ trong cảnh đất nước loạn li: nỗi nhớ quê hương và nỗi nhớ ngậm ngùi xót xa cho thân phận của người xa quê

- Biết thêm một khía cạnh và đặc điểm của thơ đường luật: kết cấu chặt chẽ, tính cô đọng, hàm súc của hình ảnh và ngôn ngữ thơ

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức

- Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh

- Qua việc tiếp nhận văn bản, củng cố những kiến thức đã học về hình thức và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

- Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ

 3. Thái độ: cảm thông chia sẻ với c/s, tấm lòng của nhà thơ.

C. PHƯƠNG PHÁP:.

Phát vấn, gợi mở, phân tích

D. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

 1. Ổn định: 10a1 10a2 .

 2. Bài cũ: 10a1 10a2 .

Đọc thuộc lòng và phân tích bài thơ “tại lầu HH tiễn MHN đi QL”

3.Bài mới:

 Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực tiêu biể của đời Đường và của VHTQ. Thơ ông mang âm hưởng của nỗi buồn ai oán, triền miên về những cảnh đời đau khổ bất hạnh, những bất công ngang trái trong xã hội mà chính ông cũng đẫ nếm trải trong cuộc đời của mình. “cảm xúc mùa thu” thể hiện cảm xúc về nỗi nhớ quê hương, về c/s cô đơn của tác giả.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4115 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 16 Tiết 47 Đọc văn: CẢM XÚC MÙA THU ( Đỗ Phủ ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Ngày soạn: 5 /12 /2011 Tiết PPCT: 47 Ngày dạy: 10a1:………… 10a2 :………. Đọc văn: CẢM XÚC MÙA THU ( Đỗ Phủ ) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được tâm trạng buồn rầu của nhà thơ trong cảnh đất nước loạn li: nỗi nhớ quê hương và nỗi nhớ ngậm ngùi xót xa cho thân phận của người xa quê - Biết thêm một khía cạnh và đặc điểm của thơ đường luật: kết cấu chặt chẽ, tính cô đọng, hàm súc của hình ảnh và ngôn ngữ thơ B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ 1. Kiến thức - Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh - Qua việc tiếp nhận văn bản, củng cố những kiến thức đã học về hình thức và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ 3. Thái độ: cảm thông chia sẻ với c/s, tấm lòng của nhà thơ. C. PHƯƠNG PHÁP:. Phát vấn, gợi mở, phân tích D. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định: 10a1……………………………………10a2……………………………………... 2. Bài cũ: 10a1……………………………………10a2……………………………………... Đọc thuộc lòng và phân tích bài thơ “tại lầu HH tiễn MHN đi QL” 3.Bài mới: Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực tiêu biể của đời Đường và của VHTQ. Thơ ông mang âm hưởng của nỗi buồn ai oán, triền miên về những cảnh đời đau khổ bất hạnh, những bất công ngang trái trong xã hội mà chính ông cũng đẫ nếm trải trong cuộc đời của mình. “cảm xúc mùa thu” thể hiện cảm xúc về nỗi nhớ quê hương, về c/s cô đơn của tác giả. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Hs đọc tiểu dẫn ở sgk. ? em hãy nêu những nét chính về tác giả? - Gv tóm tắt ý chính ? Kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu của Đỗ Phủ mà em biết ? ? Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ «  cảm xú mùa thu » ? Hs đọc bài thơ-gv đọc lại, giảng nhan đề. ? Cảm nhận đầu tiên của em về bài thơ này: thể thơ, đề tài? ? Bố cục bài thơ? (2 phần) ? Cảnh mùa thu được thể hiện qua những hình ảnh nào? ? So sánh nguyên tác và dịch thơ: + Câu 1: Nguyên tác: trắng xoá- dày đặc Dịch thơ: lác đác- mật độ thưa thớt, ít ỏi. " Dịch thơ làm mất sắc thái tiêu điều của rừng phong. + Câu 2: So với nguyên tác, bản dịch làm mất các địa danh cụ thể ? Em có nhận xét gì về cảnh đó ? bút pháp nghệ thuật. ? Nhà thơ tiếp tục miêu tả hính ảnh thiên nhiên thể hiện chính tâm trạng mình ? nhận xét hình ảnh đó? ? ở hai câu cuối là sự xuất hiện của âm thanh một cách đột ngột, tại sao lại như vậy? ? Âm thanh đó tượng trưng cho điều gì? ? ? Qua cảnh sống đó em có suy nghĩ gì về cuộc của nhà thơ. ? Hãy phát biểu những thu nhận của em về giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ. I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: - Đỗ Phủ ( 712 – 770) - Là nhà thơ hiện thực vĩ đại, được người Trung Quốc tôn vinh là “ Thi thánh” 2. Tác phẩm: - Sáng tác trong thời gian Đỗ Phủ đang đưa gia đình đi chạy nạn ở Qùy Châu (766). - Là bài mở đầu của tập thơ Thu hứng ( 8 bài) và được xem như “ Cương lĩnh sáng tác” của cả chùm thơ. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc – hiểu chú thích 2. Tìm hiểu văn bản a. Cảnh mùa thu: - Hình ảnh: Rừng phong: sương móc trắng xoá: Sắc thu tiêu điều, bi thương, tàn tạ - Địa danh: Núi Vu, kẽm Vu: vùng núi hùng vĩ, hiu hắt, hiểm trở - Lòng sông: sóng dữ dội - Cửa ải : mây âm u sà giáp mặt đất. -> Hình ảnh vận động đối lập, cường điệu =>Ngòi bút chấm phá, tả cảnh ngụ tình, bằng những yếu tố gợi buồn khiến lòng người cũng buồn như cảnh b. Nỗi niềm của nhà thơ: - Khóm cúc nở hoa hai lần, con thuyền lẻ loi, tiếng chày đập vải -> Gắn với mối tình nhà khiến lòng khách xa sứ thêm sầu não - Hai động từ + khai tha nhật lệ: nở ra nước mắt + hệ cố viên tâm: buộc vào trái tim - Hai số từ: + lưỡng: hai, số nhiều + nhất: một, duy nhất, mãi mãi -> Tầm nhìn thay đổi từ xa đến gần, tâm trạng cô đơn lẻ loi buồn nhớ của tác giả - Hai câu cuối : đột ngột, dồn dập âm thanh của tiếng dao, thước, tiếng chày -> nỗi buồn nhớ quê, nhớ người khiến lòng thêm ảo não, lo âu cho đất nước => Bài thơ không miêu tả trực tiếp xã hội nhưng vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật : - Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình. - Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn b. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : - Học thuộc lòng bài thơ - Kể tên một vài bài thơ cùng đề tài mùa thu của nhà thơ Việt Nam. - Chuẩn bị bài «  Thơ Hai-cư » bài 1,2,3,6 + Soạn, trả lời theo câu hỏi trong sách giáo khoa + Nắm đặc điểm thể loại E. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doccam xuc mau thu.doc