Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 20- Truyện an dương vương và mị châu - trọng thuỷ

A. Phần chuẩn bị.

I. mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức:

Thấy được bi kịch mất nớc nhà tan và ý thức lịch sử của nhân dân đợc phản ánh trong truyền thuyết. Hiểu đợc những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết.

2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, tìm hiểu, cảm thụ truyền thuyết.

3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn hoá của sử thi, yêu mến các tác phẩm văn học của dân tộc.

II. Phơng tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phơng pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: 5

1. Câu hỏi: Kể lại khái quát quá trình xây thành của An Dương Vương? Cảm nhận của em về việc ADV nhờ sự giúp đỡ của các lực lượng khác?

2.Đáp án:

- Quá trình xây thành: như sgk.( 3 đ )

- Sự giúp đỡ của Rùa vàng : ( 7đ )

+ Lí tưởng hoá việc xây thành.

+ Sự giúp đỡ của tổ tiên.

III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài mới: Tìm hiểu tiếp nội dung tác phẩm.

 2. Nội dung:

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3957 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 20- Truyện an dương vương và mị châu - trọng thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 9/10 Giảng ngày 11/10 TIẾT: 19 + 20, Môn : Văn học. Truyện An Dương Vương Và Mị Châu - Trọng Thuỷ Tiết 2 A. Phần chuẩn bị. I. mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: Thấy được bi kịch mất nớc nhà tan và ý thức lịch sử của nhân dân đợc phản ánh trong truyền thuyết. Hiểu đợc những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết. 2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, tìm hiểu, cảm thụ truyền thuyết. 3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn hoá của sử thi, yêu mến các tác phẩm văn học của dân tộc. II. Phơng tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn . III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phơng pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: 5’ 1. Câu hỏi: Kể lại khái quát quá trình xây thành của An Dương Vương ? Cảm nhận của em về việc ADV nhờ sự giúp đỡ của các lực lượng khác? 2.Đáp án: - Quá trình xây thành : như sgk.( 3 đ ) - Sự giúp đỡ của Rùa vàng : ( 7đ ) + Lí tưởng hoá việc xây thành. + Sự giúp đỡ của tổ tiên. III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài mới: Tìm hiểu tiếp nội dung tác phẩm. 2. Nội dung: T0 HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Kiến thức cần đạt 25’ Chia nhóm hướng dẫn hs thảo luận theo câu hỏi: Tổ 1: ?Nhà vua thể hiện sự mất mất cảnh giác như thế nào? ?Em có suy nghĩ gì về sự mất cảnh giác đó? Tổ 2: ? Tìm những chi tiết thể hiện bi kịch nước mất nhà tan và bị kịch tình yêu?Cảm nhận của em về bi kịch đó? Tổ 3: ? Thái độ của tác giả dân gian đối với từng nhân vật trong truyền thuyết như thế nào? Tại sao? Tổ 4: ?- Chiếm được Âu Lạc Trọng Thuỷ lại tự vẫn. Tại sao? ?Cái chết ấy nói lên điều gì về con người Trọng Thuỷ? - Chi tiết gả con gái cho con Triệu Đà, nhà thơ Tố Hữu cho đó là “Trái tim lầm chỗ để trên đầu”. Đúng vậy, nhà vua không phân biệt đợc đâu là bạn, đâu là thù để cho Trọng Thuỷ ở rể là nuôi ong tay áo”. Mặt khác quá tin vào vũ khí để quân giặc tiến sát vào thành mà vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, đó là tư tưởng chủ quan khinh địch. Tất cả những biểu hiện ấy không thể có ở người cầm đầu đất nước. Sự chủ quan khinh địch đã dẫn đến cảnh nước mất, nhà tan. Tình yêu của TT hiện qua câu nói lúc chia tay: “Nếu hai nước xảy ra chuyện bất hoà bắc nam cách biệt, ta muốn tìm nàng thì lấy gì làm dấu”. Nhưng Trọng Thuỷ không quên nhiệm vụ vì là một đứa con và bề tôi trung thành với vua cha. Trọng Thuỷ có tham vọng lớn vừa muốn có vợ, vừa muốn hoàn thành trọng trách mà vua cha giao cho. Song Trọng Thuỷ không thể thực hiện được cả hai điều ấy. Đó là những chi tiết thể hiện rõ bi kịch tình yêu. - Thái độ của tác giả dân gian đối với từng nhân vật trong truyền thuyết qua các chi tiết kì ảo. + An Dương Vương cầm sừng tê bẩy tấc cùng Rùa Vàng rẽ nước bước vào thế giới vĩnh cửu của thần linh. + Trọng Thuỷ thương tiếc Mị Châu, khi đi tắm tưởng như thấy bóng Mị Châu bèn lao đầu xuống giếng mà chết. + Máu của Mị Châu chảy xuống biển trai, sò ăn phải đều biến thành ngọc châu, đem ngọc ấy về rửa ở giếng Trọng Thuỷ tự tử thì thấy trong sáng thêm. - Qua những chi tiết trên đây ta rút ra thái độ của tác giả dân gian với từng nhân vật truyền thuyết. - Nhờ có trí tuệ mà vua đã xây được thành, chế nỏ bảo vệ đất nước. Rùa Vàng gần nhà vua thì vua tỉnh táo. Rùa vàng xa nhà vua thì vua lơ là, mất cảnh giác. Rùa vàng là hiện thân của trí tuệ. Khi cha con An Dương Vương bỏ chạy, Rùa vàng thét lớn: “kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. Đây là tiếng nói phán quyết mạnh mẽ của cha ông. + Người có công xây dựng và bảo vệ đất nước một thời lại thẳng thắn đứng trên quyền lợi của dân tộc, thẳng tay trừng trị kẻ có tội cho dù kẻ đó là đứa con lá ngọc cành vàng của mình. Đây là sự lựa chọn quyết liệt giữa một bên là tình nhà, một bên là nghĩa nước. An Dương Vương đã để cái chung trên cái riêng. Vì vậy trong lòng nhân dân, An Dương Vương không chết. Song so với hình ảnh Thánh Gióng về trời, An Dương Vương không rực rỡ hoành tráng bằng. Bởi An Dương Vương đã để mất nước. Một người ta phải ngước mắt lên mới nhìn thấy. Một ngời ta phải cúi xuống thăm thẳm mới nhìn thấy. Đây cũng là thái độ của tác giả dân gian dành riêng cho mỗi nhân vật. *Người con gái ngây thơ, trong trắng vô tình mà đã phạm tội lớn với quốc gia. Mị Châu đã vi phạm vào nguyên tắc tiết lộ và làm mất tài sản quý, bí mật của quốc gia. Tội chém đầu là phải, không oan ức gì. Lông ngỗng có thể rắc cùng đường nhưng Trọng Thuỷ cũng không thể cứu được Mị Châu. * Song thực lòng Mị Châu đã bị “người đời lừa dối”. Nàng không phải là người chủ ý hại vua cha. Chi tiết “Ngọc trai, nước giếng” không phải là hình ảnh của tình yêu chung thuỷ mà là một chút đền bù của tác giả dân gian đối với Mị Châu. Đó là oan tình của Mị Châu được hoá giải. Trọng Thuỷ dưới con mắt của nhân dân (người đặt truyện) là một tên gián điệp đội lốt con rể. Hắn có tham vọng vừa muốn thôn tính nước Âu Lạc vừa muốn chiếm trái tim người đẹp. Song tác giả dân gian không thể để cho Trọng Thuỷ thực hiện được mưu đồ của mình. Mị Châu bị trừng phạt dưới lưỡi gơm của công lí. Trọng Thuỷ đã gây ra cái chết của bao người trong đó có cha con An Dương Vương. Vì thế tác giả để cho hắn phải tự tìm đến cái chết với bao xót thương, hối hận dày vò. Thái độ của tác giả dân gian đối với bốn nhân vật (Rùa Vàng, An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thuỷ) rất rõ ràng, minh bạch. *Đây là vấn đề bàn sâu về nhân vật Trọng Thuỷ. Giúp vua cha thôn tính được Âu Lạc, Trọng Thuỷ lại tìm đến cái chết bất đắc dĩ. Bởi lẽ Trọng Thuỷ đã gây ra bao cảnh đau thương nước mất nhà tan. Trọng Thuỷ phải tự tìm đến cái chết. - Song cái chết có thể gợi một chút lòng thương cảm của người đọc đời sau. Bởi lẽ Trọng Thuỷ cũng chỉ là nạn nhân của chiến tranh xâm lược. Mặt khác cái chết của Trọng Thuỷ là một cách giải quyết mâu thuẫn trong con người anh ta. Đó là tham vọng của chủ nghĩa bá quyền. ? Theo truyền thuyết ở vùng Cổ Loa, Trọng Thuỷ không tự vẫn mà khi ngó xuống giếng bị oan hồn Mị Châu kéo xuống và dìm chết. Kết cục nào có lí hơn tại sao? - Để oan hồn Mị Châu kéo Trọng Thuỷ xuống rồi dìm chết là thể hiện lòng căm thù uất ức của nhân dân với kẻ thù xâm lược. Song kết cục này không hợp lí. Bởi lẽ cái giếng ấy không liên quan gì tới Mị Châu. Tại sao Mị Châu lại xuất hiện ở giếng đó. Chẳng có chi tiết nào chứng minh điều này. Cái giếng đó là để Trọng Thuỷ tự vẫn. Vì thương xót Mị Châu, sống trong dày vò ân hận, anh ta phải tự tìm đến cái chết. Kết cục như truyền thuyết An Dương Vương - Mị Châu Trọng Thuỷ là hợp lí hơn. (HS đọc SGK) chia nhóm thảo luận (4 tổ 4 nhóm) sau đó cử đại diện trình bày trước lớp. HS độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 2. Bi kịch nớc mất nhà tan và thái độ của tác giả dân gian với từng nhân vật. - Triệu Đà cầu hôn, vua vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ. - Trọng Thuỷ mang nỏ thần về nước, Triệu Đà cất binh sang xâm lược. An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao”. Đó là những chi tiết thể hiện mất cảnh giác của An Dương Vương - Bi kịch mất nước nhà tan : + An Dương Vương để Trọng Thuỷ ở rể là tạo điều kiện cho kẻ thù hoạt động gián điệp. + Mị Châu cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần là tiết lộ bí mật quốc gia. + Sự chủ quan khinh địch, ỷ lại vào vũ khí của An Dương Vương đã nhanh chóng đưa cơ nghiệp Âu Lạc đến con đường diệt vong. => Bài học đắt giá. + An Dương Vương vung gơm giết con mình để rồi cùng Rùa Vàng đi vào cõi bất tử của thần linh. - Bi kịch tình yêu . + Giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ có một mối tình thực sự. + Mị Châu quá tin yêu chồng mà đã đắc tội với non sông. + Trọng Thuỷ là một tên gián điệp đội lốt con rể.Song đem lòng yêu mến vợ thực sự. - Thái độ tác giả dân gian : +Rùa vàng Đai diện trí tuệ của nhân dân, đề cao trí tuệ nhân dân. + An Dương Vương: có công xây dựng và bảo vệ đất nước, đứng trên quyền lợi của nhân dân.Có công nhưng có tội. + Mị Châu: *Trong trắng ngây thơ bị lợi dụng, vô tình có tộ i- vi phạm nguyên tắc tiết lộ bí mật quốc gia. * Trọng Thuỷ Tên gián điệp nhiều tham vọng đáng trừng phạt. III. Củng cố, luyện tập: . - Bài học sâu sắc rút ra qua bị kịch nớc mất, nhà tan: + Mài sắc tinh thần cảnh giác, không chủ quan khinh thờng trớc bất cứ hoàn cảnh nào. Đặc biệt phải phân biệt rõ bạn, thù và không đợc ỷ lại vào vũ khí. + Phải đặt quyền lợi dân tộc đất nớc trên quyền lợi cá nhân gia đình mình. Kể cả tình yêu của mỗi ngời cũng vậy. + Thấy đợc thái độ đúng mực của tác giả dân gian đối với từng nhân vật trong truyền thuyết. - Nghệ thuật của truyền thuyết khi lựa chọn chi tiết thần kì. Bài tập nâng cao 1. Trình bày ý kiến của anh (chị) về hình ảnh “ngọc trai nớc giếng” qua hai ý kiến trái ngợc nhau. Hình ảnh ngọc trai nớc giếng có hai cách đánh giá. Một cho đó là tình yêu chung thuỷ giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ. Hai là sự hoá giải về một mối oan tình. Ta nên hiểu thế nào cho đúng? Loại trừ đây là hình ảnh của tình yêu thuỷ chung. Mặc dù giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ có tình cảm vợ chồng thực sự. Mị Châu quá tin, yêu chồng mà bị Trọng Thuỷ lừa dối. Về phần Trọng Thuỷ mặc dù yêu vợ nhng hắn không quên nhiệm vụ của một tên gián điệp, không quên đợc trọng trách của ngời con với cha, bề tôi với đức vua. Hắn đã góp phần làm cho sự nghiệp Âu Lạc “đắm” biển sâu. Hắn đã gây ra cái chết của bao ngời dân Âu Lạc, trong đó có cha con An Dơng Vơng. Lông ngỗng có thể rắc cùng đờng nhng Trọng Thuỷ cũng không thể cứu đợc Mị Châu. Lập trờng của ngời đặt truyện không cho Trọng Thuỷ thực hiện đợc cùng một lúc hai tham vọng. Hắn phải tự tìm đến cái chết: “lao đầu xuống giếng tự tử”. Về Mị Châu dù có ngây thơ, vô tình nh thế nào cũng là có tội lớn với đất nớc. Đứng trớc lỡi gơm trừng phạt của vua cha, Mị Châu không xin tha tội chết mà chỉ xin đợc hoá thành Châu ngọc để rửa mối nhục thù. Vì vậy, hình ảnh “Ngọc trai, nớc giếng” không phải là tình yêu chung thuỷ. Đó là sự hoá giải cho một mối oan tình. 2. Dới thời phong kiến có một số nhà nho cho rằng Mị Châu là một ngời vợ hiền, việc nàng một lòng làm theo lời chồng là không có tội. Đó có phải là lời giải oan đúng đắn cho Mị Châu không? Anh (chị) hãy bình luận? - Theo đạo “tam tòng” của chế độ phong kiến: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, thì việc làm của Mị Châu với ngời chồng của nàng là có cơ sở. Song đừng quên, Mị Châu là công chúa lá ngọc cành vàng của vua cha không thể đặt “tòng phu” lên trên tất cả nghĩa nớc. Nàng làm đợc một chữ tòng (tòng phu) nhng lại quên hai mối quan hệ quan trọng mà chế độ phong kiến đề cao. Đó là nghĩa vua tôi, tình cha con. Mị Châu làm theo chồng nhng đã vi phạm một cách nghiêm trọng vào hai mối quan hệ đó. Rùa Vàng kết tội Mị Châu, An Dơng Vơng thẳng tay trừng trị Mị Châu và cả kết cục “Ngọc trai nớc giếng” khép lại ở cuối truyện, máu của Mị Châu trai, sò ăn đã trở thành Châu ngọc. Đem Châu ngọc ấy rửa ở nớc giếng Trọng Thuỷ tự tử thì thấy sáng, trong hơn. Tất cả chỉ là thể hiện thái độ giận dữ và thơng xót của tác giả dân gian đối với Mị Châu. Mị Châu sở dĩ còn đợc thơng xót vì nàng có tội đã cúi đầu nhận tội. Đem một chữ tòng mà minh chứng cho Mị Châu thực chất là hạ thấp nàng. C. Hướng dẫn học bài : - Học vở ghi: nắm vững kiến thức vở ghi. - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Đọc trước sgk bài: Van bản văn học. E. tham khảo Mỵ Châu Lông ngỗng rơi trắng đường chạy nạn Những chiếc lông không tự biết giấu mình. Nước mắt thành mặt trái của lòng tin Tình yêu đến cùng đường cùng cái chết Nhưng người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu Giá như trên đời còn có một Mỵ Châu Vừa say đắm yêu thương vừa luôn luôn cảnh giác Không sơ hở, chẳng mắc lừa mẹo giặc Một Mỵ Châu như ta vẫn hằng mơ. Thì hẳn Mỵ Châu không sống đến bây giờ Để chung thủy với tình yêu hai ngàn năm có lẻ Như anh với em dẫu yêu nhau chung thủy Đến bạc đầu bất quá chỉ trăm năm. Nên chúng ta dù rất đỗi đau lòng Vẫn không thể cứu Mỵ Châu khỏi chết Lũ trai biển sẽ thay người nuôi tiếp Giữa lòng mình viên ngọc của tình yêu. Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu Bởi đầu cụt nên tượng càng rất sống Cái đầu cụt gợi nhớ dòng máu nóng Hai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn trào. Anh cũng như em muốn nhắc Mỵ Châu Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác Nhưng nhắc sao đợc hai ngàn năm trước Nên em ơi ta đành tự nhắc mình. Anh Ngọc Giờ sau học làm văn .

File đính kèm:

  • doctiet 20.doc