A.Mục tiêu cần đạt
Giúp hs:
- Nắm được khái niệm văn bản văn học và các đặc điểm của văn bản văn học về mặt ngôn từ, hình tượng.
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức trên để đọc – hiểu văn bản.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành.
I. Phương tiện thực hiện: sử dụng sgk, sgv, bảng phụ.
II. Cách thức tiến hành: tiến hành theo hình thức quy nạp trên cơ sở phân tích ngữ liệu.
C. Tiến trình tổ chức giờ dạy – học
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.
Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích?
Những biện pháp nt được sử dụng trong sử thi? tác dụng của nó.
III. Bài mới.
Trong cuộc sống các em gặp rất nhiều văn bản nhưng văn bản làm rung động lòng người và gợi những hình ảnh đẹp trong lòng người đọc thì chỉ có văn bản văn học. Hôm nay ta sẽ đi vào tìm hiểu loại văn bản này.
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 11- Văn bản văn học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/9/2007
Tiết 11: LLVH
VĂN BẢN VĂN HỌC
A.Mục tiêu cần đạt
Giúp hs:
- Nắm được khái niệm văn bản văn học và các đặc điểm của văn bản văn học về mặt ngôn từ, hình tượng.
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức trên để đọc – hiểu văn bản.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành.
I. Phương tiện thực hiện: sử dụng sgk, sgv, bảng phụ.
II. Cách thức tiến hành: tiến hành theo hình thức quy nạp trên cơ sở phân tích ngữ liệu.
C. Tiến trình tổ chức giờ dạy – học
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.
Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích?
Những biện pháp nt được sử dụng trong sử thi? tác dụng của nó.
III. Bài mới.
Trong cuộc sống các em gặp rất nhiều văn bản nhưng văn bản làm rung động lòng người và gợi những hình ảnh đẹp trong lòng người đọc thì chỉ có văn bản văn học. Hôm nay ta sẽ đi vào tìm hiểu loại văn bản này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm văn bản.
Thao tác 1: gv nêu hai nhóm tác phẩm văn học mà hs đã học để hs tìm hiểu vbvh theo nghĩa rộng và hẹp.
Thao tác 2: theo các em vì sao" chiếu dời đô", " Đôn ki hô tê", " lão hạc" … là những tác phẩm văn học?
Thao tác 3: so sánh sự khác nhau giữa hai nhóm tpvh (nhân vật, người kể chuyện…).
- Gv giải thích vbvh theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm của văn bản văn học.
Thao tác 1: gọi hs đọc bài ca dao trong sgk và chỉ ngôn từ có gì đặc biệt? bài ca dao thể hiện hình ảnh gì?
Thao tác 2: thử so sánh với cách nói thông thường để thấy được vẻ đẹp của văn bản? đem lại cho người đọc những rung động gì?
Thao tác 3: rút ra những đặc trưng về ngôn từ trong văn bản?
Thao tác 4: ngôn từ trong văn học khác ngôn từ của báo chí như thế nào?
Thao tác 5: trong các tác phẩm " DMPKK", "LHạc",…" có phải ngôn từ là do các nhân vật tự viết ra không? nhân vật trữ tình xưng tôi trong thơ có đồng nhất với tác giả không?
Thao tác 6: rút ra tình hình tượng của ngôn từ?
Thao tác 7: ngôn từ trong đoạn thơ của bài " ta đi tới" có gì khác với ngôn ngữ trong đời sống?
Thao tác 8: thế nào là tính đa nghĩa? Phân tích những ví dụ cụ thể trong sgk?
Thao tác 9: đọc " truyện Kiều " ta gặp nhiều chân dung, những chân dung đó do đâu mà có (trong cuộc sống hay do câu chữ hiện ra)
Thao tác 10: thông qua nhân vật Nhĩ trong " Bến quê", NMC muốn nói điều gì? hay điều mà người đọc đồng cảm với NDuy trong" ánh trăng " là gì?
Hoạt động 3: hướng dẫn hs làm bài tập
Thao tác 1: chia hs làm các nhóm lên bảng làm bài tập 2- gv nhận xét và sửa chữa.
I. Khái niệm văn bản văn học.
Văn bản văn học được hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa rộng: là tất cả các văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật.
Nghĩa hẹp: văn bản văn học gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu
II. Đặc điểm của văn bản văn học.
1.Đặc điểm về ngôn từ.
a. Tính nghệ thuật và thẩm mĩ.
- Tính nghệ thuật: sự sắp xếp các yếu tố âm thanh, từ ngữ, câu theo một trật tự đặc biệt nhiều khi khác thường – tính nghệ thuật
- Vẻ đẹp, sức hấp dẫn của hình tượng tạo nên tính thẩm mĩ.
b.Tính hình tượng.
Ngôn từ văn học có tính hình tượng do trí tưởng tượng của nhà văn tạo raN - làm cho văn bản thoát li sự thực cụ thể để nói tới sự thực có tính khái quát.
c.Tính biểu tượng và đa nghĩa.
- Biểu tượng: là những hình ảnh sinh động, cụ thể, gợi cảm nhưng mang ý nghĩa qui ước của nhà văn và người đọc.
- Đa nghĩa: một từ trong văn bản nhưng đồng thời có nhiều nghĩa.
2. Đặc điểm về hình tượng.
a. Hình tượng văn học là thế giới đời sống do ngôn từ gợi nên trong tâm trí người đọc.
b. Hình tượng văn học là phương tiện giao tiếp đặc biệt.
Hình tượng văn học là một thế giới biết nói thông qua hình tượng nhà văn truyền cho người đọc một cách nhìn, cách nghĩ cách cảm về cuộc đời gợi lên một quan niệm sống.
- Đọc – hiểu văn bản là thực hiện quá trình giao tiếp giữa người đọc và tác giả: Người đọc cần phải đọc ra các ý nghĩa khái quát do tác giả gửi gắm vào hình tượng.
III. Luyện tập.
Bài tập 2:
a. Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên tả cảnh ngụ tình:
- Cảnh chiều muộn hiện ra dần trong mắt nàng Kiều: mặt trời chếch về phía Tây, một con suối nhỏ… Ngôn ngữ không chỉ gợi lên hình ảnh mà còn có cả nhịp điệu, màu sắc những từ láy đã đặc tả được cái không khí riêng của buổi chiều ấy. Ngôn từ mang tính nghệ thuật là vì thế.
- Cảnh chiều tà đẹp và trong trẻo gợi lên được cái tâm trạng lâng lâng, lưu luyến của con người khi hoà vào trong cái giăng mắc của buổi chiều - tính thẩm mĩ.
b. Tác giả đưa ra một bức tranh tương phản.
- Cảnh ngày hè oi ả, nắng chang chang >< hình ảnh ông Hai đi nghênh ngang giữa đường vắng, vui vẻ - nghệ thuật miêu tả.
Qua hình ảnh tương phản, hình tượng người nông dân hiện lên với phẩm chất yêu làng xóm quê hương mình, yêu đất nước – tính thẩm mĩ.
Bài tập 3: hs tự làm.
D. Dặn dò.
Ôn lại 6 kiểu văn bản đã học ở THCS và đọc các bài văn tham khảo để làm bài viết.¤
Ngày soạn: 10/9/2007
Tiết 15: LLVH
VĂN BẢN VĂN HỌC (tiếp theo)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
Hiểu về đặc điểm ý nghĩa của văn bản văn học và cá tính sáng tạo của nhà văn
Biết vận dụng kiến thức trên để đọc -hiểu văn bản văn học
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Phương tiện thực hiện:SGK, SGV, Thiết kế bài học
Một số văn bản dùng làm ví dụ minh hoạ
Cách thức tiến hành: Kết hợp phương pháp diễn giải của GV với vấn đáp, thảo luận nhóm.
C/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ DẠY- HỌC
I Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
Tính cánh nổi bật của hai nhân vật P và U qua đoạn trích / Vì sao những phẩm chất ấy lại được ngợi ca trông thời đại Hômerơ?
Những đặc điểm của nghệ thuật sử thi?
III.Bài mới:
Lời chào bài: GV nêu lại các đặc điểm của văn bản văn học đã học ở tiết trước và giới thiệu nội dung của tiết học này.
Hoạt động của GV và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm về ý nghĩa của văn bản văn học
TT1- GV giải thích khái niệm: Nội dung và ý nghĩa của văn bản văn học(ý nghĩa của hình tưởng ý nghĩa của văn bản ý)
TT2- GV ghi câu thơ của ND lên bảng và hỏi HS:- có phải câu thơ chỉ thông báo về mùa xuân? HS trao đổi về cảm nhận của nhà thơ ND và đi đến kết luận: ý nghĩa của hình tượng là những gì nó gợi lên cho người đọc.
ý nghĩa đó từ đâu mà có? ý nghĩa thực sự của văn bản?
TT3: ý nghĩa của văn bản thể hiện qua những yếu tố nào?
TT4: Em hãy xác định đề tài của sử thi anh hùng? đề tài của sử thi Đăm Săn? chủ đề của đoạn trích đã học?
Em hiểu thế nào là cảm hứng, xác định TT5:cảm hứng trong đoạn trích sử thi Đăm Săn vừa học? tính chất thẩm mĩ là gì? ví dụ? Triết lí nhân sinh trong truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn.
- Hãy rút ra các lớp ý nghĩa của văn bản?
TT6: Trong vhdg có cá tính sáng tạo của nhà văn không? những tác gia nào em đã học có dấu ấn cá nhân?
TT7: Hãy phân tích sự sáng tạo của Nduy trong bài thơ " ánh trăng"?
- Cá tính sáng tạo của nhà văn có vai trò gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs củng cố, luyện tập
TT1: Gọi hs đọc bài tập 2/61
II/ Đặc điểm của văn bản văn học:
3/ Đặc điểm về ý nghĩa:
-Ý nghĩa của văn bản chính là ý nghĩa của hiện tượng đời sống được nhà văn nắm bắt và gợi lên qua hình tượng.
- Ý nghĩa của văn bản thể hiện qua nhân vật, sự kiện, cảnh vật, chi tiết, sự sắp xếp, kết cấu và cách sử dụng ngôn từ.
- Các lớp ý nghĩa của văn bản văn học:
+ Đề tài: hiện tượng, phạm vi đời sống được thể hiện trong văn bản văn học (viết cái gì?)
+ Chủ đề: vấn đề cơ bản được thể hiện xuyên suốt trong vbvh.
+ Các lớp ý nghĩa khác:
* Cảm hứng
* Tính chất thẫm mĩ
* Triết lí nhân sinh
4. Đặc điểm của văn bản về cá tính sáng tạo của nhà văn.
- Văn bản văn học do người viết sáng tạo nên nó mang dấu ấn của người viết.
- Các tác gia lớn đều có phong cách riêng.
- Cá tính sáng tạo của nhà văn làm cho vbvh phong phú, đa dạng, mới mẻ.
III. Củng cố, luyện tập.
1. Củng cố: ghi nhớ ( sgk)
2. Luyện tập:
Bài tập 2: Các lớp ý nghĩa trong bài thơ:
Đề tài: một nét đẹp văn hoá đã mất
- Chủ đề: sự thay đổi của những giá trị văn hoá.
- Cảm hứng: sự nuối tiếc vẻ đẹp của một thời.
- Tình cảm thẩm mĩ: vẻ đẹp của một thời và nỗi buồn trước sự mất mát.
- Triết lí nhân sinh: số phận con người và văn hoá trong sự thay đổi của xã hội.
D. Dặn dò
- Học bài và chuẩn bị bài" Thực hành lập ý và viết đoạn văn"
Ngày soạn: 15/9/2007
Tiết 12: Làm văn
BÀI VIẾT SỐ 1
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp hs:
Biết vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản đã học ở THCS để viết bài văn.
Biết huy động kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống vào bài viết.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành
I. Phương tiện thực hiện: sgk, sgv, giáo án.
II. Cách thức tiến hành: hs làm bài viết trên lớp, trên cơ sở ôn tập những kiến thức đã học để vận dụng sáng tạo vào bài viết.
* Đề: hãy hoá thân vào một nhân vật trong đoạn trích" Chiến thắng Mtao Mxây" kể lại đoạn trích trên.
* Đáp án:
Một số định hướng:
Phải chọn vai rồi xác định ngôi kể phù hợp.
Phải kể đầy đủ các chi tiết quan trọng không nên dông dài và cũng không để thiếu.
Đặc biệt chú ý những đoạn đối thoại sao cho phù hợp với vai kể.
Trong khi kể phải chú ý cản xúc của nhân vật.
Biểu điểm:
Điểm 9-10: kể đầy đủ các chi tiết quan trọng, chọn ngôi kể phù hợp thể hiện được cảm xúc nhân vật, diễn đạt trôi chảy, lời văn mượt mà không mắc lỗi diễn đạt.
điểm 7-8: kể đầy đủ các chi tiết, chọn ngôi kể phù hợp, thể hiện cảm xúc nhân vật, mắc một số lỗi diễn đạt nhẹ không sai lỗi chính tả.
Điểm 5-6: kể đày đủ các chi tiết, chọn được ngôi kể, diễn đạt tương đối trôi chảy.
Điểm 3-4: nắm được một số chi tiết quan trọng, không mắc lỗi diễn đạt nặng.
Điểm 1-2: chưa nắm được các chi tiết quan trọng, kể lan man dông dài, lỗi diễn đạt nặng.
Yêu cầu:
Kể đúng văn bản nhưng có sự sáng tạo, không kể lan man lạc đề.
Viết đúng chính tả.
Ngày soạn: 12/9/2007
Tiết 13+14: Đọc văn
UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ
(Trích sử thi " Ô - đi – xê")
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp hs:
- Hiểu được trí tuệ và tình yêu chung thuỷ là hai phẩm chất cao đẹp của nhân vật trong sử thi Ô-đi-xê
- Thấy được nghệ thuật trần thuật đầy kịch tính, lối miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật trong đoạn trích
- Cảm nhận được cách tả tỉ mĩ, cách so sánh giàu hình ảnh, cách sử dụng tính ngữ phong phú và đối thoại bằng những đoạn thuyết lí hoàn chỉnh.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành
- Phương tiện thực hiện: sgk, sgv, giáo án. tltk
- Cách thức tiến hành: sử dụng phương pháp gợi mở, phát vấn, thảo luận nhóm kết hợp với thuyết giảng.
C. Tiến trình tổ chức giờ dạy - học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - nêu và phân tích cá tính sáng tạo của nhà văn trong một tác phẩm đã học.
- hình tượng văn học là một thông điệp em hãy chứng minh bằng một tác phẩm cụ thể.
3. Bài mới
Đất nước Hi Lạp cổ đại nổi tiếng về những vị thần hôm nay ta đi vào tìm hiểu thể loại sự thi để thấy sự phong phú và huyền bí của người HLạp cổ đại
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: hướng dẫn hs tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
Thao tác 1: dựa vào phần tiểu dẫn hãy nêu những nét chính về tác giả?
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc - hiểu văn bản.
Thao tác 1: Phân vai cho hs đọc, đọc đúng, diễn cảm và thể hiện được tâm trạng các nhân vật.
Thao tác 2: trong đoạn trích này, Hô-me-rơ đã đặt hai nhân vật Uy -lit-xơ và Pê -nê-nốp vào hoàn cảnh đặc biệt như thế nào?
Thao tác 3: Trước sự tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-clê tâm trạng của Pê-nê-lốp diễn biến như thế nào? ( tìm những chi tiết thể hiện điều đó )
Ban đầu như thế nào?
Khi nghe rõ nhũ mẫu đưa ra chứng cứ thì ntn?
Thao tác 4: Trước lời trác cứ của Tê-lê-mác tâm trạng của Pê-nê-lốp như thế nào?
Thao tác 5: Qua việc phân tích nhân vật Pê-nê-lốp trước sự tác động của con trai và nhũ mẫu, em có nhận xét gì về nhân vật này?
Thao tác 6: giải thích lí do vì sao tác giả lại xây dựng nhân vật Pê-nê-lốp thận trọng như vậy?
Thao tác 7: lời nói của U và P có phải hướng đến con trai hay không? theo em vì sao U lại mỉm cười?
Thao tác 8: hình ảnh chiếc giường có vị trí rất quan trọng trong cuộc đấu trí này, hãy tìm những chi tiết miêu tả chiếc giường, vì sao tác giả lại miêu tả tỉ mỉ, cụ thể như vậy?
Thao tác 9: trong cuộc đối đầu này ai là người chiến thắng? nhận xét tính cách của hai nhân vật?
Thao tác 10: tâm trạng của P trong cảnh sum họp? tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện điều đó? tác dụng?
Hoạt động 3: hướng dẫn hs tổng kết về nội dung và nghệ thuật.
I.Giới thiệu chung.
1. Tác giả Hô-me-rơ.
- Nhà thơ Hi Lạp sống vào khoảng thế kỉ IX, X trước CN
- Sinh ở đất Iôni, ven biển Tiểu á
- Là tác giả của hai sử thi vĩ đại:
+ Sử thi Iliát: bài ca chiến trận, ngợi ca người anh hùng Asin với sức mạnh phi thường về thể chất.
+ Sử thi Ôđixê
2.Giới thiệu sử thi Ô-đi-xê.
- Đề tài: hành trình lưu lạc và trở về của Uy -lít-xơ
- Nối tiếp sử thi Iliát, gồm 12110 câu thơ chia làm 24 khúc ca.
- ý nghĩa: Bài ca ca ngợi về cuộc sống hoà bình, ca ngợi trí tuệ con người trong chinh phục thiên nhiên, ca ngợi tình yêu quê hương, gia đình, tình vợ chồng chung thuỷ
II. Đọc - hiểu
1. Đọc văn bản.
2.Tìm hiểu văn bản.
Đặt hai nhân vật vào hoàn cảnh đặc biệt tạo tình thế bi kịch → hấp dẫn người đọc, bộc lộ rõ tính cách nhân vật.
a. Nhân vật Pê -nê-lốp.
* Trước sự tác động của nhũ mẫu.
- Ban đầu: đã ghìm lòng mình và cả niềm vui của nhũ mẫu, nảy sinh hai điều nghi hoặc lớn: + một mình Uy –lít-xơ không thể giết chết 108 tên cầu hôn.
+ Uy-lít-xơ đã chết.
→không tin điều nhũ mẫu nói.
- Có phần phân vân biểu lộ trong cử chỉ, lời nói, sự lúng túng trong cách ứng xử→nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong sử thi của Hô-me-rơ → khi sắp gặp mặt U thì rất hoang mang, xúc động.
* Trước sự tác động của Tê-lê-mác.
- Phân vân cao độ và xúc động dữ dội →vẫn chưa tin.
→ Pê-nê-lốp là người thận trọng, tỉnh táo và khôn ngoan.
- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật nặng về lí trí→ khẳng định tình cảm thuỷ chung sắt son của nàng đối với chồng.
* Trong cuộc đấu trí với Uy-lít –xơ.
- Cả hai đều thông qua cậu con trai để nói với nhau → Pê-nê-lốp muốn thử thách U.
- U mỉm cười thể hiện sự chấp nhận thử thách và tự tin ở mình.
- Miêu tả tỉ mỉ chiếc giường→nhắc lại tình yêu vợ chồng chung thuỷ, sắt son của U.
→giải mã dấu hiệu riêng của hai người.
* P dùng sự khôn khéo, thông minh để xác minh sự thật, U dùng trí tuệ nhạy bén để hiểu và đáp ứng thử thách.
* Trong cảnh sum họp
- Xúc động mãnh liệt, người vợ thuỷ chung tràn trề hạnh phúc.
- U ôm vợ bật khóc →trái tim đa cảm.
- Sử dụng biện pháp so sánh mở rộng → tâm trạng của P.
III. Tổng kết.
1. Nội dung: Ca ngợi, khẳng định sức mạnh của trí tuệ và tâm hồn con người, ngợi ca tình cảm thuỷ chung son sắt của vợ chồng, tình yêu quê hương.
2. Nghệ thuật: cách miêu tả chi tiết, cụ thể tỉ mỉ, lối so sánh mở rộng độc đáo→ lối " trì hoãn sử thi".
D. Dặn dò.
Các em về học bài và soạn bài " Văn bản văn học"
Ngày soạn: 17/9/2007
Tiết 16: Làm văn
THỰC HÀNH LẬP DÀN Ý VÀ VIẾT ĐOẠN VĂN THEO CÁC
YÊU CẦU KHÁC NHAU
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp hs:
- Biết vận dụng kiến thức đã học về nục đích, yêu cầu của kiểu văn bản và phương thức biểu đạt vào việc thực hành lập dàn ý, viết đoạn văn theo các yêu cầu khác nhau.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.
- Phương tiện: sử dụng sgk, sgv, giáo án.
- Cách thức tiến hành; làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ DẠY- HỌC.
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ: trình đặc điểm về ý nghĩa của văn bản văn học? ví dụ.
III. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hưóng dẫn hs tìm hiểu phân tích đề
Thao tác 1: gọi hs đọc và cho biết 3 văn bản trên có gì giống nhau?
Thao tác 2: yêu cầu về kiểu văn bản ở mỗi đề có gì khác nhau?
Hoạt động 2: chia lớp lamg 3 nhóm tiến hành luyện tập lập ý: nhóm 1- đề 1, nhóm 2- đề 2, nhóm 3- đề 3. ( lập ý theo 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài chỉ nêu các ý lớn).Gv nhận xét, sửa lỗi nếu có.
I.Tìm hiểu, phân tích đề
* Giống nhau: cùng viết về một đề tài " con chim vàng anh bị nhốt trong lồng"
* Khác nhau:
- Đề 1: văn tự sự, yêu cầu người viết nhập vai, kể chuyện có sáng tạo ( điểm nhìn bên trong - chủ quan)
- Đề 2: văn miêu tả, yêu cầu miêu tả con chim vàng anh ( điểm nhìn bên ngoài mang tính khách quan)
- Đề 3: văn biểu cảm, yêu cầu phát biểu cảm nghĩ khi nhận thấy chim vàng anh bị nhốt.
II. Thực hành lập dàn ý và viết đoạn văn.
1. Lập dàn ý.
2. Viết đoạn văn.
D. Dặn dò.
- Các em về nhà học bài và làm bài tập trong sách nâng cao. Soạn bài " Ra-ma buộc tội"
Ngày soạn: 20/9/2007
Tiết 17 + 18. Đọc văn
RA-MA BUỘC TỘI
( Trích sử thi " Ra-ma-ya-na")
VAN-MI-KI.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp hs:
Nắm được cốt truyện Ramayana,vị trí và ý nghĩa đoạn trích.
Hiểu được ý thức và hành động của Rama và Xita trong việc bảo vệ danh dự
Nắm được nghệ thuật trần thuật và xây dựng nhân vật qua đoạn trích.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.
I. Phương tiện: sgk,sgv, giáo án, tài liệu tham khảo.
II. Cách thức tiến hành: sử dụng kết hợp nhiều phương pháp đi theo lối quy nạp.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ DẠY- HỌC
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra bài tập về nhà của hs.
III. Bài mới.
Đất nước Ấn Độ với bao biều bí ẩn đã thu hút sự quan tâm của mọi người trên thế giới và một trong những yếu tố làm nên sự kì bí đó là hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata. Hôm nay ta đi vào tìm hiểu điều kì bí đó qua bộ sử thi Ramayana.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: hướng dẫn hs tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
Thao tác 1: Dựa vào phần tiểu dẫn và tri thức đọc hiểu hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả và bộ sử thi này
Thao tác 2: Gv tóm tắt sử thi
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc- hiểu đoạn trích.
Gv có thể phân vai cho hs đọc đoạn trích
Thao tác 1: Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trong hoàn cảnh như thế nào? nhận xét.
Thao tác 2: tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của Ra-ma? vì sao Ra-ma lại cứu Xi-ta rồi kết tội nàng? Ra-ma buộc tội Xi-ta với tư cách nào?
Thao tác 3: em có nhận xét gì về những lời buộc tội của Ra-ma?
Thao tác 4: tâm trạng của Ra-ma khi ruồng bỏ Xi-ta?
- Khi Xi-ta bước vào lửa tâm trạng của Ra-ma như thế nào?( cho hs thảo luận, Ra-ma sẽ ra sao nếu như Xi-ta chết trong lửa)
- Trong Ra-ma nảy sinh mâu thuẫn gì?
Thao tác 5: từ những diễn biến tâm trạng của Ra-ma, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?
Thao tác 6: hãy hình dung tâm trạng của Xi-ta khi gặp lại Ra-ma?
- Tâm trạng của Xi-ta khi nghe những lời buộc tội của Ra-ma? ( tìm những chi tiết NTthể hiện điều đó)
- Trong hoàn cảnh đó Xi-ta đã bênh vực mình như thế nào?
Thao tác 6: lí giải hành động nhảy vào lửa của Xi-ta? ý nghĩa?
Thao tác 7: Xi- ta được thần lửa che chở thể hiện khát vọng gì của người cổ đại?
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tổng kết.
- Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật.
I.Giới thiệu chung.
1. Tác giả:
- Van-mi-ki, theo truyền thuyết:
+ Sống vào thế kỉ III TCN
+ Thuộc đẳng cấp Balamôn
+ Bị cha mẹ ruồng bỏ sau tu luyện thành đạo sĩ.
+ Là người thông minh có trí nhớ kì lạ
2. Đặc trưng của sử thi Ấn Độ
- Tính quy mô đồ sộ
- Tính giáo huấn đậm đà
- Tính xung đột gay gắt về đạo lý
- Tính đa dạng của hệ thống nhân vật
3.Sử thi Ramayana:
- Là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ.
- Đựoc người Ấn Độ xem như Kinh thánh
- Có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới đặc biệt là ở ĐNA.
- Tóm tắt sử thi Ramayana.
( Sgk)
II. Đọc - hiểu.
1.Hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma vàXi-ta.
- Gặp nhau trong không gian cộng đồng →đặt nhân vật vào sự lựa chọn và chịu nhiều áp lực → sự sắp xếp của Ra-ma nhằm công khai và hợp thức hoá lời buộc tội của Ra-ma →phiên toà xét xử vợ mình.
2. Nhân vật Ra-ma.
- Cứu Xi-ta vì danh dự, bổn phận và uy tín của bản thân và dòng họ.
- Sự ghen tuông của một người chồng
- Ruồng bỏ và buộc tội Xi-ta cũng vì danh dự, một đức vua xuất thân cao quý→ khuôn mẫu của xã hội
→ lời nói vừa lạnh lùng tàn nhẫn vừa oai nghiêm nhưng ẩn giấu một nỗi xót xa ghê gớm.
- Đau như cắt, cố kìm nén để nói những lời tàn nhẫn xúc phạm Xi-ta.
- Không ngăn cản, câm lặng như thần chết →lo lắng, sợ hãi đến tê dại.
( Hết tiết 1)
→ tình yêu >< danh dự và bổn phận.
→ Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
Tuy xuất thân thần thánh và là bậc quân vương nhưng vẫn là con người trần tục: yêu hết mình- ghen cực độ, oai phong lẫm liệt - nhỏ nhen, ích kỉ, cương quyết, rắn rỏi- mềm yếu.→cái xấu, cái tốt luôn tương phản trong chàng.
3.Hình tượng nhân vật Xi-ta.
- Bất ngờ, kinh ngạc và bang hoàng→ đau đớn, tủi hổ, uất ức.
- Dùng lời lẽ nhẹ nhàng để đối đáp với Ra-ma →thanh minh cho mình.
+ Khẳng định nhân cách và phẩm giá của mình.
+ Đánh giá lời buộc tội của Ra-ma là vô căn cứ.
+ Khẳng định lòng thuỷ chung của mình đối với Ra-ma.
- Tự nguyện nhảy vào lửa để bảo vệ danh dự và tấm lòng trong sạch của mình→cao cả
→là cách duy nhất để bảo vệ danh dự của mình→mang tính chất bi hùng, xungđột gia đình cũng khốc liệt
→thể hiện rõ đặc trưng của sử thi: tính cách nhân vật đều mạnh mẽ, dứt khoát.
→ Là một phụ nữ thuỷ chung, kiên trinh, bất khuất→phụ nữ lí tưởng, hoàng hậu mẫu mực.
→ khát vọng về một gia đình hạnh phúc và tình yêu chung thuỷ.
III. Tổng kết.
1. Nội dung: Ra-ma và Xi-ta là những con người lý tưởng của xã hội.
2. Nghệ thuật: nghệ thuật thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật đặc sắc của sử thi.
IV. Củng cố, luyện tập.
1. Củng cố: Nắm vững nội dung bài học.
2. Luyện tập: làm bài tập sgk/70.
D. Dặn dò.
- Về nhà học bài và soạn bài " ADV và Mị Châu- Trọng Thuỷ"
Ngày soạn: 25/9/2007
Tiết 19+20: Đọc văn
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp hs
- Thấy được bi kịch mất nước và ý thức lịch sử của nhân dân được phản ánh trong truyền thuyết.
- Hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết được thể hiện sinh động qua các tình tiết của truyền thuyết.
- Nhận biết được đặc trưng phản ánh lịch sử trong thể loại truyền thuyết.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN
- Phương tiện: sgk, sgv, giáo án.
- Cách thức thực hiện: sử dụng kết hợp các phương pháp như phát vấn, gợi mở... theo hướng quy nạp.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ DẠY - HỌC.
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Những phẩm chất được đề cao hai nhân vật R và X? Đặc trưng của sử thi Ấn Độ?
- Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của sử thi Ramayana?
3- Bài mới:
Lời vào bài: Lịch sử đau thương và hào hùng của dân tộc để lại cho chúng ta những bài học vô giá. Những bài học ấy càng trở nên thấm thía khi được đánh giá theo quan điểm của nhân dân. TT ADV – MCTT sẽ cho chúng ta một cách nhìn sâu sắc và đầy cảm thông đối với lịch sử của ông cha mình.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: - Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu chung về thể loại truyền thuyến và TT An Dương Vương – Mị Châu Trọng Thuỷ.
TT1: Hs đọc tiểu dẫn + Tri thức Đọc hiểu - Chỉ ra đặc trưng của thể loại truyền thuyết.
Hoạt động 2: - Hướng dẫn HS tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
TT1- Xác định bố cục của truyền thuyết. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
TT2- GV gợi ý, hướng dẫn để HS tự tìm hiểu vai trò của ADV trong việc dựng nước và giữ nước:
- GV nói về vai trò của ADV trong việc dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh xyống vùng đồng bằng Cổ Loa → Phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông.
- Tìm chi tiết chứng tỏ vai trò của ADV trong công cuộc giữ nước? Những nổ lực của ADV khẳng định điều gì? Có thể liên hệ đến thời đại hôm nay của chúng ta? (Thời bình – Ý thức quốc phòng).
- Những sự kiện lịch sử đó được thể hiện bằng những chi tiết kì ảo. Mục đích của nhân dân ta là gì?
- Kết quả của việc làm đó? Càng khẳng định điều gì?
- Phần 1 có ý nghĩa như thế nào? Thái độ của nhân dân đối với những hành động lịch sử đó?
TT3- Tìm hiểu bi kịch mất nước, tập trung lí giải tình cảm và nhận thức lịch sử của nhân dân:
- Tìm và phân tích các tình tiết truyện dẫn đến bi kịch mất nước và lí giải nguyên nhân của nó.
- Theo sự lí giải của nhân dân, nguyên nhân bi kịch mất nước của Âu Lạc thuộc về ai và bài học rút ra là gì? (Ngủ quên trong chiến thắng).
- Chi tiết nào thể hiện tấm bi kịch đau xót: nước mắt nhà tan?
- Lời kết tội của thần Rùa có nghiêm khắc quá không? Là lời của ai? Có tác động như thế nào đối với ADV? Bài học nào được nêu lên trong đó?
- Cho HS thảo luận: Lấy chữ Tòng theo quan niệm phong kiến để bào chữa cho MC liệu có được không?
- Hành động chém MC của ADV có ý ng
File đính kèm:
- GA van 10 tu tiet 11 den tiet 30.doc