I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Ôn lại các kiến thức đã học về phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Biết cách ứng dụng phương pháp này trong khi viết văn
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: GA, SGK, SGV tự chọn
- HS: Vở ghi, vở soạn, SGK
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong bài dạy
3. Bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 24 – 27- Luyện tập một số phương thức biểu đạt: nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25, 26, 27, 28
Tiết: 24 – 27
Ngày soạn: 7/2/2012
LUYỆN TẬP MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT: NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Ôn lại các kiến thức đã học về phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Biết cách ứng dụng phương pháp này trong khi viết văn
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: GA, SGK, SGV tự chọn
- HS: Vở ghi, vở soạn, SGK
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong bài dạy
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
- GV: Thế nào là nghị luận?
- GV: Yêu cầu của bài văn nghị luận?
- GV: Các phép lập luận thường dùng trong văn nghị luận?
- Nêu các thao tác nghị luận?
GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập
I. Nghị luận
1. Định nghĩa:
- Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.
2. Yêu cầu:
- Các luận điểm đưa ra phải trung thực, đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài bàn luận
- Phải có các lí lẽ và dẫn chứng (luận cứ) để làm sáng tỏ cho luận điểm.
- Biết tổ chức và sắp xếp luận điểm, luận cứ cho khoa học.
3. Các phép lập luận
- Quy nạp: Trước tiên nêu luận điểm, tiếp đó đưa ra một loạt luận cứ, rồi sau khi đã luận chứng đã đầy đủ, chốt lại luận điểm đã nêu.
+ VD:
- Diễn dịch: Đi từ nguyên lí chung đã được chứng minh để suy ra luận điểm riêng trước đó còn chưa biết.
VD:
- Nêu phản đề: Đưa ra một luận điểm đối nghịch, luận chứng để bác bỏ nó, và bằng cách ấy, khẳng định luận điểm mình muốn nêu lên.
4. Các thao tác nghị luận
- Phân tích: Là thao tác phân chia vấn đề thành các bộ phận, các phương diện, các nhân tố để tiếp tục xem xét
- Tổng hợp: Là thao tác tổ hợp các yếu tố riêng rẽ thành một chỉnh thể chung, làm cho sự nhận thức trở nên bao quát và toàn vẹn hơn.
- Quy nạp: Là quá trình suy luận từ cái riêng đi tới cái chung, từ sự vật cá biệt đến nguyên lí phổ biến
- Diễn dịch: Là quá trình ngược lại với quy nạp
- So sánh: Là sự đối chiếu các đối tượng để tìm ra những nét giống và khác nhau giữa chúng.
II. Luyện tập
Lớp học của em tổ chức đi tham quan dã ngoại nhưng bố mẹ lại không đồng ý, cho rằng việc đó có hại cho sức khoẻ và mất thời gian. Em phải thuyết phục thế nào để bố mẹ đồng ý cho đi?
IV.Củng cố: Hoàn thành bài tập.
V.Dặn dò:Tổng hợp các phương thức biểu đạt
VI. Rút kinh nghiệm:
Kí duyệt:
Trương Thị Liễu
Tuần: 29, 30, 31
Tiết : 28, 29, 30
Ngày soạn: 7/3/2012
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
(3 tiết)
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh: Biết cách vận dụng các phương pháp biểu đạt khác nhau trong khi viết văn
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: GA, SGK, SGV tự chọn
- HS: Vở ghi, vở soạn, SGK
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong bài dạy
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
- GV: Trong các văn bản đã học, chúng ta có thể kết hợp các phương thức biểu đạt như thế nào?
- GV phát phiếu học tập có các ngữ liệu a, b, c và yêu cầu HS làm BT.
- HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
- GV nhận xét, định hướng, kết luận.
- GV phát phiếu học tập để HS đọc và hoàn thành bài tập
-> GV yêu cầu HS vận dụng để viết lại 2 đoạn văn cho hoàn chỉnh
I. Lý thuyết
1. Việc vận dụng tổng hợp nhiều phương thức biểu đạt là đòi hỏi của chính cuộc đời, nhằm đáp ứng một nhu cầu của cuộc sống.
2. Trong một văn bản cụ thể, các phương thức biểu đạt không có vị trí ngang nhau. Tuỳ thuộc vào mục đích cần đạt tới, người viết sẽ xác định phương thức nào là chủ đạo.
3. Các phương thức biểu đạt thứ yếu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên chất lượng và hiệu quả của lời nói (bài văn)
- VB tự sự:
+ Phương thức tự sự giữ vai trò chủ đạo
+ Ngoài ra: Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận
- VB miêu tả:
+ Chủ đạo: miêu tả
+ Ngoài ra: Tự sự, biểu cảm, nhiều khi cũng cần thuyết minh, nghị luận
- Văn biểu cảm:
+ Chủ đạo: biểu cảm
+ Ngoài ra: miêu tả, tự sự…
- VB thuyết minh:
+ Chủ đạo: Thuyết minh
+ Ngoài ra: miêu tả, tự sự, biểu cảm..
II. Luyện tập
Bài 1:
Có bạn cho rằng khi viết một văn bản phải cố gắng sử dụng thật nhiều phương thức biểu đạt. Càng sử dụng nhiều phương thức, văn bản càng hay. Ý kiến ấy dúng hay sai? Vì sao?
-> Sai. Phải sử dụng có chọn lọc, phù hợp với mục đích của văn bản -> Đạt hiệu quả cao.
Bài 2:
Đọc kĩ các đoạn văn trên phiếu học tập và trả lời các câu hỏi ghi bên dưới.
(Xem Sách tài liệu hướng dẫn)
- Trong mỗi đoạn văn trên, tác giả đã vận dụng những phương thức biểu đạt nào ?
- Phương thức nào giữ vai trò chủ đạo trong từng văn bản?
Bài 3:
Hãy bổ sung thêm những phương thức biểu đạt thích hợp vào các văn bản dưới đây để hiệu quả biểu đạt được nâng cao hơn nữa.
IV.Củng cố:Hoàn thành bài tập
V.Dặn dò:Khái quát VHTĐ
VI. Rút kinh nghiệm:
Kí duyệt:
Trương Thị Liễu
File đính kèm:
- Tu Chon 10 tuan 2530.doc